Người lúc nào cũng tự khen mình đẹp, xinh là bị gì?

Việc thường xuyên tự khen mình đẹp không còn xa lạ nhưng đó cũng có thể là một dấu hiệu cần lưu ý về mặt tâm lý. Nếu không điều chỉnh, hành vi này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần và mối quan hệ xã hội. 

Người lúc nào cũng tự khen mình đẹp là bị bệnh gì?

Ai cũng có lúc tự khen ngợi bản thân để có thêm tự tin và yêu thương chính mình. Việc tự khen mình đẹp là cách có được sự lạc quan và vui vẻ. Những lời động viên tích cực dành cho chính mình giúp mỗi người vượt qua khó khăn, tạo nên động lực cho cuộc sống. Vì vậy, tự nhận mình xinh là điều hết sức bình thường nếu được thực hiện trong chừng mực.

tự khen mình đẹp
Người hay tự nhận mình xinh rất có thể mắc phải bệnh ái kỷ

Tuy nhiên, tự khen ngợi bản thân trở nên thường xuyên và quá mức lại là dấu hiệu của một vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Nếu một người không ngừng nhấn mạnh vẻ đẹp của mình, luôn khao khát sự công nhận từ người khác, thậm chí tức giận khi không nhận được lời khen ngợi, nó cho thấy biểu hiện của bệnh ái kỷ.

Khi một người liên tục tự khen mình đẹp bất thường, rất có thể họ đang mắc phải ái kỷ. Đây là dạng rối loạn nhân cách mà người bệnh có xu hướng phóng đại ngoại hình, tài năng và giá trị bản thân. Đồng thời đòi hỏi sự chú ý, khen ngợi từ người khác và thiếu đi khả năng đồng cảm.

Tự khen mình đẹp có phải rối loạn nhân cách ái kỷ không?

Việc tự khen mình đẹp là một hành động tự tin, giúp con người thấy tốt hơn về bản thân. Tuy nhiên, khi hành vi đó trở nên thường xuyên và đi kèm với nhiều biểu hiện khác, nó có thể là dấu hiệu của rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD). Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này khiến cá nhân tự khen ngoại hình và đòi hỏi đặc quyền làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ.

tự nhận mình đẹp là bệnh gì
Tự cho rằng mình đặc biệt có thể là dấu hiệu của bệnh ái kỷ

Rối loạn nhân cách ái kỷ là bệnh lý tâm thần khiến người bệnh luôn thổi phồng giá trị bản thân và khao khát được người khác công nhận. Người bệnh bị ám ảnh về ngoại hình nên tìm kiếm sự tán dương từ mọi người. Tuy nhiên, hành vi này lại xuất phát từ sự mất cân bằng trong nhận thức, khi bệnh nhân luôn thấy mình vượt trội hơn người khác cùng các dấu hiệu:

  • Luôn tin rằng mình đẹp và vượt trội hơn người khác
  • Dành ra nhiều thời gian để chăm chút ngoại hình
  • Khao khát sự công nhận và lời khen từ mọi người
  • Thường khó chịu khi bị người khác chê bai
  • Tự cho mình phải được đối xử đặc biệt và ưu tiên
  • Cảm thấy hài lòng khi nghe những lời nịnh bợ
  • Nghĩ và tin rằng người khác ghen tị với mình
  • Ghen tị với người có vẻ ngoài, sự thành công vượt trội hơn
  • Xem thường và lợi dụng người khác để đạt mục tiêu cá nhân
  • Khéo léo trong giao tiếp, dễ thao túng tâm lý người khác
  • Cảm giác mình chỉ giao tiếp được với những người đặc biệt
  • Phản ứng quá mức, tức giận khi không được chú ý như mong muốn

Tác hại của việc tự khen mình đẹp

Việc tự khen mình đẹp, khi được thực hiện với chừng mực, là cách tốt để thúc đẩy sự tự tin và khẳng định bản thân. Tuy nhiên, khi điều này trở thành thói quen thường xuyên và thái quá, nó có thể dẫn đến những tác hại không lường trước như:

tự nhận mình xinh
Vì mải mê tự khen bản thân mà người ái kỷ dần xa cách với mọi mối quan hệ
  • Tạo ra khoảng cách: Việc quá tập trung tự nhận mình xinh vô tình tạo bức tường ngăn cách, khiến người khác cảm thấy khó gần và e ngại xây dựng mối quan hệ.
  • Gây ấn tượng kiêu căng, tự cao: Liên tục tự khen mình đẹp khiến người khác nhìn nhận bạn là một người kiêu ngạo, tự đại nên giảm thiện cảm và cô lập bạn.
  • Không phát triển toàn diện: Chỉ chú trọng duy trì vẻ đẹp, khiến giá trị khác như kiến thức, kỹ năng, sự nghiệp bị lãng quên.
  • Sợ sự thay đổi ngoại hình: Người luôn nghĩ rằng mình hoàn hảo về ngoại hình hay  lo lắng trước sự thay đổi theo thời gian. Nó gây ra nỗi lo không cần thiết về tuổi tác, sức khỏe.
  • Áp lực từ tiêu chuẩn cao: Việc tự đặt ra tiêu chuẩn vẻ đẹp cao quá mức khiến bạn rơi vào tình trạng luôn thấy mình chưa đủ tốt và không bao giờ thỏa mãn với bản thân.
  • Liên tục so sánh bản thân: Thường xuyên so sánh vẻ đẹp của mình với người khác, đặc biệt là trên mạng xã hội làm bạn trở nên tự ti, bất an và dần mất đi sự tự tin vốn có.
  • Gây tổn thương cho người khác: Liên tục tự khen ngợi bản thân khiến người xung quanh cảm thấy bị đem ra so sánh, kém cỏi gây ra tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ.
  • Khó duy trì mối quan hệ: Người quá tự tin vào ngoại hình khó xây dựng các mối quan hệ bền lâu do bị cô lập khỏi mọi người.
  • Nguy cơ sức khỏe tâm thần: Áp lực phải duy trì vẻ đẹp hoàn hảo gây căng thẳng và  trầm cảm, rối loạn lo âu. Chúng tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm lý của người đó.

Thoát khỏi tình trạng tự nhận mình xinh như thế nào?

Việc nhìn nhận lại bản thân một cách thực tế, thoát khỏi sự lệ thuộc vào vẻ đẹp bề ngoài là bước đầu tiên để người ái kỷ cân bằng cuộc sống và xây dựng lòng tự trọng lành mạnh. Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này?

1. Học cách chia sẻ với người khác

Để thoát khỏi tình trạng tự nhận mình đẹp một cách quá mức, hãy học cách chia sẻ với người khác qua hành động nhỏ như lắng nghe khi người khác tâm sự, đặt câu hỏi quan tâm đến cuộc sống đối phương và chia sẻ câu chuyện của chính mình. Sự chia sẻ chân thành đó là để hiểu hơn về thế giới xung quanh, mở lòng ra với người khác.

thoát khỏi tự nhận mình đẹp
Kết nối bền chặt với mọi người là cách thay thế sự tập trung quá mức vào bản thân

Hãy thử đặt mình vào vị trí của người đối diện nhằm đưa ra lời động viên, khuyến khích người ái kỷ thay vì chỉ tập trung vào câu chuyện của mình. Những hành động thiết thực này sẽ tạo dựng lòng tin và sự kết nối bền lâu với người khác hơn là tạo ra khoảng cách bởi sự kiêu ngạo.

2. Nhắc nhở bản thân về giá trị của mình

Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng giá trị thực sự không chỉ dựa trên ngoại hình mà còn phải bao gồm cả phẩm chất, kỹ năng và đóng góp cho xã hội. Đừng tập trung vào vẻ bề ngoài, mà nên nhìn nhận giá trị của mình qua cách đối xử với mọi người, qua thành công trong công việc cùng nỗ lực trong học tập. Điều này giúp bạn duy trì sự khiêm tốn và tránh khỏi tự cao, tự đại.

Khi nhận ra rằng giá trị bản thân không chỉ nằm ở ngoại hình, bạn sẽ ít phụ thuộc vào việc người khác có công nhận mình xinh đẹp hay không. Hãy nhắc nhở chính mình rằng sự tôn trọng và tình cảm từ người khác xuất phát từ hành động tử tế, cách cư xử chân thành và thái độ sống tích cực.

3. Nhắc đến lợi ích của người khác khi nói chuyện

Trong lúc trò chuyện, hãy dành thời gian để nhắc đến lợi ích của đối phương cùng với lời khen ngợi, cho lời khuyên, chia sẻ bí quyết để họ trở nên tự tin hơn. Điiều này không chỉ giúp cuộc trò chuyện trở nên cởi mở mà còn củng cố mối quan hệ vì bạn đang tôn vinh sự quan trọng của người khác.

Việc nhắc đến lợi ích của người khác khi giao tiếp không chỉ giúp cá nhân tránh xa thói quen chỉ tự khen mình đẹp mà còn đảm bảo xây dựng sự cân bằng trong mối quan hệ. Chú ý đến cảm xúc và nhu cầu của mọi người thì đối phương sẽ cảm thấy được tôn trọng và gần gũi hơn, tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ bền vững.

cải thiện tình trạng tự nhận mình đẹp
Người khác cũng cần có lợi ích nên người ái kỷ phải nhắc đến thay vì chỉ nói về mình

4. Khen ngợi lại đối phương

Việc khen ngợi lại đối phương không chỉ giúp bạn thoát khỏi thói quen tự đề cao bản thân mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng sự đồng cảm. Khi bạn biết cách tôn vinh người khác, bạn sẽ dần dần điều chỉnh được cái nhìn về bản thân, không còn quá tập trung vào vẻ đẹp của mình mà thay vào đó là sự đánh giá tích cực về những phẩm chất tốt đẹp của người khác.

Khen ngợi đối phương có thể đơn giản như lời cảm ơn vì họ đã giúp đỡ hoặc khen ngợi thành công của họ. Điều này giúp tạo sự kết nối sâu sắc, làm giảm cảm giác cô lập mà người ái kỷ thường gặp phải. Thông qua những hành động nhỏ như khen ngợi chân thành, bạn sẽ dần học cách cân bằng giữa sự tự tin và sự tôn trọng đối phương.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn

Nhận thấy mình hay người thân khó kiểm soát tính ái kỷ và thói quen tự khen mình đẹp thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý là vô cùng cần thiết. Các chuyên gia có thể giúp người bệnh nhận diện rõ nguyên nhân sâu xa đằng sau hành vi tự khen và đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp nhằm điều chỉnh cân bằng nhận thức về bản thân.

người ái kỷ tự khen mình đẹp
Chuyên gia đưa đến kiến thức và kỹ năng giúp người ái kỷ bỏ thói quen tự khen mình đẹp

Sự giúp đỡ chuyên môn còn mang lại cho người bệnh công cụ hữu hiệu để cải thiện sức khỏe tâm lý gồm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), bài tập giúp xây dựng cái tôi lành mạnh. Nhờ vào đó, bệnh nhân ái kỷ dần học cách yêu thương bản thân tự nhiên và biết duy trì mối quan hệ tích cực với người khác mà không cần phải liên tục tự khen ngợi mình.

Tình trạng tự khen mình đẹp tất nhiên không phải là điều gì xấu, nhưng khi nó trở thành thói quen và luôn là tâm điểm của mọi cuộc trò chuyện thì đó rất có thể là dấu hiệu của căn bệnh ái kỷ. Nhưng thay vì lo lắng, cá nhân phải biết học cách giữ cân bằng giữa sự tự tin và khiêm tốn để không xa rời thực tế.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *