Cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói giúp bé sớm phát triển ngôn ngữ
Chậm nói khiến nhiều trẻ nhỏ gặp phải các khó khăn trong quá trình giao tiếp, học tập và suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, nhiều bậc phụ huynh luôn cố gắng tìm cách để dạy trẻ 2 tuổi chậm nói, giúp trẻ dần cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp hiệu quả hơn.
Trẻ 2 tuổi chậm nói có đáng lo ngại không?
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, tỷ lệ trẻ chậm nói hiện đang ngày càng gia tăng để kể và để lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống và sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ. Cứ trung bình trong khoảng 10 trẻ thì sẽ có ít nhất 1 trẻ bị chậm nói hơn so với bình thường.
Chậm nói hiện đang là một trong các vấn đề sức khỏe trẻ nhỏ nhận được nhiều sự quan tâm và lo lắng của các bậc phụ huynh. Nhiều trẻ dù đã được 2 tuổi nhưng vẫn chưa thể nói được bất kỳ từ nào hoặc trẻ chỉ nói một vài từ cơ bản, khả năng giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh cũng gặp nhiều sự yếu kém.
Tình trạng này nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây nên nhiều cản trở đối với quá trình học tập, sinh hoạt của trẻ nhỏ. Không những thế, sự chậm nói của trẻ 2 tuổi nếu cứ kéo dài và không cải thiện tốt còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nếu trẻ chỉ có dấu hiệu chậm nói đơn thuần, các khía cạnh khác hoàn toàn không bị ảnh hưởng thì tình trạng này có thể dễ dàng khắc phục tốt theo thời gian. Tuy nhiên, nếu chậm nói kèm theo nhiều sự hạn chế về khả năng nghe hiểu, tương tác phi ngôn ngữ, các hành vi bất thường, cảm xúc rối loạn thì nhiều khả năng trẻ đang phải đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là tự kỷ, bại não, chậm phát triển.
Do đó, trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên chú ý quan tâm để kịp thời nhận biết được các dấu hiệu chậm nói ở trẻ. Đối với trẻ 2 tuổi, nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Vốn từ hạn hẹp, trẻ chỉ nói được vài từ cơ bản hoặc thậm chí không nói được bất cứ từ ngữ nào.
- Không có xu hướng muốn giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh.
- Không biết sử dụng các cử chỉ phi ngôn ngữ như chỉ tay, gật đầu, lắc đầu,…
- Thường xuyên lặp đi lặp lại các âm thanh, từ ngữ khi nghe từ người khác.
- Trẻ không tập trung, khả năng ghi nhớ kém.
- Không hiểu và khó có thể thực hiện theo các yêu cầu, hướng dẫn của ba mẹ, người thân.
- Thường có những hành vi bất thường, khó kiểm soát.
Nếu nhận thấy trẻ có xuất hiện các dấu hiệu này, ba mẹ cần nên nhanh chóng cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Nếu có thể can thiệp sớm cho trẻ trong giai đoạn này, trẻ nhỏ sẽ có thêm nhiều cơ hội để được phát triển ngôn ngữ, cải thiện khả năng giao tiếp.
Làm cách nào để dạy trẻ 2 tuổi chậm nói phát triển ngôn ngữ?
Như đã chia sẻ, trẻ 2 tuổi vẫn chưa biết nói là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ em hiện nay. Mặc dù đây có thể chỉ là tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần nhưng cũng không thể loại trừ khả năng trẻ đang mắc phải các vấn đề sức khỏe, bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chậm nói mà quá trình can thiệp, điều trị cũng cần được cân nhắc lựa chọn các biện pháp phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý về các cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói mà các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và áp dụng cho trẻ nhỏ.
1. Dạy trẻ 2 tuổi chậm nói bằng cách đọc sách
Sách chính là công cụ giúp phát triển ngôn ngữ ở mọi lứa tuổi. Đọc sách giúp mang đến nhiều lợi ích cho trí tuệ và cuộc sống của mỗi con người. Các chuyên gia luôn khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với sách vở ngay từ khi còn sớm, kể cả những giai đoạn trẻ vẫn chưa biết nói hoặc biết đọc.
Dựa vào các nghiên cứu chuyên khoa, thói quen đọc sách thường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng tư duy, nhận thức của con người. Đồng thời, khi đọc sách đòi hỏi sự tập trung cao và kỹ năng phân tích, liên tưởng tốt nên nếu trẻ nhỏ có thể rèn luyện thói quen này từ sớm sẽ giúp hoạt động của não bộ được hiệu quả và phát triển vượt trội hơn.
Không những thế, một trong các lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách đó chính là mở rộng vốn từ, gia tăng ngôn ngữ . Đối với trẻ 2 tuổi chậm nói, các bậc phụ huynh nên đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày. Bằng cách này trẻ sẽ dần cải thiện khả năng ghi nhớ và gia tăng vốn từ hiệu quả, nhờ đó mà trẻ có thể biết cách dùng từ, sử dụng lời nói linh hoạt, nhạy bén hơn.
Ba mẹ cần ưu tiên lựa chọn các loại sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ, sách cần có nội dung đơn giản, dễ hiểu kèm với những hình ảnh minh họa sinh động, nhiều màu sắc để trẻ cảm thấy hứng thú và hấp dẫn hơn. Khi cùng trẻ đọc sách, các bậc phụ huynh cũng nên giới thiệu cặn kẽ cho trẻ về các nhân vật, con vật, đồ vật liên quan, đồng thời đặt ra những câu hỏi tương tác nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp ở trẻ.
2. Trò chuyện giúp trẻ gia tăng ngôn ngữ
Trò chuyện là cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói hiệu quả và đơn giản được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Cũng bởi việc thiếu môi trường giao tiếp, không nhận được sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ từ gia đình, người thân cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ bị chậm nói, khó phát triển được khả năng sử dụng lời nói.
Vì thế, để giúp trẻ dần khắc phục được tình trạng chậm nói, các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đối với việc giao tiếp cùng trẻ, thường xuyên trò chuyện, tương tác để tạo cơ hội cho trẻ học hỏi, tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn. Ba mẹ cần dành nhiều thời gian ở bên cạnh con, cùng con chia sẻ, tâm sự về những điều xoay quanh cuộc sống hàng ngày.
Bằng cách này, trẻ nhỏ không chỉ phát triển tốt về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, biết cách dùng lời nói để giao tiếp mà còn gia tăng sự gắn kết với các thành viên trong gia đình, tạo dựng được mối quan hệ bền chặt, thân thiết. Các bậc phụ huynh nên lựa chọn chủ đề mà trẻ yêu thích, nói về những điều quen thuộc xoay quanh cuộc sống để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và thích thú hơn.
3. Trẻ chậm nói cần dạy nói từ những điều đơn giản
Trẻ học nói và tiếp thu ngôn ngữ thông qua những hoạt động thường ngày. Các chuyên gia cho biết rằng, trẻ nhỏ thường hay quan sát, ghi nhớ và bắt chước các lời nói, hành vi, cảm xúc của những người xung quanh để phát triển tốt các kỹ năng của bản thân.
Để trẻ có thể gia tăng được vốn từ, biết cách sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn thì các bậc phụ huynh hãy luôn vận dụng tốt những điều quen thuộc, đơn giản xuất hiện xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Hãy chỉ cho trẻ cách gọi tên những đồ vật, con vật, sự vật xung quanh.
Đối với những điều mà trẻ quan tâm và có hứng thú tìm hiểu, ba mẹ hãy dành thời gian để phân tích, hướng dẫn và cung cấp các thông tin bổ ích để trẻ có thể ghi nhớ tốt hơn. Thông qua những điều đơn giản như thế, trẻ nhỏ sẽ dần bồi dưỡng thêm những từ vựng quý giá để sử dụng chúng một cách tốt hơn.
4. Tạo điều kiện để trẻ vui chơi bên ngoài
Trẻ nhỏ luôn cảm thấy hứng thú và tò mò với mọi thứ xảy ra xung quanh cuộc sống. Đồng thời, thông qua việc quan sát và tiếp cận với môi trường bên ngoài, trẻ nhỏ cũng sẽ có nhiều cơ hội để được học hỏi, tiếp thu và phát triển các kỹ năng sống cần thiết, trong đó có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói.
Để có thể giúp dạy trẻ 2 tuổi chậm nói phát triển ngôn ngữ hiệu quả, các bậc phụ huynh cũng nên tạo nhiều điều kiện để trẻ được vui chơi, thư giãn ngoài trời, tham gia các hoạt động tập thể lành mạnh, tích cực. Đây được xem là phương pháp hiệu quả mang đến tác dụng tốt trong việc cải thiện khả năng giao tiếp, tương tác xã hội cho trẻ nhỏ.
Hơn thế, việc được thường xuyên vui chơi bên ngoài, gặp gỡ nhiều bạn bè hoặc những người xung quanh sẽ giúp trẻ trở nên tự tin, dạn dĩ hơn rất nhiều. Nhờ đó mà trẻ được gia tăng nhu cầu được kết nối, giao tiếp thoải mái hơn so với những người bên cạnh và biết cách nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của bản thân.
5. Dùng đồ chơi kích thích ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi
Các loại đồ chơi có kết thúc mở, tạo ra được các âm thanh, giai điệu hoặc yêu cầu về các hoạt động của môi, miệng, lưỡi cũng có khả năng cải thiện tốt khả năng dùng ngôn ngữ, giao tiếp bằng lời nói ở trẻ 2 tuổi. Theo chia sẻ của các chuyên gia, rất khó để bắt ép trẻ tập trung vào việc học nói nên các bậc phụ huynh cần thu hút sự chú ý của trẻ thông qua các trò chơi, đặc biệt là đồ chơi mà trẻ yêu thích.
Vừa chơi vừa học sẽ tạo được tâm lý thoải mái và giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận ngôn ngữ, phát triển lời nói một cách tự nhiên, hiệu quả nhất. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại đồ chơi bổ ích, giúp kích thích trí thông minh, sáng tạo và ngôn ngữ hiệu quả cho từng lứa tuổi khác nhau.
Đối với những trẻ 2 tuổi, ba mẹ có thể ưu tiên cho trẻ chơi lego, xếp hình, đồ chơi bán hàng, nấu ăn,…để trẻ vừa chơi, vừa tương tác tốt với những người xung quanh. Trong lúc cùng trẻ chơi, các bậc phụ huynh cũng cần đặt ra những câu hỏi, những lời gợi ý để kích thích sự tò mò và nhu cầu giao tiếp ở trẻ giúp trẻ nâng cao kỹ năng ăn nói của bản thân.
6. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc
Nghe nhạc thường xuyên có thể giúp trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả và tự nhiên, đây cũng được xem là cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Trong kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, ngay khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể cảm nhận được những âm nhạc, giai điệu thông qua những tiếng hát của mẹ hoặc những ca từ được phát ra trong radio, tivi, điện thoại,…
Đặc biệt là đối với những trẻ từ 2 đến 6 tuổi, việc được xây dựng thói quen nghe nhạc sẽ giúp trẻ dễ dành hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói hiệu quả. Tùy thuộc vào độ tuổi và sở thích của trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh có thể cho trẻ nghe những bản nhạc phù hợp. Tốt nhất là nên lựa chọn các bài hát thiếu nhi với ca từ đơn giản, dễ hiểu để trẻ có thể vừa nghe, vừa nhẩm hát theo.
Điều này sẽ giúp cho các trẻ chậm nói dần gia tăng vốn từ và kỹ năng nói của bản thân. Nhờ có âm nhạc và các hoạt động nghệ thuật mà trẻ nhỏ sẽ rèn luyện được kỹ năng chủ động lắng nghe và thể hiện cảm xúc qua từ ngữ, hành động cụ thể, rõ ràng, mạch lạc hơn. Thông qua các nội dung, ý nghĩa của lời bài hát, ba mẹ cũng có thể dạy con cái về lòng hiếu thảo, tình yêu thương với muôn loài, biết lễ phép, kính trên nhường dưới,…để con có thể phát triển thành một con người có ích cho gia đình, xã hội.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn đọc về một số cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được đánh giá, tư vấn cụ thể và chính xác hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ 2 tuổi chưa biết nói: Mẹ cần chú ý đến con nhiều hơn
- Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Mẹ cần biết để lên thực đơn cho con
- Trẻ 4 tuổi chưa biết nói khiến nhiều phụ huynh hoang mang
- Những đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp bé yêu phát triển ngôn ngữ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!