Bài test hội chứng sợ máu – Đánh giá mức độ
Bài test hội chứng sợ máu là bộ công cụ để tự đánh giá nếu nghi ngờ chính mình hoặc ai đó mắc hội chứng sợ máu (hemophobia). Công cụ chỉ có tác dụng hỗ trợ đánh giá, không thể thay thế chẩn đoán chuyên môn từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
Bài test hội chứng sợ máu là gì?
Hội chứng sợ máu (Hemophobia) là tình trạng sợ hãi tột độ, nghiêm trọng khi nhìn thấy máu, bao gồm máu của bản thân hoặc người khác. Người mắc hội chứng này thường có các biểu hiện như luôn sợ hãi, lo lắng khi nghĩ đến máu, sợ những hình ảnh máu me, luôn cố gắng thoát khỏi những tình huống có máu…
Người nghi ngờ mắc hội chứng sợ máu có thể sử dụng bài test để tự xác định tình trạng của bản thân. Bài test hội chứng sợ máu là bộ câu hỏi tự đánh giá, được sử dụng để sàng lọc, phát hiện và đánh giá mức độ của hội chứng Hemophobia.
Tuy nhiên, mức độ phổ biến của bài test không cao, chỉ có giá trị tham khảo. Đồng thời bài test không thể thay thế cho các chẩn đoán chuyên môn từ bác sĩ hay chuyên gia tâm lý. Mục đích của bài test nhằm giúp cá nhân phát hiện mình có mắc hội chứng sợ máu hay không, đồng thời đánh giá sơ bộ mức độ sợ máu của bản thân.
Nội dung của bài test hội chứng sợ máu
Bài test hội chứng sợ máu là bài kiểm tra để cá nhân tự đánh giá chứng sợ máu hemophobia của mình. Bài test gồm có 8 câu hỏi liên quan mật thiết đến các triệu chứng đặc trưng của hội chứng. Mỗi câu hỏi gồm có 4 câu trả lời với các mức độ khác nhau.
Để làm bài test, bạn đọc thật cẩn thận từng câu hỏi, ở mỗi câu hỏi, chỉ được chọn một đáp án duy nhất mô tả gần chính xác với tình trạng mà bạn gặp phải. Sau khi hoàn thành bài test, tiến hành cộng điểm ở từng mục và đối chiếu với kết quả để xác định được vấn đề mà bạn gặp phải.
Nội dung của bài test hội chứng sợ máu như sau:
1. Bạn phản ứng như thế nào khi nhìn thấy máu?
- 3 điểm – Tôi ngất xỉu hoặc cảm thấy muốn ngất
- 2 điểm – Tôi cảm thấy chóng mặt, buồn nôn
- 1 điểm – Tôi thấy lo lắng, khó chịu
- 0 điểm – Nó không ảnh hưởng gì đến tôi
2. Bạn cảm thấy thế nào khi xem các chương trình hoặc phim có cảnh máu?
- 3 điểm – Tôi tránh bằng mọi giá
- 2 điểm – Tôi cảm thấy không thoải mái khi nhìn thấy
- 1 điểm – Tôi vẫn có thể nhìn nhưng có cảm giác không muốn xem chúng
- 0 điểm – Tôi không có vấn đề gì khi xem chúng
3. Điều gì xảy ra nếu bạn nghĩ đến một chấn thương chảy máu?
- 3 điểm – Tôi cảm thấy không khỏe hoặc thường cảm thấy hoảng sợ
- 2 điểm – Tôi cảm thấy rất khó chịu và không muốn nghĩ đến nó
- 1 điểm – Tôi cảm thấy hơi khó chịu một chút
- 0 điểm – Không có vấn đề gì khi tôi nghĩ đến nó
4. Bạn có tránh các tình huống hoặc hoạt động có thể nhìn thấy máu không?
- 3 điểm – Luôn luôn
- 2 điểm – Hầu hết thời gian
- 1 điểm – Đôi khi có né tránh
- 0 điểm – Không bao giờ
5. Bạn phản ứng thế nào khi ai đó nói đến các chủ đề có liên quan đến máu?
- 3 điểm – Tôi cảm thấy khó chịu và có thể yêu cầu họ lập tức dừng lại
- 2 điểm – Tôi cảm thấy buồn nôn và muốn họ thay đổi chủ đề
- 1 điểm – Tôi cảm thấy hơi khó chịu nhưng có thể tiếp tục nghe
- 0 điểm – Tôi không bận tâm chút nào
6. Bạn có thấy lo lắng hoặc sợ hãi khi đến bệnh viện hoặc đến gặp bác sĩ vì có khả năng tiếp xúc với máu không?
- 3 điểm – Luôn luôn
- 2 điểm – Thường xuyên
- 1 điểm – Hiếm khi
- 0 điểm – Không bao giờ
7. Bạn thấy thế nào khi phải chích ngón tay làm xét nghiệm máu?
- 3 điểm -Tôi rất sợ hãi và sẽ làm điều gì đó để tránh né
- 2 điểm – Tôi thấy buồn chồn và lo lắng
- 1 điểm – Có một chút lo lắng nhưng tôi có thể làm được
- 0 điểm – Tôi cảm thấy bình thường, không có gì đáng bận tâm
8. Có bao giờ bạn tránh học sơ cứu vì nó liên quan đến máu hay không?
- 3 điểm – Có, chỉ nghĩ đến là tôi đã thấy hoảng sợ
- 2 điểm – Tôi thấy không thoải mái nhưng có thể cân nhắc
- 1 điểm – Tôi thấy hơi không thoải mái nhưng tôi sẽ làm được
- 0 điểm – Không, tôi có thể học sơ cứu dù nó liên quan đến máu
Cách tính điểm và đánh giá mức độ của hội chứng sợ máu
Bài test hội chứng sợ máu là bài tự kiểm tra đánh giá ngắn gọn chỉ có 8 câu hỏi tự trả lời. Mỗi câu trả lời sẽ tương ứng với một số điểm cụ thể. Số điểm của cùng được tính dựa trên tổng điểm của cả 8 câu. Sau khi tính được tổng, bạn tiến hành đối chiếu với khung đánh giá để xác định được tình trạng hội chứng sợ máu của mình.
Thang điểm đối chiếu kết quả của hội chứng sợ máu như sau:
- Từ 0 – 7 điểm: Không mắc hội chứng sợ máu
- Từ 7 – 17 điểm: Bạn có xu hướng sợ máu trung bình
- Trên 17 điểm: Bạn mắc hội chứng sợ máu nghiêm trọng
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng sợ máu, cách tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được đánh giá, kiểm tra và chẩn đoán. Hội chứng sợ máu được chẩn đoán dựa trên đánh giá tâm lý, thông qua trò chuyện với chuyên gia để đánh giá hành vi, tính cách, suy nghĩ và nhận thức của cá nhân.
Trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5), hội chứng sợ máu và các thủ thuật y tế xâm lấn thuộc nhóm rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể. Tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:
- Có nỗi sợ hãi hoặc lo lắng vô lý đến ám ảnh về một đối tượng hoặc tình huống cụ thể
- Các triệu chứng sợ hãi kéo dài ít nhất 6 tháng mà không thể giải thích
- Nỗi sợ hoặc lo lắng không tương xứng với mối nguy hiểm hoặc tình huống thực tế
- Gây ra đau khổ hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, nghề nghiệp của cá nhân.
Kết quả bài test hội chứng sợ máu có chính xác không?
Rất nhiều người băn khoăn không biết kết quả của bài test hội chứng sợ máu liệu có chính xác không. Thực tế, bài test là công cụ để cá nhân tự kiểm tra đánh giá, phụ thuộc nhiều vào lựa chọn chủ quan của cá nhân, tính khách quan và độ chính xác của bài test không cao.
Việc thực hiện bài test chỉ có tác dụng hỗ trợ sàng lọc xác định xem bạn có mắc hội chứng sợ máu hay không, mức độ nghiêm trọng của tình trạng này ra sao. Bài test không có giá trị về mặt y khoa, cũng không thể thay thế các chẩn đoán chuyên khoa của bác sĩ hay đánh giá của chuyên gia tâm lý.
Bạn có thể tự thực hiện bài test tại nhà, từ kết quả bài test, chúng ta có thể quyết định có nên đi khám hay không. Trường hợp tổng số điểm của bài test trên 7, bạn đang có một số biểu hiện của hội chứng sợ máu.
Trường hợp tổng số điểm trên 17, lúc này, mức độ của hội chứng này ở bạn tương đối nghiêm trọng. Bạn nên kiểm tra, thăm khám để được điều trị, trị liệu nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng mà hội chứng gây ra.
TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Bài kiểm tra này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là công cụ được sử dụng để chẩn đoán trong y khoa. Bài test cũng không thể thay thế các chẩn đoán hoặc điều trị chuyên nghiệp của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý. Kết quả bài test không có giá trị về mặt y khoa. Trường hợp nếu bạn cảm thấy hội chứng sợ máu ảnh hưởng đến cuộc sống, cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội chứng sợ kim tiêm (Trypanophobia): Nỗi sợ đáng lo ngại
- Quiz test kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhanh chóng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!