Thuốc ngủ liều cao tiềm ẩn nhiều rủi ro cần hết sức cẩn trọng

Ngủ là một trong những nhu cầu bình thường của con người. Tuy nhiên một số người lại gặp khó khăn trong vấn đề ngủ, khiến họ trằn trọc và không thể ngủ một cách bình thường. Những lúc này đây, thuốc ngủ liều cao là sự lựa chọn duy nhất để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ngủ liều cao cũng kéo theo rất nhiều những nguy hiểm khó lường. 

Những điều cần biết về thuốc ngủ liều cao

Chúng ta thường tìm đến thuốc ngủ với hy vọng có một giấc ngủ ngon hơn. Theo thống kê, khoảng 30-50% dân số nước Mỹ từng rơi vào tình trạng mất ngủ, và cho biết chất lượng giấc ngủ của họ không tốt như kỳ vọng. Mất ngủ, hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra nhiều vấn đề như mệt mỏi, mất tập trung trong công việc và học tập, giảm sức đề kháng, suy nhược cơ thể, và tăng khả năng mắc các bệnh như trầm cảm.

thuốc ngủ liều cao
Thuốc ngủ liều cao có thể chấm dứt tình trạng mất ngủ trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng cần sử dụng đúng cách để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng mất ngủ, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ. Trong đó sử dụng thuốc ngủ là cách hiệu quả nhất cho những người mất ngủ nặng trong thời gian dài. Khác với những cách tự nhiên giúp ta điều chỉnh nhịp sinh học, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thuốc ngủ có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề, và giúp ta đi vào trạng thái thư giãn gần như như ngay lập tức để cải thiện tình trạng mất ngủ.

Nếu tình trạng của bạn quá tồi tệ, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc ngủ liều cao. Việc sử dụng thuốc ngủ có nhiều điểm tốt, nhưng bạn cũng cần hiểu rõ những tác động có lợi lẫn có hại mà chúng mang đến để cân nhắc việc sử dụng cho phù hợp. Những điều bạn cần biết bao gồm: phân loại, liều lượng, thời gian tác dụng, tương tác thuốc, và những tác dụng phụ mà thuốc mang đến. Có như vậy, bạn mới tránh được việc lạm dụng thuốc về sau.

Bên cạnh việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, thuốc ngủ và thuốc ngủ liều cao còn hỗ trợ điều trị căng thẳng, stress kéo dài, các bệnh lý thần kinh, và một số trường hợp đặc biệt khác. Không phải bất cứ trường hợp mất ngủ hay căng thẳng nào cũng có thể chữa trị bằng thuốc ngủ. Vì thế bác sĩ sẽ nghiên cứu bệnh sử, và hỏi thêm một số vấn đề xoay quanh sinh hoạt cá nhân của bạn, nhằm xác định tình trạng nào có thể dùng thuốc ngủ liều cao.

Dù có những tác động tốt với tình trạng sức khỏe, thuốc ngủ cũng có những tác dụng phụ không mong muốn, và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu sử dụng không đúng liều lượng. Vì vậy, không được tự ý sử dụng thuốc ngủ, mà phải tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc ngủ liều cao thường xuyên, không có liều lượng cụ thể có thể kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây nguy hiểm đến tính mạng.

thuốc ngủ liều cao
Lạm dụng thuốc ngủ liều cao là điều bị nghiêm cấm để đảm bảo sức khỏe người dùng không bị ảnh hưởng.

Uống thuốc quá liều có thể gây sốc thuốc, nhiễm độc thần kinh, đặc biệt nếu bạn sử dụng thuốc ngủ song song với thức uống có cồn. Thuốc ngủ liều cao cũng có thể tương tác với những loại thuốc khác bạn đang sử dụng, hoặc với thức ăn mà bạn ăn hàng ngày. Do đó cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, nhằm giảm thiếu những tác dụng phụ và nguy hiểm nhất định có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ và tác hại của thuốc ngủ

Thuốc ngủ cũng giống như những loại thuốc khác, đều chứa những tác dụng phụ nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn biết bản thân dị ứng với bất cứ chất gì có trong thuốc ngủ, bạn có thể tránh được những ảnh hưởng có hại bằng cách không sử dụng loại thuốc được đề cử. Tuy nhiên trong đa phần trường hợp, chỉ khi sử dụng thuốc thì bạn mới biết chúng gây ra những tác dụng phụ thế nào đến cơ thể.

Một số bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hoặc một số bệnh đặc biệt khác liên quan đến hô hấp hay tim mạch sẽ được cân nhắc việc có nên sử dụng thuốc ngủ liều cao hay không. Bác sĩ sẽ luôn cảnh báo cho người bệnh những ảnh hưởng nhất định của thuốc ngủ đến hệ hô hấp. Thuốc ngủ có thể cản trở quá trình hô hấp bình thường, gây cảm giác nôn nao, khó thở, nên rất nguy hiểm với những đối tượng bị hen suyễn hay COPD.

Việc sử dụng thuốc ngủ liều cao trong thời gian đầu có thể không có những ảnh hưởng rõ rệt, hoặc gây ra những tác dụng phụ nhỏ không ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt. Nhưng theo thời gian, những ảnh hưởng này sẽ lớn dần và ngày càng nguy hiểm hơn, thậm chí gây tử vong. Dưới đây là những tác dụng phụ khi dùng thuốc ngủ thường gặp, và những nguy hiểm có thể đối mặt khi dùng thuốc ngủ liều cao kéo dài:

thuốc ngủ liều cao
Khi sử dụng thuốc ngủ, chúng ta buộc phải chấp nhận một số tác dụng phụ không thể lường trước.
  • Cảm giác nôn nao, bồn chồn, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn nhưng không thể nôn ra được.
  • Cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng ran ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Cảm giác chán ăn ập đến, không muốn ăn bất cứ thứ gì.
  • Táo bón nhiều ngày liền, một số người rơi vào tình trạng tiêu chảy.
  • Hệ tiệu hóa bị ảnh hưởng gây ra tình trạng nhộn nhạo, khó tiêu, đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tim đập nhanh, khó thở là biều hiện thường gặp nếu lạm dụng thuốc ngủ liều cao.
  • Cảm giác mệt mỏi vào sáng sớm sau khi thức dậy. Sau khi sử dụng thuốc ngủ, bạn có thể có một giấc ngủ sâu, nhưng lại cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và thiếu sức sống vào sáng hôm sau. Theo các nghiên cứu, thuốc ngủ benzodiazepin như triazolam, hoặc thuốc ngủ Ambien được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng mộng du và mất trí nhớ. Bạn có thể mộng du, hoặc có những hành động kỳ lạ trong giấc ngủ nhưng không thể nhớ gì vào sáng hôm sau.
  • Phản ứng của cơ thể chậm hơn bình thường, khả năng tập trung và trí nhớ giảm sút làm ảnh hưởng đến công việc và học tập.
  • Tay chân run rẩy, khó cầm chắc đồ vật nên dễ làm rơi rớt đồ vật. Một số người dùng thuốc ngủ có tình trạng khó kiểm soát một phần cơ thể, khó giữ thăng bằng trên hai chân nên dễ té ngã. Nguyên nhân là do một số loại thuốc ngủ làm tê liệt thần kinh, từ đó khiến việc kiểm soát các cơ và bộ phận cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Trường hợp này thường thấy ở những người lớn tuổi.
  • Cảm giác buồn ngủ khi lái xe là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi sử dụng thuốc ngủ liều cao. Nguyên nhân là do một lượng nhỏ thuốc ngủ còn lưu lại trong cơ thể vào sáng hôm sau, khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ngủ ngày nhiều hơn. Ngủ khi lái xe không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng người lái, mà cho cả những người lưu thông trên đường. Do đó liều lượng thuốc sử dụng cần được quản lý một cách nghiêm khắc để hạn chế tình trạng thuốc còn dư lại.
thuốc ngủ liều cao
Buồn ngủ khi lái xe khiến chúng ta không thể làm chủ tay lái, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng bản thân và người tham gia giao thông.
  • Sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài có thể gây nghiện. Nghiện thuốc ngủ rất khó bỏ, là do cảm giác thoải mái mà chúng mang đến khi giúp chúng ta đi vào giấc ngủ sâu. Một số người cảm thấy bồn chồn khó ngủ hơn khi ngừng thuốc, vì thế khi quay lại, họ tiếp tục sử dụng liều cao hơn để loại bỏ cảm giác khó chịu. Việc tự ý tăng liều có thể gây ngộ độc và nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh những tác dụng phụ kể trên, khi lạm dụng thuốc ngủ liều cao, hoặc dùng thuốc ngủ kết hợp với ma túy, thuốc lắc, chất kích thích, rượu bia và những thức uống có cồn khác, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khó lường. Những nguy hiểm này có thể nguy hiểm đến tính mạng, hoặc gây ra tình trạng hôn mê sâu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và những bộ phận cơ thể khác. Những tác động xấu này bao gồm:

  • Rơi vào trạng thái hôn mê sâu, không tỉnh dù bị tác động mạnh. Tình trạng hôn mê kéo dài nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể làm tim ngừng đập và gây tử vong. Chính vì ảnh hưởng nghiêm trọng này mà một số người chọn cách tự tử bằng thuốc ngủ liều cao.
  • Sốc thuốc, ngộ độc thuốc gây tử vong ngay lập tức nếu sử dụng chung với bia rượu và chất kích thích. Đồ uống có cồn và những chất kích thích bị nghiêm cấm trong quá trình sử dụng thuốc ngủ vì có thể gây ra những tác động khó lường đến sức khỏe và tính mạng. Nhiều trường hợp được xác định là tử vong do ngộ độc thuốc ngủ và rượu.
  • Nhịp tim rối loạn lúc nhanh lúc chậm, có lúc gần như ngừng đập. Hơi thở chậm, đứt quãng, nông, và có thể kèm theo những tiếng khò khè.
  • Huyết áp giảm một cách bất thường.
  • Khi soi đèn vào mắt sẽ thấy đồng tử co lại, phản xạ rất chậm với ánh sáng
  • Người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, co giật cơ thể (co giật mạnh có thể gây ra tình trạng cắn lưỡi làm ảnh hưởng đến tính mạng), môi và làn da tím tái, có thể nôn ra máu.
  • Người lạm dụng thuốc ngủ liều cao có thể rơi vào tình trạng phụ thuộc thuốc.
thuốc ngủ liều cao
Phụ thuộc vào thuốc là một trong những hậu quả của việc sử dụng thuốc ngủ liều cao một cách bừa bãi.

Việc sử dụng thuốc ngủ liều cao một cách bừa bãi bị nghiêm cấm, nhưng nhiều người vẫn bất chấp sức khỏe của bản thân. Khi sử dụng thuốc ngủ, có một số quy định nhất thiết phải tuân theo để đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, tránh gây những tác dụng phụ nguy hiểm. Thuốc có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng kéo theo những tác động không thể lường trước khi tie61o xúc với cơ thể. Do đó cần cẩn thận khu dùng thuốc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ liều cao

Việc sử dụng thuốc ngủ liều cao một cách bừa bãi mang đến những tác động nguy hiểm hơn chúng ta vẫn nghĩ. Do đó trong quá trình sử dụng, có một số lưu ý cần tuân thủ để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho người sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý thông dụng bạn có thể tham khảo:

  • Loại thuốc phù hợp: Không phải bất cứ loại thuốc ngủ nào cũng có tác dụng giống nhau trong mọi trường hợp. Do đó bạn cần chọn loại thuốc ngủ phù hợp với tình trạng sức khỏe, không chứa những chất gây dị ứng, không tương tác với những loại thuốc đặc trị đang sử dụng, không lưu lại trong cơ thể quá lâu, va không gây cảm giác buồn ngủ vào buối sáng. Để đảm bảo những yếu tố này, cần nói chuyện với bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp.
  • Liều lượng thuốc: Thuốc ngủ liều cao cần được bác sĩ kê đơn để đảm bảo liều lượng thuốc phù hợp với điều kiện sức khỏe. Liều quá nhẹ hay quá nặng đều không có tác dụng, mà còn gây ra tình trạng lờn thuốc hoặc sốc thuốc. Do đó cần tuân thủ đúng tho liều lượng được quy định, không được tự ý thay đổi để tránh những ảnh hưởng khó lường.
  • Người lớn tuổi: Người lớn tuổi, đặc biệt là trên 65 tuổi, được khuyến cáo là không nên dùng thuốc ngủ liều cao vì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là rất cao. Dù là thuốc ngủ dạng nhẹ, hay các thuốc ngủ mới an toàn hơn như zolpidem (Ambien) hay eszopiclone (Lunesta) đều tồn tại nguy hiểm. Nguyên nhân là vì thuốc ngủ khó đào thải, và lưu lại lâu hơn trong cơ thể những người lớn tuổi. Điều này gây ra tình trạng mệt mỏi, ngủ ngày, mất tập trung, trí nhớ giảm sút, mất cân bằng khi di chuyển dẫn đến té ngã và chấn thương.
thuốc ngủ liều cao
Người lớn tuổi khi sử dụng thuốc ngủ cần được sự đồng ý của bác sĩ, và cần được theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa bất trắc.
  • Tử vong do dùng quá liều: Những loại thuốc ngủ về sau đã được cải tiến, giúp tình trạng tử vong do thuốc ngủ được giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc ngủ liều cao vẫn đe dọa tính mạng người sử dụng. Ví dụ, thuốc ngủ Ambien an toàn với liều 10 mg, nhưng nếu sử dụng với liều trên 600mg, khả năng tử vong là rất cao. Thuốc ngủ Lunesta với liều 270 mg, hoặc Sonata với liều 200 mg Sonata cũng gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt khi sử dụng chúng với những loại thuốc ngủ khác, hoặc có kèm rượu bia. Khi sử dụng thuốc, bạn cần chú ý liều lượng thật cần thận để tránh những ảnh hưởng xấu.
  • Tương tác thuốc: Việc dùng kèm thuốc ngủ liều cao với các loại thuốc ngủ khác, thuốc đặc trị bệnh như tim, gan, thận,…, hoặc dùng kèm với rượu bia, chất kích thích đều có thể gây ra những tương tác thuốc có hại. Để ngăn cản tình trạng này, bạn cần khai báo với bác sĩ một cách chi tiết về tiền sử bệnh và thời gian dùng thuốc, ngưng thuốc của bản thân để bác sĩ cân nhắc việc kê đơn. Ngoài ra, việc sử dụng chất cấm và rượu bia trong quá trình dùng thuốc bị nghiêm cấm vì có thể gây đột tử.
  • Dị ứng thuốc: Dị ứng thuốc là tình trạng cơ thể bài xích và phản ứng bất thường với một, hoặc nhiều chất cấu thành nên  thuốc ngủ. Dị ứng thuốc có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy khắp người, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, thậm chí là tử vong trong tình trạng nặng. Do đó nếu dị ứng thì bạn nên tránh xa những loại thuốc chứa thành phần kích ứng. Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có những biểu hiện như: đau ngực, khó thở, mờ mắt, nhìn không rõ, phát ban, ngứa ngáy khắp người, buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh, các bộ phận như mặt, mặt, môi, lưỡi sưng to và tím tái, ngất xỉu,… Dị ứng thuốc nặng có thể gây tử vong ngay lập tức. Do đó trong thời gian đầu bạn chỉ nên dùng liều lượng nhẹ để thử phản ứng.
  • Phụ thuộc thuốc: Phụ thuộc vào thuốc ngủ có thể gây nên tình trạng khó ngủ, khiến ta dần tăng liều lượng thuốc và gây nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ sẽ tùy vào tình hình mất ngủ để kê đơn nhằm giải quyết vấn đề mất ngủ cấp tính. Tuy nhiên duy trì dùng thuốc ngủ liều cao như benzodiazepine, zolpidem hay eszopiclone trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe. Phụ thuốc thuốc ngủ còn có thể gây ra tình trạng mộng du, hoặc những hành động bất thường trong quá trình ngủ mà ta không thể kiểm soát được vô cùng nguy hiểm.
thuốc ngủ liều cao
Những lưu ý khi dùng thuốc ngủ liều cao giúp ta bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh tốt hơn.

Để đảm bảo việc sử dụng thuốc ngủ liều cao không gây ra những hậu quả xấu, chúng ta cần hỏi ý kiến bác sĩ, và tuân thủ đúng theo hướng dẫn. Bạn cần xem kỹ và cân nhắc những lưu ý khi dùng thuốc được đề cập bên trên, nhằm đảm bảo giảm thiểu những tác động xấu có thể xảy ra. Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ cũng sẽ gợi ý một số cách điều trị mất ngủ mà không cần dùng thuốc.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *