10 Mẹo đơn giản giúp bạn vượt qua chứng trầm cảm hiệu quả

Rate this post

Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người bệnh. Do đó, để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh quái ác này, bạn nên áp dụng ngay 10 mẹo đơn giản giúp vượt qua chứng trầm cảm hiệu quả và an toàn trong bài viết dưới đây. 

Mẹo giúp vượt qua chứng trầm cảm
10 Mẹo đơn giản giúp bạn vượt qua chứng trầm cảm hiệu quả

10 Mẹo đơn giản giúp bạn vượt qua chứng trầm cảm hiệu quả

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần với biểu hiện đặc trưng là sự buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, không còn hứng thú với bất cứ điều gì đang diễn ra trong cuộc sống. Người bệnh sẽ dần thu mình lại, tự cô lập bản thân và không muốn tiếp xúc, trò chuyện với bất kì ai. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân còn liên tục suy nghĩ về cái chết và cố gắng thực hiện hành vi tự sát của mình.

Theo số liệu thống kê cho biết, hiện nay có đến hơn 80% dân số từng mắc phải các giai đoạn trầm cảm trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Căn bệnh này có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng, nữ giới sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới đến 2 lần. Mặt khác, các đối tượng nam giới mắc bệnh trầm cảm lại có nhiều nguy cơ tự sát hơn so với nữ giới.

Hiện nay, số lượng người tự sát do trầm cảm đang gia tăng đáng kể, nhất là những nước phát triển và đang phát triển. Thống kê nhân thấy, trầm cảm là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tử vong trên toàn thế giới, nó chỉ xếp thứ 2 và đứng sau các vụ tai nạn giao thông.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Từ đó, có thể nhận thấy căn bệnh này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm và có thể gây ra hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến người bệnh. Để vượt qua được căn bệnh quái ác này, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ trong khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, áp dụng 10 mẹo đơn giản giúp vượt qua chứng trầm cảm dưới đây để phục hồi được sức khỏe tốt hơn, nhanh chóng tái hòa nhập tốt với cuộc sống.

1. Xây dựng các mục tiêu mới

Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, chán chường cứ liên tục kéo dài sẽ khiến cho người bệnh trở nên lười nhát, họ có xu hướng không muốn thực hiện bất kì việc gì, kể cả những việc đơn giản nhất. Để vượt qua được những cảm giác này, bạn nên đặt ra cho mình những mục tiêu mới, cụ thể và rõ ràng.

Việc có thể tự đặt ra mục tiêu cho bản thân sẽ giúp bạn cố gắng nhiều hơn, biết được bản thân nên làm gì và cần nỗ lực như thế nào. Tuy nhiên bạn nên bắt đầu bằng cách đưa ra những mục tiêu đơn giản như nấu một món ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cảnh, đọc một quyển sách, xem một bộ phim,…

Mẹo giúp vượt qua chứng trầm cảm
Hãy tập đặt ra mục tiêu hàng ngày và bắt đầu với những mục tiêu đơn giản

Sau khi nhận thấy bản thân có thể dễ dàng hoàn thành được những điều này thì dần gia tăng mức độ khó lên. Bạn nên gắng tương lai vào những mục tiêu của mình, điều này sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ và vững tin hơn để tiếp tục hành trình sống vui vẻ, hạnh phúc. Khi bản thân đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ cảm thấy hưng phấn và có động lực nhiều hơn để tiếp tục thực hiện.

2. Hồi tưởng về quá khứ

Hầu hết các cảm giác lo lắng, buồn bã, thất vọng, bi quan đều xuất phát từ những quá khứ đen tối, đau thương, ảm đạm. Từ đó khiến cho người bệnh nhìn nhận và đánh giá những thứ trong hiện tại một cách bi quan, tiêu cực hơn so với thực tế của nó.

Mẹo đơn giản giúp bạn vượt qua được những trạng thái tiêu cực này đó chính là bắt đầu hồi tưởng lại những chuỗi ngày đau khổ, chật vật, tổn thương trong quá khứ. Điều này có thể khá vô lý, bởi thực tế ai cũng muốn nhanh chóng quên đi những điều làm mình tổn thương.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những tia hi vọng, những niềm vui nho nhỏ trong kí ức thuở xưa. Bởi trong quá khứ bạn đã đủ mạnh mẽ, vững vàng và kiên cường để đối mặt và vượt qua những điều đó, đây cũng là một trong các thành tựu đáng nhớ và tự hào.

Sau đó bạn có thể tìm lại những kỉ vật, hình ảnh xưa cũ để quay trở lại những giây phút yên bình, hạnh phúc bên bạn bè, gia đình. Lúc này hãy khẽ nhắm mắt và hồi tưởng lại những kỷ niệm dấu yêu để tâm trí được quay về với những yêu thương, niềm hạnh phúc. Cách này sẽ giúp cho bạn nhanh chóng thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực và tuyệt vọng bởi trong những khoảnh khắc khó khăn này những niềm vui giản dị và bình yên thuở trước sẽ là động lực mạnh mẽ giúp bạn có thể vượt qua tất cả.

3. Giả vờ rằng bản thân vẫn ổn

Trong thực tế, việc ép buộc chính mình và thử thách bản thân có một ranh giới phân định rất mong manh. Thông thường khi hành động như thể bạn đang cảm thấy ổn thì sẽ giúp tâm trạng khá đơn đôi chút. Bạn có thể làm bất cứ điều gì, cho dù điều đó không xuất phát từ sở thích của bạn. Hãy đi chơi, nếm thử một món ăn nào đó, thưởng cho bản thân một bộ quần áo, làm một kiểu tóc, gặp gỡ một người bạn,…Cứ làm tất cả mọi việc và hành động như bản thân đang rất ổn và không mắc phải chứng bệnh trầm cảm.

4. Tự nhắc nhở rằng nỗi đau của hiện tại sẽ dần trở thành dĩ vãng

Hãy bình tĩnh đối mặt và nhẹ nhàng loại bỏ những cảm xúc tiêu cực chính là một trong các mẹo hữu ích giúp cho bạn vượt qua được chứng trầm cảm hiệu quả. Người bệnh nên luôn nhắc nhở với bản thân rằng không có nỗi đau nào tồn tại mãi mãi, chúng sẽ dần trở thành dĩ vãng và tan biến đi.

Thời gian là liều thuốc tốt nhất để chữa lành những tổn thương, mất mát trong quá khứ. Hãy luôn tự nhủ với chính mình bằng những lời nói tích cực, những lời động viên chân thành nhất. Bạn có thể ví những căng thẳng, đau khổ, mệt mỏi của hiện tại giống như cơn đau chuyển dạ, trò chơi mạo hiểm,…Tưởng chừng không thể vượt qua được nhưng trong thực tế bạn hoàn toàn có thể đối mặt với nó.

Lúc này để hít thở thật đều và sâu để lấy lại bình tĩnh, cho phép bản thân được chậm lại và luôn có niềm tin rằng mọi áp lực, khó khăn rồi sẽ đi qua. Khái niệm về sự vô thường sẽ giúp bạn cảm thấy bình tâm, an nhiên hơn khi cứ chôn vùi tâm trí với những nỗi buồn.

5. Nuôi dưỡng các mối quan hệ và duy trì sở thích của bản thân

Nếu bạn đã dần tự cô lập bản thân và tách biệt khỏi cộng đồng thì nên từng bước quay lại và nuôi dưỡng những mối quan hệ xung quanh. Bạn không cần phải tham gia vào những buổi tiệc đông người hay những cuộc hẹn thâu đêm suốt sáng mà chỉ đơn giản là ra ngoài gặp gỡ một vài người bạn thân thiết, đặc biệt là những người năng động, lạc quan, những người tạo cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Mẹo giúp vượt qua chứng trầm cảm
Dành thời gian gặp gỡ bạn bè để nuôi dưỡng các mối quan hệ lành mạnh

Hoặc đơn giản hãy xây dựng lại những mối quan hệ với những người thân trong gia đình của mình. Có thể cùng họ trò chuyện, xem phim, nghe nhạc hoặc rủ học cùng thực hiện những sở thích của bạn, ví dụ như đi mua sắm, dạo phố, vẽ tranh, ca hát,…Những hoạt động này sẽ giúp bạn cải thiện được khả năng giao tiếp, phục hồi được các mối quan hệ và cảm thấy vui vẻ, phấn khởi hơn rất nhiều.

6. Tận hưởng và trân trọng hiện tại

Một trong những mẹo giúp bạn nhanh chóng vượt qua được chứng trầm cảm đó chính là học cách trân trọng và tận hưởng cuộc sống hiện tại. Hãy tập trung tối đa vào những khoảnh khắc của thực tại, điều này sẽ giúp bạn tránh được những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, lo âu, muộn phiền từ tương lai hoặc quá khứ.

Hãy luôn tự nhắc nhở rằng, việc được sống và tận hưởng trọn vẹn cuộc sống là một điều hết sức tuyệt vời. Được bên cạnh những người yêu thương mình là một đặc ân. Có một mái nhà vững chắc, một công việc ổn định là một điều tốt lành. Có được một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh là một điều vô cùng ý nghĩa. Hãy luôn nghĩ về những gì mà bản thân được có được trong hiện tại và tập cách hài lòng với nó.

7. Luôn suy nghĩ rõ ràng

Khi đối diện với khó khăn, thất bại sẽ khiến cho chúng ta có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, bi quan và có cái nhìn méo mó về bản thân và cuộc sống. Nhiều người luôn tự trách bản thân, họ cho rằng mình ngu ngốc, vô ích và cảm thấy có lỗi với cuộc đời. Những lúc thế này bạn nên hít thở và lấy lại bình tĩnh, cân bằng và luôn đặt ra câu hỏi cho chính mình.

  • Suy nghĩ của bản thân có thực hiện đúng chưa?
  • Điều này có thực sự chính xác trong mọi trường hợp?
  • Có trường hợp ngoại lệ nào cho việc này không?
  • Bản thân đang thiếu sót ở điểm nào? Và cần bổ sung, cải thiện như thế nào?

8. Kiểm soát căng thẳng và hạn chế lo âu

Người bệnh trầm cảm sẽ luôn tồn tại những cảm xúc lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, chán chường, mệt mỏi, buồn bã. Do đó, việc có thể kiểm soát và hạn chế tốt các yếu tố này sẽ giúp cho cuộc sống của bạn trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Để giúp nhanh chóng đẩy lùi căng thẳng, lo âu thì bạn nên thực hiện những điều sau đây:

  • Quản lý thời gian hợp lý, lên kế hoạch cụ thể cho những việc cần làm trong ngày, trong tuần.
  • Nếu công việc quá nhiều và không thể hoàn thành tốt được thì bạn nên tìm kiếm và chia sẻ với đồng nghiệp. Hãy học cách nhờ đến sự hỗ trợ những lúc cần thiết.
  • Khi cảm thấy căng thẳng, áp lực quá lớn hãy dừng công việc lại và dành khoảng 10 đến 15 phút để thư giãn. Việc cố ép bản thân tiếp tục làm việc sẽ khiến cho tình trạng căng thẳng, mệt mỏi càng gia tăng, thậm chí hiệu suất cũng sẽ bị giảm đáng kể.
  • Hạn chế đưa ra quyết định, lựa chọn khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, buồn phiền.
  • Tìm đến những liệu pháp thư giãn hiệu quả và an toàn như ngồi thiền, tập yoga, đi bộ, massage cơ thể, ngâm mình thư giãn với nước ấm hoặc có thể làm những điều mà bản thân yêu thích như nấu ăn, đọc sách, ca hát, vẽ tranh,…

9. Học cách chấp nhận sự bất định

Những tổn thương, đau khổ của chúng ta đa phần sẽ xuất phát từ những mong muốn, khát khao mãnh liệt về sự đảm bảo, chắc chắn về nhu cầu muốn kiểm soát tất cả mọi thứ trong tầm tay. Thông thường nhiều người dễ rơi vào trạng thái lo lắng, bất an, hoảng sợ vì mong rằng tình trạng bệnh của mình sẽ nhanh chóng thuyên giảm và cải thiện. Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh thường phải kéo dài và không thể thay đổi ngay được. Sự không như ý này sẽ khiến cho họ cảm thấy áp lực, bi quan, mệt mỏi.

Do đó, để tránh khỏi những trạng thái tâm lý này, bạn nên học cách chấp nhận sự bất định của cuộc sống. Buông bỏ kì vọng của mình và thuận theo những quy luật tự nhiên của cuộc sống. Không nên cố chấp với những vấn đề ngoài tầm kiểm soát. Như vậy sẽ giúp bạn có được cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.

10. Lối sống lành mạnh

Việc xây dựng một lối sống lành mạnh và khoa học cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện bệnh trầm cảm và nâng cao sức khỏe. Những đối tượng bệnh cần phải chú ý hơn trong việc ăn uống, tập luyện thể dục và giấc ngủ của mình để cơ thể dần phục hồi và đẩy lùi được nhanh chóng các triệu chứng mà trầm cảm gây ra.

Mẹo giúp vượt qua chứng trầm cảm
Chạy bộ mỗi ngày cũng một cách giúp bạn vượt qua chứng trầm cảm hiệu quả.

Để có thể thay đổi lối sống tích cực hơn, bệnh nhân trầm cảm nên thực hiện những điều sau đây:

  • Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ. Người bệnh cũng nên nhất quán về thời gian ngủ và thức dậy trong ngày của mình, kể cả ngày nghỉ. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất. Có được một giấc ngủ chất lượng và trọn vẹn sẽ giúp cho bạn có được nguồn năng lượng tích cực để hoàn thành tốt công việc của mình.
  • Thường xuyên vận động và tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp gia tắng sức đề kháng mà còn cải thiện được sức khỏe của bộ não. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, việc vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều hormone serotonin tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ cho con người, từ đó đẩy lùi các căng thẳng, mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực. Người bệnh nên tập cho mình thói quen tập thể thao 30 phút mỗi ngày với những bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, thái cực quyền, bơi lội,….
  • Thiết lập chế độ ăn uống với đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên các thực phẩm bổ sung tốt cho trí não. Người bệnh trầm cảm nên lựa chọn những loại thực phẩm chống oxy hóa, giàu omega 3, vitamin B, bổ sung ăn nhiều rau, trái cây tươi,…Hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, các loại thức ăn đóng hộp.
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện trong suốt thời gian điều trị và phục hồi bệnh trầm cảm.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn đọc 10 mẹo đơn giản giúp vượt qua chứng trầm cảm hiệu quả và an toàn. Hi vọng bạn có thể áp dụng được thành công để mau chóng phục hồi được sức khỏe và dần tái hòa nhập tốt với cuộc sống bình thường.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *