Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm chia sẻ về ​​chìa khóa vượt qua nỗi sợ hãi

Rate this post

Tương tự vui vẻ và buồn bã, sự sợ hãi là một phần tất yếu của cuộc sống. Tưởng chừng đây chỉ là cảm xúc bình thường nhưng nếu nỗi sợ kéo dài và quá mức so với mức độ của đối tượng/tình huống có thể gây ra nhiều phiền toái trong công việc, học tập hay cuộc sống hàng ngày,… Trong bài viết dưới đây, chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm chia sẻ về ​​chìa khóa vượt qua nỗi sợ hãi, hãy cùng tìm hiểu ngay!

Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm đã giúp nhiều người vượt qua những nỗi sợ, nỗi ám ảnh trong quá khứ để có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn
Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm đã giúp nhiều người vượt qua những nỗi sợ, nỗi ám ảnh trong quá khứ để có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn

Nỗi sợ hãi là gì?

Sợ hãi hiểu đơn giản là cảm xúc tự nhiên của con người bên cạnh vui vẻ, buồn bã, chán nản,… Sợ hãi được miêu tả là trạng thái căng thẳng khi cơ thể nhận thấy mối đe dọa vô hình hoặc hữu hình, có thể đến từ bên trong hoặc đến từ bên ngoài. Mối đe dọa này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người, đặc biệt là về học tập, công việc hay các mối quan hệ,…

Thực tế đã chỉ ra rằng, sự hãi là phản ứng tự nhiên giúp cho cơ thể nhận ra mối nguy hiểm đang kề cạnh. Từ đó tạo tâm lý để bản thân sẵn sàng đối mặt và vượt qua các tình huống này. Tuy nhiên, sợ hãi quá mức lại gây ra những phản ứng phụ như: Hoảng loạn, mất bình tĩnh, không thể kiểm soát hành vi, lời nói,… dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Sợ hãi được miêu tả là trạng thái căng thẳng khi cơ thể nhận thấy mối đe dọa vô hình hoặc hữu hình, có thể đến từ bên trong hoặc đến từ bên ngoài
Sợ hãi được miêu tả là trạng thái căng thẳng khi cơ thể nhận thấy mối đe dọa vô hình hoặc hữu hình, có thể đến từ bên trong hoặc đến từ bên ngoài

Sợ hãi thường đi kèm với nhiều cảm xúc và các triệu chứng thể chất khác, tất cả đều có liên quan đến tình trạng gia tăng hormone adrenaline. Loại Hormone này được sản sinh khi cơ thể phát sinh các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, phiền muộn.

Một số biểu hiện, triệu chứng có liên quan đến sự sợ hãi có thể kể đến như: Căng thẳng, lo âu, tay chân run rẩy, tăng nhịp tim, nhịp thở gấp gáp, tức ngực, khô miệng, ớn lạnh, đổ mồ hôi tay, thở hụt hơi, bụng đau, mất kiểm soát về hành vi,… Ngoài ra, những người có nỗi sợ kéo dài, cảm xúc này thường đi kèm với trạng thái lo âu, phiền muộn, chán nản và mất hứng thú,… Tất cả đều có liên quan đến các rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Ngọc Trâm:

Bản chất của nỗi sợ là bản năng từ thời nguyên thủy, giúp con người phòng vệ và đối diện với nguy hiểm bên ngoài. Khi con người có tổ chức xã hội và các mối nguy từ môi trường giảm dần, những nỗi sợ này sẽ hướng về những sự kiện tạo ra cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân mình, ví dụ: những mất mát, thiếu đi sự kiểm soát, không có những chuẩn bị,…

Hàng nghìn năm trôi qua, các kiến thức được di truyền cũng như các hình tượng trong văn hóa, dân gian,… Thời kỳ xã hội săn bắn – hái lượm đã lập trình nhiều nỗi sợ vào tâm trí chúng ta. Đây chính là nhân tố quyết định ảnh hưởng tới cách cơ thể chúng ta phản ứng với các sự việc xung quanh. Có thể kể đến như việc rùng mình trước hình ảnh những con động vật to lớn và nguy hiểm, dù chúng ta hầu như chỉ biết chúng thông qua sách vở, báo đài,…

Nỗi sợ tác động tới chúng ta ra sao?

Cơ thể của mỗi người có ba tâm trí:

  • Ý thức: Nhận biết tình huống và đưa ra quyết định, đồng thời giao tiếp với vô thức.
  • Vô thức: đáp ứng lại những giao tiếp từ ý thức.
  • Trường năng lượng: Những sự kiện được thu hút bởi hành vi được quyết định thông qua giao tiếp giữa ý thức và vô thức.

Vô thức được ví như một đứa trẻ nhỏ, không phân biệt đâu là sự thật đâu là tưởng tượng, đâu là quá khứ đâu là tương lai. Chính vì vậy, nếu ý thức giao tiếp với vô thức qua những suy nghĩ về nỗi sợ trong quá khứ hay lo lắng về tương lai, vô thức sẽ tự hiểu những nỗi sợ ấy là thực tại. Theo đó, nó sẽ đáp ứng lại với những hành vi giới hạn, ngăn cản con người đạt được kết quả mình mong muốn, và tệ hơn, sẽ đặt chúng ta vào một vòng lặp của thất bại và sợ hãi.

Nỗi sợ ngăn cản con người đạt được kết quả mình mong muốn, và tệ hơn, sẽ đặt chúng ta vào một vòng lặp của thất bại và sợ hãi
Nỗi sợ ngăn cản con người đạt được kết quả mình mong muốn, và tệ hơn, sẽ đặt chúng ta vào một vòng lặp của thất bại và sợ hãi

Cũng theo chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm:

Bản thân mỗi cá nhân chúng ta cần phải hiểu cách giao tiếp giữa ý thức và vô thức để có thể làm chủ vô thức của chính mình. Có bốn cách giao tiếp: Suy nghĩ, lời nói (nội tâm hoặc từ bên ngoài), hành động/hành vi và cảm nghĩ/cảm nhận. Dựa vào bốn cách giao tiếp đó, nỗi sợ có thể ngăn cản chúng ta khỏi những kết luận mang tính tích cực.

Nếu như phản ứng với nỗi sợ và thất bại luôn là những kết luận tiêu cực, con người sẽ rơi vào trạng thái đau buồn, thất vọng, mất động lực để tiếp tục phấn đấu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn sẽ không thể nào đạt được những kỳ vọng, những mục tiêu và mong muốn của bản thân. Vì vậy để vượt qua nỗi sợ hãi, chúng ta cần điều chỉnh hành vi của mình, và hãy cố gắng để mọi hành vi của mình có chủ đích tích cực.

Chuyên gia Phạm Thị Ngọc Trâm nhận định:

Đưa ra những quyết định khác, thực hiện những hành vi mới không phải là việc đơn giản. Đó là do những quyết định chúng ta đưa ra ở thời điểm bây giờ chịu ảnh hưởng rất lớn từ những trải nghiệm, sự kiện từ khi sinh ra và trong quá trình trưởng thành. Trong đó, từ 0 – 7 tuổi là khoảng thời gian quan trọng nhất – giai đoạn vàng lưu giữ những trải nghiệm có dấu ấn, đặc biệt là từ gia đình.

Khi não bộ đang ở giai đoạn phát triển nhanh nhất, mọi thông tin, trải nghiệm và sự kiện sẽ được lưu lại và trữ trong vô thức chúng ta suốt cuộc đời. Sau này khi lớn lên, trong quá trình đi học, đi làm và giao tiếp hàng ngày, những trải nghiệm và biến cố sẽ trở thành những sự kiện củng cố các cảm xúc đã lưu lại trong vô thức của ta.

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm:

Những thái độ, hành vi của người xung quanh, văn hóa ở trường học, nơi làm và xã hội đều đem lại những ảnh hưởng tốt và không tốt tới chúng ta. Và những sự kiện nào có liên hệ cảm xúc sẽ có nhiều ý nghĩa, được lưu lại mạnh mẽ trong tâm trí. Các sự vật, con người, sự kiện, hiện tượng lưu lại trong tâm trí chúng ta bởi những “cái neo”. Hiểu đơn giản đây là những ấn tượng về thị giác, về âm thanh, về mùi vị, và hiệu quả nhất là cảm giác và cảm xúc. Những “cái neo” này có thể gặp ở trong bất kể môi trường nào, và lưu lại trong tâm trí ta ở cả ý thức và vô thức.

Nếu chúng ta không có sự chọn lọc, thiếu đi sự tỉnh thức, tất cả sẽ bị lọt vào tâm trí, không chỉ những ý niệm tích cực mà cả những nỗi sợ, nỗi lo lắng mang tính tiêu cực. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải luyện cho tâm trí tích trữ những tích cực, hóa giải những tiêu cực hàng ngày. Việc ấy có thể sẽ rất khó khăn, nhưng nếu được thực hiện đều đặn thành thói quen hàng ngày, nó sẽ trở thành một phần của vô thức, hỗ trợ rất nhiều trong công việc và cuộc sống.

4 giai đoạn tâm lý để trưởng thành trong cuộc đời mỗi người

Trong chúng ta ai cũng mong muốn mình trưởng thành để sống một cuộc đời có ý nghĩa. Thế nhưng, điều gì khiến cho rất nhiều người ở ngoài kia mãi không thể thực hiện được ước mơ và mục tiêu của mình? Rất có thể là bởi vì họ không vượt qua được chặng đường đầu trong các giai đoạn tâm lý cần thiết để trưởng thành.

4 giai đoạn tâm lý để trưởng thành trong cuộc đời mỗi người
4 giai đoạn tâm lý để trưởng thành trong cuộc đời mỗi người

Dưới đây là 4 giai đoạn tâm lý để trưởng thành trong cuộc đời mỗi người:

1. Vùng thoải mái (comfort-zone)

Con người ta ai cũng có một vòng tròn tâm lý gọi là vùng thoải mái. Ở trong vùng này, họ sẽ cảm thấy an toàn và nắm quyền kiểm soát. Chỉ khi bản thân chúng ta có cảm giác an toàn và nắm được quyền kiểm soát mọi thứ một cách chủ động, khi ấy thì bạn mới thực sự thoải mái. Ví dụ, bạn sẽ thấy thoải mái với những mối quan hệ đã thân quen, những công việc đã thành thạo, những trải nghiệm đã biết,…

Vùng thoải mái có điểm mạnh là giúp bản thân chúng ta an toàn và kiểm soát mọi thứ xung quanh. Thế nhưng đây được ví như một con dao hai lưỡi vì nếu ở trong đó, bạn sẽ chấp nhận sống với cuộc sống hiện tại của bản thân ngay cả khi nó chưa phải là tốt nhất.

Ở trong vùng này, họ sẽ cảm thấy an toàn và nắm quyền kiểm soát
Ở trong vùng này, họ sẽ cảm thấy an toàn và nắm quyền kiểm soát

Về mặt lý trí, có thể bạn muốn có một công việc tốt hơn, muốn học hỏi thêm một điều gì đó mới mẻ, muốn có mối quan hệ tốt hơn, muốn mình khỏe mạnh hơn hay làm việc tốt hơn,… nhưng lý do khiến bạn không làm được là bởi vì họ không sẵn sàng, sợ rủi ro hoặc ngại bước ra khỏi vùng thoải mái của mình.

Thế nhưng, nếu muốn có được những gì bạn chưa từng có, bạn phải dám làm những việc bạn chưa từng làm. Để bước ra khỏi vùng thoải mái, bạn phải thực sự quyết tâm và dám cho phép mình được bứt phá. Đây là điều không hề đơn giản bởi ngay sau khi bước ra vòng tròn thoải mái, bạn sẽ gặp vòng tròn thứ hai.

2. Vùng sợ hãi

Khi đã quyết tâm thử thách mình làm những điều mình không hề thoải mái, bạn sẽ phải đối mặt với vùng sợ hãi mang những đặc điểm: Thiếu tự tin, chùn bước viện cớ lý do, bị tác động bởi nhiều quan điểm khác,… Những điều này có thể tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp, ảnh hưởng đến ý chí và quyết tâm của bạn, làm cho bạn sợ hãi.

Vùng sợ hãi mang những đặc điểm: Thiếu tự tin, chùn bước viện cớ lý do, bị tác động bởi nhiều quan điểm khác,...
Vùng sợ hãi mang những đặc điểm: Thiếu tự tin, chùn bước viện cớ lý do, bị tác động bởi nhiều quan điểm khác,…

Khi ở trong vùng sợ hãi, chúng ta có rất nhiều lý do để trì hoãn. Bạn biết rằng nếu muốn giảm cân hoặc tăng cân để có một vóc dáng đẹp thì bản thân phải ăn ngủ sinh hoạt điều độ, tập luyện bất kể thời tiết và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Thế nhưng lúc này, những thói quen của vùng thoải mái sẽ xuất hiện, ví dụ như ngủ nướng, nuông chiều bản thân,… và bạn lại viện cớ rằng thôi tập luyện mệt lắm, mình chỉ nghỉ ngơi nốt hôm nay thôi. Thế rồi hệ quả là chẳng bao giờ bạn làm được.

Một đặc điểm cuối cùng của vùng sợ hãi, đó là bạn sẽ rất dễ bị lung lay ý chí bởi nhiều quan điểm khác. Ví dụ, khi bạn từ bỏ công việc làm thuê để bước ra khởi nghiệp, sẽ có rất nhiều người nói rằng bạn không làm được đâu, việc này khó lắm. Thất đáng tiếc nếu đã quyết tâm bước ra khỏi vùng thoải mái nhưng bạn lại dừng chân ở vùng sợ hãi.

3. Vùng học tập

Ở giai đoạn này, bạn sẽ thấy 3 điều sau: Phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn, tiếp thu thêm kỹ năng mới, vùng thoải mái được mở rộng,... Chắc chắn rằng nếu bạn quyết tâm vượt qua nỗi sợ của chính mình, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn. Sẽ có những lúc bạn mất tinh thần, mất ý chí hay gặp thất bại,…

Thế nhưng sau tất cả, bạn sẽ nhận ra rằng chính trong quá trình ấy, bạn sẽ học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới mà bản thân chưa từng được học, thậm chí là chưa từng biết đến. Và rồi kết quả chính là vùng thoải mái của bạn đã được mở rộng từ lúc nào mà chính bạn cũng không hay.

Ở giai đoạn này, bạn sẽ thấy 3 điều sau: Phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn, tiếp thu thêm kỹ năng mới, vùng thoải mái được mở rộng,...
Ở giai đoạn này, bạn sẽ thấy 3 điều sau: Phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn, tiếp thu thêm kỹ năng mới, vùng thoải mái được mở rộng,…

Ví dụ: Bạn quyết tâm rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông, một điều mà trước giờ bạn đều không dám làm. Bạn phải thật sự cố gắng để vượt qua vùng sợ hãi, đã từng nhiều lần định lên nói trước đám đông rồi lại viện cớ, trì hoãn. Thế rồi sau nhiều lần đấu tranh tư tưởng, bạn cũng dám đối mặt với thử thách là đứng nói trước đám đông. Có thể lần đầu không ổn nhưng nếu thật sự quyết tâm và cải thiện bản thân, chắc chắn bạn cũng sẽ nhận được bài học và kinh nghiệm.

Và sau tất cả, bạn sẽ không còn sợ hãi như lần đầu tiên vì bạn đã trưởng thành hơn và tự tin hơn nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc vùng thoải mái của bạn đã được mở rộng. Vì vậy, những gì bạn chưa trải qua có thể khiến bạn sợ. Nhưng một khi quyết tâm để vượt qua, bạn sẽ thấy nó vốn dĩ không đáng sợ như mình vẫn nghĩ.

4. Vùng trưởng thành

Không một ai học được bài học mà lại không thể trưởng thành. Niềm hạnh phúc sẽ đến với bạn khi đây là giai đoạn mà bạn được: Sống với ước mơ của chính mình, dám đặt ra những mục tiêu mới, có khả năng chinh phục được những thử thách,… Thực tế, điều con người ta hối hận nhất không phải những sai lầm hay thất bại họ đã gặp phải, mà chính là những ước mơ họ chưa bao giờ dám làm.

Vùng trưởng thành: Sống với ước mơ của chính mình, dám đặt ra những mục tiêu mới, có khả năng chinh phục được những thử thách,...
Vùng trưởng thành: Sống với ước mơ của chính mình, dám đặt ra những mục tiêu mới, có khả năng chinh phục được những thử thách,…

Có nhiều người từng đặt ra cho chính mình mục tiêu sẽ viết một cuốn sách, nhưng rồi cả đời họ chỉ viết được một vài trang sách rồi dừng lại. Lý do là bởi họ không vượt qua khỏi vùng sợ hãi, lo sợ rủi ro hay những lời phán xét của người khác, không tự tin vào năng lực của mình,…

Thế nhưng, ngay cả những tác giả sách nổi tiếng nhất, không phải tự nhiên một ngày nổi tiếng và sở hữu những đầu sách bán chạy. Thực tế, họ cũng từng phải đối mặt với khoảnh khắc khó khăn trong đời, đó là quyết định vượt qua vùng thoải mái và vùng sợ hãi.

Chìa khóa vượt qua nỗi sợ 

Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm đã đưa ra nhiều chìa khóa giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ của chính mình. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Quan sát giao tiếp giữa ý thức và vô thức của bản thân

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm:

Mỗi người cần luôn luôn quan sát giao tiếp giữa ý thức và vô thức của bản thân. Việc quan sát này sẽ giúp bản thân đạt được sự thức tỉnh, lúc này bạn sẽ hiểu được tại sao mình có những hành động, suy nghĩ, lời nói như vậy. Đây là tiền để để bạn biết mình đã sai ở đâu, từ đó điều chỉnh được cách giao tiếp và cuối cùng là làm chủ vô thức của chính mình.

Từ đó, mỗi người nên tập trung vào kết quả mình mong muốn. Mỗi người cần phải tự hỏi bản thân mình muốn gì. Bạn có thể đi qua từng câu hỏi để mường tượng được chính xác hơn: Bản thân mình muốn chính xác điều gì? Làm thế nào để đạt được nó? Khi nào ta muốn có kết quả? Ai sẽ là người giúp mình và cuối cùng, tại sao nguyện vọng này lại quan trọng?

Quan sát giao tiếp giữa ý thức và vô thức của bản thân vô cùng quan trọng
Quan sát giao tiếp giữa ý thức và vô thức của bản thân vô cùng quan trọng

Bình thường, chúng ta thường muốn quá nhiều thứ, nên thiếu đi sự cụ thể trong nguyện vọng của mình. Những câu hỏi ấy sẽ giúp mỗi người định hình tốt hơn mong muốn bản thân cũng như hành trình để đạt được những mục tiêu ấy. Đây được xem là tiền đề để chúng ta có chìa khóa tiếp theo – hình dung, tưởng tượng kết quả mong muốn.

Lý do là bởi vô thức không phân biệt thật giả, quá khứ hay tương lai. Vì vậy, những hình dung cụ thể sẽ là cách giao tiếp hiệu quả để thực thi những mong muốn của mình. Hãy cố gắng quan sát giao tiếp giữa ý thức và vô thức của bản thân để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.

2. Can đảm đưa ra quyết định 

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm:

Hãy can đảm để đưa ra quyết định. Hãy cứ làm, rồi rút kinh nghiệm, vì với mỗi kết quả, đó là cơ hội để ta hoàn thiện bản thân và tiếp tục phát triển. Đây là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là với mọi kết quả (dù tốt hay xấu), chúng ta cần luôn đưa ra kết luận, bài học tích cực. Thực hiện chìa khóa này là một điều cần thiết để có tư duy tốt, giúp chúng ta tốt hơn mỗi ngày. Qua đó, bạn sẽ học được cách trân trọng, biết ơn bản thân và những người xung quanh, tránh coi những thuận lợi và tình thương là điều hiển nhiên.

Việc can đảm đưa ra quyết định là một điều cần thiết để có tư duy tốt, giúp chúng ta tốt hơn mỗi ngày
Việc can đảm đưa ra quyết định là một điều cần thiết để có tư duy tốt, giúp chúng ta tốt hơn mỗi ngày

Việc coi những thuận lợi và tình thương là điều hiển nhiên một hành vi dễ khiến ta đổ lỗi cho người khác và chối bỏ trách nhiệm khi gặp thất bại, và khiến nỗi sợ lại thêm mạnh hơn. Vì vậy, hãy trân trọng từng khoảnh khắc và trải nghiệm của bản thân, đừng ngần ngại khi đưa ra quyết định.

3. Sự kiên trì đổi mới cho tâm trí 

Một chìa khóa nữa mà chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm cung cấp là sự kiên trì đổi mới cho tâm trí. Mỗi người cần duy trì thói quen đúng – đủ – đều cho đến khi hành động được lưu vào vô thức. Kiên trì đổi mới cho phép bản thân thêm sự quyết đoán để bứt ra khỏi vùng an toàn. Khi bỏ được những rào cản mà chính bản thân đang tự tạo ra, bạn sẽ có thể tự tìm giải pháp cho những vấn đề của mình.

Cũng theo chuyên gia:

Mỗi người cũng cần có sự kết nối với những người có trường năng lượng tích cực để phát triển bản thân, cũng như sự khiêm nhường và tình yêu thương để giúp đỡ những ai chưa tốt. Nói cách khác, khi bạn cảm thấy sự tiến bộ của bản thân, bạn cần giữ thái độ khiêm nhường, cầu tiên chứ không nên phán xét những người khác. Thay vào đó, hãy giúp đỡ họ, hoặc tìm sự hỗ trợ phù hợp, đặc biệt là người thân của mình vì mỗi người đều có vấn đề của mình. Thói quen tích cực này sẽ đem lại sự bao dung tha thứ – cho bản thân mình, và cho những người xung quanh.

Ngoài ra, bạn cũng cần chủ động làm tác nhân thu hút qua việc thực hành trân trọng biết ơn, tạo sự tích cực, rèn luyện sức khỏe cơ thể và tâm trí. Hãy giữ mình ở vị trí chủ động tìm hiểu học hỏi và phát triển sẽ mở cơ hội loại bỏ niềm tin giới hạn cho bản thân, học thêm nhiều điều mới để trưởng thành hơn.

4. Ghi nhận và chúc mừng sự nỗ lực của bản thân

Theo chuyên gia tâm lý Phạm Thị Ngọc Trâm:

Cuối cùng, chúng ta nên luôn ghi nhận và chúc mừng sự nỗ lực của bản thân. Đây là một cách để lưu lại những cảm xúc tích cực “neo” lại trong tâm trí mỗi người. Bởi sự công nhận, cổ vũ ấy sẽ trở thành những giao tiếp tích cực, giúp vô thức có thêm nguồn năng lượng tích cực để cố gắng mỗi ngày, có đủ sức mạnh để vượt qua những nỗi sợ mới.

Lo sợ không chỉ là một rào cản, mà nó cũng là một báo hiệu cho thấy việc mình làm là thực tế và quan trọng. Nỗi sợ chỉ là một cảnh báo từ vô thức, và khi hiểu điều đó, chúng ta có thể tập trung vào điều mong muốn, để dần thoát khỏi vùng an toàn của bản thân và phát triển. Những sợ hãi ban đầu nếu vượt qua được sẽ giúp mỗi người có tư duy học tập, nỗ lực trưởng thành hơn và có thêm động lực trong cuộc sống.

Ghi nhận sự nỗ lực của bản thân là một cách để lưu lại những cảm xúc tích cực “neo” lại trong tâm trí mỗi người
Ghi nhận sự nỗ lực của bản thân là một cách để lưu lại những cảm xúc tích cực “neo” lại trong tâm trí mỗi người

Trên hành trình cuộc đời mình, chắc hẳn đã không ít lần bạn dừng lại để suy ngẫm và quyết định vượt qua nỗi sợ, thay đổi bản thân để thành công. Dĩ nhiên, có thể trong chúng ta chưa hẳn đã đứng trên đỉnh vinh quang, nhưng chí ít, bạn vẫn đang tiến dần đến mục tiêu. Hy vọng những chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm đã giúp ích cho bạn!

Nếu bạn cần sự đồng hành, hỗ trợ của chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm, vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *