Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ phụ huynh nên làm gì?
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ là vấn đề đáng quan ngại bởi giai đoạn này, trẻ vốn dĩ đã có vốn từ khá lớn, không ngừng đặt câu hỏi để tìm hiểu về xung quanh. Việc thiếu ngôn ngữ cũng đồng nghĩa với việc con không hiểu người khác nói gì, không diễn đạt được nhu cầu bản thân. Đưa trẻ đi thăm khám để hiểu rõ nguyên nhân là điều phụ huynh cần làm ngay lập tức.
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là một công cụ cần thiết trong giao tiếp, được dùng để diễn đạt các suy nghĩ trong tâm trí và được biểu thị thông qua lời nói hoặc dưới dạng ký hiệu, hành động. Thông qua ngôn ngữ mà chúng ta mới thể hiện được các nhu cầu cá nhân hay hiểu được nội dung người khác muốn truyền tải là gì. Người có thể nói được nhưng không có ngôn ngữ thì cũng không thể trò chuyện.
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng con có thể nói được, có thể phát âm được nhưng vốn từ lại cực kỳ hạn chế nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp. Trẻ có thể phát âm chính xác những từ được chỉ dạy nhưng lại không thể hiểu được ý nghĩa của nó là gì. Kèm theo đó là tình trạng rối loạn ngôn ngữ, con sắp xếp câu từ một cách lộn xộn, phi logic.
Thực tế ở giai đoạn 3 tuổi, trẻ đã biết nói khá nhiều, vốn vựng từ 500-900 từ, thậm chí cũng có thể hơn, nếu môi trường sống tạo cho trẻ cơ hội trò chuyện, giao tiếp, học hỏi nhiều. Đồng thời trẻ cũng có thể tự nói được một câu ngắn với 3- 4 từ liên tiếp, có thể tự đặt câu hỏi hay trả lời về những thứ xung quanh. Trẻ cũng không ngừng bi bô cả ngày để tìm hiểu về thế giới quanh mình.
Một số đặc điểm khác của trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ như không thể đọc tên được các bộ phận trên cơ thể, không hiểu về đại từ nhân xưng, không thể kể tên đồ vật hay con vật xung quanh. Do ngôn ngữ hạn chế nên trẻ hầu như rất ít chủ động tương tượng, trò chuyện hoặc có nói nhưng người xung quanh hầu như không hiểu gì. Ngay cả những câu cơ bản trẻ cũng rất khó để nói tròn trịa.
Thống kê cho thấy tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ diễn ra khá phổ biến ở trẻ em 3- 16 tuổi với tỷ lệ từ 3- 10% trong đó tỷ lệ bé trai gặp tình trạng này cao gấp 3- 4 lần bé gái. Chậm phát triển ngôn ngữ còn được gọi là “trẻ biết nói muộn” hoặc “trẻ chậm trưởng thành” và có xu hướng chậm hơn tốc độ phát triển ngôn ngữ so với những đứa trẻ bình thường là 1 năm.
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ liên quan đến rất nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau và cho dù phổ biến thì phụ huynh cũng tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi khi không có ngôn ngữ sẽ là một rào cản lớn cho quá trình giao tiếp, nhận thức, tiếp cận với thế giới xung quanh. Ngôn ngữ càng kém, khả năng hòa nhập cộng đồng càng gặp nhiều cản trở, tâm lý trẻ cũng dễ rơi vào rối loạn.
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nguyên nhân do đâu?
Ngôn ngữ thường được trau dồi, học hỏi thông qua việc giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người. Một đứa trẻ mới sinh ra chắc chắn không thể biết bông hoa là gì nếu không được cha mẹ chỉ dạy. Tuy nhiên việc ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi chậm phát triển cũng còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như vấn đề trong não bộ nên gia đình tốt nhất nên đưa con đi thăm khám.
Yếu tố môi trường sống
Gia đình ít nói chuyện, giao tiếp; trẻ không được tương tác trò chuyện thường xuyên với cha mẹ; môi trường sống không cho trẻ có cơ hội được giao tiếp hoàn toàn có thể là nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cực kỳ phổ biến hiện nay, đặc biệt dưới sự phát triển của thời đại và con người ngày càng có xu hướng bận rộn hơn.
Chẳng hạn, nhiều đứa trẻ thường bị cha mẹ giữ cho ngồi yên bằng cách cho con xem điện thoại, máy tính hay các thiết bị vô tuyến. Trẻ con thường cực kỳ thích xem những thứ chuyển động nên có thể ngồi im và xem cả ngày. Tuy nhiên các thông tin tại đây chỉ có tính một chiều, trẻ khi chưa có đủ ngôn ngữ và nhận thức thì không thể học được ngôn ngữ từ các thiết bị vô tuyến này.
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ do xem các thiết bị vô tuyến còn thường kèm theo tình trạng rối loạn ngôn ngữ. Bởi khi con không được tiếp cận với ngôn ngữ giao tiếp bình thường mà thường xuyên nghe các âm thanh hoạt hình, ngôn ngữ nước ngoài sẽ rất dễ bị ảnh hưởng theo. Trẻ có thể phát âm nói ra những âm thanh nghe hằng ngày khiến cha mẹ không hiểu được con muốn gì.
Ngoài ra, một trường khác chính là việc cha mẹ quá ít tương tác, không trò chuyện với con, không tạo cho con môi trường giao tiếp bằng cách ra ngoài vui chơi mà chỉ suốt ngày ở trong nhà. Đây cũng là nguyên nhân mà trong thời điểm đại dịch Covid 19, tỉ lệ số trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ tăng vọt một cách đáng báo động.
Các bệnh lý thực thể
Tổn thương thính giác cũng có thể chính là nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ khó phát triển được về ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời. Bởi khi thính giác hoạt động kém thì con không thể nghe tốt được, mà không thể nghe được thì người khác dù có giao tiếp trẻ cũng không thể tiếp nhận ngôn ngữ một cách hoàn chỉnh.
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ có thể do nhiễm trùng tai, viêm tai giữa hay thậm chí là điếc. Những vấn đề thính giác cũng dẫn tới các hành vi bất thường của con, chẳng hạn như cha mẹ gọi mà con không nghe, không quay đầu; không có phản ứng với những thứ nguy hiểm… Đồng thời trẻ cũng có xu hướng dùng cử chỉ nhiều hơn là lời nói.
Bên cạnh đó, một số tổn thương não bộ, đặc biệt ở các cơ quan đảm nhiệm chức năng tiếp nhận ngôn ngữ, chẳng hạn như vùng hồi trán lên của thùy trán. Các tổn thương này có thể xuất hiện do va đập, té ngã, chấn thương hoặc liên quan đến thời điểm sinh nở. Tiên lượng của các dạng tổn thương não bộ này khác nhau, có vấn đề có thể khắc phục được nhưng cũng có những tổn thương vĩnh viễn.
Chậm phát triển ngôn ngữ do tự kỷ
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ là vấn đề phụ huynh tuyệt đối không được xem nhẹ bởi đây có thể chính là biểu hiện đặc trưng của tự kỷ. Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa được điển hình bởi sự khiếm khuyết, thiếu hụt về 3 khía cạnh gồm ngôn ngữ, giao tiếp, các hành vi rập khuôn lặp lại kỳ lạ. Những thiếu hụt này là bẩm sinh và kéo dài đến suốt đời.
Ở những năm tháng đầu đời, trẻ tự kỷ hầu như có xu hướng không nói, không phản ứng với lời nói, tác động của xung quanh. Các đặc điểm của trẻ tự kỷ khá rõ ràng không giao tiếp bằng mắt; không quay đầu khi cha mẹ gọi tên; đi nhón gót; có các hành vi rập khuôn lặp lại như vỗ tay, xoắn vặn tay.. và đã xuất hiện ngay từ thời kỳ bẩm sinh, sẽ rõ ràng hơn ở giai đoạn 2- 3 tuổi.
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nếu có liên quan đến tự kỷ thường không thích giao tiếp, có mối liên kết chặt chẽ hơn với đồ vật thay vì con người, trẻ hầu như luôn tách biệt và thích chơi một mình. Điều này nếu không được can thiệp và khắc phục đúng cách sẽ càng làm nghiêm trọng thêm những thiếu hụt về mặt giao tiếp và hành vi cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần khám phá
Phụ huynh cần làm gì nếu trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Dù do bất cứ nguyên nhân nào, việc trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ cũng là một vấn đề bất thường cần sớm được can thiệp điều trị nhanh chóng. Việc trẻ càng chậm có ngôn ngữ càng cản trở đến quá trình giao tiếp hằng ngày, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận thông tin, nhận thức hằng ngày; đặc biệt là khó khăn trong việc thể hiện các nhu cầu cá nhân nên rất dễ bức bối.
Mặt khác nhiều phụ huynh khi con được 3- 4 tuổi đã bắt đầu đưa con đi gửi nhà trẻ, nếu giai đoạn này con không có ngôn ngữ sẽ rất khó để hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa, dễ bị cô lập và tách biệt với những người xung quanh. Điều này càng khiến tâm lý con bức bối, rối loạn, dễ bị stress cùng hàng loạt vấn đề khác.
Vậy phụ huynh cần làm gì khi thấy trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ?
Đưa con đi thăm khám sớm
Chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ là một vấn đề bất thường nên được thăm khám và điều trị từ giai đoạn trước 3 tuổi để có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên hầu hết, các giai đoạn trước đó phụ huynh thường khá chủ quan, cho rằng việc con chưa nói rõ chỉ là vấn đề bình thường và phải thường trên 3 tuổi, các đặc điểm bất thường rõ ràng hơn thì phụ huynh mới đưa con đi thăm khám.
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nên đến khám tại các bệnh viện hay trung tâm chuyên về nhi khoa hay chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ. Bác sĩ và các chuyên gia thường sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu về não bộ, thực hiện các bài test, quan sát cách trẻ giao tiếp, trò chuyện, các biểu cảm và hành vi của con, từ đó mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.
Theo các chuyên gia, mặc dù giai đoạn 2 tuổi là thời điểm bắt đầu điều trị tốt nhất, nhưng thường 3 – 4 tuổi mới là giai đoạn có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Kể cả chuyên gia đôi khi cũng có thể nhầm lẫn về các đặc điểm giữa trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần với tự kỷ. Gia đình nên quan sát kỹ các hành vi, tần suất biểu hiện bất thường của trẻ để giúp bác sĩ chẩn đoán.
Tùy nguyên nhân mà việc trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ sẽ có tiên lượng khác nhau, hướng can thiệp khác nhau. Chẳng hạn nếu trẻ có bức bối tâm lý sẽ được yêu cầu trị liệu lý; trẻ có tổn thương thính giác thì cần điều trị chuyên môn về thính giác hay với tự kỷ cũng cần áp dụng các biện pháp can thiệp cần thiết để giảm mức độ các khiếm khuyết.
Các liệu pháp tăng cường ngôn ngữ cá nhân
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ vẫn có thể nói được, vẫn có thể nói theo chỉ là con không có đủ vốn từ để diễn đạt hoặc cũng nói được mà không hiểu mình nói gì. Do đó cần phải thực hiện các liệu pháp tăng cường ngôn ngữ cá nhân để trẻ có thể ý thức, hiểu được những gì mình đang nói hay người đối diện nói, dần dần phát triển các kỹ năng giao tiếp khác.
Một nguyên tắc khi tăng cường ngôn ngữ cá nhân cho nhóm trẻ này chính là phải có tính trực quan, sinh động, linh động, dễ hiểu và lặp đi lặp lại nhưng tránh rập khuôn. Chẳng hạn muốn dạy bé đó là con gà thì nên chỉ trực tiếp vào hình ảnh con gà thì bé sẽ dễ hiểu, dễ nhớ hơn là mô tả hình dáng, màu sắc, tiếng con gà như thế nào.
Tuy nhiên để đảm bảo có hiệu quả nhất, bác sĩ thường khuyến khích trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ thực hiện trị liệu ngữ cá nhân được thực hiện, hỗ trợ từ các chuyên gia. Các biện pháp này thường được thực hiện 1-1, thiết kế dựa trên tình trạng của tình trạng và thường kèm theo các dụng cụ trực quan sinh động, ngôn ngữ phù hợp để bổ sung ngôn ngữ cho trẻ có hiệu quả.
Với trẻ 3 tuổi chưa có ngôn ngữ, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng các liệu pháp sau
- Giao tiếp tăng cường và thay thế AAC (Augmentative and Alternative Communication)
- Liệu pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA (Applied Behavior Analysis)
- Phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children)
- Phương pháp PECS (Picture Exchange Communication System)
- Phương pháp SI – (Sensory Integration)
- Phương pháp OT (Occupational Therapy)
- Phương pháp FloorTime
- Phương pháp kể chuyện Social Story
Các phương pháp này có thể được phối kết hợp để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất cho trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ. Gia đình nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia để hiểu rõ về các phương pháp này, từ đó có thể lên kế hoạch phối kết hợp phù hợp.
Tăng cường giao tiếp với trẻ hằng ngày
Một biện pháp đơn giản nhất để giúp trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ mà phụ huynh thường quên mất chính là cần phải chú trọng các hoạt động giao tiếp với trẻ hằng ngày. Các hoạt động trị liệu ngôn ngữ chỉ chiếm một khoảng thời gian ngắn trong ngày, do đó trong giai đoạn còn lại, phụ huynh cần phải tranh thủ cơ hội để giao tiếp, trò chuyện, bổ sung ngôn ngữ và nhận thức cho trẻ.
Nhiều gia đình khi thấy trẻ chậm nói là tự kỷ thường có xu hướng phó mặc con cho bệnh viện hay các trung tâm chuyên biệt để được can thiệp tốt nhất, tuy nhiên điều này là sai lầm. Sự giao tiếp, trò chuyện từ gia đình mới chính là nền tảng quan trọng để con phát triển các kỹ năng giao tiếp, gia tăng vốn từ vựng hằng ngày, đặc biệt với nhóm trẻ tự kỷ.
Cha mẹ chỉ cần giao tiếp, trò chuyện, hướng dẫn hay chia sẻ với con như bình thường. Tuy nhiên chỉ cần chú ý rằng nên dùng những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích kèm theo các hình ảnh minh họa sinh động, trực quan để con có thể hiểu. Thường xuyên đọc truyện và cho trẻ nghe nhạc cũng là cách gia tăng vốn từ một cách hiệu quả nhưng vẫn làm tâm lý con thoải mái.
Gia đình cũng nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia để biết cách giáo dục, hỗ trợ trẻ tại nhà hiệu quả nhất. Với trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ do các nguyên nhân đơn thuần thì giáo dục tại nhà đúng cách cũng đủ mang đến sự thay đổi tích cực cho con.
Ngoài ra chuyên gia cũng khuyến khích gia đình nên đưa trẻ đi tham gia các hoạt động có tính chất cộng đồng nhiều hơn cũng có thể kích thích trẻ có ham muốn nói chuyện, muốn học ngôn ngữ. Chẳng hạn trẻ khi cùng chơi với các bạn đồng trang lứa thường cảm thấy cực kỳ vui vẻ và tích cực giao tiếp, dễ học được ngôn ngữ hơn là chơi cha mẹ hay bác sĩ.
Giáo dục chuyên biệt
Với trẻ tự kỷ nói riêng và những trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ không có cải thiện khi giáo dục tại nhà thì học tập tại các trung chậm giáo dục chuyên biệt là lựa chọn phù hợp nhất. Các môi trường giáo dục chuyên biệt được thiết kế phù hợp để đảm bảo trẻ được học tập, tiếp cận nền tảng ngôn ngữ, giáo dục có lợi nhất để phục vụ cho quá trình giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng ở tương lai.
Giáo dục đặc biệt thường tập trung vào các khía cạnh thiếu hụt của trẻ, từ đó lên kế hoạch phát triển riêng cho từng đối tượng để đảm bảo có hiệu quả. Các thầy cô giáo không chỉ tập trung cải thiện về về ngôn ngữ, giao tiếp mà còn phát hiện sớm các thế mạnh của con để tăng cường phát triển, bù đắp sang các vấn đề thiếu hụt nếu không thể giải quyết được.
Bên cạnh đó, nếu trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nếu liên quan đến tử kỷ thì giáo dục chuyên biệt cũng là môi trường để con có thể tiếp cận với nền giáo dục phù hợp với năng lực, có thể kết bạn mà không sợ tình trạng bị cô lập, bắt nạt – một vấn đề rất dễ gặp ở trẻ đặc biệt khi học trong môi trường bình thường.
Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng về mặt nhận thức, tinh thần cũng như sự phát triển toàn diện của con nên gia đình cần cực kỳ thận trọng. Phụ huynh nên quan sát quá trình phát triển các giác quan, hành vi, ngôn ngữ hay mọi khía cạnh khác ngay từ thời điểm con mới chào đời để có thể phát hiện các bất thường và can thiệp sớm ngay từ giai đoạn đầu.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 loại sữa dành cho trẻ chậm nói giúp bé phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm nói hay la hét là dấu hiệu cần được quan tâm kịp thời
- Mẹo chữa chậm nói bằng cá lóc theo dân gian có hiệu quả không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!