Những dấu hiệu bé sắp biết nói: Lúc này cha mẹ nên làm gì?

Biết nói chính là mốc phát triển quan trọng mà nhiều bậc phụ huynh luôn đặc biệt quan tâm và mong muốn nghe thấy những tiếng nói đầu đời của con. Việc có thể nắm rõ những dấu hiệu bé sắp biết nói sẽ giúp cho cha mẹ dễ dàng hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để con có thể phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả. 

Mốc phát triển ngôn ngữ chung của trẻ nhỏ

Ngôn ngữ được xem là phương tiện giao tiếp chủ yếu của mỗi con người. Nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta có thể dễ dàng bày tỏ các quan điểm, suy nghĩ, mong muốn của bản thân để những người xung quanh có thấu hiểu và đồng cảm nhiều hơn. Chính nhờ thế mà khoảng cách giữa con người dần được thu hẹp và trở nên thân thiết, gần gũi với nhau nhiều hơn.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì những năm tháng đầu đời chính là giai đoạn vàng để trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Mặc dù mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng tiếp thu và học hỏi ngôn ngữ khác nhau nhìn theo các nghiên cứu chung thì chuyên gia cũng đã đưa ra được mốc phát triển cụ thể của trẻ theo từng giai đoạn để ba mẹ dễ dàng chăm sóc và hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ.

dấu hiệu bé sắp biết nói
Trẻ từ khoảng 3 tháng đã có thể phát ra các âm thanh gừ gừ và biết quan sát mọi thứ xung quanh.

  • Trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi: Lúc này trẻ đã bắt đầu có những phản ứng với âm thanh, tiếng động từ bên ngoài và có khả năng tương tác nhất định với ba mẹ, người thân. Trẻ có thể tự tạo ra các âm thanh gừ gừ hoặc phản ứng, mỉm cười, quay đầu nhìn lại khi nghe thấy tiếng động, tiếng gọi.
  • Trẻ từ 4 đến 6 tháng: Trẻ biết phát ra các âm thanh dựa trên yêu cầu của bản thân và thể hiện sự yêu thích của mình qua từng âm thanh. Đồng thời trẻ cũng sẽ ngừng khóc khi nghe thấy giọng nói.
  • Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi: Trẻ đã bắt đầu biết bắt chước và lặp lại các âm tiết như “baba”, “mama”. Trẻ biết chơi các trò chơi ú òa, vỗ tay và biết sử dụng vài cử chỉ giao tiếp đơn giản như lắc đầu, vẩy tay,…
  • Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi: Lúc này trẻ đã bắt đầu bập bẹ biết nói nhiều hơn, âm thanh tạo ra cũng rõ ràng và có âm điệu hơn. Trẻ có thể hiểu các mệnh lệnh, yêu cầu của người khác và biết cách nhận dạng đồ vật, hình ảnh qua lời nói.
  • Trẻ từ 13 đến 15 tháng tuổi: Trẻ đã có thể dùng được tối thiểu khoảng 7 từ vựng khác nhau và có thể bắt chước theo những từ ngữ mới khi nghe được. Đồng thời trẻ cũng hiểu và biết cách nhận biết các bộ phận trên cơ thể.
  • Trẻ từ 16 đến 18 tháng tuổi: Vốn từ vựng của trẻ dần tăng lên khoảng 20 từ hoặc nhiều hơn. Trẻ bắt đầu nói được những từ có ý nghĩa và hợp với ngữ cảnh, biết bắt chước và nghe hiểu linh hoạt.

Dựa vào tốc độ phát triển ngôn ngữ chung của trẻ theo từng độ tuổi khác nhau mà các bậc phụ huynh có thể theo dõi và kịp thời phát hiện những sự hạn chế về lời nói ở trẻ. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng biệt, có trẻ biết nói từ sớm nhưng cũng có trẻ biết nói chậm hơn so với thông thường.

Những dấu hiệu bé sắp biết nói cha mẹ cần biết

Dựa vào kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu thì khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ sẽ hình thành và phát triển trước khả năng diễn đạt. Tức là trẻ cần phải rèn luyện về kỹ năng nghe hiểu để có thể dễ dàng phát triển tốt kỹ năng nói chuyện, sử dụng lời nói để giao tiếp.

Chính nhờ thế mà các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết được những dấu hiệu bé sắp biết nói qua các biểu hiện sớm sau:

1. Trẻ cố gắng để phát ra âm thanh

Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất đối với những bé sắp nói đó chính là xu hướng cố gắng để tạo ra các âm thanh, tiếng động để gây sự chú ý với mọi người xung quanh. Dựa vào mốc phát triển ngôn ngữ đã được chia sẻ thì trẻ từ 3 tháng tuổi đã có thể phát ra âm thanh gừ gừ và khi được khoảng gần 10 tháng tuổi trẻ sẽ có dấu hiệu này.

dấu hiệu bé sắp biết nói
Trẻ sắp biết nói sẽ luôn cố gắng để tạo ra âm thanh như đang trò chuyện.

Trẻ sẽ luôn cố gắng để bắt chước và tạo ra các âm thanh, âm tiết giống với một từ ngữ nào đó để gia tăng sự tương tác với mọi người xung quanh. Những âm thanh này như một ký hiệu riêng biệt đối với trẻ nhỏ và nó hoàn toàn có ý nghĩa nhất định trong một số hoàn cảnh cụ thể nào đó.

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu với những tiếng gọi như “baba”, “mama”, “gaga”,….Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây thực chất là dấu hiệu đáng mừng báo hiệu về việc trẻ sắp bắt đầu tập nói và phát triển ngôn ngữ hiệu quả về sau.

2. Trẻ nghe và hiểu được lời nói của cha mẹ

Một trong những dấu hiệu quan trọng mà cha mẹ cần quan tâm và chú ý để có thể nhận biết được thời gian sắp biết nói của trẻ đó chính là việc trẻ có thể hiểu được những lời nói của mọi người xung quanh. Để trẻ có thể nói được và phát ra những tiếng nói đầu đời thì trẻ cần phải nghe hiểu được những ngôn ngữ của người khác.

Vì thế, khi trẻ có thể lắng nghe và hiểu rõ được những lời cha mẹ truyền đạt thì nhiều khả năng trẻ sẽ đần phát triển ngôn ngữ trong thời gian sớm. Để có thể nhận biết được điều này, các bậc phụ huynh cũng có thể thử đặt ra các câu hỏi, yêu cầu đơn giản để xem trẻ có thực hiện theo đúng không.

3. Trẻ đáp lại và phản ứng với tiếng gọi, cử chỉ giao tiếp

Bé sắp biết nói sẽ có xu hướng giao tiếp linh hoạt nhiều hơn bằng các cử chỉ, biểu cảm khác nhau. Lúc này trẻ sẽ bắt đầu làm theo các hướng dẫn, hành động của cha mẹ. Ví dụ như trẻ sẽ gật đầu, lắc đầu hoặc vẫy tay chào để đáp lại lời nói của người khác.

Đây được xem là cột mốc quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ nhỏ. Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và thường xuyên tương tác với trẻ trong giai đoạn này để trẻ gia tăng nhu cầu được giao tiếp và dần học hỏi, phát triển khả năng ăn nói tốt hơn.

4. Trẻ cố gắng để nói và chỉ vào đồ vật

Mặc dù vẫn chưa thể nói được rõ ràng thành từ hoặc thành câu hoàn chỉnh nhưng những trẻ sắp biết nói sẽ có xu hướng cố gắng để trò chuyện bằng một loạt âm thanh kéo dài như đang muốn bộc lộ, diễn tả một điều gì đó. Lúc này trẻ sẽ có xu hướng bắt chước các cử chỉ, biểu cảm trên gương mặt của người lớn và cũng có nhiều khả năng cố gắng để hóng chuyện.

dấu hiệu bé sắp biết nói
Trẻ bắt chước cách nghe điện thoại của cha mẹ cũng là lúc trẻ sẵn sàng cho việc tập nói.

Ngoài ra, một trong những biểu hiện rõ ràng giúp các bậc phụ huynh sớm nhận biết biểu hiện sắp biết nói của trẻ đó chính là việc trẻ liên tục bắt chước các hành động giao tiếp của cha mẹ. Ví dụ như trẻ bắt chước nghe được thoại và tạo ra các âm thanh như đang trò chuyện với một ai đó hoặc tạo ra các tiếng bập bẹ kéo dài, chỉ vào các đồ vật mà mình mong muốn.

5. Trẻ biết lắng nghe

Khi trò chuyện với trẻ, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ chăm chú lắng nghe, có các biểu cảm gương mặt thể hiện sự quan tâm, chú ý thì chứng tỏ trẻ đã bắt đầu sẵn sàng để tập nói và giao tiếp. Việc trẻ biết lắng nghe tiếng nói của người khác chứng tỏ trẻ đã bắt đầu hiểu và cố gắng để ghi nhớ những từ vựng, ngôn ngữ.

Vì thế, lúc này các bậc phụ huynh hãy gia tăng thời gian để trò chuyện với trẻ, giúp trẻ kích thích nhu cầu giao tiếp. Khi nói chuyện với trẻ nhỏ, cha mẹ cũng nên lựa chọn lời nói đơn giản, dễ hiểu kèm theo các biểu cảm, minh họa cụ thể để trẻ dễ dàng học hỏi và ghi nhớ tốt hơn.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu sắp biết nói?

Nếu có thể chú ý quan sát, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng nhận biết được những dấu hiệu bé sắp biết nói và có hướng hỗ trợ trẻ tốt hơn. Khi nhận thấy trẻ đã sẵn sàng cho việc tập nói thì các ông bố bà mẹ nên dành thời gian nhiều hơn cho con, kiên trì trò chuyện, tương tác nhiều hơn để con phát triển ngôn ngữ hiệu quả.

dấu hiệu bé sắp biết nói
Khi nhận thấy trẻ sắp biết nói, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để giao tiếp, tương tác nhiều hơn với trẻ.

Cụ thể một số điều cần làm đối với trẻ nhỏ sắp biết nói như sau:

  • Gia tăng thời gian trò chuyện, tương tác trực tiếp cùng với con. Cha mẹ hãy liên tục chia sẻ và đặt ra các câu hỏi liên quan đến những sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân hoặc các hoạt động vui chơi mà trẻ yêu thích để trẻ cảm thấy thích thú hơn trong việc trò chuyện, giao tiếp bằng lời nói.
  • Với những công việc và hoạt động hàng ngày, cha mẹ cũng nên tường thuật và kể lại cho con cụ thể bằng lời nói để trẻ vừa có thể lắng nghe, vừa quan sát tốt hơn. Nhờ có thể mà trẻ nhỏ dễ dàng ghi nhớ được các từ ngữ và biết cách sử dụng lời nói phù hợp với hoàn cảnh.
  • Thường xuyên đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe. Ba mẹ nên lựa chọn những quyển sách có nội dung đơn giản phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đồng thời, hãy ưu tiên những loại sách có hình ảnh minh họa sinh động để trẻ có thể quan sát và tiếp thu tốt hơn.
  • Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ được tham gia các hoạt động ngoài trời và gặp gỡ nhiều bạn bè, người bạn mới để trẻ gia tăng khả năng tương tác của mình.
  • Dạy trẻ cách chỉ vào đồ vật và hướng dẫn trẻ cách gọi tên món đồ, sự vật đó.
  • Khi trò chuyện với trẻ, cha mẹ cũng nên chú ý đến tốc độ nói, phát âm để trẻ có thể lắng nghe và hiểu rõ hơn.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ như điện thoại, tivi, máy tính, iPad,…
  • Cần chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất có chứa vitamin, khoáng chất, protein,…có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ.
  • Khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ nên kiên trì và nhẫn nại trong việc dạy trẻ nói. Mỗi đứa trẻ sẽ có thời gian tiếp thu và khả năng ngôn ngữ khác nhau nên đừng quá nôn nóng hay cố gắng bắt ép trẻ phải nói ngay lặp tức.

Thông tin bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh biết thêm được những dấu hiệu bé sắp biết nói. Hy vọng cha mẹ có thể chú ý quan sát và kịp thời nhận biết để dễ dàng tạo thêm những điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp lời nói hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *