Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần chữa được không?
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là tình trạng đặc biệt nguy hiểm với những biểu hiện của chứng trầm cảm nặng và bệnh loạn thần. Đây là tình trạng hoang tưởng khởi phát dựa trên chứng trầm cảm nặng với nhiều biểu hiện khác nhau gây nên nhiều sự khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Khái niệm
Để hiệu rõ hơn về bênh trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần, chúng ta cần hiểu về hai khái niệm quan trọng: Loạn thần và trầm cảm nặng.
1. Loạn thần là gì?
Chứng loạn thần sẽ có biểu hiện đặc trưng bởi những nhận thức, liên hệ hoàn toàn sai lệch so với thực tế. Đây được xem là một dạng rối loạn tâm thần rất nghiêm trọng gây ra những hoang tưởng, ảo giác cho người bệnh. Những đối tượng bị loạn thần sẽ phải trải qua những cảm xúc bất thường dù không nhận được bất kì kích thích nào từ cuộc sống thực tại. Cũng chính vì thế mà họ dần mất đi động lực sống và luôn có ý định muốn rời khỏi xã hội.
Người bệnh sẽ thường xuyên phải trải qua những điều đáng sợ, dị thường. Những triệu chứng của căn bệnh có thể khiến cho bệnh nhân bị tổn thương hoặc xuất hiện các hành vi tấn công những người xung quanh. Đặc biệt hơn là những triệu chứng của bệnh loạn thần thường sẽ khởi phát đột ngột, khó lường trước được.
Người bị loạn thần sẽ dần thay đổi ngôn ngữ, hành vi của mình, họ dường như trở thành một con người khác, ngay cả điệu cười, thái độ, cử chỉ cũng bất thường. Thậm chí người bệnh sẽ bị mất kiểm soát về hành động, giống như có một ai đó đang điều khiển họ.
Chứng loạn thần thường sẽ không có biểu hiện biến chứng cụ thể. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh lý liên quan khác, hơn thế sẽ gây khó khăn trong việc điều trị và làm ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người bệnh cùng những người xung quanh.
2. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một chứng bệnh tâm thần phổ biến được đặc trưng bởi cảm giác chán nản, buồn bã, suy sụp, thất vọng, mất dần hứng thú với các hoạt động xung quanh, xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực. Bệnh lý này sẽ tác động sâu sắc cảm nhận, suy nghĩ, cách hành xử của người bệnh từ đó sẽ gây nên những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất.
Những triệu chứng bệnh diễn ra liên tục và kéo dài trong vài ngày, vài tuần tùy vào mức độ bệnh của mỗi người. Nếu lâu ngày không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống hoặc có thể cướp đi tính mạng của người bệnh.
Mối quan hệ giữa trầm cảm và loạn thần
Loạn thần là một thể bệnh lâm sàng của chứng trầm cảm, đây được xem là một dạng rối loạn trầm cảm nặng. Ngoài những biểu hiện đặc trưng của bệnh trầm cảm thì trầm cảm nặng có triệu chứng của loạn thần sẽ kèm theo một số hoang tưởng, ảo giác. Người bệnh thường sẽ mắc phải hoang tưởng theo hai dạng đó là hoang tưởng tự buộc tội và hoang tưởng nghi bệnh.
Rối loạn trầm cảm nặng có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên qua thống kê nhận thấy chứng bệnh này sẽ phổ biến hơn đối với phụ nữ và những đối tượng từ 25 đến 30 tuổi. Các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng vài ngày và kéo dài đến vài tuần. Thông thường sẽ bắt đầu cùng với những triệu chứng như cơn hoảng sợ, lo âu lan tỏa, ám ảnh sợ, những biểu hiện của trầm cảm nhẹ.
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần (paranoid) là bệnh gì?
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần hay còn được gọi là trầm cảm paranoid là tình trạng hoang tưởng khởi phát trên nền bệnh trầm cảm nặng. Chứng bệnh này sẽ bao gồm nhiều dạng khác nhau như hoang tưởng tín ngưỡng, hoang tưởng thảm họa, hoang tưởng nghi bệnh hoặc hoang tưởng buộc tội. Cũng do sự đa dạng về các loại hoang tưởng đã gây ra nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và phân biệt căn bệnh này với những rối loạn có liên quan.
Những hoang tưởng này sẽ xuất hiện cùng lúc với các biểu hiện của chứng trầm cảm nặng. Nếu các triệu chứng của trầm cảm nặng được kiểm soát và chữa khỏi thì các hoang tưởng cũng sẽ được khắc phục tốt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của trầm cảm đã được điều trị dứt điểm nhưng tình trạng hoang tưởng vẫn tiếp tục kéo dài thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán để tìm ra căn nguyên của nó.
Dựa vào số liệu đã được thống kê, các nhà khoa học nhận thấy có khoảng 20% các bệnh nhân trầm cảm nặng đều có xuất hiện các triệu chứng của loạn thần. Tình trạng này còn được gọi là trầm cảm có loạn thần, đây là thuật ngữ để mô tả hiện tượng trầm cảm nặng cùng với các biểu hiện của chứng loạn thần.
Khi gặp phải chứng bệnh này, người bệnh có thể nghe, nhìn hoặc tin tưởng quá mức vào những điều phi thực tế. Các chuyên gia cũng chia tình trạng này thành hai dạng đó là trầm cảm có triệu chứng loạn thần theo tâm trạng và trầm cảm có triệu chứng loạn thần không theo tâm trạng.
- Trầm cảm có triệu chứng loạn thần theo tâm trạng: Người bệnh sẽ xuất hiện các hoang tưởng và ảo giác về những chủ đề phù hợp với căn bệnh trầm cảm điển hình, ví dụ như kém cỏi, cảm giác tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng,…
- Trầm cảm có triệu chứng loạn thần không theo tâm trạng: Bệnh nhân sẽ bắt đầu hoang tưởng và ảo giác về những chủ đề không có mối liên hệ với bệnh trầm cảm điển hình.
Biểu hiện của trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần
Cũng như tên gọi của nó, chứng trầm cảm nặng có triệu chứng của loạn thần sẽ bao gồm cả các triệu chứng của trầm cảm nặng và bệnh loạn thần. Một số biểu hiện thường gặp của người bệnh như:
- Cảm thấy mệt mỏi, dễ kích động, cáu gắt.
- Khó tập trung, không thể hoàn thành tốt công việc được giao.
- Cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, bất lực.
- Không muốn giao tiếp hay tiếp xúc với những người bên cạnh.
- Tự ti, nhận thấy bản thân vô dụng, tội lỗi.
- Mất dần hứng thú với những hoạt động xảy ra xung quanh.
- Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Thay đổi vị giác, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn mất kiểm soát.
- Suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.
- Xuất hiện ảo giác và hoang tưởng bất thường.
- Nhận thức sai lệch, có niềm tin về những điều sai thực tế.
- Nghe hoặc nhìn thấy những điều không có trong thực tại.
Ngoài ra, một số người bệnh còn thường xuyên nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của bản thân, họ luôn nghĩ mình đang mắc phải căn bệnh nan y nào đó, ví dụ như ung thư. Tuy nhiên trong thực tế sức khỏe của họ vẫn ổn định hoặc hoàn toàn không gặp phải chứng bệnh đó. Vài người bệnh khác lại nghe thấy những âm thanh lạ hoặc những lời chê bai, chỉ trích bên tai.
Những bệnh nhân bị trầm cảm có loạn thần sẽ xuất hiện các hoang tưởng, ảo giác rất sống động và họ luôn có niềm tin tuyệt đối vào những gì mà bản thân đã trải qua. Điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn hoặc xuất hiện những hành động gây tổn thương đến bản thân và những người xung quanh.
Nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần
Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần hiện vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết rằng những gia đình có người thân từng mắc phải chứng bệnh này hoặc các rối loạn tâm thần liên quan thì con cái sinh ra sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra được sự kết hợp giữa tình trạng căng thẳng kéo dài và gen có gây ảnh hưởng đáng kể đối với sự ổn định của các chất hóa học bên trong bộ não. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi làm khởi phát các triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng có loạn thần. Bên cạnh đó, chứng bệnh này cũng có thể hình thành do sự mất cân bằng các hormone bên trong cơ thể.
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần có chữa được không?
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là một trong các tình trạng đặc biệt nguy hiểm. Nếu không thể phát hiện sớm và áp dụng đúng các biện pháp điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, thời gian phát hiện bệnh đóng vai trò cực kì quan trọng đối với quá trình cải thiện sức khỏe ở mỗi bệnh nhân.
Việc có thể chữa khỏi được tình trạng trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết rằng, nếu có thể kiểm soát và trị dứt điểm được các triệu chứng của trầm cảm nặng thì biểu hiện loạn thần cũng sẽ dần mất đi. Do đó, quá trình điều trị sẽ tập trung nhiều vào việc cải thiện và khắc phục những triệu chứng của trầm cảm điển hình.
Cách chẩn đoán trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần
Để có thể chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng thể và đưa ra nhiều câu hỏi để đánh giá về triệu chứng. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng tìm hiểu về bệnh sử của người bệnh và những người thân trong gia đình. Sau đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để loại bỏ khả năng mắc phải các bệnh khác.
Nếu trong gia đình người bệnh có ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột từng mắc chứng rối loạn lưỡng cực thì sẽ được tầm soát về các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm. Hình thức đánh giá này sẽ giúp bác sĩ tránh khỏi những chẩn đoán sai lầm để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Điều kiện đầu tiên để xác định người bệnh có mắc phải chứng trầm cảm có triệu chứng loạn thần không đó chính là bệnh nhân phải trải qua giai đoạn trầm cảm trong ít nhất 2 tuần. Bên cạnh đó, người bệnh phải xuất hiện tối thiểu 5 triệu chứng của trầm cảm có triệu chứng của loạn thần.
Phương pháp điều trị trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần
Hiện nay, chưa có bất kì phương pháp điều trị nào được chấp thuận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đối với căn bệnh trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần. Tuy nhiên, sau khi tiến hành chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp sử dụng thuốc hoặc sốc điện để kiểm soát bệnh tốt hơn.
1. Sử dụng thuốc Tây
Đối với tình trạng bệnh này, các chuyên gia sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần. Các loại thuốc này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, nhờ đó có thể cân bằng được trạng thái tâm lý của người bệnh.
Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc cần được hướng dẫn và theo dõi bởi các chuyên gia để đảm bảo an toàn. Cũng bởi những loại thuốc hỗ trợ điều trị đều có khả năng gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, suy giảm chức năng sinh lý,…
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị như:
- Chỉ dùng thuốc khi có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
- Không sử dụng đơn thuốc cũ hoặc dùng chung đơn thuốc với bệnh nhân khác.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, đúng thuốc.
- Không uống bia rượu, sử dụng thuốc lá, các chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh.
- Không tự ý tăng giảm liều dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc đột ngột.
- Không uống thuốc khi đói.
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng.
- Thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Một số loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần như:
- Thuốc chống loạn thần không điển hình như: risperidone (risperdal), olanzapine (zyprexa), quetiapine (seroquel),…
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), ví dụ như fluoxetine (prozac).
2. Liệu pháp sốc điện
Sau phương pháp điều trị nội khoa thì liệu pháp sốc điện là lựa chọn tốt nhất đối với người bệnh trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần. Trước khi tiến hành, người bệnh sẽ được tiến hành thăm khám và đánh giá về rủi ro.
Với biện pháp điều trị này, người bệnh sẽ được tiến hành gây mê toàn thân, sau đó các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm sẽ điều chỉnh dòng điện đi qua não bộ của người bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sẽ lựa chọn cường độ phù hợp nhất.
Khi tiến hành quá trình này sẽ tạo nên một cơn động kinh trong mức kiểm soát có thể tác động đến mức độ dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ của người bệnh. Với liệu pháp này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát được các triệu chứng bệnh, đặc biệt là những trường hợp đang có ý định muốn tự sát.
Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là tình trạng bệnh cực kì nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiệm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của bệnh nhân. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh để kiểm soát bệnh kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm hơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Hội chứng ám ảnh cân nặng – Nguy cơ rối loạn ăn uống
- Bị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm có chữa được không?
- Hội chứng trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!