Trẻ 2 tuổi chưa biết nói: Mẹ cần chú ý đến con nhiều hơn

Rate this post

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt về mặt nhận thức. Trẻ khi không nói được sẽ khó có thể giao tiếp, không thể diễn đạt được các nhu cầu cá nhân nên tinh thần nên rất dễ kích động, cáu kỉnh và có các hành vi không phù hợp. Gia đình nên đưa trẻ đi khám để hiểu rõ nguyên nhân và tìm hướng can thiệp phù hợp.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói nguyên nhân do đâu?

Một đứa trẻ khi mới sinh ra chắc chắn chưa biết nói mà cần phải phát triển từ từ theo từng giai đoạn. Chẳng hạn ngay từ vài tháng tuổi, trẻ tuy chưa thể nói được thành lời nhưng con đã bắt đầu ê a, bắt đầu biết “hóng” chuyện. Dần dần từ những lời ê a, con bắt đầu nói được những từ đơn như “ba”, “ma” “bai”.. Từ những từ đơn rồi biết đến ghép 2 từ, 3 từ, 4 từ để thành câu dài.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói tiềm ẩn rất nhiều vấn đề bất thường mà phụ huynh không được chủ quan

Theo cột mốc phát triển lời nói cá nhân, trẻ ở giai đoạn 2 tuổi đã có thể nói, thậm chí là nói nhiều. Trẻ có thể nói được đến 50 từ đơn một cách rõ ràng, chẳng hạn như tên mình, tên bố mẹ, tên các bộ phận trên cơ thể… Con cũng đã biết ghép các từ đơn thành từ ghép, thành một câu ngắn, chẳng hạn như “ba ơi”; “vâng ạ”.. khi cần diễn đạt.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói hoàn toàn là một vấn đề bất thường mà phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Giai đoạn 2 tuổi nhiều trẻ còn liên tục bi bô suốt ngày, không ngừng nói, không ngừng đặt câu hỏi để khám phá về thế giới xung quanh. Do việc đến tuổi này mà trẻ chậm nói, chưa nói được từ nào thì là một dấu hiệu cực kỳ cần quan tâm.

Một số nguyên nhân có thể liên quan đến việc trẻ 2 tuổi chưa biết nói gồm

Các vấn đề ở cơ quan phát âm

Trẻ bị dính thắng lưỡi, trẻ bị sứt môi hở hàm ếch, trẻ có khe hở môi, chẻ vòm hay phanh lưỡi ngắn.. hoàn toàn là những vấn đề bất thường trong hoạt động cơ miệng khiến trẻ có xu hướng chậm nói. Các rối loạn này khiến các cơ quan phát âm của con không thể kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn nên thường sẽ gặp một số vấn đề khó khăn khi nói.

Vấn đề ở thính giác

Trẻ khi không thể nghe được thì chắc chắn con cũng không thể tiếp nhận lời nói từ người khác và biết cách phát âm, cách nói chuyện, đây là điều khá hiển nhiên. Hoặc trẻ cũng có thể phát ra các âm thanh, tiếng động trong vô thức khiến người khác nghe không hiểu gì do con không biết cách nói là như thế nào.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Nhiều trẻ bị điếc không nghe thấy được nên cũng mất khả năng đáp ứng bằng lời nói

Một số tổn thương thính giác thường gặp như khiến trẻ 2 tuổi chưa biết nói như bị nhiễm trùng tai, trẻ bị khiếm thính, viêm tai giữa.. Âm thanh được truyền vào tai để đưa đến các cơ quan xử lý trong não bộ khác bị bóp nghẹt, không rõ ràng khiến con chậm chạp trong quá trình học ngôn ngữ và tăng cường về mặt nhận thức dẫn đến chậm nói.

Những tổn thương não bộ

Não bộ cũng là cơ quan đảm nhận vai trò trong việc học ngôn ngữ, tiếp nhận thông tin và giao tiếp của con người. Do đó việc trẻ 2 tuổi chưa biết nói hoàn toàn có thể liên quan đến những tổn thương tại não bộ, tại các cơ quan chịu trách nhiệm tiếp thu về ngôn ngữ, lời nói.

Chẳng hạn vùng thùy não trán, cụ thể là vùng Wernicke, Broca là cơ quan đảm nhận việc học ngôn ngữ, lời nói nên khi các cơ quan này tổn thương thì việc học ngôn ngữ hay nói cũng sẽ gặp vấn đề. các tổn thương này có thể hình thành do việc trẻ bị tai nạn, té ngã dẫn đến những chấn thương trong não bộ. Tuy nhiên phải có một số tổn thương phải xét nghiệm, kiểm tra chuyên môn mới cho ra kết quả.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói do thiếu sự tương tác trực tiếp

Lời nói và ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ đều được phát triển và trau dồi qua từng ngày, do đó nếu ngay từ nhỏ con không được tương tác trực tiếp, không có cơ hội phát triển việc giao tiếp cũng sẽ dẫn đến nguy cơ chậm biết nói. Điều này có nghĩa là trước giai đoạn 2 tuổi, việc trò chuyện, tương tác của con với những người xung quanh rất hạn chế.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Trẻ xem TV quá nhiều dễ bị “lậm” các âm thanh từ các thiết bị này và không nói đực như bình thường

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có thể do con chỉ toàn chơi một mình, không có cơ hội được giao tiếp, trò chuyện với cha mẹ thì con không thể hiểu được về ngôn ngữ. Một trường hợp khác là trẻ không chơi một mình nhưng lại “làm bạn” với những thiết bị vô tuyến, chẳng hạn như điện thoại, máy tính bảng hay các chương trình trên TV. Trẻ con có thể cả ngày ngồi xem các chương trình này mà không biết chán.

Nhiều trẻ vì bố mẹ quá bận rộn nên mới có xu hướng bỏ bê trẻ từ nhỏ, thường để cho con tự chơi với điện thoại để tiện bề làm việc. Hay nhiều phụ huynh vì quá vô tâm, không biết cách chăm sóc con nên thay vì dành thời gian chơi với con thì lại để con chơi điện thoại, thậm chí cả ngày cho con chơi cùng với chiếc điện thoại mà không trò chuyện gì.

Trên Tv, máy tính dù các chương trình mà con xem sẽ phát ra âm thanh, lời nói tuy nhiên chỉ mang tính chất 1 chiều. Có nghĩa là dù trẻ nghe được nhưng lại không hiểu có ý nghĩa gì vì không có ai giải thích. Trẻ 2 tuổi chưa biết nói còn có thể bị rối loạn ngôn ngữ vì xem lẫn lộn các chương trình sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Mặt khác thì sóng của các thiết bị này cũng không tốt cho não của trẻ.

Trẻ tự kỷ

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói, không phát ra âm thanh nào cùng hàng loạt các biểu hiện bất thường như mặt không có biểu cảm, thường xuyên tự chơi một mình, luôn có các hành vi lặp lại bất thường như vỗ tay liên tục, sợ hãi các âm thanh tiếng động như tiếng máy hút bụi, tiếng máy làm bánh mì; khó khăn trong giao tiếp và diễn đạt thì rất có thể chính là biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ.

Đặc trưng phổ biến nhất thường giúp nhiều phụ huynh phát hiện con tự kỷ chính là trẻ bị chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ hơn rất nhiều so với các bạn bè đồng trang lứa. Thậm chí có những trẻ trong những năm đầu đời con hầu như không nói chuyện, trong khi về mặt thể chất con vẫn phát triển bình thường. Điều này khiến nhiều phụ huynh còn cho là con không khóc là con ngoan.

Rối loạn phổ tự kỷ là một hội chứng tiềm ẩn rất nhiều các vấn đề khác, không chỉ là chậm nói mà còn là sự thiếu hụt kỹ năng nghiêm trọng về mặt giao tiếp và hành vi. Trẻ 2 tuổi chưa biết nói nếu liên quan đến tự kỷ thì đây cũng được coi là “thời điểm vàng” để phát hiện và can thiệp để giảm thiểu tối đa các thiếu hụt của trẻ, tăng cường các kỹ năng để phục vụ cho đời sống.

Cũng cần biết rằng rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển não bộ bẩm sinh và hiện nay chưa có bất cứ phương pháp nào có thể giúp điều trị hoàn toàn. Trẻ tự kỷ sẽ phải mang những khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp hay hành vi bất thường của mình đến suốt cuộc đời. Vì vậy cần sớm phát hiện và có hướng can thiệp từ sớm để phòng tránh nguy cơ này/

Một số vấn đề khác

Bên cạnh tự kỷ thì trẻ bại não, trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có thể gặp phải những bất thường trong quá trình giao tiếp và phát triển lời nói, ngôn ngữ. Các hội chứng này đều liên quan đến những tổn thương não bộ bẩm sinh và không thể điều trị được. Những khó khăn về mặt giao tiếp càng làm suy giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống, tinh thần và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Nhiều trẻ có bất ổn về tâm lý cũng không thể phát triển ngôn ngữ như bình thường

Ngoài ra, một số nhóm trẻ có bất ổn về mặt tâm lý cũng có thể dẫn tới tình trạng chậm phát triển về ngôn ngữ. Các bất ổn tâm lý này có thể hình thành từ việc cha mẹ bỏ bê không giao tiếp, gia đình thường xuyên sử dụng bạo lực hay nhưng cú sốc đột ngột, chẳng hạn như mất người thân. Các yếu tố này cũng có thể khiến cho trẻ 2 tuổi chưa biết nói.

Chẩn đoán trẻ 2 tuổi chưa biết nói

Như đã nói, tình trạng trẻ 2 tuổi chưa biết nói có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân với tiên lượng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên dù do bất cứ nguyên nào cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trẻ không nói được thường sẽ kèm theo chậm  về ngôn ngữ, nhận thức và khó khăn trong việc giao tiếp, hòa nhập với xung quanh.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói cần được chẩn đoán chuyên môn để xác định chính xác nguyên nhân

Các yếu tố liên quan đến trẻ 2 tuổi chưa biết nói cũng khá đa dạng và nếu không làm đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra cũng rất dễ gây nhầm lẫn. Không ít phụ huynh ngay khi thấy trẻ chậm nói đã tưởng rằng đó chính là biểu hiện của tự kỷ và dẫn đến hướng điều trị sai lệch hoàn toàn.

Hiện nay để chẩn đoán chính xác trẻ 2 tuổi chưa biết nói là do nguyên nhân nào, bác sĩ và các chuyên gia thường áp dụng một số phương pháp sau

  • Khám và kiểm tra thính giác
  • Khám và kiểm tra về cơ miệng
  • Khám và làm các xét nghiệm kiểm tra não bộ
  • Làm các bài test IQ, bài test tự kỷ
  • Xem xét các biểu hiện, hành vi, biểu cảm của trẻ, mức độ phản ứng của trẻ để đánh giá tình trạng

Gia đình nên đưa con đến các bệnh viện chuyên về nhi khoa hay các trung tâm chuyên biệt về chậm nói để được thăm khám, chẩn đoán, làm đầy đủ các xét nghiệm chính xác nhất. Chỉ khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về căn nguyên, tình trạng của con thì mới có thể đưa ra lộ trình can thiệp phù hợp nhất.

Hướng can thiệp khi trẻ 2 tuổi chưa biết nói

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói nếu can thiệp đúng hướng vẫn có thể cải thiện đề đáng kể, giúp trẻ sớm biết nói và giao tiếp linh hoạt như những đứa trẻ bình thường. Đặc biệt với tự kỷ, 2 tuổi được coi là “giai đoạn vàng” để can thiệp điều trị, giúp trẻ bổ sung những nhận thức và kỹ năng phù hợp để phát triển bản thân tốt nhất hoặc ít nhất có thể tự chăm sóc mình.

Can thiệp cho trẻ 2 tuổi chậm nói cần được phối hợp giữa nhiều phương pháp, đặc biệt là quá trình hỗ trợ từ gia đình chứ không phải chỉ riêng bác sĩ. Mặt khác can thiệp cho nhóm trẻ đặc biệt này cũng rất cần sự kiên nhẫn, bởi có những trường hợp phải duy trì đến cả vài năm, suốt đời chứ không phải ngày 1, ngày 2 là có hiệu quả.

Điều trị y tế

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói nếu hình thành do các nguyên nhân như tổn thương thính giác, cơ miệng hoặc một số chấn thương nhẹ ở não thì thường có tiên lượng khả quan hơn. Với các tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục bằng một số biện pháp điều trị y tế chuyên môn để khắc phục sớm các nguyên nhân đích này, chỉ khi đó tình trạng trẻ chậm nói mới có thể sớm khắc phục.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Nếu liên quan đến một số tổn thương thính giác và cơ miệng trẻ cần được phẫu thuật

Với sự phát triển của nền y tế hiện đại, hiện nay các phẫu thuật với người bị tổn thương thính giác, người bị sứt môi hở hàm ếch hay các vấn đề cơ miệng khác đều khá an toàn với đầy đủ các kỹ thuật và phương pháp, thiết bị phẫu thuật hiện đại. Trẻ sau khi được phẫu thuật đều có thể phát âm, nghe một cách bình thường nên nhanh chóng phát triển lời nói bình thường.

Một trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là trẻ bị điếc, thường là tình trạng này có thể được cải thiện nếu điều trị trước khi trẻ 5 tuổi. Trong trường hợp tình trạng điếc của trẻ không thể điều trị thì cần phải gắn các thiết bị trợ thính để hỗ trợ khả năng nghe của con, khi trẻ đã nghe được thì mới bắt đầu được các phương pháp giúp bỏ siung ngôn ngữ và lời nói khác.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói nếu liên quan đến một số vấn đề tổn thương não bộ thì tùy tình trạng mới có thể điều trị được. Chẳng hạn nếu tổn thương do té ngã hay va đập nếu điều trị nhanh thì có thể khắc phục tổn thương nhanh chóng, tuy nhiên càng để lâu thì tiên lượng sẽ càng xấu hơn, không phải trường hợp nào cũng giống nên cần phải thận trọng.

 Trị liệu ngôn ngữ, lời nói cá nhân

Áp dụng các liệu pháp phát triển tăng cường ngôn ngữ cá nhân là rất cần thiết để trẻ 2 tuổi chưa biết nói có thể bắt đầu phát triển lời nói. Các biện pháp này thường hướng tới việc giúp trẻ mở rộng vốn từ, học cách phát âm chính xác, biết cách ghép từ, biết cách sử dụng ngôn ngữ để thể hiện các nhu cầu cá nhân hoặc để giao tiếp hằng ngày.

Các liệu pháp ngữ âm trị liệu, phương pháp ABA, Phương pháp TEACH dùng khi tăng cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ thường được thực hiện riêng biệt với từng cá nhân. Bởi tình trạng mỗi trẻ là khác nhau, khả năng hiểu và tiếp thu thông tin cũng khác nhau, khả năng tập trung cũng khác nhau, do đó nếu cùng lúc trị liệu cho nhiều trẻ sẽ không thể nào có hiệu quả.

Các liệu pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi chưa biết nói sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia tại bệnh viện hoặc giáo viên chuyên biệt cho trẻ đặc biệt. Các biện pháp này thường được áp dụng lâu dài để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, từ đó giúp trẻ phát triển nhanh chóng các kỹ năng khác, phát triển với tốc độ đồng thời như bạn bè đồng trang lứa khác.

Trị liệu tâm lý

Tâm lý bất ổn khiến trẻ khó phát triển ngôn ngữ, lời nói hơn các bạn bè đồng trang lứa do đó cũng cần chăm sóc về mặt tâm lý để trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Mặt khác trẻ 2 tuổi thực tế cũng có nhu cầu nói và tìm hiểu mọi thứ rất nhiều, khi không được đáp ứng nhu cầu cá nhân, cha mẹ không hiểu được ý con cũng rất dễ dẫn đến các bức bối về mặt tâm lý khiến trẻ dễ cảm thấy stress, căng thẳng.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Chăm sóc tâm lý, định hướng hành vi cũng rất cần thiết cho những trẻ chậm nói

Trị liệu chăm sóc tâm lý vừa góp phần giúp tâm lý trẻ vui vẻ, tích cực, thoải mái, biết kiểm soát cảm xúc đặc biệt là nhận thức được các hành vi đúng đắn. Đặc biệt với nhóm trẻ tự kỷ, khả năng nhận thức của trẻ còn khá thấp, bản thân con có thể có các hành vi gây hại cho bản thân hay những người xung quanh nên nếu không hướng dẫn con từ sớm sẽ rất khó kiểm soát.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói được chăm sóc tâm lý, có tinh thần thoải mái cùng nâng cao khả năng tập trung và tiếp thu nhận thức, nhờ đó học ngôn ngữ hay lời nói hiệu quả hơn.

Giáo dục ngôn ngữ tại nhà

Theo các chuyên gia, cha mẹ chính là người phát triển, tăng cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả nhất. Một đứa trẻ bình thường biết nói, biết giao tiếp vốn dĩ chính là thông qua việc tương tác với cha mẹ hằng ngày. Mặt khác chính mối liên kết gia đình đã trở thành tiền đề để con có thể học và phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Cha mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ và chuyên gia để biết cách chăm sóc, hỗ trợ và tương tác với con một cách có hiệu quả nhất. Việc giao tiếp, tương tác với con phải diễn ra hằng ngày, hằng giờ, bất cứ lúc nào thì mới có thể đem kết kết quả tốt. Cụ thể, một số vấn đề cha mẹ nên lưu ý trong quá trình tăng cường giáo dục, giao tiếp cho trẻ 2 tuổi chưa biết nói tại nhà như

  • Luôn tranh thủ mọi hoàn cảnh, thời điểm để bổ sung ngôn ngữ và nhận thức cho con, chẳng hạn như khi ăn cơm, khi ra ngoài chơi
  • Khi trò chuyện với trẻ 2 tuổi và đặc biệt khi con chưa biết nói phải luôn dùng những từ ngữ đơn giản nhất, ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất và tốt nhất nên kèm theo các hình ảnh minh họa trực quan. Chẳng hạn nếu thấy con gà thì cần chỉ vào con đó và gọi tên con gà, hay dạy trẻ cách cảm ơn thì cần diễn tả đúng hoàn cảnh cần cảm ơn thì trẻ mới có thể hiểu và ghi nhớ
  • Kiên nhẫn, nói rõ ràng, rành mạch từng từ khi trò chuyện cùng trẻ. Khả năng tập trung của những nhóm trẻ này thường cũng không quá cao nên nếu cha mẹ dạy quá nhanh thì con sẽ không thể hiểu được
  • Giáo dục tăng cường cho trẻ chậm biết nói,  đặc biệt với nhóm trẻ đặc biệt như trẻ tự kỷ cần phải có kế hoạch hằng ngày và thực hiện nghiêm túc. Ngừng học tập một ngày hoàn toàn có thể khiến trẻ quên hết những gì đã được dạy nên cha mẹ cần phải thực sự chú ý
  • Trẻ 2 tuổi chưa biết nói nên được dạy một cách linh hoạt, tránh trường hợp rập khuôn quá mức, chẳng hạn chỉ dạy trẻ với bảng chữ cái màu đỏ có thể khiến trẻ nghĩ rằng nếu chữ đó có màu đỏ thì mới là chữ A
  • Nên đưa trẻ ra ngoài chơi để tăng cường giao tiếp một cách chủ động thay vì chỉ giữ con ở trong nhà. Trẻ khi ra ngoài cũng sẽ dạn dĩ hơn, muốn chủ động giao tiếp, phát triển được các kỹ năng một cách tự nhiên mà không cần quá gượng ép
  • Bổ sung đầy đủ về dinh dưỡng cho trẻ hằng ngày để tăng cường đề khác, đặc biệt là các nhóm thực phẩm tốt cho não bộ để giúp trẻ ghi nhớ và nhận thức tốt hơn
  • Tuyệt đối không cho trẻ chưa biết nói, chậm nói tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, thiết bị điện tử bởi sẽ chỉ làm nghiêm trọng hơn tình trạng này
  • Trong trường hợp giáo dục cho trẻ tại nhà không may đến hiệu quả tích cực nên tham khảo đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục chuyên biệt để được hỗ trợ đầy đủ và lâu dài nhất, có kết quả tốt nhất

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói nếu để lâu dài sẽ càng khó can thiệp hơn do đó gia đình tuyệt đối không nên chủ quan trước những biểu hiện bất thường của con. Gia đình tốt nhất nên tăng cường các biện pháp tương tác giao tiếp với con ngày từ thời điểm sơ sinh đồng thời hạn chế tiếp xúc với các thiết bị quá sớm để phòng tránh các nguy cơ này.

Có thể bạn quan tâm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *