Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên lưu ý

4.9/5 - (69 bình chọn)

Nhiều người nghĩ rằng, trầm cảm thường chỉ khởi phát khi con người chịu nhiều áp lực, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế căn bệnh quái ác này vẫn có thể khởi phát ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. 

trầm cảm ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng trầm cảm hoàn toàn có khả năng khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh

Trầm cảm có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh không?

“Trầm cảm là bệnh lý của não bộ, do nhiều nguyên nhân khách quan gây ra. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu là hệ lụy từ các bệnh lý sẵn có, ảnh hưởng tới thể trạng, tâm lý, gây ra trầm cảm. Ngoài ra, áp lực căng thẳng, sự quá tải trong cuộc sống cũng là yếu tố nguy cơ” – đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Kim Việt – nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần, đại học Y Hà Nội tại một buổi hội thảo về sức khỏe tâm thần do dự án Mạng lưới nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần Việt Nam tổ chức.

Thông thường, mọi người đều nghĩ rằng trầm cảm chỉ có thể xuất hiện ở những người trưởng thành, nguyên nhân chủ yếu đó chính là sự áp lực, căng thẳng đến từ công việc, học tập, gia đình và cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế thì căn bệnh này vẫn có nhiều khả năng khởi phát ở trẻ sơ sinh.

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện hàn lâm Nhi khoa của Mỹ cho biết rằng, hiện nay có khoảng 2% trẻ nhỏ và 4 đến 8% trẻ vị thành niên đang mắc phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác cho thấy, trầm cảm có thể trở thành căn bệnh mạn tính ở nhiều người, kể cả trẻ nhỏ.

Hơn thế, trong số những trẻ sơ sinh có biểu hiện của bệnh trầm cảm thì có đến khoảng 64% các trường hợp tiếp tục phát triển căn bệnh này trong khoảng 6 tháng kế tiếp và các triệu chứng cũng trở nên rõ rệt hơn rất nhiều. Thống kê còn nhận thấy, có khoảng 40% các trường hợp trẻ tiếp tục bị trầm cảm trong khoảng 2 năm đầu đời và có gần 20% các trẻ em bị tái phát trầm cảm hoặc bị trầm cảm kéo dài dai dẳng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Do đó, trầm cảm hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu các bậc phụ huynh thờ ơ không quan tâm và phát hiện kịp thời. Mặc dù các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh khó nhận biết hơn so với người lớn, nhưng nếu cẩn trọng quan sát bạn cũng có thể nhận thấy được những sự bất thường trong sự phát triển và lối sinh hoạt của trẻ.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ sơ sinh

Về nguyên nhân có thể gây ra tình trạng trầm cảm ở trẻ sơ sinh thì PGS.TS Nguyễn Kim Việt cũng đưa ra một số yếu tố nguy cơ như sau:

  • Do trẻ nhỏ phải sống xa cha mẹ hoặc không dành nhiều thời gian để chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, những người thay thế để chăm nom trẻ lại không thể hiểu được hết tâm lý của trẻ nhỏ, dẫn đến những biến đổi về mặt tâm lý.
  • Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Anh cũng cho biết rằng, có khoảng 40% các trường hợp bị trầm cảm đều liên quan đến gen. Vì thế, nếu trước hoặc trong quá trình mang thai mẹ mắc phải chứng bệnh này thì nhiều khả năng con sinh ra cũng gặp phải một số triệu chứng tương tự.
  • Ngoài ra, nếu trẻ được sinh hoạt và lớn lên với những người bị trầm cảm thì sẽ dễ bị ảnh hưởng về tính cách, suy nghĩ và hành vi. Ví dụ như người chăm sóc trẻ ít nói, lười vận động, ít giao tiếp thì sẽ cũng sẽ có xu hướng giống như thế.

Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng trầm cảm ở trẻ sơ sinh khá khó nhận biết, tuy nhiên nếu cha mẹ có thể chú ý quan sát kỹ thì vẫn có thể phát hiện được những bất thường ở trẻ. Một số dấu hiệu cảnh báo điển hình như:

trầm cảm ở trẻ sơ sinh
Những trẻ sơ sinh bị trầm cảm thường lười bú và hay quấy khóc
  • Hay quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Lười bú sữa
  • Không thích nô đùa, cười nói.
  • Chậm phát triển về vận động và nhận thức
  • Hay cáu gắt không rõ lý do
  • Không thể nhận ra được người thường xuyên chăm sóc mình, ví dụ như không cười khi gặp mặt hay đùa giỡn.
  • Có một số hành động bộc phát

Trong một nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh ngay từ những thời gian đầu tiên mà bé vừa chào đời. Tạp chí sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên của Viện Hàn lâm Mỹ cũng đã từng công bố kết quả của nghiên cứu và nhận thấy trong mô hình kết nối não của những trẻ sơ sinh có thể giúp dự đoán được khả năng mà bé mắc bệnh trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần bao gồm cả những sự lo lắng, căng thẳng, nỗi buồn,…

Tiến sĩ Cynthia Rogers – bác sĩ tâm thần trẻ em tại Đại học Washington ở St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ cũng là người dẫn đầu trong nghiên cứu cho biết rằng “Mô hình kết nối não có thể chỉ ra, đối với một số trẻ em, não của chúng được phát triển theo một quỹ đạo làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng sức khỏe tâm thần khi trẻ lớn lên”. Tuy nhiên những trải nghiệm và môi trường sống khi trẻ lớn lên cũng có khả năng làm thay đổi các mô hình kết nối này, các triệu chứng trầm cảm cũng có thể tăng lên hoặc giảm xuống.

Ban đầu, mục đích chủ yếu của cuộc nghiên cứu này đó chính là tìm hiểu về sự khác biệt giữa những trẻ sơ sinh đủ ngày đủ tháng và những trẻ sơ sinh sinh non. Trong một số nghiên cứu trước đây cho biết rằng, những trẻ sơ sinh thiếu tháng sẽ có nhiều khả năng gặp phải một số vấn đề về sức khỏe tâm thần, nó có thể khởi phát sau khi trẻ lớn lên. Do đó, các nhà khoa học cũng muốn điều tra xem trong kết nối não của chúng có sự khác biệt gì hay không.

Nghiên cứu này sẽ dựa trên 57 trẻ sơ sinh sinh non và 65 trẻ sơ sinh đủ tháng. Bước đầu tiên các nhà khoa học sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI của trẻ trong những ngày đầu mà trẻ vừa chào đời. Khoảng 2 năm sau, các nhà khoa học sẽ bắt đầu đánh giá về những triệu chứng sớm của bệnh trầm cảm đối với trẻ.

Trong quá trình phân tích hình ảnh quét não, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung nhiều vào cách mà các hạt hạch nhân, trung tâm sợ hãi của não bộ tương tác với những vùng khác của não. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia, bởi không phát hiện sự khác biệt quá lớn đối với não bộ của hai nhóm trẻ này. Mô hình kết nối hạch hạnh nhân của trẻ sơ sinh khá giống với người trưởng thành, tuy nhiên sức mạnh của trẻ sơ sinh sinh non sẽ có phần kém hơn.

Ở cả hai nhóm trẻ đều có kết nối khá mạnh mẽ giữa những hạch hạnh nhân với các thùy nhỏ ở não trước (liên quan đến cảm xúc và ý thức). Phần trước trán vỏ não trung gian (liên quan đến việc ra quyết định và lập kế hoạch) sẽ được liên kết với các dấu hiệu cảnh báo sớm về sự lo lắng và trầm cảm khi trẻ bắt đầu được 2 tuổi. Kết quả này cũng cho biết rằng, các mô hình não nhất định đã có mặt khi trẻ vừa mới sinh ra. Vì thế hoàn toàn có thể dự đoán về nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc các bệnh tâm thần về sau.

Rogers cũng cho biết rằng : “Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên phát hiện những khác biệt chức năng trong kết nối amygdala khi sinh liên quan đến các triệu chứng sớm của bệnh trầm cảm. Đã có một số nghiên cứu khác ở trẻ lớn tuổi và trẻ nhỏ tìm thấy sự khác biệt chức năng của các hạch này nhưng lợi thế của nghiên cứu trẻ lúc sinh là những mô hình không bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm mà trẻ đã có sau khi sinh”.

Cách cải thiện chứng trầm cảm ở trẻ sơ sinh

Thông thường, rất nhiều bậc phụ huynh hay những người chăm sóc nghĩ rằng trầm cảm không thể khởi phát ở trẻ sơ sinh hoặc có thể dễ dàng điều trị. Nhiều người còn cho rằng chỉ cần dành nhiều thời gian cho trẻ, trò chuyện với trẻ nhiều hơn thì sẽ giúp đẩy lùi được căn bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, để cải thiện được các triệu chứng của bệnh trầm cảm bạn cần đến sự hỗ trợ và can thiệp chuyên sâu của các biện pháp y khoa, đồng thời đối với trẻ nhỏ cũng cần nhiều sự quan tâm của gia đình và những người chăm sóc.

Sau khi thăm khám và chẩn đoán cụ thể về tình trạng trầm cảm của trẻ sơ sinh, các chuyên gia sẽ cân nhắc để sử dụng một số đơn thuốc với liều lượng phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, các loại thuốc hỗ trợ kiểm soát trầm cảm có thể khiến cho trẻ gặp phải một số tác động phụ nguy hiểm như buồn nôn, khô miệng, táo bón, chóng mặt, nhức đầu,…

Do đó, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Quá trình sử dụng thuốc cần được thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng cho bé uống thuốc đột ngột.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì sự quan tâm và hỗ trợ từ người nhà bệnh nhân cũng rất quan trọng. Cha mẹ cùng những người trong gia đình cần dành nhiều thời gian để trò chuyện và chăm sóc trẻ nhiều hơn. Đối với trẻ sơ sinh giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết. Vì vậy cha mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất cho con ngủ đủ giấc, bú đủ cữ để trẻ phát triển mạnh khỏe hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về các dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh và gợi ý một số cách cải thiện hiệu quả. Tuy các triệu chứng của bệnh có phần khó nhận biết nhưng nếu cha mẹ và người chăm sóc có thể chú ý quan sát kỹ lưỡng cũng có thể sớm phát hiện ra những biểu hiện bất thường của trẻ. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bệnh, bạn cần cho trẻ đến thăm  khám và điều trị tại các cơ sở y khoa uy tín và chất lượng.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
4.9/5 - (69 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *