Chế độ ăn uống cho người bệnh trầm cảm đủ dinh dưỡng

Trong thực tế, quá trình điều trị bệnh trầm cảm cần phải thực hiện trong một thời gian dài. Tùy vào từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc để áp dụng những biện pháp phù hợp. Bên cạnh đó, các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh phải chú ý nhiều đến chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và hướng dẫn cho người thân về cách chăm sóc người bệnh trầm cảm tại nhà. Điều này đóng vai trò cực kì quan trọng đối với việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh. 

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh trầm cảm
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh trầm cảm đúng cách

Trầm cảm là một căn bệnh rối loạn tâm thần cực kì phức tạp và nguy hiểm. Nếu không thể phát hiện sớm và tiến hành điều trị đúng cách sẽ khiến cho bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn, đồng thời gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và cả tính mạng của người bệnh. Quá trình điều trị bệnh trầm cảm thường sẽ sử dụng hai phương pháp chính đó là sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý.

Song song với các biện pháp chuyên khoa thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh trầm cảm tại nhà cũng đóng vai trò cực kì quan trọng. Nếu có thể đáp ứng được hầu hết các yếu tố này sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng cải thiện được sức khỏe tinh thần và thể chất, từ đó dần thích nghi và hòa nhập tốt với cuộc sống hiện tại.

Chế độ ăn uống của người bệnh trầm cảm

Những yếu tố có thể làm gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh trầm cảm như: bị chấn thương, tâm lý lo lắng quá mức, chế độ dinh dưỡng,…Trong đó, chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng nên không thể bỏ qua.

1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh trầm cảm

Qua rất nhiều nghiên cứu và tìm hiểu thực tế thì các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khẳng định rằng, việc xây dựng được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh sẽ giúp chúng ta phòng tránh được hơn 30% nguy cơ mắc phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Cụ thể, các chuyên gia cũng đã đưa ra chế độ ăn uống với đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại đậu, dầu ô liu, hải sản,….Đây được xem là một trong các “liều thuốc” thần kì có thể giúp cho người bệnh trầm cảm đẩy lùi được căn bệnh quái ác. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết rằng, đối với những người thường xuyên dung nạp nhiều thịt, sữa, đồ ăn chế biến sẵn theo phương pháp công nghiệp sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh trầm cảm.

Các nhà khoa học cũng đã dành ra hàng thập kỷ để tìm hiểu và chứng minh về vai trò của thực phẩm dinh dưỡng đối với sức khỏe tâm thần của con người. Trong thực tế, đường ruột là một bộ phận có nhiệm vụ xử lý hầu hết các thức ăn mà cơ thể dung nạp vào hàng ngày. Vì thế, chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ trực tiếp đến hoạt động của đường ruột, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh trầm cảm
Chế độ dinh dưỡng tốt liệu có thể đánh bại trầm cảm hay không?

Thông thường, đối với những trường hợp trầm cảm nhẹ, các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, trong đó có việc xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Cũng bởi để ngăn ngừa và cải thiện các rối loạn cảm xúc, đặc biệt là những triệu chứng của trầm cảm thì điều đầu tiên mà người bệnh bắt buộc phải thực hiện đó chính là điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày của mình. Đây cũng được xem là một trong các giải pháp hiệu quả và an toàn góp phần quan trọng đối với quá trình điều trị các bệnh về sức khỏe tâm thần.

Trên tạp chí BMC Medicine đã từng công bố kết quả của một cuộc khảo sát được nhóm chuyên gia dinh dưỡng Australia thực hiện. Các nhà khoa học đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên của 1 trong 34 người bệnh trầm cảm, sau đó xây dựng chế độ dinh dưỡng đặc biệt đối với người này. Thực đơn ăn uống của người bệnh sẽ được ưu tiên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, thực phẩm thô. Bên cạnh đó, đối tượng sẽ phải kiêng tinh bột và những thực phẩm, món ăn đã chế biến trong khoảng 3 tháng.

Sau 12 tuần, các nhà khoa học bắt đầu đối chiếu kết quả với 33 người bệnh còn lại cùng với 100 các đối tượng đang tiến hành điều trị bệnh trầm cảm. Họ nhận thấy các triệu chứng của đối tượng này được giảm đi đáng kể, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần cũng ổn định hơn rất nhiều. Sau khi mô hình nghiên cứu này đạt được kết quả tốt, các chuyên gia cũng đã nhân rộng diện tích hơn và nhận thấy có khoảng 32% các người bệnh tham gia cải thiện tốt cảm xúc và tâm trạng của mình.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trầm cảm

Cho đến hiện nay, vẫn chưa có bất kì chế độ dinh dưỡng riêng biệt nào được khẳng định cụ thể về khả năng điều trị hoặc làm biến mất các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Tuy niên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết rằng, việc có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân bằng và lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt sức khỏe, dần khỏe mạnh hơn nhờ đó góp phần tích cực cho quá trình điều trị bệnh.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra một số bất ổn trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh trầm cảm như:

  • Nồng độ Homocysteine cao
  • Cân bằng đường huyết
  • Các chất béo thiết yếu, nồng độ Omega-3 thấp
  • Mức Serotonin
  • Mức Crom và Vitamin D

Do đó, để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trầm cảm bạn cần chú ý một số điều sau đây:

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh trầm cảm
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ có lời khuyên khác nhau về chế độ dinh dưỡng

1. Tăng lượng omega 3

Như đã chia sẻ ở trên, cơ thể người bệnh trầm cảm thường sẽ bị thiếu hụt các chất thiết yếu, đặc biệt là nồng độ aixt béo omega 3 trong cơ thể rất thấp. Trong một khảo sát khoa học nhận thấy những người dân của cùng một quốc gia có thói quen ít tiêu thụ cá thì càng có khả năng cao mắc phải các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm. Vì thế, để ngăn chặn và cải thiện tốt chứng bệnh này, bạn cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm giúp tăng cường lượng omega 3 bên trong cơ thể.

Omega 3 là một trong các chất béo thiết yếu đối với sức khỏe của con người, đặc biệt chúng sẽ không thể tự tạo ra bên trong cơ thể. Vì thế chúng ta cần phải bổ sung lượng chất này qua những thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc các thực phẩm chức năng. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega 3 mà người bệnh trầm cảm nên bổ sung như cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi,…

2. Tăng tiêu thụ các nhóm vitamin B

Trong thực tế nhận thấy, những người có nồng độ vitamin B loại axit folic thấp hoặc nồng độ amino axit loại homocysteine quá cao sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh trầm cảm hoặc các chứng rối loạn tâm thần khác. Nhóm vitamin B bao gồm axit folic, B2, B6, B12, kẽm, magiê, và TMG. Axit folic là một trong các chất dinh dưỡng có công dụng bình thường hóa hoạt động của homocysteine bên trong cơ thể.

Do đó, việc thiếu hụt lượng chất này cùng các loại vitamin nhóm B khác sẽ có mối liên quan mật thiết với căn bệnh trầm cảm. Khi nồng độ homocysteine tăng cao sẽ khiến cho não bộ hoạt động kém đi dẫn đến việc mất cân bằng hóa học. Vì thế để cân bằng lại lượng chất này, người bệnh trầm cảm nên xây dựng chế độ ăn uống với nhiều rau củ quả, trái cây, các loại hạt có chứa nồng độ dinh dưỡng cao và nhiều loại vitamin bổ sung tốt cho cơ thể.

3. Cân bằng đường huyết

Mất cân bằng đường huyết là một trong các nguyên nhân độc lập chủ yếu có thể gây ra các chứng rối loạn về khí sắc, đặc biệt là trầm cảm.Cũng bởi hầu hết các loại thức ăn có chứa carbohydrate khi được dung nạp vào cơ thể sẽ dần phân hủy thành glucose. Đây chính là nguồn năng lượng lớn và rất quan trọng đối với hoạt động của não bộ. Một số loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát đường huyết như: trứng, hạt chia, củ nghệ, bông cải xanh, dầu ô liu, gạo lứt, măng tây, yến mạch, cá, trà xanh,….

4. Tăng lượng serotonin

Người bệnh trầm cảm có thể hỗ trợ tăng lượng serotonin bằng các amino axit thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Serotonin sẽ được tạo ra bên trong cơ thể và não bộ nhờ vào hoạt động của amino axit gọi là tryptophan. Loại chất này có thể được tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm ăn uống hàng ngày. Cụ thể như đậu, cá, trứng hoặc thịt. Các chuyên gia còn cho biết thêm, đối với những người ăn uống thiếu tryptophan sẽ rất dễ cảm thấy chán nản, buồn bã trong khoảng vài giờ sau đó.

5. Tăng lượng crôm

Crôm là một loại khoáng chất rất cần thiết đối với việc cân bằng lượng đường huyết bên trong cơ thể. Bởi vì insulin (một hormone từ tuyến tụy) sẽ hỗ trợ giảm thuyên giảm lượng glucose trong máu. Tuy nhiên chúng sẽ hoạt động không hiệu quả nếu không có sự trợ giúp từ Crôm. Trong rất nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung Crôm ở một mức vừa phải đối với những người bệnh trầm cảm sẽ giúp họ cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn. Những thực phẩm giúp người bệnh có thể tăng lượng Crôm trong cơ thể như sò, trai, lê, nấm, cà chua, ngô, hạt dẻ, thịt bò, quả hạch, súp lơ xanh,….

Chăm sóc người bệnh trầm cảm đúng cách

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thì việc chăm sóc người bệnh trầm cảm cũng là một thách thức không hề dễ dàng. Bước đầu tiên để bạn có thể hỗ trợ tốt cho người bệnh đó chính là hiểu rõ tình trạng và các triệu chứng mà họ đang gặp phải. Các chuyên gia cho biết rằng, khi nhận được sự chăm sóc tốt từ người hỗ trợ, nhất là các thành viên trong gia đình sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình hồi phục bệnh của họ.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể chăm sóc tốt cho người bệnh trầm cảm:

1. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi chăm sóc người bệnh

Trầm cảm là một trong các dạng rối loạn tâm thần phổ biến, các biểu hiện của bệnh cũng rất đa dạng và phức tạp. Hơn nữa người bệnh thường có xu hướng không chấp nhận bệnh tình của mình, họ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Vì thế, người chăm sóc cần phải khéo léo trong việc ứng xử và hỗ trợ bệnh nhân, đôi lúc bạn sẽ gặp phải những tình huống bất ngờ. Do đó cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức và tâm lý trước khi chăm sóc cho người bệnh.

Những người thân trong gia đình có thể tìm hiểu rõ thông tin về bệnh trầm cảm, đồng thời trao đổi trực tiếp với các chuyên gia để hiểu chính xác về tình trạng bệnh của đối tượng. Ngoài ra, các bác sĩ điều trị cũng sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách chăm sóc và hỗ trợ tốt cho người bệnh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm và vững vàng hơn.

Bạn nên hiểu rằng, bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng tốt các phương pháp điều trị trong khoảng thời gian dài. Hơn nữa, những người bệnh trầm cảm luôn cần sự giúp đỡ và chăm sóc từ mọi người xung quanh, vì thế việc bệnh luôn kề vai sát cánh với họ sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình cải thiện bệnh của họ.

2. Thường xuyên trò chuyện với người bệnh

Hầu hết những người bệnh trầm cảm đều có xu hướng muốn tự cô lập bản thân, họ ngại giao tiếp và không muốn trò chuyện với bất kì ai. Điều này cũng là yếu tố có thể làm cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, những người thân bên cạnh nên thường xuyên chia sẻ, tâm sự với người bệnh về những vấn đề xoay quanh cuộc sống hoặc những khó khăn mà họ đang gặp phải.

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh trầm cảm
Hãy cố gắng trò chuyện thật nhiều với người bệnh để giúp họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn

Có thể bạn sẽ không thể hiểu hết những suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh. Tuy nhiên, việc bày tỏ sự quan tâm và đồng cảm sẽ giúp họ cảm thấy tin tưởng và muốn chia sẻ nhiều hơn với bạn. Nếu có thể duy trì được việc này sẽ hỗ trợ người bệnh dần nói ra được những vấn đề của bạn thân, từ đó họ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

3. Dành nhiều thời gian cho người bệnh

Những người bệnh trầm cảm luôn cảm thấy cô đơn, họ có cảm giác tội lỗi và cảm thấy mình là gánh nặng của người khác. Để cải thiện được tình trạng này, những người thân bên cạnh nên sắp xếp thời gian ở bên họ nhiều hơn. Tốt nhất là nên đồng hành và khuyến khích họ cũng tham gia các hoạt động thú vị như nấu ăn, chăm sóc cây cảnh, ca hát, nhảy múa, vẽ tranh, xem phim,….

Điều này sẽ giúp cho họ cảm thấy thoải mái và giảm bớt cảm giác cô đơn. Bên cạnh đó, những người trầm cảm nặng có thể thường xuyên suy nghĩ đến cái chết hoặc tự thực hiện những hành vi làm tổn hại bản thân, thậm chí là tự sát. Do đó, cần phải luôn có người ở bên cạnh họ để giúp đỡ và kịp thời ngăn cản những hành vi nguy hiểm.

4. Kiên nhẫn và tôn trọng

Những người bệnh trầm cảm luôn sống trong trạng thái buồn chán, tuyệt vọng và nhìn nhận mọi thứ theo hướng bi quan, đôi lúc họ còn kích động và phản ứng thái quá với các sự việc xảy ra xung quanh. Điều này có thể khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và bực bội.

Tuy nhiên bạn nên hiểu rằng, những triệu chứng đó không xuất phát từ ý muốn người bệnh mà do chứng trầm cảm gây ra. Đồng thời quá trình điều trị trầm cảm cần phải duy trì trong một khoảng thời gian dài. Vì thế bạn cần thực sự cố gắng và kiên trì để có thể đồng hành và hỗ trợ người bệnh vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh trầm cảm
Hãy cố gắng kiên trì và tôn trọng người bệnh trầm cảm

Bên cạnh đó hãy luôn dành nhiều sự yêu thương, quan tâm và tôn trọng người bệnh. Bạn không nên đưa ra những lời phán xét, chê bai hoặc áp đặt cho bệnh nhân, hãy cố gắng chia sẻ nhưng vẫn dành cho họ không gian riêng cần thiết. Đặc biệt nhất là trong khoảng thời gian đầu, bạn cần tạo dựng niềm tin đối với người bệnh, do đó cách tốt nhất là nên lắng nghe và đồng hành.

5. Nhờ đến sự giúp đỡ từ những người xung quanh

Trong một số nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh trầm cảm trong thời gian dài có thể bị chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ họ. Vì thế, bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của nhiều người xung quanh, các thành viên trong gia đình có thể phân chia thời gian để chăm sóc người bệnh.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên tham vấn và trao đổi với bác sĩ sức khỏe tâm thần cũng giúp cho bạn có được phương pháp hỗ trợ người bệnh tốt hơn. Bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ điều trị để được cho những lời khuyên hữu ích để áp dụng phù hợp đối với người thân của bạn.

6. Hỗ trợ trong việc dùng thuốc

Đối với một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân trầm cảm sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm nhằm kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu. Khi mới bắt đầu sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đầy bụng, khô miệng, đắng miệng, mệt mỏi, choáng váng, đau đầu,…Tuy nhiên, đây có thể là những triệu chứng bình thường và sẽ dần thuyên giảm sau một thời gian.

Do đó, bạn nên giải thích cho người bệnh hiểu rõ và khuyến khích bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc. Cũng bởi có thể vì một số triệu chứng này mà người bệnh dần có xu hướng muốn bỏ thuốc hoặc đôi lúc quên uống thuốc đúng theo hướng dẫn.

Vì thế người chăm sóc nên hỗ trợ bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng mỗi ngày. Phải thường xuyên kiểm tra xem bệnh nhân có uống thuốc thật không, uống đủ liều lượng của thuốc chưa. Tốt nhất là nên cho một thành viên trong gia đình quản lý thuốc và cho người bệnh uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

7. Đưa người bệnh đi tái khám đúng hẹn

Người thân nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ điều trị, thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh của bệnh nhân chuyển biến phức tạp hơn. Trong thời gian điều trị người nhà nên chủ động đặt lịch hẹn và cùng người bệnh đến thăm khám trực tiếp tại bác sĩ. Ngay cả sau khi cải hiện hết các triệu chứng trầm cảm cũng nên thường xuyên đưa họ đến thăm khám định kì để hạn chế các nguy cơ tái phát bệnh về sau.

Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh trầm cảm hiệu quả. Tuy nhiên nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm, bạn cũng nên trực tiếp tiến hành đưa họ đi thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *