Hội chứng sợ máu (Hemophobia): Thấy máu là hoa mắt, chóng mặt

Người mắc hội chứng sợ máu thậm chí có thể ngất xỉu mỗi khi thấy máu, kể cả khi nhìn trực tiếp hoặc nhìn thông qua hình ảnh. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến các sự kiện gây ám ảnh trong quá khứ có liên quan đến máu mà người bệnh chưa thể vượt qua. Trị liệu phục hồi tâm lý là một trong những liệu pháp đem đến hiệu quả tốt nhất để người bệnh vượt qua nỗi sợ.

Hội chứng sợ máu (Hemophobia) là gì?

Người mắc hội chứng sợ máu có tên khoa học là Hemophobia hoặc Hematophobia. Thuật ngữ này được dịch từ tiếng Hy Lạp cổ đại “aἷμ”, “φβ ς ”thành tiếng Hồi giáo có nghĩa là máu và “phobia” là nỗi sợ hãi, ám ảnh phi lý. Trong cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần – Phiên bản 5 (DSM-5), hội chứng này được xếp vào nhóm rối loạn ám ảnh sợ.

Hội chứng sợ máu
Người mắc hội chứng sợ máu luôn tìm mọi cách trốn tránh để không nhìn thấy máu, nếu không họ sẽ rơi vào hoảng loạn căng thẳng tột độ

Theo các chuyên gia, hội chứng Hematophobia cũng có liên quan đến một số dạng rối loạn lo âu khác gồm chứng sợ kim tiêm (Trypanophobia) và sợ chấn thương (Traumatophobia). Tuy nhiên không phải ai sợ kim tiêm cũng sợ máu nhưng những người sợ máu đa phần đều kèm theo nỗi sợ chấn thương và sợ kim tiêm khiến việc điều trị các bệnh lý này cũng gặp nhiều khó khăn.

Các nghiên cứu còn chỉ ra, tỷ lệ số người mắc hội chứng sợ máu khá cao, khoảng 4% trên toàn bộ dân số. Thực tế thì hầu hết chúng ta đều từng có cảm giác sợ máu ít nhất 1 lần trong đời, đó có thể là khi còn nhỏ hoặc thậm chí người trưởng thành cũng sợ. Tuy nhiên với Hematophobia, nỗi sợ cao cao trào tới mức những người này có thể ngất xỉu khi thấy máu, cho dù chỉ nhìn qua hình ảnh.

Nỗi ám ảnh sợ máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như thường từ chối đi khám bệnh, không dám làm xét nghiệm hay phẫu thuật. Đặc biệt các triệu chứng của nhóm ám ảnh sợ “máu-chấn thương-tiêm chích” cũng có xu hướng đặc biệt hơn các dạng rối loạn lo âu khác nên cần có biện pháp điều trị can thiệp từ sớm.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Triệu chứng hội chứng sợ máu

Như đã nói, các triệu chứng của hemophobia và nhóm “máu chấn thương tiêm chích”  sẽ có phần trái ngược sợ với các rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt thông thường. Chẳng hạn ở người mắc hội chứng sợ bóng tối sẽ có xu hướng tăng nhịp tim và huyết áp khiến chân tay run rẩy, mặt trắng bệch, cơ căng cứng. Trong khi đó với hội chứng sợ máu, người bệnh lại có xu hướng hạ huyết áp và giảm nhịp tim.

triệu chứng sợ máu
Nhịp tim và huyết áp cùng giảm khiến những người này có thể ngất xỉu khi thấy máu

Hiện tượng này xuất hiện do ảnh hưởng từ dây thần kinh phế vị (vagus nerve) giữ vai trò kết nối nhân bó đơn độc (NST) – một khu vực của não bộ. Khi nhìn thấy máu, NST có xu hướng chuyển đổi hai trạng căng thẳng và bình tĩnh quá nhanh làm cho dây thần kinh bị nhiễu loạn dẫn tới cơ thể rơi vào trạng thái tạm ngưng hoạt động. Đây chính là lý do người mắc hội chứng sợ máu thường có xu hướng ngất xỉu.

Tuy nhiên hầu hết hemophobia vẫn có các triệu chứng tương đồng với các rối loạn ám ảnh sợ khác, cụ thể như

  • Lo lắng, sợ hãi, căng thẳng khi nhìn thấy máu của bản thân, của người khác hay thậm chí là máu động vật
  • Cảm giác lo âu, run rẩy, khó thở, đau tức ngực có thể xuất hiện cả khi nhìn thấy máu trực tiếp hay gián tiếp
  • Cố gắng trốn tránh mọi hoạt động, tình huống khiến họ có thể phải thấy máu, chẳng hạn như khám tổng quát, xét nghiệm sức khỏe, giết động vật, khu đồ ăn tươi sống
  • Một số người cũng hạn chế tối đa các vận động, hoạt động mạnh có thể khiến bản thân chấn thương và chảy máu
  • Buồn nôn, nôn, thậm chí ngất xỉu mỗi khi nhìn thấy máu trực tiếp, xảy ra ở rất nhiều bệnh nhân

Một điều thú vị ở những người mắc hội chứng sợ máu chính là trước khi việc phải đối diện với máu, họ có thể có xu hướng trải qua những cảm giác của chứng lo âu dự đoán (anticipatory anxiety) với các triệu chứng điển hình như tăng nhịp tim đau dạ dày, cơ thể run rẩy.

Nhìn chung các triệu chứng của hội chứng sợ máu có thể nhìn nhận một cách rõ ràng, tuy nhiên ít ai cho rằng mình đang gặp vấn đề về tâm lý. Thay vì đi gặp bác sĩ, họ thường chọn cách trốn tránh tối đa việc phải nhìn thấy máu dẫn tới vô vàn các hệ lụy không mong muốn khác đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây hội chứng sợ máu

Những ám ảnh trong quá khứ, yếu tố di truyền hay các vấn đề tâm lý khác được cho là có liên quan trực tiếp đến hội chứng sợ máu. Bệnh được cho là có mối liên quan mật thiết đến các hội chứng sợ về sức khỏe khiến việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với việc chỉ mắc một vấn đề sức khỏe đơn lẻ.

tai nạn dẫn đến sợ máu
Những ám ảnh về các vụ tai nạn kinh hoàng, nhiều máu me khiến nhiều người hình thành nỗi sợ với máu

Thực tế các nguyên nhân chính xác có liên quan đến nỗi ám ảnh sợ quá mức này vẫn chưa được nghiên cứu chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bệnh có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau

  • Trải nghiệm không vui từ quá khứ: những người đã từng kiến những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng, đã từng trải qua đại phẫu thuật hay các biến chứng liên quan tới việc mất máu, thiếu máu có thể bị ám ảnh máu và không thoát ra được. Chỉ cần nhìn thấy máu là những trải nghiệm đáng sợ kia sẽ quay trở lại khiến họ lo lắng đến mất ngủ.
  • Yếu tố di truyền: Theo các chuyên gia, nếu trong gia đình có người mắc hội chứng sợ máu hoặc một số dạng ám ảnh sợ khác thì con khi sinh ra cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều này, có tâm lý yếu hơn nên cũng dễ mắc bệnh hơn. Tỷ lệ cho yếu tố di truyền ở bệnh nhân hemophobia là 25%.
  • Ảnh hưởng từ các rối loạn ám ảnh sợ liên quan đến y học: rối loạn lo âu bệnh tật, hội chứng sợ vi trùng, sợ kim tiêm, hội chứng sợ chết khiến những người này luôn lo lắng thái quá về vấn đề sức khỏe của bản thân. Trong khi đó nếu xuất hiện máu cũng thường là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe có vấn đề  nên dần hình thành nỗi ám ảnh sợ máu nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng từ truyền thông: các clip về tai nạn nghiêm trọng, những bộ phim kinh dị, những hình ảnh về máu me kinh hoàng đã khiến không ít người có tâm lý yếu sợ hãi, căng thẳng khi nhìn thấy máu. Thực tế để phòng tránh điều này, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền cũng thường yêu cầu các bộ phim, clip hay kể cả hình ảnh muốn thông qua kiểm duyệt và đăng tải lên mạng cần phải làm mờ các hình ảnh có máu me.
  • Ức chế thần kinh: trong một vài trường hợp, bệnh nhân hemophobia hoàn toàn chưa trải qua các trải nghiệm tiêu cực liên quan đến máu. Tuy nhiên họ lại bị những người xung quanh, chẳng hạn như cha mẹ “nhồi nhét” các tư tưởng về máu nguy hiểm, chẳng hạn như mất máu là mất mạng, máu có thể gây bệnh truyền nhiễm…. khiến họ bị tác động mạnh mẽ bởi các tâm lý này.

Hệ lụy từ hội chứng sợ máu

Thực tế nếu bản thân người không nhìn thấy máu thì các triệu chứng có thể sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể ý thức được vai trò quan trọng của máu với sự sống, ở một số bệnh nhân Hemophobia thì nhận thức này ở mức cực kỳ cao khiến họ luôn làm mọi cách để không bị mất máu. Điều này có thể hạn chế cuộc sống, hành vi của họ trong một khuôn khổ để bảo vệ bản thân mình.

Hậu quả chứng sợ máu
Hội chứng sợ máu khiến người bệnh có xu hướng tách biệt với mọi thứ để không nhìn thấy hay không phải đổ máu

Mặt khác do nỗi sợ của bản thân nên những người này cũng thường từ chối đến bệnh viện, ngay cả khi cảm thấy sức khỏe có vấn đề nghiêm trọng. Một số khác có xu hướng nhốt mình trong nhà, loại bỏ hầu hết các vận dụng có thể gây thương tích đổ máu xung quanh. Nỗi ám ảnh lo lắng khiến họ luôn cảm giác cuộc sống bí bách, mệt mỏi, dần không còn năng lượng tích cực.

Bên cạnh đó, người mắc hemophobia còn thường bị cản trở về ước mơ, nếu họ muốn học hay làm việc về các khía cạnh như y khoa, thể thao, cứu người. Một số khác cũng dễ bị đánh giá là vô cảm khi thấy người bị nạn lại bỏ chạy không giúp để trốn tránh nỗi sợ hãi của bản thân mình. Thậm chí người mẹ mắc bệnh còn không dám băng bó cho con dù đó là một vết thương chảy máu rất nhỏ hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Dần dần, những hành vi né tránh ở bệnh nhân mắc hội chứng sợ máu có thể tạo tiền để phát triển thành hội chứng sợ giao tiếp xã hội hay sợ nơi công cộng (agoraphobia) do họ thường từ chối đến những nơi có thể khiến bản thân bị chảy máu. Một số khác cũng phát triển thành trầm cảm và gây ra vô vàn khó khăn khi điều trị.

Hướng điều trị hội chứng sợ máu

Để tránh nhầm lẫn với các rối loạn ám ảnh sợ khác có các triệu chứng tương tự, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và nhà trị liệu tâm lý sẽ làm một số bài test kiểm tra và trao đổi về các vấn đề liên quan. Khi có các chẩn đoán chính xác thì hướng điều trị cho người mắc hội chứng sợ máu cũng đạt kết quả tốt hơn rất nhiều.

1. Trị liệu tâm lý

Phần lớn bệnh nhân mắc hội chứng sợ máu đều có liên quan đến các vấn đề tâm lý, những trải nghiệm tiêu cực từ quá khứ mà bản thân họ chưa vượt qua được. Do đó trị liệu tâm lý là biện pháp chính được hướng đến cho hemophobia nhằm thay đổi nhận thức, nhìn nhận rõ các hành vi của bản thân cũng như hướng người bệnh đến các hành vi, suy nghĩ đúng đắn tích cực hơn.

Hội chứng sợ máu
Trị liệu tâm lý có thể mang đến cho người bệnh nhiều cải thiện tích cực

Các liệu pháp chính được chỉ định cho bệnh nhân hemophobia bao gồm

  • Liệu pháp phơi nhiễm: người bệnh sẽ được tạo môi trường phù hợp để tiếp xúc trực tiếp với nỗi sợ hãi của bản thân với mức độ tăng dần. Chẳng hạn ban đầu là nhìn hình ảnh về máu, clip về máu và cuối cùng là máu thật. Song song đó nhà trị liệu cũng hướng dẫn thân chủ cách đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân. Nhờ đó người bệnh dần thích nghi được với nỗi ám ảnh của mình, làm chủ được suy nghĩ, các phản ứng căng thẳng cũng được giảm đáng kể.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ đánh giá rõ ràng rằng nỗi sợ hãi của bản thân đã tác động đến họ như thế nào, dần dần thay thế những cảm xúc, nhận thức tiêu cực đó thành những điều tích cực, đúng đắn hơn. Theo thời gian, bệnh nhân có cái nhìn đúng đắn hơn về máu, cảm giác sợ hãi cũng dần biến mất.
  • Liệu pháp sức ép: liệu pháp này được các chuyên gia hướng dẫn nhằm giảm các phản ứng quá mức của bệnh nhân, chẳng hạn như ngất xỉu khi đối diện với máu. Theo đó nhà trị liệu sẽ hướng dẫn thân chủ các căng gồng cơ tay, chân trong khoảng 10-15s, điều này có thể kích thích làm tăng huyết áp thay vì giảm, nhờ đó ngăn chặn tình trạng ngất xỉu.
  • Các liệu pháp thư giãn: liệu pháp hít thở, thiền hay yoga cũng được nhà trị liệu đưa vào lộ trình và hướng dẫn cho các bệnh nhân mắc hội chứng sợ máu để tăng khả năng đối diện với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc của bản thân, nhờ đó giảm được các triệu chứng lo âu trước rất nhiều tình huống khác.

Với những bệnh nhân mắc hội chứng sợ máu không quá nghiêm trọng hoàn toàn có thể cải thiện được bệnh thông qua trị liệu tâm lý mà không cần đến các biện pháp khác. Với các rối loạn ám ảnh bệnh tật, hội chứng sợ kim tiêm cũng hoàn toàn được điều trị thông qua các liệu pháp chăm sóc, phục hồi tâm lý này.

2. Điều trị y tế

Thuốc chỉ giúp làm giảm các triệu chứng lo lắng, căng thẳng quá mức tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn được những ám ảnh sợ hãi quá mức của người mắc hội chứng sợ máu. Một số nhóm thuốc điển hình thường được chỉ định như thuốc chẹn beta để duy trì huyết áp và nhịp tim ổn định; thuốc an thần và thuốc trầm cảm.

Các nhóm thuốc này cũng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng dùng, ngưng thuốc đột ngột hay dùng quá liều vì đều làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị cuối cùng.

3. Chăm sóc và phục hồi tâm lý tại nhà

Người bệnh không thể phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hay chuyên gia trị liệu nếu muốn sớm khỏi bệnh. Đấu tranh với các căn bệnh tâm lý là một quá trình dài, do đó có thể cơ thể khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần sẽ giúp bạn sớm vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Hội chứng sợ máu
Tìm hiểu các thông tin đúng đắn, tích cực sẽ dần làm giảm những lo âu về máu

Một số phương pháp chăm sóc và phục hồi tâm lý cho các bệnh nhân mắc hội chứng sợ máu như

  • Tìm hiểu các thông tin, tài liệu y khoa về máu để hiểu rõ hơn, tránh có những tư tưởng sai lệch đồng thời biết cách xử lý đúng đắn khi bị chảy máu để bảo vệ bản thân tốt hơn
  • Duy trì thói quen vận động mỗi ngày. Nếu bạn vẫn còn nỗi lo lắng sợ chảy máu hãy lựa chọn các bộ môn không có tính đối kháng, chẳng hạn như bơi lội, đi bộ, dưỡng sinh, đặc biệt là thiền hay yoga
  • Tránh tiếp xúc với các bộ phim kinh dị máu me hay các thông tin tiêu cực như nhiễm trùng máu, biến chứng do xuất huyết máu..
  • Nhờ đến sự hỗ trợ của người thân khi cần thiết, chẳng hạn chia sẻ về nỗi sợ của mình để được giúp đỡ
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, xây dựng lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, giữ tâm trí luôn tỉnh táo

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Hội chứng sợ máu có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực nếu không nhanh chóng được phát hiện và thăm khám kịp thời. Học cách suy nghĩ tích cực, chắt lọc các thông tin tiếp nhận, giải tỏa sớm các căng thẳng trong tâm trí có thể giúp bạn phòng tránh được nguy cơ mắc hemophobia cùng rất nhiều vấn đề tâm lý liên quan khác.

 Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *