Hội chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là gì? Làm sao để khắc phục?

Hội chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là một dạng rối loạn thần kinh được đặc trưng bằng trạng thái buồn ngủ quá mức vào ban ngày không thể kiểm soát, có thể kèm theo mất trương lực cơ đột ngột. Narcolepsy kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, sinh hoạt, làm việc hằng ngày, đặc biệt nếu cơn buồn ngủ xuất hiện khi người bệnh đang lái xe hay vận hành máy móc.

Hội chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là gì?

Thông thường, chúng ta thường buồn ngủ hơn vào buổi đêm và dần tỉnh táo hơn vào buổi sáng, khi cơ thể đã nạp đủ năng lượng sau một giấc ngủ. Tất nhiên tùy thói quen sinh hoạt của mỗi người, buổi sáng chúng ta có cảm giác buồn ngủ hay đôi khi gật gù, ngủ gục là bình thường, đặc biệt nếu hôm trước bạn làm việc quá khuya và ngủ không đủ.

Hội chứng ngủ rũ
Hội chứng ngủ rũ đặc trưng bởi tình trạng người bệnh luôn trong trạng thái buồn ngủ, thiếu tỉnh táo vào ban ngày không thể kiểm soát

Việc gật gù vào buổi sáng chỉ là hi hữu, tuy nhiên ở người mắc hội chứng ngủ rũ, trạng thái này diễn ra mỗi ngày. Hội chứng ngủ rũ có tên khoa học là Narcolepsy, được xếp vào nhóm rối loạn thần kinh (không phải rối loạn giấc ngủ) với dấu hiệu điển hình nhất là người bệnh luôn trong trạng thái buồn ngủ, gật gù vào ban ngày và họ không có cách nào kiểm soát được.

Một số tài liệu ghi chép về những người mắc hội chứng ngủ rũ cho thấy, họ chỉ mất chưa đầy 1p để chìm vào giấc ngủ dù là ban ngày. Ngay sau khi được đánh thức, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo chứ không rơi vào trạng thái mơ màng, tuy nhiên ngay sau đó họ lại tiếp tục rơi vào trạng thái mơ màng, gật gù mà không thể nào kéo dài sự tỉnh táo.

Narcolepsy được cho có tính chất rối loạn về thời gian và kiểm soát thời kỳ ngủ REM (Rapid eye movement – ngủ chuyển động mắt nhanh) hay pha ngủ mơ. Thường giai đoạn này chiếm khoảng 20% thời gian giấc ngủ bình thường (khoảng gần 2 tiếng nếu thời gian ngủ trung bình hơn 8 tiếng). Trong giai đoạn này, dù chân tay không có hoạt động nhưng , nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt và huyết áp đều có xu hướng tăng, đồng thời nhãn cầu chuyển động nhanh qua lại và có sự xuất hiện của những giấc mơ.

Trong giấc ngủ bình thường, sẽ bắt đầu bằng giai đoạn NREM sleep ( mắt không chuyển động nhanh), lúc này não bắt đầu hoạt động chậm lại, sau đó mới tiến đến REM sleep (có thể kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng). Tuy nhiên với Narcolepsy, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn REM sleep và bỏ qua NREM sleep nên quá trình vào giấc ngủ chỉ khoảng vài giây đến vài phút.

Hội chứng ngủ rũ được chia làm 2 nhóm chính gồm

  • Loại 1: Ngủ rũ có liên quan đến sự suy giảm hypocretin và sự tê liệt nhất thời tại cơ bắp tay chân
  • Loại 2: Ngủ rũ với mức hypocretin bình thường và

Thống kê cho thấy Narcolepsy không quá phổ biến, chỉ khoảng 1/2000 người trên toàn dân số. Thậm chí nhiều cơ sở y tế cũng không đủ chuyên môn để chẩn đoán về hội chứng này khiến nhiều người bệnh điều trị trong suốt thời gian dài nhưng không thể kiểm soát được cơn buồn ngủ.

Có rất nhiều vấn đề xoay quanh hội chứng ngủ rũ bởi tính chất và cơ chế gây bệnh cực kỳ phức tạp. Theo các chuyên gia, Narcolepsy có xu hướng kéo dài mãn tính và ảnh hưởng suốt đời đến người bệnh dẫn đến rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt hằng ngày.

Biểu hiện hội chứng ngủ rũ

Các dấu hiệu đầu tiên của hội chứng ngủ rũ thường xuất hiện trong giai đoạn từ 10 đến 25 tuổi. Ban đầu chỉ là trạng thái buồn ngủ, gật gù bình thường vào ban ngày nhưng sau đó thời gian ngủ của họ ngày càng tăng lên, chiếm trọn thời gian cả ngày. Rất khó để người bệnh có thể tỉnh táo trong thời gian dài dù đã làm mọi cách như dùng cà phê, nước tăng lực..

Cần hiểu rằng trạng thái buồn ngủ của Narcolepsy xuất hiện do có liên quan đến những rối loạn thần kinh, không phải do thiếu ngủ hay mệt mỏi. Kể cả khi ngày hôm trước họ đã ngủ đầy đủ, không làm việc quá sức nhưng trạng thái gật gù vào ban ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Cụ thể, một số dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ngủ rũ bao gồm

Ngủ quá nhiều vào ban ngày

Quá buồn ngủ vào ban ngày (Excessive daytime sleepiness – EDS) là đặc trưng điển hình nhất của hội chứng ngủ rũ. Tần suất ngủ có thể tăng dần lên theo thời gian, diễn ra nhiều lần trong ngày. Mỗi giai đoạn ngủ chỉ diễn ra trong vài phút nhưng cũng có thể kéo dài vài tiếng. Người bệnh hầu như không có cách nào để kiểm soát cơn buồn ngủ của bản thân.

Hội chứng ngủ rũ
Người bệnh có thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ ban ngày chỉ từ vài giây đến vài phút

Cơn buồn ngủ có thể xuất hiện bất cứ thời điểm, không gian nào, phổ biến nhất là khi đang đọc sách, gõ máy tính, trò chuyện với bạn bè, xem TV hay họp hành. Người bệnh có thể gặp nguy hiểm nếu trạng thái buồn ngủ xuất hiện khi họ đang lái xe, vận hành máy móc hay làm các công việc cần có sự tập trung cao độ.

Giấc ngủ ban đêm không đủ với người bệnh do họ thường gặp những giấc mơ có tính kích thích và sống động quá mức. Thường trạng thái phòng bị của cơ thể sẽ giảm xuống giống như báo hiệu cơn buồn ngủ, tuy nhiên người bệnh cũng có thể ngủ đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Bởi thế những người mắc hội chứng ngủ rũ thường không được đánh giá tốt vì bị coi là không tập trung vào công việc.

Mất trương lực cơ đột ngột

Mất trương lực cơ đột ngột ở Narcolepsy thường xảy ra dưới 2 phút với đặc trưng là yếu hay tê liệt cơ bắp, tay chân đột ngột không báo trước. Trạng thái này còn được gọi là cataplexy – thường được kích hoạt bởi một cảm xúc xúc mạnh mẽ, chẳng hạn như tiếng cười, sự phấn kích, giật mình, sợ hãi hay giận dữ của người bệnh.

Hầu hết những người mắc hội chứng ngủ rũ loại 1 đều đi kèm cataplexy, chiếm khoảng 20% trên tổng số bệnh nhân. Một số người bệnh chỉ có tình trạng mất trương lực cơ 1- 2 lần/ năm, tuy nhiên cũng có người bị tê liệt diễn ra vài lần trong ngày.

Trạng thái liệt cơ có thể diễn ra ở nhiều vị trí, chỉ yếu là tay chân. Chẳng hạn một người có thể đột ngột tê liệt khi đang câu cá và cá cắn câu; hay một người có thể bị té ngã do cười quá nhiều. Một số tình trạng khác có thể xuất hiện do tê liệt cơ, chẳng hạn giật nháy cơ mặt, hàm hạ xuống, nói lắp bắp, gật đầu không kiểm soát ( khá tương tự với trạng thái mất trương lực cơ ở giai đoạn giấc ngủ REM).

Bóng đè

Bóng đè (Sleep paralysis) được coi là trạng thái pha trộn giữa giai đoạn thức và giấc ngủ REM dẫn tới tình trạng mất kiểm soát các cơ kèm theo ảo giác, diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ vài giây hay vào phút. Lúc này cơ thể dường như không thể cử động, mặc dù chúng ta có cảm giác bản thân đang không ngừng vẫy đạp nhưng không vẫn không thể nào làm theo ý muốn.

Hội chứng ngủ rũ
Cảm giác “bóng đè” khiến nhiều người mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau

Trạng thái bóng đè khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, giật mình ngay khi vừa tỉnh giấc. Khoảng 25% người mắc hội chứng ngủ rủ rũ gặp phải tình trạng bóng đè, chủ yếu là trẻ em, người có sức khỏe không tốt, ít gặp hơn ở người trưởng thành và khỏe mạnh. Khi tỉnh dậy người bệnh vẫn còn giữ nguyên cảm giác tê liệt nên cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.

Có ảo giác

Một đặc điểm cũng gặp ở một số người mắc hội chứng ngủ rũ chính là có ảo giác (Hallucinations), bao gồm ảo giác thức và ảo giấc mơ, được miêu tả là cực kỳ sinh động và chân thực. Người bệnh có thể cảm thấy có những ảo thanh, ảo thị, ảo giác ( chủ yếu xuất hiện khi vừa vào giấc ngủ (hypnagogic); đôi khi cũng có thể ngay khi vừa tỉnh giấc (hypnopompic).

Người bệnh có thể không phân biệt được đâu là ảo giác, đâu là giấc mơ vì quá chân thật, tuy nhiên đều cảm thấy rất đáng sợ. Ảo giác xuất hiện ở khoảng 30% bệnh nhân Narcolepsy, chủ yếu là trẻ em, bao gồm cả những trẻ khỏe mạnh và ít xuất hiện hơn ở người trưởng thành.

Rối loạn giấc ngủ ban đêm

Giấc ngủ đêm bị gián đoạn (Disrupted Nighttime Sleep – DNS) cũng là một trong những vấn đề mà người mắc hội chứng ngủ rũ thường xuyên gặp phải. Cần hiểu rằng, vốn dĩ các bệnh nhân Narcolepsy đều cực kỳ dễ ngủ, cho dù là đêm hay ngày. Tuy nhiên giấc ngủ ban đêm của họ thường không được xuyên suốt mà thường xuyên gián đoạn, cách vài tiếng sẽ tỉnh dậy một lần.

Hội chứng ngủ rũ
Người bệnh thường không ngủ sâu, hay đột ngột tỉnh giấc vào ban đêm, tuy nhiên cũng rất nhanh có thể ngủ lại

Việc thường xuyên gặp ác mộng có thể là nguyên nhân khiến cho giấc ngủ của người bệnh không được xuyên suốt, đây cũng là nhân tố khiến tình trạng EDS nghiêm trọng hơn vào hôm sau. Thường xuyên thức giấc giữa chừng cũng làm gia tăng sự mệt mỏi, đau nhức cơ thể, uể oải và càng khiến họ thiếu tỉnh táo, dễ gặp ảo giác hơn.

Một số đặc điểm khác

Một số đặc điểm cũng có thể xuất hiện ở người mắc hội chứng ngủ rũ bao gồm

  • Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA)
  • Hội chứng chân không yên (Willis-Ekbom)
  • Mất ngủ thường xuyên
  • Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ (Periodic limb movement disorder – PLMD)
  • Một số người bệnh trong giai đoạn ngủ ngày như tay chân vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi đang dang dở của họ, chẳng hạn như tiếp tục gõ máy, tiếp tục lật sách.. Tuy nhiên khi tỉnh dậy họ có thể chẳng nhớ gì

Nguyên nhân hội chứng ngủ rũ

Hiện nay các nguyên nhân gây ra hội chứng ngủ rũ vẫn đang được nghiên cứu, vẫn chưa có bất cứ kết quả nào được khẳng định là chính xác tuyệt đối. Cơ chế bệnh sinh của Narcolepsy khá phức tạp, đây cũng là yếu tố khiến việc điều trị hoàn toàn hội chứng này gặp rất nhiều khó khăn.

Hội chứng ngủ rũ
Sự thiếu hụt petide thần kinh hypocretin-1 liên quan trực tiếp đến hội chứng ngủ rũ

Một số giả thuyết và các yếu tố được cho là có liên quan đến hội chứng ngủ rũ bao gồm

  • Sự thiếu hụt peptide thần kinh hypocretin-1 – một chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ duy trì sự tỉnh táo trong não bộ được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân.
  • Dù có liên quan đến  dạng đơn bội HLA cụ thể nhưng tỷ lệ tương quan giữa các cặp song sinh lại chỉ dưới 25%. Những phản ứng miễn dịch liên quan đến HLA được cho gây ra tình trạng thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh này
  • Một vài nghiên cứu cho rằng sự khiếm khuyết trong gen di truyền dẫn tới quá trình sản xuất hypocretin không diễn ra bình thường có liên quan đến hội chứng ngủ rũ
  • Tỷ lệ Narcolepsy  ở các nước Châu Âu khá cao nên một số nhà khoa học đã đặt ra các giả thuyết cho rằng có liên quan đến virus H1N1 và một loại vaccine H1N1 nhất định đang được lưu hành tại khu vực này.  Tất nhiên các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để xác minh liệu các loại virus này đóng vai trò kích hoạt trực tiếp hay chỉ là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn thần kinh này
  • Thống kê cũng cho thấy, một số ít trường hợp gặp vấn đề tại các vùng não đảm nhiệm vai trò điều chỉnh giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), chẳng hạn chấn thương hay có khối u não
  • Một số nghiên cứu cũng cho rằng hội chứng ngủ rũ có thể hình thành do nhiễm trùng, sự thay đổi nội tiết tố, tiếp xúc với độc tố..

Hội chứng ngủ rũ có nguy hiểm không?

Hội chứng ngủ rũ kéo dài mãn tính và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến người bệnh, đặc biệt là trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Theo nhịp sống sinh hoạt tự nhiên, ban đêm là thời gian để ngủ, để nghỉ ngơi còn ban ngày chính là thời gian để con người học tập, làm việc, vui chơi… Nếu lúc nào cơ thể cũng ở trạng thái buồn ngủ và thiếu tỉnh táo đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ lỡ rất nhiều hoạt động quan trọng vào ban ngày.

Hội chứng ngủ rũ
Người bệnh nếu đột ngột rơi vào trạng thái buồn ngủ và ngủ khi lái xe có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh

Narcolepsy khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, không thể tập trung khiến chất lượng học tập và công việc đều đi xuống. Người bệnh hầu như không thể hoàn thành tốt công việc do luôn mơ màng, đặc biệt là các công việc cần có sự tập trung, tính toán hay suy nghĩ nhanh, chẳng hạn như kế toán, viết lách..

Người mắc hội chứng ngủ rũ thường bị những người xung quanh đánh giá sai lầm là không có ý chí, lười biếng, ham ngủ, có thói quen sinh hoạt không lành mạnh nên lúc nào cũng buồn ngủ vào ban ngày. Trẻ đi học có thể bị thầy cô khiển trách trong khi người trưởng thành thường bị sếp trách phạt, thậm chí là đuổi việc vì không thể đảm bảo tốt công việc.

Đặc biệt nếu cơn buồn ngủ không báo trước, người bệnh đột ngột rơi vào giấc ngủ nhễu đang thực hiện các công việc như lái xe, vận hành máy móc hay di chuyển sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do thiếu tỉnh táo và không có nhận thức nên người bệnh có thể gây ra các tai nạn nguy hiểm cho cả bản thân và những người xung quanh.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng chỉ ra người mắc hội chứng ngủ rũ có thể giảm ham muốn về tình dục, tăng nguy cơ béo phì và gặp các vấn đề khác về xã hội. Một số người có thể không đi làm và phải sống phụ thuộc vào gia đình, dẫn tới nguy cơ một vài vấn đề tâm lý khác.

Chẩn đoán hội chứng ngủ rũ

Do hội chứng ngủ rũ không quá phổ biến nên nếu không có chuyên môn đôi khi không thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Kể cả việc chụp MRI cũng không phát hiện bệnh bởi không tìm thấy được các tổn thương dây thần kinh khu trú hay bất thường tại cấu trúc não và các mạch máu não.

Hội chứng ngủ rũ
Đa ký giấc ngủ được thực hiện để kiểm tra chu trình giấc ngủ giúp chẩn đoán Narcolepsy

Với Narcolepsy, một xét nghiệm và các yêu cầu cần thiết để chẩn đoán bao gồm

  • Ghi chép hoặc thông cho cho bác sĩ về lịch sử, nhật ký giấc ngủ
  • Thực hiện đa ký giấc ngủ ( bằng cách gắn các điện cực gắn trên đầu bệnh nhân để đo các các chỉ số điện não đồ, điện tim, điện cơ, chuyển động của mắt hoặc cả nhịp thở
  • Xem xét giấc ngủ ngắn trong ngày ( bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngủ 4-5 lần/ ngày; cách nhau 2 tiếng mỗi lần để xem xét thời gian đi vào giấc ngủ, chuyển động mắt)
  • Các xét nghiệm hình ảnh não bộ khác cũng được thực hiện nhằm kiểm tra các tổn thương hay bất thường nếu có

Người bệnh nên tham khảo đến các bệnh viện có chuyên khoa lớn về thần kinh và thông báo đầy đủ các triệu chứng để đảm bảo việc chẩn đoán chính xác nhất. Ngay khi phát hiện bản thân có những bất thường trong chế độ giấc ngủ cũng có thể ghi chép lại chi tiết để bác sĩ có thể dễ dàng phán đoán, nhờ đó phát hiện và can thiệp sớm nhất có thể.

Hướng điều trị hội chứng ngủ rũ

Hiện nay vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn hội chứng ngủ rũ, mọi biện pháp chỉ nhằm giảm tải đáng kể những triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thuốc cùng một lối sống khoa học được cho là có ích nhất cho Narcolepsy. Tùy tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị khác nhau.

Điều trị bằng thuốc

Không có loại thuốc nào được công nhận là thuốc đặc trị cho hội chứng ngủ rũ, chủ yếu là thuốc kích thích sự tỉnh táo và ngăn chặn tình trạng liệt cơ. Một số bệnh nhân nếu không có các triệu chứng căng trương lực cơ có thể cũng không được chỉ định dùng thuốc để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

Hội chứng ngủ rũ
Modafinil giúp kích thích thần kinh, tăng sự tỉnh táo cho người bệnh để hỗ trợ các hoạt động thường ngày

Những loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất để điều trị Narcolepsy bao gồm

  • Modafinil hoặc armodafinil giúp giảm cơn buồn ngủ, tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo
  • Oxybates – một chất ức chế thần kinh giúp giảm cơn buồn ngủ hoặc các trạng thái tê liệt/ yếu cơ đã được FDA chấp thuận trong điều trị hội chứng ngủ rũ
  • Solriamfetol có tác dụng giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày hay tình trạng ngưng thở khi ngủ đáng kể
  • Pitolisant là một thuốc chủ vận nghịch đảo thụ thể histamine-3 có thể làm tăng nồng độ histamine trong não để tinh thần tỉnh táo hơn
  • Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn Imipramin, Effexor XR cũng có thể được bác sĩ chỉ định trong một vài trường hợp
  • Một số thuốc loại thuốc có chứa canxi, magiê, kali và natri oxybat

Việc sử dụng các nhóm thuốc kích thích thần kinh cần phải chú ý về liều lượng vì đôi khi nó có thể gây ra tình trạng mất ngủ vào ban đêm cùng một số tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn buồn nôn hay đau đầu Tuyệt đối không được tự ý tăng/ giảm; thay đổi liều lượng thuốc hay ngưng thuốc đột ngột vì đều có thể ảnh hưởng đến kết quả điều tri cuối cùng.

Bên cạnh đó, người mắc hội chứng ngủ rũ cũng được bác sĩ khuyến khích không nên sử dụng các loại thuốc có tính chất gây buồn ngủ, chẳng hạn như các loại thuốc trị cảm cúm, thuốc dị ứng. Hay những người mắc các vấn đề sức

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành lạnh, tìm kiếm các công việc có tính chất phù hợp cũng được các bác sĩ khuyến khích người mắc hội chứng ngủ rũ nên thực hiện. Do không thể điều trị dứt điểm nên người bệnh cần cố gắng duy trì lối sống tích cực để hạn chế tối đa các hệ lụy, góp phần tạo ra cuộc sống an toàn, hạnh phúc, thuận lợi hơn cho chính bản thân mình.

Hội chứng ngủ rũ
Tuân thủ một lịch trình sinh hoạt có kế hoạch sẽ giúp người bệnh giảm trạng thái ngủ gục hay buồn ngủ quá mức

Một số chế độ được khuyến khích cho người mắc hội chứng ngủ rũ bao gồm

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, cố gắng thực hiện theo đúng lịch trình đã xây dựng về thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ và làm việc kể cả vào ngày cuối cùng để cơ thể hình thành một thói quen nhất định
  • Tránh xa bia rượu, đồ uống có cồn hay các chất kích thích, chất gây nghiện khác
  • Duy trì thói quen vận động hằng ngày cũng giúp ích trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh gia tăng sự tỉnh táo vào ban ngày cần thiết cho Narcolepsy
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính chất gây buồn ngủ vào ban ngày, chẳng hạn như hạt sen hay trà hoa cúc
  • Thực hành thiền hay yoga, thái cực quyền cũng được đánh giá rất hữu ích cho người mắc hội chứng ngủ rũ
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường rau xanh và trái cây, hạn chế nguy cơ thừa cân béo phì
  • Ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa hoặc một thời điểm cũng giúp tinh thần người bệnh tỉnh táo hơn, giảm tình trạng buồn ngủ xuyên suốt cả ngày
  • Trao đổi với thầy cô giáo nếu trẻ mắc bệnh để tránh việc nhà trường có sự đánh giá xấu về con
  • Người trưởng thành mắc Narcolepsy có thể cần thông báo với nơi làm việc hoặc tìm kiếm các công việc tự do, có thể làm độc lập để tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Tuy nhiên người bệnh nên tránh tối đa các công việc liên quan đến vận hành máy móc, tài xế, việc cần sự tập trung cao độ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh
  • Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu buồn ngủ hay nhanh chóng dừng mọi công việc, hoạt động đang làm, đặc biệt nếu đang lái xe hay điều khiển máy móc

Hội chứng ngủ rũ có thể gây ảnh hưởng đến quá trình học tập hay làm việc của người bệnh hằng ngày nên cần tìm cách can thiệp càng sớm càng tốt. Hiện nay vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào giúp phòng tránh nguy cơ Narcolepsy, tuy nhiên việc duy trì một lối sống tích cực, chăm sóc thể chất và tinh thần mỗi ngày có thể hạn chế tối đa hội chứng này cùng rất nhiều các bệnh lý khác.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *