Bài test kiểm tra mức độ Thái Nhân Cách của một người

Bạn có biết rằng bài test kiểm tra mức độ thái nhân cách có thể giúp bản thân nhận diện các vấn đề tiềm ẩn trong tâm lý? Các bài kiểm tra không chỉ đơn thuần là công cụ đánh giá mà còn đem đến cái nhìn sâu hơn về đặc điểm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Đồng thời việc thực hiện sẽ giúp hiểu rõ hơn về chính mình để có được sự hỗ trợ khi cần thiết.

Tổng quan về thái nhân cách

Thái nhân cách hay Psychopathy được mô tả một rối loạn tâm lý đặc trưng bởi sự thờ ơ và thiếu cảm xúc đối với người khác. Người mắc thường có xu hướng hành động thiếu kiềm chế và có các hành vi lệch chuẩn xã hội. Mặc dù không phải ai có đặc điểm này đều phạm tội, nhưng lại có nguy cơ cao thực hiện các hành vi bạo lực.

bài test kiểm tra mức độ thái nhân cách
Thái nhân cách khiến cá nhân thờ ơ và dễ gây ra hành vi rắc rối

Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của thái nhân cách là kết quả của di truyền, thay đổi sinh học thần kinh và môi trường. Việc thiếu gắn kết tình cảm từ thời thơ ấu, đặc biệt là trong mối quan hệ với cha mẹ cũng được xem là tác nhân góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi nào nên thực hiện bài test kiểm tra mức độ thái nhân cách?

Thái nhân cách là một trong những rối loạn tâm lý khó nhận diện bởi người mắc thường che giấu rất kỹ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bản thân hoặc ai đó xung quanh có những dấu hiệu khác lạ về mặt cảm xúc và hành vi, việc thực hiện bài test kiểm tra mức độ thái nhân cách có thể giúp làm rõ tình trạng.

Dù bài test không thể thay thế chẩn đoán của chuyên gia, nó vẫn là công cụ hỗ trợ hữu ích trong việc nhận biết sớm biểu hiện của tình trạng này:

  • Thiếu cảm xúc, vô cảm trước nỗi đau của mọi người xung quanh và không có cảm giác tội lỗi khi gây ra tổn thương
  • Thường nói dối liên tục để trục lợi, thỏa mãn niềm vui cá nhân
  • Có khả năng thao túng người khác một cách khéo léo, lợi dụng để đạt được mục tiêu của mình mà không hề bận tâm đến hậu quả
  • Sống vô trách nhiệm
  • Không tuân thủ được các nghĩa vụ với cộng đồng, phá vỡ quy tắc luật pháp
  • Trở nên bốc đồng và thực hiện hành vi nguy hiểm, phạm pháp thiếu kiểm soát
  • Có tính cách ái kỷ, tự cho mình là trung tâm, coi bản thân vượt trội so với người khác và hay đổ lỗi
  • Duy trì các mối quan hệ xã hội rất nông cạn và giả tạo, không thực sự quan tâm đến cảm xúc hay tình cảm của người khác
bài kiểm tra thái nhân cách
Nhiều dấu hiệu tăng dần theo thời gian cảnh báo nên thực hiện bài kiểm tra thái nhân cách

Bài test kiểm tra mức độ thái nhân cách chính xác, dễ thực hiện

Đối mặt với vấn đề tâm lý phức tạp, bài test kiểm tra mức độ thái nhân cách là một công cụ đơn giản giúp đánh giá rõ ràng những biểu hiện của rối loạn này. Không chỉ dễ thực hiện, nó còn được thiết kế để mang lại thông tin giá trị, giúp người dùng nhận diện tình trạng của mình và quyết định bước tiếp theo đúng đắn.

Bài kiểm tra nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi nhất là Danh sách kiểm tra thái nhân cách sửa đổi (Psychopathy Checklist, Revised – PCL – R). Nó là một công cụ quan trọng để đánh giá các triệu chứng của bệnh lý tâm thần, được Tiến sĩ Robert D. Hare phát triển vào cuối những năm 1980.

Mục tiêu chính của PCL – R là cung cấp thông tin về nguy cơ hành vi bạo lực, hỗ trợ lập kế hoạch điều trị và giúp hệ thống tư pháp hình sự đánh giá các cá nhân có thể gây ra nguy hiểm.

test thái nhân cách
Bài test PCL – R được thiết kế để đánh giá nguy cơ thái nhân cách ở một người

PCL – R bao gồm 22 câu, mỗi câu được đánh giá với mức độ đặc điểm thái nhân cách gồm: không xuất hiện (0 điểm), xuất hiện một phần (1 điểm) và chắc chắn xuất hiện (2 điểm). Quá trình kiểm tra được chấm điểm bởi một người được đào tạo chuyên môn và đưa ra thang điểm như sau:

  • Có điểm hoàn hảo 40: Là một kẻ thái nhân cách toàn diện và có tính phân loại trên thang điểm này.
  • Điểm số 30: Là ngưỡng bình thường để thực hiện hoạt đồng chẩn đoán.

Nội dung danh sách kiểm tra thái nhân cách PCL – R bao gồm các câu sau đây:

  1. Vẻ ngoài quyến rũ nhưng thiếu chân thành
  2. Đã từng được chẩn đoán có rối loạn tâm thần
  3. Lòng tự cao quá mức, cảm thấy mình vượt trội
  4. Dễ chán nản, thiếu kiên nhẫn khi gặp khó khăn
  5. Thường xuyên nói dối, lừa dối không kiểm soát
  6. Thiếu trung thực, có xu hướng lừa đảo
  7. Không cảm thấy hối hận hay tội lỗi
  8. Thiếu cảm xúc thật và chiều sâu trong tình cảm
  9. Vô cảm, không có sự đồng cảm và kiêu ngạo
  10. Sống phụ thuộc vào người khác
  11. Nóng tính, khó kiểm soát được hành vi
  12. Quan hệ tình dục thiếu trách nhiệm và bừa bãi
  13. Có các vấn đề về hành vi từ khi còn nhỏ
  14. Không có kế hoạch cuộc sống lâu dài
  15. Hành động bốc đồng, thiếu suy nghĩ
  16. Vô trách nhiệm trong vai trò làm cha mẹ
  17. Quan hệ hôn nhân không bền vững
  18. Phạm tội khi còn ở tuổi vị thành niên
  19. Nguy cơ tái phạm khi được tạm tha
  20. Không chịu trách nhiệm về hành động của mình
  21. Tham gia nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau
  22. Lạm dụng rượu, ma túy nhưng chúng không phải nguyên nhân chính gây ra hành vi xấu
quiz test thái nhân cách
Bài test đánh giá thái nhân cách với nhiều câu hỏi dễ nhận biết dấu hiệu của bệnh

Lưu ý khi thực hiện bài test:

  • Kết quả của bài test có thể cho thấy khả năng cao hoặc thấp của hành vi bạo lực, nhưng không thể dự đoán chính xác mọi trường hợp.
  • Nhiều cá nhân có điểm PCL – R cao có thể không tham gia vào hành vi bạo lực. Vì vậy, bài kiểm tra nên được kết hợp với yếu tố khác để đưa ra cái nhìn chính xác về nguy cơ.
  • Chỉ những chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo mới có thể thực hiện và giải thích kết quả của PCL – R một cách chính xác.

Làm gì sau khi kiểm tra phát hiện bản thân mắc thái nhân cách?

Sau khi phát hiện bản thân có dấu hiệu thái nhân cách thông qua bài test đánh giá mức độ, việc cân nhắc thực hiện các bước tiếp theo là rất quan trọng để cải thiện tình trạng tâm lý và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Thực hiện chẩn đoán với bác sĩ

Mặc dù bài kiểm tra giúp nhận diện biểu hiện ban đầu về thái nhân cách, nhưng việc chẩn đoán yêu cầu sự đánh giá chính xác, toàn diện hơn từ một chuyên gia. Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ chẩn đoán chính thức như DSM – 5 để đánh giá các triệu chứng và xác nhận chẩn đoán. Quy trình này bao gồm các cuộc phỏng vấn chi tiết, bảng câu hỏi lâm sàng và các bài kiểm tra tâm lý bổ sung để hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh nhân.

chẩn đoán thái nhân cách
Việc đạt kết quả chẩn đoán chính xác nên được thực hiện lại với bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ sẽ vừa đánh giá tình trạng hiện tại vừa xem xét yếu tố khác như tiền sử bệnh lý và môi trường sống nhằm xác định liệu người bệnh có cần can thiệp tâm lý hoặc điều trị khác hay không. Chẩn đoán chính xác từ bác sĩ là nền tảng để lên kế hoạch điều trị hiệu quả và cải thiện sức khỏe tâm thần.

2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là bước cần thiết sau khi nhận diện dấu hiệu thái nhân cách. Liệu pháp này giúp nhận thức rõ hơn về hành vi và cảm xúc của mình, đồng thời thay đổi hành vi tiêu cực. Các liệu pháp phổ biến bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp tâm lý động. Chúng hỗ trợ nhau giúp bệnh nhân khám phá vấn đề sâu xa từ quá khứ có ảnh hưởng đến hành vi hiện tại, qua đó điều chỉnh được suy nghĩ không lành mạnh.

Hơn nữa, trị liệu tâm lý còn hỗ trợ phát triển các kỹ năng xã hội và quản lý cảm xúc. Đây là bước quan trọng để cải thiện mối quan hệ và hòa nhập cộng đồng tốt hơn, từ đó giảm thiểu các hành vi gây hại cho bản thân và người khác.

3. Thay đổi lối sống

Những thay đổi lành mạnh trong lối sống giúp người bệnh quản lý và điều chỉnh các đặc điểm thái nhân cách, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện mối quan hệ với người khác.

test online thái nhân cách
Bơi lội là bộ môn giúp ích cho việc cải thiện lối sống đã từng góp phần gây ra thái nhân cách
  • Thiết lập thói quen tập thể dục đều đặn với các hoạt động như đi bộ, yoga hoặc bơi lội
  • Áp dụng rèn luyện ngồi thiền và chánh niệm để giảm sự bốc đồng, đồng thời tăng cường sự đồng cảm với người khác.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều trái cây, rau quả và thực phẩm giàu omega – 3. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh.
  • Tạo dựng và duy trì các mối quan hệ với bạn bè và gia đình
  • Tham gia vào hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người khác và tham gia vào các hoạt động cộng đồng để tăng sự đồng cảm, giảm sự ích kỷ và thờ ơ
  • Xác định các mục tiêu cụ thể và xây dựng kế hoạch để đạt được chúng. Qua đó tạo cảm giác đạt được thành tựu và kiểm soát cuộc sống.
  • Giảm tiếp xúc với các tác nhân gây stress và học cách quản lý căng thẳng hiệu quả thông qua các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, nghỉ ngơi hợp lý
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe tổng quát và nhận được sự tư vấn kịp thời từ các chuyên gia khi cần thiết.

Bài test kiểm tra mức độ thái nhân cách là công cụ giá trị giúp cá nhân nhận diện và đánh giá các đặc điểm tâm lý quan trọng. Mặc dù không thay thế cho sự tư vấn từ chuyên gia, việc thực hiện bài kiểm tra lại mang đến thông tin về tình trạng của bản thân và mở ra cơ hội để giữ gìn sức khỏe tốt hơn.

Các bài test đánh giá mức độ thái nhân cách chỉ mang tính tham khảo và không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Tạp chí tâm lý học MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM đối với việc sử dụng thông tin từ các bài test này thay cho lời khuyên từ bác sĩ hay chuyên gia tâm lý. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy tìm đến chuyên gia y tế để được hỗ trợ chính xác.

Có thể bạn quan tâm:


Các nguồn tham khảo:

  • https://www.psychologytoday.com/intl/tests/personality/psychopathy-test
  • https://www.expertcourtreports.co.uk/blog/the-revised-psychopathy-checklist-pcl-r/
Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *