Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc

Những kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc sẽ dạy cho bạn những cách thức lành mạnh để có thể vượt qua được những trở ngại, áp lực xảy ra trong cuộc sống. Đồng thời nó sẽ giúp bạn giảm thiểu được các tác hại và phòng tránh tốt mối căng thẳng có thể tiếp tục xảy ra.

Kỹ Năng Ứng Phó Với Căng Thẳng
Căng thẳng, stress là yếu tố không thể tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người

Nguyên nhân gây ra sự căng thẳng

Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra trạng thái căng thẳng, lo âu của con người. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các sự việc, tình huống khiến bản thân không thể kiểm soát tốt cảm xúc. Chẳng hạn như chuyển nhà, chia tay người yêu, mất người thân, khó khăn về tài chính,…

Tuy nhiên, để xác định được nguyên nhân khiến cho trạng thái căng thẳng của bạn luôn xuất hiện mỗi ngày lại là một vấn đề phức tạp hơn. Để có thể biết được lý do thực sự, bạn cần xem xét và đánh giá lại các thói quen và thái độ sống hàng ngày của bản thân.

  • Bạn có xem căng thẳng như một phần thiết yếu trong cuộc sống và công việc hàng ngày hay không? Hoặc bạn có nhận thấy đó chính là một phần trong con người bạn, sự căng thẳng, lo lắng luôn tồn tại?
  • Bạn có xem căng thẳng là trạng thái tạm thời vì hàng ngày phải có quá nhiều việc phải thực hiện? Bạn không còn nhớ nỗi lần cuối cùng mình được thư giãn, thoải mái là khi nào?
  • Khi cảm thấy căng thẳng bạn có tìm cách đổ lỗi cho sự việc hoặc người khác hay không? Bạn coi điều đó là bình thường, không có gì quá đặc biệt?

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Biểu hiện khi đối mặt với các tình huống căng thẳng

Tùy vào các sự kiện xảy ra, tính cách của từng người mà các phản ứng khi đối mặt với căng thẳng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ hay gặp phải các triệu chứng như:

Kỹ Năng Ứng Phó Với Căng Thẳng
Khi căng thẳng nhiều người sẽ khóc lóc, buồn bã, mất ngủ, mệt mỏi, chán chường
  • Dấu hiệu về cảm xúc: Khó chịu, ấm ức, sợ hãi, lo lắng, buồn bã, khóc lóc, hung hăng, chạy trốn.
  • Dấu hiệu về sinh lý cơ thể: Tức ngực, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, khó thở, ăn uống không ngon miệng, ra nhiều mồ hôi, nghiến răng,…
  • Dấu hiệu về hành vi: Có những lời nói xúc phạm, nói nhanh, nói nhiều, thực hiện các hành vi làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh, đi lang thang không chủ đích, uống rượu, hút thuốc, mất tập trung,…

Tại sao cần có kỹ năng ứng phó với căng thẳng?

Ứng phó với căng thẳng chính là các kỹ năng được xây dựng nhằm giúp bạn có thể dễ dàng đối mặt và giữ được sự bình tĩnh khi phải đối diện với các tình huống cản trở, khó khăn trong công việc, học tập. Với nhịp sống vội vã hiện nay, căng thẳng, stress là các yếu tố không thể tránh khỏi.

Trong thực tế, căng thẳng mang lại khá nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta, nó là nguồn động lực lớn giúp bạn có thể cố gắng và nỗ lực hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải sự căng thẳng nào cũng sở hữu những mặt lợi, mặt tốt.

Nếu bạn không biết cách kiểm soát cảm xúc, ứng phó tốt với căng thẳng sẽ dễ khiến tâm trạng bị xuống dốc, suy nghĩ dần trở nên tiêu cực. Vì thế, việc rèn luyện cho bản thân các kỹ năng ứng phó là vô cùng cần thiết để bạn tránh khỏi những hệ lụy nguy hiểm mà stress gây ra.

Nên hiểu rằng, tất cả các vấn đề xoay quanh cuộc sống đều có thể khiến bạn trở nên phiền muộn, căng thẳng. Bạn hoàn toàn không thể né tránh được tất cả nên cách duy nhất là đối mặt và vượt qua chúng. Những người có được kỹ năng ứng phó tốt với các tình huống gây căng thẳng sẽ có chất lượng cuộc sống cao hơn, họ dễ dàng điều chỉnh và cân bằng trạng thái tâm lý của bản thân.

Làm thế nào để ứng phó và kiểm soát căng thẳng?

Khi gặp phải các tình huống gây căng thẳng, nhiều người thường lựa chọn cách tìm kiếm một hoạt động khác để thay thế như xem tivi, ngủ, chơi game, rượu bia, thuốc lá hoặc thậm chí là họ tự cô lập bản thân, từ chối tất cả các cuộc gặp gỡ. Tuy nhiên, thực tế khi áp dụng các cách này chỉ giúp bạn tạm thời ổn định tâm trạng nhưng khi bạn liên tục làm như thế sẽ vô tình gây ra các tác hại nghiêm trọng hơn.

Do đó, để ứng phó tốt với căng thẳng, bạn cần thực hiện một số biện pháp tích cực và lành mạnh như:

1. Vận động

Theo một số nghiên cứu chuyên khoa học nhận thấy, khi cơ thể được vận động đúng cách sẽ gia tăng khả năng sản sinh ra các hormone hạnh phúc, làm giảm thiểu các cảm xúc tồi tệ đang gặp phải. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải liên tục vận động hàng giờ đồng hồ.

Kỹ Năng Ứng Phó Với Căng Thẳng
Đi bộ là một trong các giải pháp hữu hiệu để bạn giải tỏa cảm giác căng thẳng

Bất kì hình thức vận động nào cũng có khả năng giải tỏa stress, xóa tan nhanh chóng sự giận dữ, kích động. Vì thế, mỗi khi phải đối mặt với các tình huống khó chịu, căng thẳng bạn có thể đứng dậy đi bộ, đạp xe, nhảy một bài nhạc theo sở thích, tập gym, bơi lội, đi thang bộ,…

2. Giao tiếp và trò chuyện cùng người khác

Đây được xem là cách hiệu quả nhất giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát và cân bằng lại những lệch lạc về mặt cảm xúc. Khi bắt đầu chia sẻ với người khác bạn sẽ tránh được sự quá khích, bình tĩnh hơn và cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Đặc biệt là khi bạn giao tiếp với những người biết cách lắng nghe bạn sẽ cảm thấy an tâm khi được thấu hiểu và đồng cảm.

Hãy cởi mở chia sẻ về những cảm xúc của bản thân, những vấn đề mà bạn đang phải chịu đựng để nhận lại những sự quan tâm của người khác. Việc bạn cứ cố chịu đựng, cất giấu những lo lắng trong lòng chỉ khiến cho mọi chuyện càng trở nên tồi tệ, sự căng thẳng sẽ càng tăng cao và nguy cơ bạn sẽ đưa ra các quyết định sai lầm.

3. Tránh né các tình huống gây căng thẳng

Tránh né được xem là một trong các kỹ năng cần thiết và vô cùng quan trọng để bạn có thể ứng phó tốt với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc hiệu quả. Căng thẳng chính là phản ứng tự động của hệ thần kinh khi bạn đối mặt với các tình huống khó chịu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống có những tình huống bạn có thể đoán trước được chắc chắn nó sẽ gây căng thẳng, chẳng hạn như các con đường thường kẹt xe, những cuộc hẹn, buổi gặp mặt,…Nếu có thể dự đoán trước, tốt nhất bạn hãy tìm cách né tránh và hạn chế tối đa để chúng có thể xảy ra. Trước khi đưa ra bất kì quyết định hay lựa chọn bất kì tình huống nào, bạn hãy tuân thủ theo thứ tự: Né tránh – thay đổi – thích nghi- chấp nhận.

4. Thay đổi tình huống

Trong trường hợp bạn không thể nào lẩn trốn và tránh né các tình huống gây căng thẳng thì hãy cố gắng thay đổi nó. Ví dụ như nếu một ai đó liên tục nhờ đến sự giúp đỡ của bạn và bạn cũng thấy không thoải mái với điều đó thì hãy lên tiếng từ chối, thể hiện thái độ dứt khoát.

Hãy bắt đầu bằng cách thể hiện cảm xúc của bản thân một cách rõ ràng, đừng cố gắng che giấu chúng. Nếu một sự việc nào đó hoặc một người nào làm cho bạn cảm thấy phiền lòng thì hãy thẳng thắn và mạnh dạn nói ra suy nghĩ của bản thân với thái độ tôn trọng và cởi mở.

Kỹ Năng Ứng Phó Với Căng Thẳng
Đối với những tình huống căng thẳng dự đoán trước bạn nên tìm cách thay đổi chúng tích cực

Bạn cũng có thể sẵn sàng thỏa hiệp trước các tình huống gây cản trở. Đối với các tình huống không có khả năng thay đổi thì cách tốt nhất là bạn nên tự thay đổi các hành vi, cách nhìn nhận của bản thân. Trong cuộc sống bạn cần biết cách quản lý tốt thời gian của bản thân, lên kế hoạch cụ thể cho các việc cần làm để đảm bảo hoàn thành công việc một cách thuận lợi, hạn chế trường hợp làm việc quá sức.

5. Chấp nhận những điều không thể thay đổi

Trong thực tế có rất nhiều các tình huống mà bạn không thể lẩn trốn hay thay đổi nó. Chẳng hạn như cái chết của một người thân yêu, thiên tai, căn bệnh quái ác,…Trong các tình huống căng thẳng như vậy lựa chọn tốt nhất của bạn đó chính là chấp nhận đối mặt.

Tuy rằng đây là một kỹ năng khá khó khăn nhưng khi bạn có thể rèn luyện được tốt thì bạn sẽ dễ dàng ứng phó được với hầu hết các tình huống căng thẳng. Theo thời gian, sự chấp nhận sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn cứ tìm cách đối đầu với căng thẳng trong khi các vấn đề đó nằm ngoài tầm kiểm soát.

Đừng cố gắng điều chỉnh những thứ ngoài tầm với. Trong cuộc sống có rất nhiều điều mà bạn không thể làm chủ và kiểm soát, chẳng hạn như lời nói, hành vi của người khác. Thay vì cứ tập trung và căng thẳng vì chúng thì bạn hãy lựa chọn phản ứng với một vấn đề khác cần thiết hơn.

Hãy cố gắng hướng suy nghĩ về các mặt tích cực, cố gắng tìm kiếm cơ hội để bản thân có thể phát triển tốt hơn. Nếu sự căng thẳng của bạn xuất phát từ những sai lầm của bản thân thì cách tốt nhất là bạn hãy suy ngẫm và rút ra bài học cho chính mình.

Ngoài ra, hãy học cách tha thứ, buông bỏ. Bạn nên chấp nhận rằng cuộc sống không có gì là hoàn hảo, đôi lúc bạn phải đối diện với những điều tồi tệ, với những sai lầm không thể khắc phục. Do đó, hãy mỉm cười và chấp nhận nó với một trạng thái tích cực nhất chính là kỹ năng cần thiết để bạn ứng phó với căng thẳng.

6. Thích nghi, thư giãn và giải trí

Một kỹ năng cần thiết mà bạn không thể bỏ qua đó chính là thích nghi với căng thẳng, các cảm xúc tiêu cực. Cũng bởi căng thẳng là một phần tất yếu và không thể tránh khỏi trong cuộc sống sống. Nếu bản thân không thể thích ứng tốt với nó thì chắc hẳn bạn không thể nào gặt hái được những thành công dù là những việc nhỏ nhặt nhất.

Mọi căng thẳng có thể được giải tỏa tốt khi bạn biết cách chăm sóc và yêu chiều bản thân của mình. Đừng cố gắng ép buộc mình phải chạy theo nhịp sống vội vã mà quên nhu cầu thực sự của bản thân. Nếu bạn có thể dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí lành mạnh thì sẽ giảm bớt được sự căng thẳng, mệt mỏi.

Hãy lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình làm việc hàng ngày của bạn, đừng để bản thân phải đối mặt với khối lượng công việc quá lớn khiến đầu óc căng thẳng. Sau khi hoàn thành xong các việc cần phải thực hiện trong ngày thì hãy dành cho bản thân một chút thời gian thoát khỏi trách nhiệm, hãy tận hưởng những giây phút yên bình, thoải mái.

Bạn có thể dành ra khoảng 30 phút để làm những điều mà mình yêu thích hoặc đơn giản là nằm nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, vui vẻ. Đồng thời hãy tập cho mình một ít khiếu hài hước, hãy giữ nụ cười luôn rạng rỡ để đón chào ngày mới tươi đẹp. Điều này sẽ giúp bạn chống lại sự căng thẳng, dễ dàng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

7. Chữa lành tâm trí cùng chuyên gia

Căng thẳng và mất kiểm soát cảm xúc trong một thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời thì rất dễ dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm… Nhiều người đã điều trị bằng việc uống thuốc nhưng biện pháp này có nguy cơ để lại nhiều tác dụng phụ và sự lệ thuộc vào thuốc. Chính vì vậy trên thế giới hiện nay, trị liệu tâm lý không dùng thuốc đang là một giải pháp hàng đầu được nhiều người tin tưởng lựa chọn để vượt qua tình trạng căng thẳng, mất cân bằng cảm xúc.

Ở Việt Nam, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đang là đơn vị tiên phong và uy tín hàng đầu về lĩnh vực này. Các chuyên gia trị liệu tâm lý với bề dày kiến thức, kỹ năng sẽ giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tổn thương tinh thần dẫn tới các bất ổn về tâm lý để có một lộ trình trị liệu hiệu quả nhất.

Nếu ví tâm trí của chúng ta là một khu vườn tươi đẹp thì với những ai đang gặp vấn đề về căng thẳng, khó kiểm soát cảm xúc, khu vườn ấy lại chứa đầy cỏ dại, rác bẩn. Trị liệu tâm lý chính là liệu pháp tối ưu để dọn dẹp sạch sẽ khu vườn tâm trí đó. Sau đó, chúng ta gieo vào đấy những hạt giống của sự yêu thương, năng lượng tích cực, niềm tin và ước mơ rồi chăm sóc cho chúng lớn lên xanh tươi, khỏe mạnh.

Thông qua những quy trình, bài tập chữa lành đa dạng mà cộng hưởng do chuyên gia đưa ra, khách hàng trị liệu tại Tâm lý NHC Việt Nam được dẫn dắt để quay vào bên trong tâm trí, học cách chấp nhận và buông bỏ những năng lượng tiêu cực gây nên stress. Đồng thời, bạn sẽ thấu hiểu được tình yêu thương bản thân và mọi người xung quanh đúng cách để duy trì được trạng thái cảm xúc tích cực, cân bằng cả khi đã kết thúc liệu trình.

Đặc biệt phương pháp này dành cho đối tượng ở nhiều độ tuổi, phù hợp với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Ngoài ra, khi trị liệu tại Tâm lý trị liệu NHC, bạn còn được chuyên gia đồng hành sau trị liệu, đảm bảo duy trì kết quả dài lâu.

Hiệu quả đạt được của phương pháp hồi phục sức khỏe tại Tâm lý NHC Việt Nam đã được hàng ngàn khách hàng kiểm chứng. Nếu bạn bạn cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý trị liệu, vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc đặt ngay lịch hẹn với chuyên gia tại đây.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm được một số kỹ năng ứng phó tốt với căng thẳng. Hi vọng bạn có thể trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể làm chủ cuộc sống, phòng ngừa sự ảnh hưởng của các tình huống căng thẳng, áp lực.

Tham khảo thêm:

Bình luận

  1. Kiều Oanh says: Trả lời

    Mình là một đứa không biết kiểm soát cảm xúc và luôn suy nghĩ tiêu cực.
    Lúc trước mình chẳng quan tâm gì đến cảm xúc của bản thân cả, nhưng rồi bắt đầu vào khoảng đầu năm ngoái . Cảm xúc của mình bắt đầu thất thường hẳn, mình thường hay buồn vô cớ, đôi lúc chả biết làm sao mà tự dưng rơi nước mắt cơ. Mà cho dù chỉ đơn giản là một lời nói cxung làm mình bật khóc. Còn có những lúc mình khó chịu, nóng giận vô cớ với mọi người. Cũng cảm thấy lo sợ bất thường, mình chẳng biết bản thân đang như thế nào nữa. Mình đã cố kìm nén lại những cảm xúc ấy nhưng lại chẳng được. mẹ mình thấy thế đưa mình đến NHC, các chuyên gia ở đây đã giúp mình định hình lại suy nghĩ, cải thiện sức khoẻ. sau khoảng 3 thnáng mình thấy khác hẳn luôn, biết mình cần làm gì và xử lý những điều xảy đến với mình ra sao, luôn nghĩ tích cực nữa

    1. My phạm says: Trả lời

      tôi cũng đang ở trong hoàn cảnh giống vậy, nhiều khi trong đầu tôi cứ tự dưng nảy ra những suy nghĩ như vậy. nhưng tôi nghĩ đây là sự thay đổi trong tuổi dậy thì thôi.
      an ủi bản thân là vậy, nhưng tôi vẫn liên tục chìm sâu trong sự tiêu cực, càng ngày càng sâu. tôi cũng không biết giải quyết sao, tại vì tôi cũng chưa giải quyết được vấn đề tương đương với chính bản thân.

  2. The Su says: Trả lời

    Thong tin rat bo ich! moi nguoi tham khao them bai nay nhe https://tamlytrilieunhc.com/ky-nang-ung-pho-voi-cang-thang-15103.html

  3. Hương Hương says: Trả lời

    nói thì dễ nhưng làm thì khó, kiểu đang căng thẳng ai đụng vào là cáu, nhất là lúc chạy deadline ấy.

    1. Trần Giang says: Trả lời

      Đồng ý với bạn, mấy bạn trẻ bây giờ cũng rất khó kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng, cái gì ko đúng ý mình cái là loạn lên ngay, kiêur stress khóc lóc các thứ

      1. bảo ngọc says: Trả lời

        bi kiểu trả điện thoại đây cho t, hasaki

  4. Thảo Vy says: Trả lời

    Mình bị overthinking rất nặng, kèm theo đó là không kiểm soát được cảm xúc của mình. Mỗi khi cơn giận dữ đến và nhấn chìm mình, nó khiến mình trở nên cáu bẳn, xấu tính và giận dỗi vô cớ. Và mọi người xung quanh mình lại phải hứng chịu thứ cảm xúc tiêu cực đó, trong đó có những người tớ thật sự rất trân trọng và không muốn đẩy họ ra xa mình, nhưng cơn tức giận đến khiến mình không thể điều khiển bản thân nổi. Mình biết mình phải thay đổi và học cách khống chế nó, nhưng thật sự, mình không thể và không biết phải làm sao..
    Để rồi sau đó tớ lại làm tổn thương người khác và hối hận về chuyện đó..

  5. Đặng Hữu Thịnh says: Trả lời

    Mình thấy vận động giúp giảm căng thẳng rất oke đấy ạ, kiểu mình bình tĩnh hơn, tập trung vào dòng suy nghĩ của mình, tiêu hao năng lượng lại khoẻ người, các b áp dụng thử nhé!

  6. Nguyễn Trà Giang says: Trả lời

    Có những thứ mình cố gnăsng thế nào cũng ko thể thay đổi đc thực tê,s nên thứ mình có thể thay đổi chỉ có thể là bản thân mình!

  7. Phan Anhh says: Trả lời

    Căng thẳng kéo dài có thể gây nhiều bệnh lắm đó, đau dạ dày các kiểu, trc em họ mình cũng bị thế, kiểu cứ căng thẳng là đau bụng buồn nôn, mồ hôi túa ra

    1. Trần Thị Ngọc Thuỷ says: Trả lời

      mấy cái này kéo dài quá cũng ko tốt, bạn thử khuyên em bạn đi gặp chuyên gia hỗ trợ thử nhé, chứ đau dạ dày để lâu nguy hiểm lắm ạ!

  8. Chí Thanh says: Trả lời

    mấy bạn mà thường stress xong tâm lý bị ảnh hưởng ko nên dùng thuốc, tâm bệnh thì cần đc chữa bằng tâm tình

    1. Thuỳ Dương says: Trả lời

      dùng thuốc vừa ko hiệu quả, tác dụng phụ đủ kiểu lại còn gây nhờn thuốc khó chịu nữa

  9. Hoàng Lý says: Trả lời

    Thông tin rất bổ ích, cần thiết mà lại thực tế. Thế nhưng có ai biết địa chỉ nào tham vấn tâm lý ko ạ? Mình có nhu cầu tư vấn nhưng tính chất công việc rất bận rộn, đi công tác suốt nên chỉ muốn đến một lần cho xong, tư vấn nhanh gọn mà đảm bảo chứ đến rồi công cốc thì lại chán

    1. Nguyễn Thu Phương says: Trả lời

      Bạn tham khảo thử bên NHC nhé, thấy hoạt động lâu rồi, có 3 chi nhánh ở cả HN và SG, mấy chuyên gia được đào tạo bài bản, được phỏng vấn báo với lên truyền hình VTV suốt thôi. Cá nhân mình đọc nhiều thấy hoạt động chuyên nghiệp, đảm bảo uy tín, nhiều review tốt lắm. Bạn cân nhắc thử chứ đừng đến mấy nơi không uy tín nhe! Mất tiền mà hại thân

  10. Thu Trang says: Trả lời

    đôi lúc nghĩ nhiều, chán đời mình chỉ cần dọn dẹp nhà cửa, sau đó nằm yên một chỗ, nghe nhạc là đủ

    1. Linhh says: Trả lời

      nói chuyện với mọi người xung quanh cũng oke đấy ạ, biết đâu nhờ đó mình tìm đc giải pháp của vând đề gì sao?

  11. Tuấn Tú says: Trả lời

    Mình cảm thấy căng thẳng. Liên tục lo lắng cho tương lai sau này. Bước vào đại học – mình học STEM ở Mỹ- mình là lao đầu vào các dự án cá nhân cũng như của trường cũng chỉ vì lo cho sau này ra trường có cái bỏ vảo resume để cạnh tranh. Mình chả quan tâm tình yêu – chắc mình xấu nên lấy cớ thôi haha – và cũng như các mối quan hệ xã hội. Mình cứ cắm đầu học và làm mong sau này sẽ có cơ hội đổi đời. Nhà mình thì cũng chẳng khá giả gì – nói đi du học mà bảo nghèo mà ko ai yin. Nhưng thực sự đi du học này là một canh bạc mà ba mẹ mình quyết đánh để mong thoát nghèo.
    Gánh trên lương áp lực khủng khiếp ấy – lúc chuẩn bị đi thì ngây thơ vô tội, cứ ngỡ đi Mỹ vui lắm, oai thật! – nhưng rồi áp lực ập tới như những cơn sóng. Liên tục và liên tục. Sáng lo học lo kiểm tra, tối lo bài vở rồi các cơ hội việc làm, phỏng vấn, rồi giấy tờ liên quan đến việc làm… nếu cho mình chọn lại chắc mình không ngu mà đi du học…

    1. Thảo Vy says: Trả lời

      Ko biết nói sao, chỉ biết mong bạn mạnh mẽ, hãy yêu và sống vì bản thân mình nhiều hơn nhé!

      1. Tuấn Tú says: Trả lời

        mình chỉ tâm sự ở đây thôi, mỗi người đều có nỗi lo và sự căng thẳng, stress riêng, nói ra giúp mình nhẹ lòng hơn. Dù gì cũng cảm ơn bạn đã an ủi!

  12. Nguyễn Phi Yến says: Trả lời

    Dạo này em cảm thấy hơi căng thẳng, hơi lo âu, cứ bứt rứt bồn chồn trong người mà không biết vì chuyện gì. Stress đến mức mà em tự làm đau bản thân, em muốn tìm người tâm sự nhưng mà không có ai cả. Em phải làm sao bây giờ ạ?

    1. Long NGuyễn says: Trả lời

      Em nên nói chuyện với bố mẹ nhé, nếu ko ổn thì nhờ bố mẹ đưa đi tham vấn tâm lý, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống.

  13. Quỳnh Chi says: Trả lời

    mình thấy đi bộ rất tốt đó, mng nên đi bộ hàng ngày nhé, vừa tốt cho sức khoẻ lại giúp cải thiện cảm xúc hiệu quả nữa

  14. Trang Thiên says: Trả lời

    mấy cái kỹ năng này quan trọng này, các bạn trẻ nên đọc

  15. Ngọc Châm says: Trả lời

    khi mình ko biết phải làm gì hay khi bị ấm ức, mình sẽ thấy sợ hãi, lo lắng, buồn bã, khóc lóc nhưng mọi người lại bảo mình làm quá lên, hic

    1. Hương Trà says: Trả lời

      đừng quá để ý đến những lời nói của mọi người sung quanh bạn nhé, hãy cứ yêu lấy bản thân mình và mạnh mẽ hơn mỗi ngày

  16. Vương Hà Chi says: Trả lời

    bài viết hay và logic! 1 like

  17. Hoồng Nhung says: Trả lời

    Quá tập trung sự quan tâm của những đánh giá bên ngoài, hay ngoài tầm kiểm soát khiến bản thân dễ rơi vào trạng thái bí bách, và ngột thở!

  18. My Uyen says: Trả lời

    nên tập trung nhiều hơn vào bản thân mình

  19. Ngọc Chie says: Trả lời

    mình thấy mng đừng quá chủ quan với mấy dấu hiẹu về căng thẳng hay stress, kéo dài cũng ko tốt cho sức khoẻ. trc mình xem đc video này: https://www.youtube.com/watch?v=AxrUGhp8-IU thấy đúng lắm, mng xem thử nhé!

    1. an an says: Trả lời

      dạ cảm ơn b nhiều!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *