Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội, kiểm tra mức độ
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao bản thân lại cảm thấy sợ hãi khi phải giao tiếp với một người nào đó? Nếu cảm giác này lặp đi lặp lại thường xuyên thì bạn cũng nên thử làm bài Test hội chứng sợ giao tiếp xã hội để đánh giá xem tình trạng sức khỏe tâm thần của bản thân.
Khi nào cần làm bài Quiz Test kiểm tra hội chứng sợ giao tiếp xã hội?
Hội chứng sợ giao tiếp xã hội hay còn được gọi với nhiều tên khác như rối loạn lo âu xã hội, chứng ám ảnh xã hội. Đây là tình trạng xảy ra khi một ai đó xuất hiện cảm giác vô cùng lo sợ, hoảng loạn khi phải đối mặt với những tình huống tương tác xã hội. Các đối tượng bệnh luôn có một nỗi sợ thái quá đối với những tình huống giao tiếp, trò chuyện, phát biểu nơi đông người, ăn uống, hẹn hò với người lạ.
Cũng bởi các nỗi sợ vô lý mà chứng bệnh này gây ra nên các đối tượng bệnh thường có nhiều xu hướng tự cô lập bản thân, muốn tránh né các tình huống gây sợ hãi. Nếu bắt buộc phải đối mặt với những sự kiện xã hội thì mức độ hoảng sợ sẽ tăng cao. Kèm theo đó là các triệu chứng cơ thể như buồn nôn, choáng váng, ra nhiều mồ hôi, tay chân run rẩy, lạnh người, tim đập nhanh,….
Cũng chính vì thế mà những người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội luôn gặp nhiều khó khăn trong việc tạo dựng các mối quan hệ, kết bạn. Điều này cũng gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình học tập, làm việc của họ. Nếu tình trạng này không sớm được phát hiện và can thiệp đúng phương pháp sẽ khiến cho người bệnh mất hoàn toàn khả năng tương tác xã hội, dần trở nên tách biệt với cuộc sống.
Các đối tượng bệnh thường sẽ phụ thuộc khá nhiều vào gia đình, họ bị thiếu hụt nhiều kỹ năng sống, đôi lúc không thể học tập, làm việc như bình thường. Tuy vậy, hiện nay vẫn không có nhiều người biết rõ về thông tin của căn bệnh này. Đôi lúc họ chỉ cho rằng là do tính cách rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin chứ không phải là biểu hiện của bệnh lý.
Do đó, nếu bạn có các biểu hiện sợ hãi khi tham dự những sự kiện giao tiếp xã hội nhưng chưa chắc chắn và không muốn tiến hành thăm khám trực tiếp thì có thể thực hiện qua bài Quiz Test kiểm tra hội chứng sợ giao tiếp xã hội. Cụ thể các biểu hiện nguy cơ như sau:
- Bản thân luôn có cảm giác lo sợ, hoảng loạn về các tình huống giao tiếp xã hội thông thường hàng ngày.
- Dù đã cố gắng nhưng người bệnh không thể kiểm soát được những cơn lo lắng của bản thân.
- Chỉ có cảm giác thoải mái đối với một số đối tượng nhất định, ví dụ như người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết lâu năm,…
- Luôn tìm cách tránh né các sự kiện, tình huống xã hội, chẳng hạn như ăn uống chỗ đông người, sử dụng nhà vệ sinh công cộng, bắt chuyện với người lạ, trò chuyện qua điện thoại, phát biểu trước đám đông, tham gia các buổi gặp gỡ,…
- Không tự tin vào bản thân, có cảm giác như mọi người xung quanh đang dò xét, hướng mắt về phía mình và đang phán xét, đánh giá về ngoại hình, cách cư xử của mình.
- Cảm thấy thoải mái khi ở một mình, lo lắng khi phải ra ngoài.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tình trạng sợ giao tiếp xã hội thường sẽ khởi phát sớm ở độ từ 11 đến 19 tuổi và trước 25 tuổi. Việc có thể sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt để tái hòa nhập với xã hội.
Tuy rằng việc thực hiện bài Test hội chứng sợ giao tiếp xã hội không thể thay thế hoàn toàn cho những phương pháp chẩn đoán bệnh chuyên sâu nhưng nó cũng góp phần đánh giá được tình trạng sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh của bệnh. Do đó, nếu nhận thấy bản thân có các biểu hiện của bệnh thì hãy thử thực hiện bài test tại nhà.
Một số bài Test hội chứng sợ giao tiếp xã hội online
Với mục đích sàng lọc nguy cơ mắc bệnh mà các chuyên gia tâm lý đã cùng nhau nghiên cứu và xây dựng nên các bài Quiz Test kiểm tra hội chứng sợ giao tiếp xã hội.
Để đảm bảo kết quả của bài test có độ chính xác cao thì bạn nên thực hiện chúng khi tâm lý ở trạng thái ổn định hoặc có thể thực hiện nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau.
Lưu ý, đây chỉ là những bài kiểm tra dạng trắc nghiệm (quiz test), thực hiện online rất nhanh chóng như sau:
1. Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội bằng hình ảnh
Đối với hình thức test này thì bạn sẽ được tiếp xúc với các hình ảnh mang tính chất giả định về các trường hợp giao tiếp xã hội để đánh giá thái độ, phản ứng với chúng. Tùy thuộc vào câu trả lời của bạn mà hình ảnh sẽ được dẫn dắt đến các tình huống khác nhau. Thông qua các tình huống được mô tả trong hình ảnh sẽ giúp bạn có được một kết quả cụ thể về tình trạng sức khỏe tâm thần hiện tại.
Bài test này sẽ chia kết quả thành 3 cấp độ khác nhau, đó là không có nguy cơ, có thể có nguy cơ và nguy cơ cao mắc phải hội chứng sợ giao tiếp xã hội. Bạn cũng có thể đề nghị những người thân xung quanh cùng thực hiện bài test để kết quả mang tính khách quan hơn.
2. Bài test trắc nghiệm kiểm tra hội chứng sợ giao tiếp xã hội
Nếu chưa an tâm sau khi thực hiện bài test bằng hình ảnh thì bạn cũng có thể thử qua bài test trắc nghiệm để đánh giá nguy cơ mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội. Bài Quiz Test này có tổng cộng 1 câu hỏi với 4 câu trả lời tương ứng với các cấp độ nguy cơ.
Câu hỏi: Nếu bạn vô tình gặp lại người bạn cũ ở trên đường, bạn sẽ có phản ứng ra sao?
- A: Không ngần ngại chạy ngay đến chào hỏi, bắt tay và trò chuyện.
- B: Giả vờ như không nhìn thấy người đó và lờ đi. Hoặc có ý đi đường khác để tránh việc chạm mặt nhau.
- C: Chào hỏi một cách lịch sự và không trò chuyện, giao tiếp quá nhiều.
- D: Dường như không để ý mọi thứ xung quanh và đa phần trong các trường hợp đều không nhận ra bạn cũ.
Kết quả dựa theo lựa chọn của bạn:
- Đáp án A: Nguy cơ mắc phải chứng sợ giao tiếp xã hội chỉ khoảng 10%. Đây cũng là tỉ lệ thấp nhất trong bảng kiểm tra nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu bạn lựa chọn đáp án này chứng tỏ bạn là một người cởi mở, kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách cư xử, kết bạn và có thể duy trì được mối quan hệ lâu dài.
- Đáp án B: Trong trường hợp bạn lựa chọn đáp án này thì có nhiều khả năng bạn đang mắc phải hội chứng sợ giao tiếp xã hội, tỉ lệ mắc bệnh là khoảng 70%. Tuy nhiên, kết quả này có thể không chuẩn xác nếu người bạn cũ đó là những đối tượng đã từng có mâu thuẫn, xích mích với bạn và bạn dường như không còn liên lạc, không muốn gặp gỡ lại.
- Đáp án C: Với những đối tượng chọn đáp án C thì nguy cơ mắc bệnh của họ ở khoảng 40%. Nếu người bạn cũ đó là những người thân thiết thì việc bạn chỉ chào hỏi và không trò chuyện với họ thì cũng một phần chứng tỏ bạn có một nỗi sợ vô hình nào đó về việc giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, phản ứng này của bạn cũng không phải là điều quá bất thường nếu cả hai không phải là bạn bè thân thiết, không có quá nhiều điểm chung hoặc thậm chí là đã từng có xung đột.
- Đáp án D: Nguy cơ mắc bệnh của bệnh lên đến 95% nếu bạn lựa chọn đáp án này. Dù đôi lúc phản ứng này không thể xác định chính xác được các vấn đề sức khỏe tâm thần của bạn nếu bạn thuộc dạng người hay quên, trí nhớ kém.
Nhìn chung thì các bài test tại nhà này chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo được tính chính xác và không thể thay thế cho việc chẩn đoán chuyên khoa. Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội hay muốn đánh giá sức khỏe tinh thần của mình, bạn có thể đặt lịch hẹn gặp các chuyên gia tâm lý trị liệu, họ sẽ cho bạn thấy bức tranh tổng quan về sức khỏe tinh thần của bạn, nó đang có những vấn đề gì, có khỏe hay không, bạn có bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội hay không và giải pháp cho vấn đề của bạn.
Những bài Test hội chứng sợ giao tiếp xã hội ở trên sẽ giúp kiểm tra mức độ sợ giao tiếp xã hội của bạn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính xác thực bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể, nhờ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bạo Hành Bằng Lời Nói: Những Ảnh Hưởng Tâm Lý Và Cách Ứng Phó
- Tổn Thương Khi Bị Gia Đình Khinh Thường Và Cách Vượt Qua
- Bạo Hành Tinh Thần Nơi Công Sở Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Ứng Phó
Bài test đầu cho kết quả có thể bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội, bài test thứ 2 đáp án B. Vậy phải làm thế nào để kiểm
Bạn có thể đăng ký tham vấn tâm lý tại trung tâm trị liêu NHC kia kìa, họ sẽ cho bạn biết là bạn có vấn đề gì hay không và cần phải làm gì để giải quyết nó
Đúng đấy, khi nghi ngờ bạn nên đi khám hoặc tham vấn tâm lý, chi phí cũng rẻ thôi
Gia đình tôi có 2 anh em, tôi là anh cả, em trai tôi kém tôi 2 tuổi nhưng 2 anh em rất khác nhau. So với em tôi thì tôi là người rất năng động, mạnh mẽ, giao tiếp với xã hội tốt, trong khi em tôi luôn nhút nhát, rụt rè, đi đâu cũng phải bố mẹ hoặc tôi lo cho từ A-z. Tôi là cho em là do bố mẹ bảo thôi. Mọi người cứ bảo tôi lấy hết sự thông minh của em nhưng lớn lên tôi mới thấy, hình như tại bố mẹ quá bao bọc em nên mới vậy
Đúng đấy, bố mẹ bao bọc con kỹ quá, xong đến khi vứt con ra ngoài đời, nó mới sợ sệt đủ thứ, hoặc là nó lao vào đời mà không có kiến thức gì xong rồi bị dội gáo nước lạnh vào mặt, sốc tâm lý rồi sinh ra rụt rè, nhút nhát, trầm cảm
Nói chung là do thiếu kĩ năng sống, thế hệ trẻ giờ được bố mẹ bao bọc quá kĩ nên trở thành những đứa bé trong thân xác người lớn, chỉ có sống tự lập và va chạm xã hội thì bệnh sẽ tự nhiên khỏi. Nên nhớ rằng cuộc sống là 1 cuộc chiến và kẻ nhút nhát sẽ bị đào thải, hãy mạnh mẽ trưởng thành lên, họ nói xấu bạn cũng chỉ vì muốn dìm bạn xuống, họ sợ bạn giỏi
Cũng tùy người, tùy trường hợp thôi, có những bạn gặp những trải nghiệm xấu từ bé không vượt qua nổi. Tôi quen một bạn gái, rất xinh xắn, dễ thương nhưng cứ khi nào cần phát biểu hoặc trình bày trước lớp là mặt đỏ ửng lên, rồi quên sạch mọi thứ. Sau bạn ấy phải đi trị liệu tâm ý mới biết là tại ngày nhỏ bạn ấy có trải nghiệm xấu
Chắc chưa? Tôi bị mắc chứg này và vô số nguyên nhân khác chứ đâu phải cái này? Tôi đc qtam bởi vì chẳg qua tôi ít nói thành ra người thân tôi mới như thế. Với lại tôi cũng đâu muốn
Mình gồm cả 2 trường hợp bạn nói. Trong mắt mình, thế giới đàn bà là thế giới nhiều nanh vuốt chỉ chực ăn tươi nuốt sống mình thôi. Trải nghiệm hơn 30 năm của mình đấy huhu
Trước giờ tôi cứ tìm cách làm thế nào để hết sợ, để kìm nén nó đi trong mọi tình huống, rồi lại nhận được kết quả còn tiêu cực hơn thế, rồi lại tự nghĩ mình thật kém cỏi…
Bạn không nên từ chối nó, hãy thừa nhận nó để mình tìm cách giải quyết bạn ạ
Những vấn đề này mà càng để nén xuống, nó bùng lên càng đáng sợ hơn ý
Vậy nên làm thế nào được bạn, mình có uống thuốc nhưng cũng không thể hết được
Làm gì có thuốc nào chữa nỗi sợ, bạn đến gặp các chuyên gia tâm lý, họ sẽ tìm hiểu vấn đề và giúp bạn vượt qua nỗi sợ, bạn gọi vào hotline bên NHC kia hỏi kìa
Điều mà mình ngại nhất tính là tật nói lắp của mình. Mỗi khi đi đâu bắt chuyện với ai, đôi khi bị mọi người xung quanh cười phá lên khiến mình ngày càng cảm thấy tự ti, ngại mở lời, ngại giao tiếp, điều này rất làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của mình, có ai có giải pháp gì sửa tật nói lắp không, chỉ mình với
Cái ngày nghiêm trọng thật, bạn nên sửa đi, có lẽ là nên tập nói chậm lại và nghĩ trong đầu trước khi nói
Bản thân biết lắng nghe rất tốt và đánh giá vấn để tốt nhưng khi đưa ý kiến , phản xạ lại 1 vấn đề, sắp xếp vấn đề abc sao cho logic rồi nói ra thì lại cực kỳ kém. Mỗi lần muốn nói ra ý kiến của mình thì rất do dự và sợ hãi, run bần bật vì hồi hộp mặc dù biết ý kiến đó sẽ rất giúp ích cho người khác. Chính vì không tự tin nói ra ý kiến của mình nên nó cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình. Làm thế nào để cải thiện điều này
Bạn ơi, cái này bạn gặp chuyên gia tâm lý có thể giải quyết được đó, bạn thử đặt lịch tham vấn với bên NHC xem
Đúng rồi, tâm lý trị liệu có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ và đưa ra giải pháp từ nguyên nhân cho bạn đấy, bạn thử xem nhé
Vậy à bạn, để mình thử đặt lịch tham vấn xem, cảm ơn các bạn đã chia sẻ
Mình nghĩ là bạn đang bị kém phần trình bày bằng lời nói, bạn viết những thứ suy nghĩ trong đầu ra trước, sau đó sắp xếp lại rồi tập nói theo bản mà mình đã liệt kê trước đã, rồi tìm thêm giải pháp
Những lúc như thế, bạn thử ghi ra xem nỗi sợ đó của mình là gì nhé, rồi tìm cách ứng phó với chúng
Tôi vừa xem một video, ở đó họ nói rằng: có nghiên cứu cho thấy những người nghiện xem phim sex và nghiện thủ đâm sau một thời gian dài sẽ bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội
thế chắc có mấy ông đàn ông hay xem
Mình nghĩ rằng những vấn đề như sợ thuyết trình, sợ giao tiếp, sợ nói ra ý kiến của mình trước đám đông thường là do kỹ năng chưa đủ, còn yếu kém mà thôi.
Đôi khi kỹ năng cũng chỉ là một phần thôi bạn. Đôi khi họ có những nỗi sợ được hình thành từ những trải nghiệm trong quá khứ mà bản thân họ chưa có cách để thoát ra khỏi nó, thậm chí là chưa nhận biết được nguyên nhân gây ra nỗi sợ đó của mình là gì ấy
Đúng rồi, có những khi mình chuẩn bị mọi thứ rất kỹ, ở nhà đã tập thuyết trình rất nhiều lần nhưng đến chỗ đông người mình lại bị run, bị sợ và không nói được gì nữa
Như bạn nên tìm chuyên gia tâm lý trị liệu, họ sẽ có cách để tìm hiểu nguyên nhân và giúp bạn khắc phục vấn đề này
Từ nhỏ đến giờ tôi rất rụt rè và nhút nhát lại luôn thích làm mọi thứ một mình. người ta cứ nói tôi bị tự kỷ, trầm cảm. Lúc nhỏ tôi không biết tự kỷ, trầm cảm là gì, chỉ hiểu là họ đang đánh giá nhận xét mình tiêu cực và coi mình như một người có bệnh tâm thần.
Có lẽ là bạn nên gặp chuyên gia tâm lý trị liệu trước để họ tham vấn cho bạn, đánh giá tổng quát sức khỏe tinh thần của bạn và cho bạn lời khuyên. những vấn đề như trầm cảm, tự kỷ bây giờ có thể xử lý tốt bằng tâm lý trị liệu mà
Đúng đấy, ở nước ngoài người ta sử dụng tâm lý trị liệu khá nhiều và mang lại hiệu quả tốt mà, bạn cứ thử đặt lịch tham vấn ở NHC kia xem
Vâng, tôi cảm ơn, tôi sẽ thử xem thé nào
Mình rất sợ khi giao tiếp với người lạ. Có lúc mình run và đơ luôn. Mình có đọc ở đâu đó nta bảo vậy là dấu hiệu của trầm cảm, liệu có đúng không ạ?
Chưa hẳn là v đâu bạn. Có thể bạn gặp vấn đề tâm lý như trầm cảm, stress, tự kỷ, chống đối xã hội,…cũng có thể chỉ là thiếu sót trong kỹ năng giao tiếp thôi. Bạn có thể xem thử talkshow này nói về lối sống khép kín, sợ giao tiếp để hiểu hơn nè. Đừng vội quy chụp hay bi quan nghen
Đừng vì bị đứt tay mà lo sợ mình bị uốn ván nhé. Bạn có thể lên mạng để tìm hiểu kĩ hơn thế nào là trầm cảm nhé. Trầm cảm mang cảm giác và hành vi tiêu cực mạnh mẽ hơn rất nhiều. Tìm hiểu kĩ những biểu hiện thói quen của bản thân và có đủ kiến thức để bước qua nỗi sợ của bản thân sẽ giúp bạn bớt đi cả giác tiêu cực với mọi thứ. Bạn chỉ là có chút biểu hiện sợ xã hội thôi. Mình nghĩ bạn nên đọc nhiều sách báo để cải thiện giao tiếp và khả năng thuyết trình trước đám đông. Cố gắng tự tin hơn với 1 nụ cười đầy thiện cảm. Con người cũng không đáng sợ như chúng ta tưởng đâu. Nếu có thì do bạn chưa gặp được người tốt thôi. Có rất nhiều người bạn vui vẻ và thú vị ngoài kia biết đâu nhờ họ cuộc sống của bạn thay đổi và trở nên tốt hơn.
Sợ giao tiếp xã hội thực ra chỉ là một biểu hiện của người bị trầm cảm. Nhưng không phải ai sợ giao tiếp xã hội cũng là trầm cảm nên em đừng lo lắng.
vâng, em cảm ơn anh ạ
Sợ giao tiếp xã hội có làm được công ty không , mình sợ không hoà nhập được với ai cả , cuối cùng bị cô lập trong một tập thể , mình cảm thấy vô dụng và chán đời quá , không biết phải sống sao cho qua ngày mai , nghĩ đến mỗi ngày đi làm là mình lại sợ hãi , lo lắng đủ thứ và không có tí động lực nào , mình mệt mỏi lắm nhưng không biết làm sao để cải thiện , có cách nào giải quyết vấn đề này không hả mn
Hmm…dù có ít nói, thụ động. Nhưng có lẽ 1 lời hỏi thăm sức khoẻ nhau, vài lời hỏi han thì chắc không khó đâu nhỉ? Nếu anh thấy dễ thì cứ triển thôi anh. Dù gì mình cũng kiếm cơm mà nên là công ty hay không công ty gì nó cũng đâu quan trọng đâu. Hơn nữa công ty còn có người này người nọ nên anh làm quen với mọi người là được, kiểu gì cũng có người mà anh có thể nói chuyện được
Mình ko hòa nhập đc, mỗi sáng đều mang năng lượng tích cực đi làm nhưng gặp đồng nghiệp rồi lại khác, họ ko tích cực như mình, vì họ cảm thấy những gì họ nhận được ko đủ để họ phải quá tích cực như thế. Họ ko muốn cty bóc lột sức lao động của họ và họ lại dùng tiền cty trả cho họ mỗi tháng đổi lại là nhàn nhã làm việc, mặc kệ chỉ tiêu sản lượng, mình ko thể hòa nhập cùng họ vì mình lo sợ mình sẽ lây nhiễm cái tiêu cực của họ. Mình nhân tiền của cty, thì nên hoàn thành trách nhiệm cấp trên giao cho, do mình chậm chạp nên tgian nghỉ m cũng làm việc đôi khi vì điều đó mà họ ghét m. Nhưng chịu thôi, m ko thích gượng ép chính mình làm việc ngược lại với ý nghĩ của mình.
Giống mình thế. Nhìn mọi người nc, mình chã biết hoà vô nói tiếp thế nào luôn, toàn có thể nc với chỉ 1 người trực diện mình thôi. Còn trên 2 người thì mình khó nc.
m bị trầm cảm từ bé r này. Đợt m đi xin việc học nghề làm lúc đầu m sợ lắm, cái gì cũng sợ, sợ sai sợ bị khách mắng nhưng dần dần m cũng quen á. Bắt chuyện tâm sự vs khách còn đc mn rất quí nữa. Dù k hết hẳn đc nhưng mà cũng nên tập cho bản thân thói quen dần dần b ạ. Có điều kiện nữa thì bạn đến gặp chuyên gia tâm lý nhé. Ko thì cứ mãi mãi ntn khổ lắm ạ.