Thái nhân cách (Psychopath) là gì? Dấu hiệu và điều trị
Thái nhân cách (Psychopath) không chỉ là một thuật ngữ dành cho những kẻ phạm tội trong phim ảnh mà thực tế có tồn tại trong cuộc sống. Người mắc chứng này cách thường thiếu sự đồng cảm và khả năng nhận thức về hậu quả hành vi của mình đối với người khác. Để hiểu rõ hơn về nó, việc nhận biết các dấu hiệu ban đầu là vô cùng quan trọng.
Thái nhân cách (Psychopath) là gì?
Thái nhân cách (Psychopathy) là thuật ngữ trong tâm lý học dùng để mô tả những cá nhân có đặc điểm nhân cách như thiếu hụt cảm xúc, không có khả năng đồng cảm, thiếu hối lỗi, có xu hướng vi phạm các chuẩn mực xã hội. Đây không phải là một chẩn đoán chính thức trong hệ thống chẩn đoán tâm thần như DSM – 5, nhưng được sử dụng để mô tả người có đặc điểm của rối loạn nhân cách chống đối xã hội cực đoan.
Người mắc chứng Psychopath thường biểu hiện các hành vi vô cảm, tàn nhẫn và vi phạm chuẩn mực xã hội mà không cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Chúng dẫn đến hành vi phạm pháp bao gồm lừa đảo, trộm cắp và bạo lực.
Các đặc điểm thái nhân cách có thể tồn tại ở mọi tầng lớp xã hội, kể cả người thành công trong kinh doanh, giải trí đến tội phạm. Chỉ một tỷ lệ nhỏ dân số (khoảng 1 – 2%) được cho là phù hợp với định nghĩa của chứng rối loạn này. Trong các hệ thống tư pháp, tỷ lệ này cao hơn, đặc biệt là trong số những kẻ phạm tội bạo lực đã bị bắt giữ.
Nguyên nhân gây ra thái nhân cách
Sự hình thành của thái nhân cách là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau mà việc nhận biết các nguyên nhân này là bước đầu để tìm ra giải pháp hiệu quả cho người mắc chứng bệnh này.
1. Yếu tố di truyền
Nghiên cứu cho thấy khoảng 38 – 69% trường hợp thái nhân cách có liên quan đến yếu tố di truyền từ gia đình. Người có họ hàng gần mắc các rối loạn nhân cách, bệnh lý tâm thần có nguy cơ cao hơn phát triển rối loạn này. Di truyền không phải là yếu tố quyết định duy nhất, nhưng nó tạo ra nền tảng phát triển của chứng bệnh khi kết hợp với các yếu tố khác.
2. Yếu tố sinh học thần kinh
Những người mắc chứng Psychopath có sự thay đổi ở các vùng não như vỏ não trước trán và hạch hạnh nhân – những khu vực chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc và kiểm soát hành vi. Hạch hạnh nhân – nơi điều chỉnh sự sợ hãi và đồng cảm hoạt động kém khiến người bệnh cảm nhận được nỗi sợ hãi và thiếu thấu hiểu đối với cảm xúc người khác.
3. Yếu tố môi trường sống
Trẻ em lớn lên trong môi trường bạo lực, thiếu thốn tình cảm hoặc bị lạm dụng thường có nguy cơ cao phát triển các đặc điểm của thái nhân cách. Các em thường gặp khó khăn khi tạo dựng mối quan hệ an toàn và lành mạnh mà điều này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Nghiên cứu cũng cho thấy, những người lớn lên trong môi trường thiếu thốn tình cảm có xu hướng phát triển các hành vi chống đối xã hội.
4. Trải nghiệm tâm lý trong quá khứ
Những trải nghiệm tiêu cực từ thời thơ ấu như bị bạo hành, bị bỏ rơi cũng dẫn đến sự phát triển của thái nhân cách. Một nghiên cứu nhỏ với 35 thanh thiếu niên trong trại cải tạo cho thấy, khoảng 70% trong số đó đã từng bị bạo hành nghiêm trọng. Các trải nghiệm tổn thương này làm giảm khả năng phát triển cảm xúc và tạo nên các hành vi bất thường sau này. Trẻ em cũng dễ chuyển từ việc thiếu thốn tình cảm sang hành vi bạo lực và chống đối.
Các yếu tố rủi ro của thái nhân cách
Việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ thúc đẩy chứng thái nhân cách phát triển sẽ giúp nhận diện sớm và đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp, qua đó giảm bớt tác động tiêu cực lên cuộc sống cá nhân và xã hội.
- Ảnh hưởng từ môi trường: Trẻ em sống trong hoàn cảnh nghèo khó, gia đình bất ổn, chứng kiến xung đột gia đình, ly hôn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Việc tiếp xúc với tội phạm, bạo lực và những vấn đề pháp lý trong gia đình cũng là yếu tố rủi ro lớn.
- Mối quan hệ cha mẹ – con cái: Cách nuôi dạy con cái có tác động đáng kể đến sự phát triển của trẻ. Những phương pháp giáo dục khắc nghiệt, thiếu quan tâm đều có thể dẫn đến hành vi chống lại xã hội và gia tăng nguy cơ mắc bệnh thái nhân cách.
- Tính cách cá nhân: Một số trẻ từ nhỏ đã thể hiện sự bất ổn về cảm xúc, có xu hướng hành động bốc đồng. Các em ít sợ hãi trước các hậu quả như hình phạt, sự cô lập xã hội. Do đó góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tâm thần.
Dấu hiệu thường gặp của thái nhân cách
Thái nhân cách là tình trạng tâm lý phức tạp với nhiều biểu hiện khó nhận diện vì người mắc thường rất giỏi che giấu. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra những dấu hiệu rõ ràng để nhận biết người có xu hướng mắc rối loạn như sau:
- Thiếu cảm thông, không cảm thấy hối tiếc hay nhận ra việc làm sai trái của mình
- Thường xuyên nói dối để trục lợi hoặc đơn giản để tìm niềm vui mà không sợ bị phát hiện
- Thao túng tâm lý bằng cách kiểm soát và lợi dụng người khác để đạt được lợi ích cá nhân
- Coi thường quy tắc xã hội và luật pháp nên có hành vi phạm tội nhiều lần
- Không chịu trách nhiệm về hành động của mình, thường đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh
- Tính cách bốc đồng, thiếu suy nghĩ trước khi hành động, dễ đưa ra quyết định mà không cân nhắc hậu quả
- Không có lòng trung thành, dễ phản bội và không duy trì được các mối quan hệ lâu dài
- Ái kỷ, kiêu ngạo, tự coi mình hơn hẳn mọi người và không coi trọng cảm xúc của người khác
- Thiếu sự đồng cảm, không hiểu cho cảm xúc và khó khăn của người xung quanh
- Lối sống ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, sẵn sàng lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu riêng
- Thích tham gia vào các hành vi mạo hiểm, bất chấp nguy hiểm cho bản thân và người khác
- Thờ ơ với tình cảm gia đình, có mối quan hệ hời hợt và thiếu kết nối với người thân
Ảnh hưởng của thái nhân cách
Thái nhân cách tuy có thể mang lại một số lợi ích trong những lĩnh vực nhất định như khả năng lãnh đạo hoặc thuyết phục, nhưng phần lớn người mắc hội chứng này lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người thân xung quanh và xã hội.
1. Ảnh hưởng đối với cá nhân
Người mắc thái nhân cách thường phải đối mặt với nhiều thách thức khi kiểm soát cảm xúc và duy trì các mối quan hệ lâu dài. Bệnh nhân mất kiểm soát trong các tình huống căng thẳng và khó cảm nhận cảm xúc của người khác, dẫn đến việc dễ xung đột và mất đi sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình.
Bên cạnh đó, tính chất bốc đồng và thích mạo hiểm của bệnh nhân cũng dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp như lừa đảo, trộm cắp và bạo lực, khiến bản thân khó tuân thủ các quy tắc xã hội và pháp luật.
Về mặt tinh thần, người mắc Psychopath có thể mắc thêm các rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, ái kỷ. Cảm xúc bất ổn và cách nhìn nhận về cuộc sống thường khiến người bệnh cô đơn và lạc lõng, dù bề ngoài tỏ ra lạnh lùng, thờ ơ. Đồng thời khó xây dựng lòng tin và kết nối thực sự với người khác, dẫn đến một cuộc sống cô độc và thiếu sự hỗ trợ từ xung quanh.
2. Ảnh hưởng đối với xã hội
Thái nhân cách có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, đặc biệt là trong việc duy trì an ninh và trật tự công cộng. Người bệnh có xu hướng vi phạm luật pháp nhiều lần và không tôn trọng các quy tắc chung, góp phần làm tăng hành vi tội phạm và gây mất an toàn xã hội. Những hành vi như lừa đảo, gian lận và xâm phạm người khác không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn gây thiệt hại kinh tế và làm xấu đi môi trường sống.
Ngoài ra, trong các mối quan hệ, bệnh nhân Psychopath dễ gây ra xung đột và phá vỡ sự hợp tác. Người bệnh khó lòng duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp do thiếu trung thực và khả năng đồng cảm. Hành vi thao túng và lừa dối cũng có thể gây tổn thất lớn cho tập thể, kéo theo những hậu quả tiêu cực về mặt tinh thần và kinh tế.
Chẩn đoán người thái nhân cách
Để xác định một cá nhân có mắc chứng thái nhân cách hay không, các chuyên gia thường dựa trên các tiêu chí chẩn đoán cụ thể được mô tả trong DSM – 5.
- Không tuân thủ pháp luật, chuẩn mực xã hội: Những người mắc bệnh thái nhân cách thường tái phạm pháp nhiều lần, bị bắt giữ do vi phạm pháp luật. Cùng với đó là việc thường xuyên nói dối, lừa gạt người khác để trục lợi cá nhân, tạo niềm vui cho bản thân.
- Lừa dối để đạt được mục tiêu cá nhân: Người bệnh có hành vi bốc đồng, thiếu kế hoạch, dễ bị kích động trở nên nổi nóng, có hành vi gây hấn với người khác mà không có lý do rõ ràng.
- Thường xuyên xâm phạm quy tắc xã hội: Bệnh nhân coi thường sự an toàn của bản thân và người khác, đặt mình và mọi người vào tình huống nguy hiểm mà không hề cân nhắc hậu quả.
- Vô trách nhiệm: Người mắc chứng này thường không thể duy trì công việc ổn định, không giữ được các mối quan hệ.
- Không ăn năn, hối lỗi: Người bệnh không cảm thấy hối hận về hành vi sai trái của mình và lý do hóa các hành vi gây hại, thể hiện sự thờ ơ đối với những người bị ảnh hưởng.
Cách điều trị chứng thái nhân cách
Việc điều trị chứng thái nhân cách đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng thuốc điều trị triệu chứng và tâm lý trị liệu là 2 cách quan trọng để kiểm soát bệnh:
1. Sử dụng thuốc điều trị
Hiện tại không có loại thuốc nào được chấp thuận chính thức để điều trị chứng thái nhân cách. Tuy nhiên một số loại thuốc sau đây vẫn được áp dụng nhằm giảm thiểu hành vi bạo lực và kiểm soát cảm xúc tiêu cực để bệnh nhân có cơ hội cải thiện tâm trí cũng như hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
- Thuốc chống trầm cảm: Dùng để hỗ trợ người bệnh thái nhân cách kiểm soát triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu đi kèm (SSRIs, bupropion).
- Thuốc chống loạn thần: Khi người bệnh có biểu hiện bốc đồng, trạng thái mất kiểm soát, thì thuốc chống loạn thần được sử dụng để ổn định tâm trạng, điều chỉnh hoạt động của não bộ, giảm thiểu các hành vi cực đoan.
- Thuốc ổn định khí sắc: Các loại thuốc ổn định khí sắc như lithium thường được kê đơn khi người bệnh có vấn đề kiểm soát cảm xúc, hành vi bốc đồng. Chúng làm giảm tần suất của các đợt bùng phát cảm xúc tiêu cực và giữ cho bệnh nhân được bình tĩnh.
2. Tâm lý trị liệu
Việc điều trị thái nhân cách luôn tập trung kiểm soát các triệu chứng bộc phát và giúp thay đổi cách người bệnh nhìn nhận và hành xử trong cuộc sống thường thấy. Lúc này tâm lý trị liệu với nhiều liệu pháp có thể giúp người bệnh nhận thức rõ hơn về hành vi của mình và hướng dẫn cải thiện các mối quan hệ xung quanh.
- Liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT):
Liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT) hướng dẫn người bệnh cách phân tích suy nghĩ của mình và nhận ra những tác động mà hành vi đó có thể gây ra cho người khác. Đây là liệu pháp phổ biến phát triển khả năng đồng cảm quan trọng cho bệnh nhân được cải thiện khả năng tương tác xã hội.
- Liệu pháp cá nhân (Individual therapy):
Liệu pháp cá nhân với các buổi gặp gỡ trực tiếp sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về cảm xúc và suy nghĩ của chính mình. Qua từng buổi tư vấn, chuyên gia tâm lý sẽ giúp bệnh nhân tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của các hành vi bất thường, từ đó đưa ra những chiến lược để thay đổi và phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc tốt hơn.
- Liệu pháp nhóm (Group therapy):
Liệu pháp nhóm mang lại cho người bệnh môi trường dễ giao tiếp và chia sẻ với những người có vấn đề tương tự. Thông qua các buổi thảo luận nhóm, bệnh nhân vừa học cách tương tác xã hội, vừa nhận được sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Qua đó dần phát triển các kỹ năng mới và học cách giải quyết xung đột lành mạnh.
- Liệu pháp gia đình (Family therapy):
Liệu pháp gia đình chuyên cải thiện mối quan hệ giữa người bệnh và các thành viên trong gia đình thông qua các buổi trị liệu. Gia đình sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng của người bệnh, từ đó hỗ trợ làm thay đổi tư duy và hành vi tích cực trong quá trình điều trị.
- Kỹ thuật quản lý cảm xúc:
Người bệnh được hướng dẫn nhận biết, hiểu rõ và quản lý các cảm xúc tiêu cực một cách hiệu quả hơn. Chúng giúp giảm bớt các phản ứng bộc phát để bệnh nhân duy trì sự bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng.
- Tư vấn lạm dụng chất gây nghiện:
Đối với những người mắc chứng thái nhân cách và có sử dụng chất gây nghiện cần được tư vấn về lạm dụng chất. Liệu pháp này giúp người bệnh nhận ra hậu quả của việc lạm dụng rượu và ma túy, đồng thời học cách kiểm soát sự thèm muốn và phát triển thói quen lành mạnh hơn trong cuộc sống.
Thái nhân cách (Psychopath) không chỉ ảnh hưởng đến người mắc bệnh mà còn đến những người xung quanh. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị cụ thể sẽ giúp người bệnh hòa nhập tốt hơn với xã hội.
Có thể bạn quan tâm:
- Bài Test nhân cách thứ 2 – Phát hiện con người khác bên trong
- Rối loạn giải thể nhân cách (Derealization) là gì? Cách điều trị
- Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách có khác nhau?
Các nguồn tham khảo:
- https://www.verywellmind.com/what-is-a-psychopath-5025217
- https://www.verywellhealth.com/psychopath-5235293
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!