[VTV3] Trầm cảm học đường, nữ sinh 18 tuổi đã vượt qua nhờ trị liệu tâm lý

Rate this post

Hãy cùng lắng nghe câu chuyện vượt qua trầm cảm học đường của em H.N (18 tuổi, Hưng Yên) trên chương trình “Mỗi ngày một niềm vui”, kênh truyền hình VTV3 để hiểu hơn về nguyên nhân và phương pháp trị liệu tâm lý giúp em chữa lành trầm cảm.

H.N và mẹ em đã có những chia sẻ xúc động về hành trình trị liệu trầm cảm cho em.

Con bị trầm cảm và thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình

Gặp vấn đề trầm cảm tuổi học đường, H.N đã phải đối mặt với nhiều chông chênh về tinh thần. Và những bất ổn đấy đến với em từ rất nhiều phía. Em không thích mẹ so sánh mình với các bạn khác. Em bị áp lực học tập khi thấy kết quả không như mong muốn. Và hơn hết là nỗi chơi vơi không biết chia sẻ nỗi buồn cùng ai.

Em thấy mình cô đơn nhưng khi được người khác hỏi han thì lại dấy lên cảm xúc khó chịu, cho rằng mình đang bị làm phiền. Bố mẹ cũng cố gắng tiếp xúc, chia sẻ để H.N hiểu được tâm tư, tình cảm của cả nhà dành cho em. Nhưng lúc đó đang có nhiều tiêu cực trong suy nghĩ nên em không cảm nhận được sự yêu thương. Ngược lại, em cho rằng mọi người đang hại mình. Nhiều khi H.N chỉ muốn bỏ trốn đi đâu đó, nơi mà không ai biết đến mình.

H.N tâm sự rằng: “Ban đầu em cũng mong muốn là khi chia sẻ với mẹ thì sẽ được đồng cảm. Nhưng tới lúc mọi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn rồi thì em không còn hy vọng, không muốn chia sẻ điều gì nữa.”

Trái ngược với suy nghĩ của H.N, từ góc nhìn của mình, chị Đ.T.N – mẹ của H.N lại thấy rằng bố mẹ chưa bao giờ đặt nặng việc học tập lên vai con. Áp lực học hành là con tự tạo cho chính mình vì cho rằng nếu mình học giỏi thì sẽ được bố mẹ yêu quý.

Hai mẹ con chị Nhài đã chưa thấu hiểu nhau và vô tình tạo nên khoảng cách giữa H.N và mọi người trong gia đình ngày càng lớn. Lắng nghe những chia sẻ của con gái, chị Nhài đã rất xúc động: “Lúc đó, tôi có nói gì thì con cũng mặc kệ. Mọi sự can thiệp của gia đình vào H.N khi ấy là không có tác dụng. Hai mẹ con cứ căng thẳng như thế trong một thời gian dài. Tôi không bước được vào trái tim con, không biết được những thông điệp về mong muốn được đồng cảm của con.”

Lúc đấy tôi chỉ cần con của mình tồn tại thôi, mong muốn tìm được ai đó, nơi nào đó sẽ cứu con tôi. Và nếu con cho tôi một cơ hội thì nhất định tôi sẵn sàng thay đổi bản thân vì con.

Chữa lành trầm cảm cho con là hành trình chung của cả gia đình

Trước những biểu hiện tâm lý tiêu cực của H.N, gia đình đã quyết định đưa em tới Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Quá trình hồi phục sức khỏe cho H.N có sự đồng hành, dẫn dắt của chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Bùi Thị Hải Yến.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến: “Hiện nay, tình trạng trầm cảm trong lứa tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng. Những nguyên nhân chính là do: Áp lực bởi những kỳ vọng của cha mẹ, người thân; áp lực từ việc học tập, sự kỳ vọng của thầy cô mong muốn các em phải có thành tích. Và nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cũng xuất phát từ chính bản thân các bạn ấy nữa. Ở lứa tuổi này, các bạn sẽ có những quan điểm riêng, nhu cầu khẳng định bản thân và mong muốn được tôn trọng.”

Trầm cảm tuổi vị thành niên sẽ có nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ thì các em sẽ không muốn chia sẻ tâm tư, sống khép kín. Nghiêm trọng hơn một chút là ngại đi học, ngại nhắc đến những thứ liên quan đến mục tiêu, ước mơ. Trầm trọng hơn nữa thì sẽ muốn tự hại bản thân. Thậm chí có những em khủng hoảng, muốn gây tổn thương cho những người khác. Các em đóng cửa trái tim và nghi hoặc với cả thế giới, phản kháng, chống đối với tất cả xung quanh.

Trong trường hợp của H.N, em có một số hành vi mà bản thân không tự điều chỉnh được và không tự kiểm soát được cảm xúc với mẹ. H.N bị chán nản, không có mục tiêu. Góc nhìn của em về cuộc sống quá tiêu cực.

Khác với tư vấn tâm lý – lắng nghe tâm sự, trị liệu tâm lý tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là phương pháp hồi phục sức khỏe một cách tự nhiên, chữa lành trầm cảm từ nguyên nhân gốc rễ. Chuyên gia không đưa ra lời khuyên mà thực hiện những quy trình để trị liệu mà từ đó mọi người sẽ tự nhận biết được vấn đề của bản thân và tư duy tìm ra giải pháp để tự chuyển hóa chính mình.

Với phương pháp này, khách hàng sẽ không phải uống thuốc, không gặp tác dụng phụ, không bị can thiệp xâm lấn cơ thể và đạt được hiệu quả lâu dài.

Bằng bề dày kiến thức và kinh nghiệm trị liệu trầm cảm nhiều năm cho hàng ngàn khách hàng trên cả nước, chuyên gia Hải Yến đã xây dựng một liệu trình trị liệu chuyên biệt dành riêng cho H.N. Trong đó, chuyên gia tập trung vào thực hiện những quy trình chữa lành các mối quan hệ trong cuộc sống của H.N, đặc biệt là với người thân trong gia đình. Và việc chữa lành sẽ là cả hai chiều giữa H.N và gia đình, để thấu hiểu và yêu thương nhau đúng cách, từ đó có sự gắn kết bền chặt.

Chúng tôi có nhiệm vụ là đồng hành với từng người trong gia đình để kiên trì kiên định thực hiện giải pháp mình khám phá ra đó để tự thay đổi chính bản thân mình. Chỉ cần mỗi người tự thay đổi một chút thì cả nhà cộng hưởng, cả 1 tập thể cộng hưởng sẽ mang đến thay đổi lớn.” – Chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến.

Chuyên gia Hải Yến cũng giúp chị Nhài nhận ra rằng trong tương tác với H.N, có những “từ khóa” rất nhạy cảm với con, cần phải tránh. Chúng giống như tử huyệt cảm xúc mà nếu bố mẹ chạm vào thì sẽ “châm ngòi nổ” khiến trong em trỗi dậy những cảm xúc tiêu cực.

Sau một thời gian trị liệu tại Tâm lý tri liệu NHC Việt Nam với sự kiên trì và hợp tác cùng chuyên gia, H.N đã đạt được nhiều chuyển hóa tích cực. Em đã tự tin xuất hiện cùng mẹ và chuyên gia Hải Yến trên chương trình “Mỗi ngày một niềm vui”, kênh truyền hình VTV3 để chia sẻ câu chuyện của bản thân. Từ đó, em mong muốn sẽ truyền được những thông điệp ý nghĩa, sự đồng cảm tới những bạn đồng trang lứa cũng đang đối mặt với trầm cảm học đường.

Hy vọng rằng câu chuyện gia đình chị Nhài sẽ giúp nhiều phụ huynh tìm được giải pháp để giúp con mình vượt qua trầm cảm, gia đình bình an hơn.

Và thông qua chương trình này, chị Nhài cũng muốn gửi lời nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh khác rằng: Bố mẹ hãy cho con thời gian, đó cũng chính là cho bản thân mình thời gian. Và khi các con đã chia sẻ với bố mẹ thì mình phải thực sự lắng nghe bằng cả trái tim. Còn đến mức độ phải cầu cứu thì có thể sự trả giá nó sẽ rất đắt. Chính vì vậy, rất mong muốn các phụ huynh có con ở trong độ tuổi này hãy dành thời gian để quan sát, lắng nghe con và phát hiện ra những thay đổi bất thường từ con sớm nhất có thể.

Trầm cảm học đường đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm sau khi xảy ra không ít sự vụ đau lòng. Trong giai đoạn dậy thì với nhiều thay đổi tâm sinh lý, các con dễ gặp áp lực từ học hành, bạn bè, gia đình nhưng chưa đủ kiến thức, kỹ năng để tự vượt qua. Lúc này, đồng hành của gia đình là điều vô cùng cần thiết để giúp con vững bước trưởng thành. Tuy nhiên cũng không phải bố mẹ nào cũng đồng cảm và thấu hiểu hết tâm tư tình cảm của con mình.

Nếu bạn cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý trị liệu, vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc đặt ngay lịch hẹn với chuyên gia tại đây.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Xem thêm chia sẻ của chuyên gia Hải Yến và hai mẹ con H.N trong chương trình “Mỗi ngày một niềm vui”, kênh truyền hình VTV3:

 

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *