Bài test rối loạn nhân cách tránh né (AVPD) online

Nhiều người thường có xu hướng tự cô lập mình do nỗi sợ bị phê phán hoặc từ chối. Bạn có từng cảm thấy như vậy chưa? Một test rối loạn nhân cách tránh né có thể giúp bạn nhận diện rõ ràng hơn về vấn đề này. Từ đó, bạn có thể tìm kiếm giải pháp thích hợp để vượt qua những rào cản tâm lý này.

Tổng quan rối loạn nhân cách tránh né (AVPD)

Rối loạn nhân cách tránh né (AVPD) là một dạng rối loạn tâm thần khiến người bệnh cảm thấy hồi hộp, lo sợ khi phải kết nối với các mối quan hệ xã hội. Bệnh nhân có lòng tự trọng thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi lời chỉ trích từ người khác và hay tránh né giao tiếp. Thực tế, có khoảng 2% dân số toàn cầu mắc chứng rối loạn này và nó bắt đầu từ thời thơ ấu.

test rối loạn nhân cách tránh né
Rối loạn nhân cách tránh né ảnh hưởng đến cách cá nhân kết nối và giao tiếp xã hội

Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến AVPD là di truyền trong gia đình. Bên cạnh đó, trải nghiệm tiêu cực như bị từ chối, chỉ trích trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người bệnh. Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên thách thức trong tâm lý, khiến bệnh nhân luôn thấy sợ hãi và muốn tránh né mọi tương tác xã hội.

Khi nào nên thực hiện test rối loạn nhân cách tránh né?

Các triệu chứng của rối loạn nhân cách tránh né thường biểu hiện qua việc người bệnh tự cách ly, không dám bày tỏ ý kiến và luôn nghi ngờ tình cảm từ người khác. Đồng thời hay suy nghĩ về điều mọi người nghĩ về mình khiến cho bản thân thấy khó chịu.

Từ đó hình thành nên dấu hiệu cảnh báo thời điểm nên thực hiện bài test rối loạn nhân cách tránh né bao gồm:

  • Thường xuyên tránh xa các hoạt động giao tiếp
  • Sợ bị phê bình, từ chối
  • Cảm thấy không có chỗ đứng trong xã hội
  • Khó kết bạn, chỉ tìm kiếm sự kết nối với người mình thấy thoải mái
  • Có xu hướng kiềm chế bản thân trong tình huống xã hội nên có cảm giác cô đơn và tự ti
bài kiểm tra rối loạn nhân cách tránh né
Người bệnh APVD có biểu hiện muốn tránh xa mọi hoạt động giao tiếp

Việc hiểu rõ dấu hiệu cảnh báo và tiêu chí chẩn đoán theo DSM – 5 sẽ giúp người bệnh xác định xem liệu mình có cần thực hiện bài test rối loạn nhân cách tránh né hay không. Theo DSM – 5, để xác định rối loạn nhân cách tránh né thì người bệnh cần có hơn 4 trong số các tiêu chí sau:

  • Tránh xa các hoạt động xã hội do sợ phê bình, không được công nhận
  • Không muốn kết bạn ngoại trừ những người mình  thích
  • Kiềm chế trong việc khởi đầu các mối quan hệ vì xấu hổ, sợ bị chê cười
  • Luôn lo lắng về việc bị phê bình hoặc bỏ rơi
  • Hạn chế mối quan hệ với người khác do cảm giác tự ti
  • Cảm thấy không có chỗ đứng trong xã hội
  • Phân vân, lưỡng lự khi kết bạn mới và duy trì chúng

Bài test rối loạn nhân cách tránh né (AVPD) online, miễn phí

Bài test rối loạn nhân cách tránh né AVPD online là một công cụ hữu ích giúp xác định những khó khăn khi giao tiếp và mối quan hệ của người tham gia. Được thiết kế dựa trên những tiêu chí tâm lý học, bài test này giúp cá nhân tự đánh giá cảm xúc và hành vi của mình trong xã hội. Qua đó biết nhận diện các dấu hiệu của rối loạn này và tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp nếu cần thiết.

Cách đánh giá: Nếu có nhiều câu trả lời “Đúng” hoặc “Thỉnh thoảng”, có thể bạn đang đối mặt với một số đặc điểm của AVPD.

bài test AVPD
Bài test rối loạn nhân cách tránh né giúp bệnh nhân có thêm cái nhìn về tình trạng sức khỏe mình

Nội dung các câu hỏi đánh giá bao gồm:

  1. Bạn có tránh các hoạt động ở nơi làm việc, trường học đòi hỏi phải làm việc chặt chẽ với người khác vì sợ họ sẽ chỉ trích, từ chối ý tưởng của mình không?
  • Đúng
  • Không
  • Thỉnh thoảng
  1. Bạn có tránh kết bạn mới trừ khi chắc chắn rằng mình sẽ được mọi người yêu mến và chấp nhận không?
  • Đúng
  • Không
  • Thỉnh thoảng
  1. Bạn có thường phải mất nhiều lần sau khi người khác cố gắng khuyến khích bạn tham gia các hoạt động nhóm thì mới đồng ý không?
  • Đúng
  • Không
  • Thỉnh thoảng
  1. Trong các mối quan hệ (lãng mạn, tình bạn,…), bạn có thấy khó khăn khi nói về bản thân và cảm xúc của mình vì sợ bị đánh giá không?
  • Đúng
  • Không
  • Thỉnh thoảng
  1. Nếu ai đó chỉ trích bạn đôi chút, bạn có cảm thấy vô cùng tổn thương và xa lánh họ cũng như tình huống đó không?
  • Đúng
  • Không
  • Thỉnh thoảng
  1. Bạn có thường cảm thấy mình không đủ tốt, bất cứ điều gì nói đều bị người khác coi là sai hoặc ngu ngốc không?
  • Đúng
  • Không
  • Thỉnh thoảng
  1. Khi gặp gỡ người mới, bạn có đặc biệt ý thức được rằng mình ngượng ngùng, kém hấp dẫn, thấp kém không?
  • Đúng
  • Không
  • Thỉnh thoảng
  1. Bạn có lo lắng về việc chấp nhận rủi ro, thử những điều mới vì sợ mình sẽ làm xấu hổ mình không?
  • Đúng
  • Không
  • Thỉnh thoảng
bài đánh giá rối loạn nhân cách tránh né
Rối loạn nhân cách tránh né khiến cá nhân rụt rè và dễ tổn thương

Nên làm gì khi có dấu hiệu rối loạn nhân cách tránh né?

Khi nhận thấy mình có dấu hiệu của rối loạn nhân cách tránh né (AVPD) sau khi hoàn thành bài test, đó là bước đầu tiên để nhận ra thách thức tương tác xã hội và xây dựng mối quan hệ cá nhân. Tuy nhiên, việc nhận biết là chưa đủ, điều quan trọng là cần có hành động cụ thể để cải thiện tình trạng này.

1. Thăm khám với chuyên gia

Khi có dấu hiệu của rối loạn nhân cách tránh né (AVPD), hãy ngay lập tức thăm khám với chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ tiến hành các bài kiểm tra cụ thể để xác định tình trạng của bạn. Đồng thời đưa ra chẩn đoán chính xác bằng kết quả các xét nghiệm và tham chiếu đến Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM).

Sau đó chuyên gia sẽ đưa ra nhiều phương pháp điều trị mà phổ biến nhất là liệu pháp tâm lý. Trong đó, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp người bệnh nhận diện và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực khiến mình rơi vào trạng thái né tránh. Ngoài ra, liệu pháp tâm động học cũng được sử dụng để giúp bệnh nhân khám phá cảm xúc sâu bên trong.

2. Tự chăm sóc

Một lối sống lành mạnh với các thói quen tích cực sẽ giúp duy trì sự cân bằng trong cuộc sống và giảm nguy cơ mắc phải rối loạn nhân cách tránh né (AVPD). Điều này không chỉ mang lại sự thư thái, mà còn giúp cải thiện mối quan hệ xã hội cùng kỹ năng giao tiếp.

test online rối loạn nhân cách tránh né
Khi nghi ngờ mình mắc AVPD hãy lên kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa sớm nhất có thể

Dưới đây là một số cách đơn giản để chăm sóc bản thân một cách toàn diện:

  • Luôn theo chế độ ăn uống cân bằng để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và tinh thần
  • Dành thời gian tập thể dục thường xuyên từ nhẹ nhàng như đi bộ, yoga đến dùng sức nhiều hơn gồm bóng đá, cầu lông, bơi lội,…
  • Chú trọng giấc ngủ, đảm bảo đã ngủ đủ và có giấc ngủ chất lượng
  • Tham gia vào các hoạt động nhóm, tình nguyện để dần dần cải thiện kỹ năng xã hội
  • Khám phá và phát triển các sở thích mới như vẽ, viết lách, đọc sách để tạo dựng các kết nối tích cực
  • Luôn lắng nghe cơ thể và tinh thần, biết khi nào cần nghỉ ngơi hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác

Bài test rối loạn nhân cách tránh né là một công cụ đánh giá sơ bộ hữu ích giúp xác định mức độ rối loạn và hỗ trợ người bệnh hiểu rõ về tình trạng của mình. Tuy nhiên, các thông tin mà bài kiểm tra cung cấp đều mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho sự tư vấn chuyên môn. Vì vậy, Tạp chí tâm lý học miễn trừ trách nhiệm khi áp dụng những kết quả từ bài test vào thực tế.

Kết quả từ test rối loạn nhân cách tránh né mở ra cơ hội cho mọi người nhận biết mình có những triệu chứng của rối loạn này hay không nhằm xem đó là dấu hiệu để thay đổi. Thay vì sống trong nỗi sợ hãi, bản thân có thể bắt đầu hành trình hướng tới sự tự tin và hạnh phúc trong các mối quan hệ.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9761-avoidant-personality-disorder
  • https://www.healthcentral.com/quiz/avoidant-personality-disorder-test
  • https://onlinetherapymantra.com/assessments/avoidant-personality-disorder/
Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *