Stress vì xung đột gia đình và lời khuyên giúp bạn vượt qua

4.8/5 - (97 bình chọn)

Xung đột gia đình là một trong các yếu tố phổ biến gây nên các bất ổn về mặt tâm lý cũng như dễ dẫn đến stress đối với cha mẹ lẫn con cái. Do đó, dù những cuộc cãi vã xuất phát từ nguyên nhân nào thì cũng cần được giải quyết sớm để tránh gây ra những ảnh hưởng lâu dài. 

Stress Vì Xung Đột Gia Đình
Trẻ em là người phải gánh chịu những tổn thương tâm lý nặng nề từ xung đột gia đình

Thế nào là xung đột gia đình?

Xung đột trong gia đình được hiểu đơn giản là các cuộc cãi vã, mâu thuẫn, bất đồng quan điểm xảy ra trong phạm vi gia đình. Nó có thể là cuộc tranh chấp giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái hoặc giữa các con trong cùng một gia đình. Trong thực tế, xung đột gia đình là một trong các tình trạng không thể tránh khỏi và nó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau có sự liên quan đến lợi ích, giá trị, nhu cầu của mỗi người.

Hầu hết trong các gia đình đều đã từng xảy ra những trận xung đột lớn nhỏ giữa các thành viên với nhau. Tuy đây không phải là một tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không biết cách giải quyết nó có thể gây ra rất nhiều cách hệ lụy ảnh hưởng đến tất cả các thành viên, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Đôi lúc những sự xung đột xảy ra trong gia đình không thể được giải quyết giống như các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Nếu không có sự kiên nhẫn, bao dung và thấu đáo trong cách hành xử sẽ khiến cho cuộc cãi vã càng thêm căng thẳng, thậm chí để lại nhiều hệ lụy kéo dài dai dẳng theo thời gian.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân dẫn đến xung đột gia đình

Xung đột trong gia đình có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thực tế mỗi gia đình đều sẽ có những vấn đề riêng biệt, những sự bất đồng quan điểm, những ý kiến và mong muốn trái ngược nhau. Đôi lúc do chưa thể thấu hiểu và đồng cảm cho nhau nên nảy sinh các mâu thuẫn, cãi vã.

Dưới đây là một số xung đột gia đình có thể dẫn đến stress như:

1. Bất đồng quan điểm

Đây được xem là một trong các lý do phổ biến nhất có thể dẫn đến những cuộc mâu thuẫn giữa những thành viên trong gia đình. Cũng bởi mỗi cá nhân sẽ có những quan điểm, suy nghĩ, mong muốn riêng biệt nên đôi lúc sẽ có những ý kiến trái chiều. Không chỉ riêng đối với các cặp vợ chồng, mà khoảng cách thế hệ cũng là một trong các yếu tố gây nên những xung đột.

Stress Vì Xung Đột Gia Đình
Bất đồng quan điểm là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho các cặp vợ chồng cãi vã

Trong thực tế, ở mỗi giai đoạn xã hội sẽ có những chuẩn mực, lối sống khác nhau. Nếu giữa cha mẹ và con cái không biết cách tôn trọng quan điểm của nhau sẽ rất dễ dẫn đến cãi vã, mâu thuẫn. Một số gia đình lại thường có quan niệm rằng con cái phải luôn vâng lời cha mẹ, không được cãi lời người lớn. Tuy nhiên, đôi lúc cách giáo dục cứng nhắc và quá nghiêm khắc lại trở thành rào cản lớn đối với mối quan hệ giữa hai thế hệ.

2. Do thiếu sự công bằng

Con cái trong một gia đình cần được đối xử công bằng với nhau. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại không như thế, họ thường dành nhiều tình thương hơn cho đứa con út, con trai hoặc những đứa trẻ có thành tích học tập tốt, có những ưu điểm vượt trội. Sự thiên vị của người lớn dành cho con cái sẽ dễ khiến con sinh ra lòng đố kỵ, ganh ghét với anh chị em ruột của mình, từ đó dễ nảy sinh các mâu thuẫn, tranh chấp.

Một số trường hợp cha mẹ vì quá thương con nhỏ, lo sợ anh chị làm tổn thương con nên đôi lúc dành những lời nói chỉ trích, quát mắng thậm tệ với con cái. Điều này gây nên những tổn thương to lớn trong tâm trí của trẻ, nhiều trẻ nhỏ trở nên nhút nhát, rụt rè. Một số khác lại có thái độ phản kháng, chống đối dữ dội vì những hành vi đối xử tệ bạc, phân biệt của cha mẹ, từ đó hành thành khoảng cách lớn giữa các thành viên trong gia đình.

3. Ngoại tình

Dù là ngoại tình trong tư tưởng hay ngoại tình thể xác thì đây cũng là một trong các nguyên nhân lớn khiến cho nhiều gia đình thường xuyên xảy ra xung đột. Khi một trong hai bắt đầu có những suy nghĩ, mong muốn đối với một người khác thì chứng tỏ họ đã dần vơi đi sự quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho bạn đời của mình.

Những sự lạnh nhạt, thờ ơ trong mối quan hệ hôn nhân sẽ khiến cho cả hai thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn, cãi vã. Đặc biệt là những sự xung đột do ngoại tình gây ra lại thể hiện ở mức dữ dội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và đời sống gia đình.

4. Thiếu trách nhiệm

Một gia đình hạnh phúc, bền chặt cần được xây dựng trên tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Nếu một người không trách nhiệm, luôn phó mặc mọi thứ cho người khác thì sớm muộn gia đình cũng sẽ xảy ra những xung đột, mâu thuẫn.

Stress Vì Xung Đột Gia Đình
Sự vô trách nhiệm của người chồng là yếu tố lớn nhất khiến cho gia đình luôn có sự xung đột

Đặc biệt là ở nước ta, nhiều gia đình vẫn còn quan niệm “trọng nam kinh nữ”, mọi công việc trong nhà đều là trách nhiệm và bổn phận của người phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ vẫn bước chân ra ngoài xã hội, vẫn làm chủ kinh tế nên họ không còn bị giới hạn bởi sự chật hẹp của căn bếp.

Vì thế, sau khi làm việc và trở về tổ ấm của mình họ cũng đã phần nào mệt mỏi và không còn nhiều năng lượng. Nếu lúc này các thành viên trong gia đình không cùng nhau san sẻ công việc trong nhà mà dồn trách nhiệm đó lên đôi vai của người phụ nữ thì lâu dầu cũng sẽ dẫn đến các xung đột. Khi sự chịu đựng đã quá giới hạn, họ sẽ bắt đầu nảy sinh các hành động chống đối, phản kháng, thậm chí là dẫn đến ly hôn.

5. Một vài lý do khác

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì xung đột trong gia đình cũng có thể xuất hiện do một vài lý do sau:

  • Do ghen tuông mù quáng
  • Do thiếu sự tôn trọng lẫn nhau
  • Không biết lắng nghe, thấu hiểu
  • Do cha mẹ quản lý, kiểm soát con cái quá mức
  • Do sự kỳ vọng quá lớn của các thành viên trong gia đình
  • Cách giáo dục con cái không phù hợp

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị stress vì xung đột gia đình

Xung đột trong gia đình cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra stress, căng thẳng. Khi các cuộc cãi vã liên tục xảy ra sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sinh hoạt đời sống hàng ngày, nhất là trẻ em.

Tùy vào nguyên nhân và mức độ gây ra mâu thuẫn mà biểu hiện của stress sẽ thể hiện khác nhau. Bên cạnh đó, các ảnh hưởng về mặt tâm lý còn phải tùy thuộc vào tính cách, kinh nghiêm sống của mỗi đối tượng khác nhau. Có người chỉ trải qua cảm giác căng thẳng vào thời điểm xảy ra xung đột nhưng cũng có người cảm thấy lo lắng, bất an liên tục trong thời gian kéo dài.

Stress Vì Xung Đột Gia Đình
Stress vì xung đột gia đình làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của các thành viên

Một số biểu hiện cho biết bạn đang bị stress vì xung đột gia đình như:

  • Khí sắc kém, buồn bã, chán nản, lo âu.
  • Tâm trạng nặng nề, tiêu cực trong thời gian kéo dài.
  • Không thể tự kiểm soát được cảm xúc của bản thân, rất dễ tức giận, cáu gắt, kích động trước những vấn đề, sự việc không bình thường.
  • Không muốn trò chuyện với các thành viên trong gia đình, thậm chí là tỏ thái độ thờ ơ, lạnh nhạt.
  • Mất tập trung, hiệu quả làm việc, học tập giảm sút đáng kể.
  • Đôi lúc do stress quá mức sẽ dễ dẫn đến tình trạng sử dụng những lời nói, hành vi, cử chỉ xúc phạm, bôi nhọ, chì chiết các thành viên khác trong gia đình.
  • Một số trẻ nhỏ sẽ hình thành tâm lý chống đối, trở nên ương bướng, cáu gắt, phản kháng dữ dội lại với cha mẹ.
  • Nhiều trường hợp tự cô lập bản thân, không muốn gặp gỡ, tiếp xúc với bất kì ai.

Nếu tình trạng này cứ liên tục duy trì và không có cách giải quyết phù hợp sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình dần xa cách nhau, thậm chí là gây nên các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm hơn. Nhiều trường hợp do không giải tỏa được những khúc mắc, bất ổn trong tâm lý khiến cho nhiều người thực hiện các hành vi tiêu cực, gây ra những hậu quả khôn lường.

Lời khuyên giúp bạn vượt qua stress vì xung đột gia đình

Xung đột trong gia đình nếu cứ liên tục kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng và đời sống sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Tình trạng stress vì xung đột gia đình chỉ có thể được khắc phục khi các mâu thuẫn, tranh cãi được giải quyết tốt.

Trong thực tế, xung đột là điều khó tránh khỏi khi các thành viên của nhiều thế hệ sống cùng với nhau. Tuy nhiên nếu bạn biết cách dung hòa và cư xử đúng mực thì các mâu thuẫn sẽ sớm được giải quyết, những thành viên trong gia đình đôi lúc sẽ thấu hiểu nhau nhiều hơn.

Sau đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể mau chóng vượt qua được tình trạng stress vì xung đột gia đình:

1. Thẳng thắn nói chuyện

Có lẽ khi xảy ra mâu thuẫn khó có thể bình tĩnh để cùng nhau giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn chọn cách im lặng cho qua thì các khúc mắc sẽ không thể được giải quyết, về lâu dài khi gặp phải các tình huống tương tự cả hai vẫn sẽ cãi nhau, thậm chí là dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng hơn.

Do đó, sau cuộc cãi vã, khi nhận thấy bản thân đã bình tĩnh và ổn định tinh thần trở lại thì cả hai hãy cùng ngồi xuống và trao đổi thẳng thắn với nhau. Hãy nói cho nhau nghe về những suy nghĩ, quan điểm và mong muốn của bản thân để cùng có thể hiểu nhau nhiều hơn.

Stress Vì Xung Đột Gia Đình
Trò chuyện thẳng thắn để có thể thấu hiểu và đồng cảm với nhau nhiều hơn

Bạn nên hiểu rằng, những xung đột, cãi vã trong gia đình thường xuất phát từ cả hai phía. Vì thế đừng quá cứng nhắc giữ vững quan điểm của mình mà hãy cùng nhau “tiến – lùi” đúng lúc. Hãy cho đối phương biết được những mong muốn của bản thân, chỉ ra những lỗi mà bạn chưa hài lòng về họ và ngược lại để có thể cùng nhau cố gắng và sửa đổi.

Một cuộc trò chuyện thẳng thắn với tính chất xây dựng sẽ giúp cả hai nhanh chóng giải quyết được mâu thuẫn, từ đó giảm thiểu được trạng thái stress, căng thẳng vì xung đột gia đình. Đối với con cái, cha mẹ cũng nên dùng thái độ nhẹ nhàng, mềm mỏng để phân tích cho con hiểu và nhận thức đúng đắn hơn, nhờ đó con sẽ biết cách điều chỉnh đúng đắn hơn.

2. Thay đổi suy nghĩ của bản thân

Đôi lúc bạn không thể thay đổi và điều chỉnh suy nghĩ của người khác theo ý muốn của mình. Do đó, để giữ hòa khí và mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình bạn cũng nên học cách tự thay đổi suy nghĩ và cách nhìn nhận của bản thân.

Với những người thân thiết trong gia đình đôi lúc bạn cũng không cần phải quá rạch ròi, phân biệt cụ thể đúng sai. Sau khi các cuộc tranh cãi, mâu thuẫn xảy ra, trước hết bạn nên nhìn nhận lại bản thân của mình và điều chỉnh suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, lạc quan hơn.

Bạn nên hiểu rằng, không ai là hoàn hảo, cho dù đối phương có dành cho bạn nhiều tình cảm đi chăng nữa thì họ cũng sẽ không thể chiều chuộng bạn ở tất cả các tình huống. Vì thế, hãy học cách thay đổi bản thân, mỗi ngày hãy cố gắng hoàn thiện chính mình để cuộc sống gia đình luôn tràn đầy tiếng cười và sự hạnh phúc.

Đồng thời nếu bạn có thể điều chỉnh suy nghĩ của mình theo chiều hướng lạc quan, tích cực hơn sẽ phòng tránh được nguy cơ bị stress vì những xung đột xảy ra trong gia đình. Tuy nhiên, không phải bất kì tình huống nào bạn cũng cần phải nhường nhịn và chịu đựng.

Nếu bạn đời của bạn là người không có trách nhiệm, ngoại tình nhiều lần, không còn ý muốn vun đắp hạnh phúc gia đình thì bạn hãy mạnh mẽ chấm dứt mối quan hệ này để giảm bớt tổn thương cho bản thân và những đứa con của mình. Đôi lúc kết thúc một cuộc hôn nhân không hạnh phúc lại là lựa chọn tốt để bạn có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống.

3. Học cách lắng nghe, thấu hiểu

Lý do khiến cho các thành viên trong gia đình thường xuyên cãi nhau và xung đột đó chính là do thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ. Nếu bạn không biết cách lắng nghe đối phương thì mâu thuẫn là điều tất yếu sẽ xảy ra. Vì thế, hãy rèn luyện cho mình cách lắng nghe, thấu hiểu, trước khi có thái độ bất mãn với ai bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của họ và cảm nhận.

Mỗi người sẽ có cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau. Do đó, đừng vội phán xét khi chưa hiểu hết về những suy nghĩ của họ. Khi xuất hiện những bất đồng trong mối quan hệ gia đình, cách tốt nhất hãy cùng nhau đưa ra những suy nghĩ, chia sẻ về quan điểm của bản thân.

Stress Vì Xung Đột Gia Đình
Các thành viên trong gia đình nên lắng nghe, chia sẻ để giảm bớt những sự xung đột

Khi hiểu được những điều mà các thành viên khác cảm nhận, bạn cũng sẽ dần đồng cảm và thấu hiểu hơn cho họ. Từ đó giảm bớt được các xung đột không đáng có, trạng thái stress cũng sẽ được thuyên giảm đi rất nhiều.

Các chuyên gia tâm lý cũng đã từng nói rằng, nếu các thành viên trong gia đình có sự chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu cho nhau thì mọi xung đột đều có thể được giải quyết một cách nhanh chóng. Do đó, cách tốt nhất để bạn vượt qua cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, stress vì xung đột gia đình đó chính là ngừng chỉ trích và hãy lắng nghe, chia sẻ với nhau nhiều hơn.

4. Kiểm soát cảm xúc của bản thân

Để vượt qua được giai đoạn stress vì những xung đột liên tục xảy ra trong gia đình thì bạn cần phải biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Khi mâu thuẫn xảy ra, nếu bạn không biết cách điều chỉnh cảm xúc, lời nói của mình có thể dễ làm cho đối phương bị tổn thương. Khi bị cảm xúc lấn át bạn sẽ không thể chi phối được hành động, ngôn ngữ của bản thân, đôi lúc sẽ có những cách hành xử không phù hợp.

Thông thường, cảm giác stress sau khi xảy ra các cuộc cãi vã, mâu thuẫn trong gia đình thường xuất hiện ở những người có lòng tự trọng cao, nhạy cảm hoặc ở trẻ em tuổi dậy thì, vị thành niên. Để có thể giải tỏa tốt mọi cảm xúc tiêu cực thì cách tốt nhất là nên học kiểm soát trạng thái tâm lý của bản thân.

Ngay khi nhận thấy biểu hiện stress hãy tìm kiếm cho mình những hoạt động để thư giãn, giải tỏa hiệu quả. Căng thẳng sẽ dần được thuyên giảm nếu bạn nghe nhạc, xem phim, đọc sách, chăm sóc cây cảnh, tập luyện thể dục, đi dạo mát, ngâm chân với nước ấm, tập yoga, nấu ăn,…Đừng để những cảm xúc tiêu cực ngự trị quá lâu sẽ khiến cho sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5. Nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý

Nếu không thể tự thoát ra được trạng thái stress vì xung đột gia đình thì cách tốt nhất bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Việc có thể trò chuyện, tư vấn cùng với chuyên gia sẽ giúp bạn giải tỏa bớt sự căng thẳng, lo lắng, bất an trong lòng. Đồng thời họ cũng sẽ đưa ra một số lời khuyên hữu ích để bạn có thể mau chóng giải quyết các xung đột đang xảy ra.

Khi được tham vấn cùng các chuyên gia tâm lý, bạn sẽ được học được cách điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Các chuyên gia cũng sẽ giúp bạn nhìn nhận được những khuyết điểm của mình và thay đổi cách nhìn theo chiều hướng đúng đắn hơn.

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tham gia tư vấn tâm lý cùng với các thành viên trong gia đình để tất cả có thể thấu hiểu và san sẻ cho nhau nhiều hơn. Đồng thời chuyên gia cũng sẽ giúp cho bạn nâng cao các kỹ năng giao tiếp, giải quyết tình huống, thư giãn, giảm stress để tránh được các phiền toái trong đời sống hàng ngày.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Stress vì xung đột gia đình không phải là vấn đề quá mới nhưng nhiều người lại không biết cách giải tỏa khiến cho tình trạng sức khỏe tinh thần càng trở nên tồi tệ. Hi vọng qua thông tin của bài viết này bạn đọc sẽ biết cách vượt qua được những mâu thuẫn trong gia đình và gắn kết, siết chặt mối quan hệ giữa các thành viên.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
4.8/5 - (97 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *