Chữa trầm cảm bằng cây thuốc Nam theo dân gian
Chữa trầm cảm bằng cây thuốc Nam cũng là một trong các cách được nhiều người áp dụng. Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả rất cao, chi phí lại khá rẻ, đặc biệt là ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Chữa trầm cảm bằng cây thuốc Nam có hiệu quả không?
Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống và có thể cướp đi cả tính mạng của bệnh nhân. Thông thường, sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể, các chuyên gia sẽ cân nhắc để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với từng người bệnh.
Hiện nay căn bệnh trầm cảm có thể cải thiện tốt nhờ vào nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng thuốc chống trầm cảm, trị liệu tâm lý, áp dụng các bài thuốc Đông y, sốc điện,…Bên cạnh đó thì việc chữa trầm cảm bằng cây thuốc Nam cũng được đánh giá khá cao về hiệu quả và độ an toàn.
Với những mẹo dân gian này người bệnh sẽ không phải tốn quá nhiều kinh phí điều trị, đồng thời các vị thuốc cũng được lấy từ thiên nhiên nên đảm bảo được tính an toàn khi sử dụng, hạn chế tối đa tình trạng gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như chỉ mang lại hiệu quả tốt đối với những trường hợp bệnh nhẹ, thời gian điều trị lâu dài, người bệnh cần phải kiên trì mới giúp cho các triệu chứng dần cải thiện tốt.
Một số mẹo dân gian chữa trầm cảm an toàn
Đối với những trường hợp trầm cảm nhẹ, các triệu chứng bệnh chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay đời sống của người bệnh thì có thể cải thiện bằng cách áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây. Người bệnh chỉ cần kiên trì sử dụng trong một thời gian sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng trầm cảm, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần dần hồi phục đáng kể.
1. Chữa trầm cảm bằng bạc hà
Bạc hà có chứa rất nhiều thành phần menthol với công dụng cải thiện trí nhớ, nâng cao sự tập trung và giúp xoa dịu tinh thần, giảm bớt tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn được biết đến với tác dụng hỗ trợ cải thiện và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh, đặc biệt là trầm cảm và rối loạn lo âu.
Để chữa trầm cảm bằng bạc hà, người bệnh có thể áp dụng bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cách đơn giản nhất đó chính là dùng bạc hà để chế biến thành những món ăn hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể xay nhuyễn và lọc lấy phần nước của chúng để pha nước uống với mật ong cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình cải thiện sức khỏe tinh thần.
2. Mẹo chữa trầm cảm bằng củ nghệ an toàn
Củ nghệ luôn được nhắc đến với hàm lượng curcumin rất dồi dào. Công dụng của nghệ không chỉ giúp kháng viêm, làm lành những tổn thương bên ngoài da mà còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tế bào thần kinh não bộ và kiểm soát tốt các triệu chứng như lo lắng, buồn bã, khó chịu, mất ngủ mà trầm cảm gây ra.
Ngoài ra, việc sử dụng nghệ thường xuyên và đúng cách còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc phải chứng bệnh Alzheimer hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch. Sau đây là hai bài thuốc mà bạn có thể tự áp dụng ngay tại nhà:
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: 2 muỗng cà phê bột nghệ, 1 trái cam, 4 muỗng cà phê mật ong, 2 trái chanh tươi, 4 chén nước lọc.
- Cách thực hiện: Chanh và cam vắt lấy nước cốt. Sau đó dùng tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị pha thành một loại thức uống. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần và duy trì uống trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh được kiểm soát tốt hơn.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: 2 muỗng cà phê bột nghệ, 2 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê bột me, nước cốt của 1 quả chanh tươi, 1 ly nước lọc.
- Cách thực hiện: Bột nghệ đem nấu sôi khoảng 20 phút và lọc lấy phần nước trong. Trộn nước bột nghệ với các nguyên liệu khác và nêm nếm cho vừa khẩu vị. Mỗi ngày nên uống 1 ly để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị trầm cảm.
3. Sử dụng nụ hoa tam thất để chữa trầm cảm
Nụ hoa tam thất cũng là một trong các vị thuốc quý với rất nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe. Vị thuốc Nam này có vị ngọt đắng, tính mát giúp cải thiện giấc ngủ, điều hòa cảm xúc, ổn định nhịp tim, tăng cường hệ miễn dịch và giảm bớt các tình trạng lo âu, căng thẳng hiệu quả. Cũng chính vì thế mà dược liệu này thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ chữa trầm cảm, rối loạn lo âu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5g nụ hoa tam thất tươi hoặc khô
- 300ml nước sôi
Cách thực hiện:
- Nụ hoa tam thất đem rửa sạch và để cho ráo nước.
- Ngâm nụ hoa cùng với 100ml nước sôi trong khoảng 10 giây.
- Sau đó cho thêm 200ml nước sôi và hãm khoảng 10 phút.
- Sử dụng trà hoa tam thất mỗi ngày sẽ giúp cho người bệnh trầm cảm dần ổn định được tâm trạng, các triệu chứng bệnh cũng được kiểm soát tốt hơn.
4. Bí quyết chữa bệnh trầm cảm bằng trà xanh
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi bạn nên uống một ly nước trà xanh để giúp xoa dịu tinh thần. Trong rất nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng, trong lá trà xanh có chứa rất nhiều hàm lượng theanine nên nó có thể giúp gia tăng sự tập trung, kích thích hoạt động của não bộ và giảm bớt các tình trạng lo lắng, căng thẳng, bất an.
Bên cạnh trà xanh thì người bệnh trầm cảm cũng có thể sử dụng trà hoa cúc. Đây cũng được xem là một loại thức uống có thể kiểm soát tốt cảm xúc của con người, đồng thời giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
5. Măng tây có tác dụng chữa trầm cảm hiệu quả
Măng tây thường mọc thành bụi, đây là một loại thân thảo lâu năm và hiện cũng được sử dụng nhiều trong việc chế biến các món ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, nguyên liệu này cũng được áp dụng nhiều trong các bệnh thuốc chữa bệnh, trong đó có trầm cảm. Trong thành phần của măng tây có chứa nhiều canxi, sắt, kali, mangan, vitamin B nên rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Dùng măng tây để nướng hoặc hấp chín, mỗi tuần ăn khoảng từ 4 đến 5 lần.
- Cách 2: Sử dụng bột rễ măng tây để pha nước uống hàng ngày.
6. Chữa trầm cảm bằng hạt điều
Hàm lượng vitamin C, magie, tryptophan có trong hạt điều rất dồi dào. Đây đều là những chất xúc tác quan trọng đối với quá trình sản sinh ra các loại hormone giúp phòng tránh bệnh trầm cảm. Cũng chính vì thể khi sử dụng hạt điều sẽ giúp bạn có được tinh thần vui vẻ, thoải mái và lạc quan hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 6 đến 7 hạt điều
- 1 muỗng cà phê mật ong
Cách thực hiện:
- Hạt điều đem rửa sạch, phơi khô và xay nhuyễn thành dạng bột mịn.
- Sử dụng một lượng nước vừa phải để hòa tan cùng bột hạt điều.
- Cho thêm một lượng mật ong vừa phải (tăng giảm tùy vào khẩu vị)
- Mỗi ngày nên uống 2 lần, sáng và tối.
- Người bệnh nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài để giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và hạn chế tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn.
7. Cách chữa trầm cảm từ trái táo nhân
Trong Đông y, táo nhân là một vị thuốc có tính bình, vị ngọt được quy vào kinh can – tâm – đởm với công dụng dưỡng tâm, an thần, trị mất ngủ, chứng ra mồ hôi hoặc huyết hư tầm phiền. Còn đối với y học hiện đại thì nguyên liệu này cũng có chứa rất nhiều các dưỡng chất bổ dưỡng như phốt pho, vitamin C, kali, beta sitosterol, flavon C-glycosid, betulin,…Cũng chính vì thể mà táo nhân cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa chóng mặt, hoa mắt, rối loạn nhịp tim, cải thiện chức năng của não bộ.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Táo nhân tươi
- Mật ong nguyên chất
- 1 ly sữa ấm.
Cách thực hiện:
- Táo nhân rửa sạch, cắt thành từng lát nhỏ và ép lấy nước cốt.
- Cho thêm vào một ít mật ong rồi khuấy thật đều.
- Sau đó đổ vào cùng với ly sữa ấm.
- Mỗi ngày người bệnh trầm cảm nên uống 2 lần, sáng và tối.
8. Sử dụng ô liu để chữa trầm cảm
Ô liu là loại cây thân gỗ được tìm thấy nhiều ở những vùng Địa Trung Hải. Trong nguyên liệu này có chứa nhiều omega 3 với tác dụng ngăn ngừa sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư và kiểm soát tốt các triệu chứng mà bệnh trầm cảm gây ra.
Để hỗ trợ chữa khỏi căn bệnh trầm cảm, bạn có thể sử dụng dầu ô liu để chế biến các món ăn hàng ngày. Đây cũng chính là cách đơn giản nhất để cơ thể dung nạp tốt hàm lượng dưỡng chất bên trong nguyên liệu này, từ đó tăng cường hệ miễn dịch và làm thuyên giảm các dấu hiệu của bệnh.
9. Mẹo dân gian chữa trầm cảm bằng oải hương
Trong một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng, tinh dầu được chiết xuất từ hoa oải hương có tác dụng giúp thư giãn, an thần, cải thiện giấc ngủ và ngăn ngừa các tình trạng căng thẳng, lo âu hiệu quả. Đồng thời những người bệnh trầm cảm khí sử dụng tinh dầu này sẽ giúp bảo vệ được hệ thần kinh, kiểm soát tình trạng rối loạn cảm xúc bằng cách kích thích vùng não limbic.
Người bệnh có thể sử dụng hoa oải hương để hãm trà uống mỗi ngày hoặc dùng để xông hơi, nấu nước tắm. Bên cạnh đó, hiện nay hoa oải hương cũng được chiết xuất thành dạng tinh dầu hoặc phơi khô để tiện sử dụng hơn. Bạn có thể đặt dưới gối ngủ hoặc cạnh giường ngủ để giúp điều hòa giấc ngủ, cải thiện cảm xúc tốt hơn.
Gợi ý những loại thảo được hỗ trợ điều trị trầm cảm
Các cây thuốc Nam hỗ trợ chữa trầm cảm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo được độ an toàn, lành tính, ít gây nên các tác dụng phụ cho người dùng. Một số loại dược liệu như vani, nhân sâm, hương thảo, uất kim,…được biết đến với công dụng có thể đẩy lùi được căn bệnh trầm cảm.
1. Nữ lang
Nữ lang còn có tên khoa học là Valerian Officinalis L thường sinh trưởng ở những dãy núi cao hơn 1000m của các tỉnh như Lâm Đông, Lào Cao, Lai Châu, Yên Bái. Loài cây này có hoa nhỏ, được sử dụng nhiều với mục đích giúp an thần, giảm bớt các triệu chứng như hồi hộp, lo lắng, nhức đầu, mệt mỏi, chán nản,…
Loại thảo dược này khá lành tính nhưng lại hơi nặng mùi vì thế trong một số ít trường hợp nó có thể gây nên tình trạng kích thích thần kinh quá mức, hình thành một số triệu chứng khó chịu như mất ngủ, đau đầu,….Vì thế, người bệnh cũng cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc chuyên khoa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
2. Nhân sâm
Nhân sâm luôn được đánh giá là một trong các loại thảo dược quý hiếm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bổ ích cho sức khỏe con người. Nhân sâm càng lâu năm thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Sử dụng nhân sâm đúng cách sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn.
Những người bệnh trầm cảm có thể sử dụng nhân sâm tươi, nhân sâm khô hoặc các thực phẩm chức năng được điều chế từ nhân sâm để cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Hợp hoan bì
Hợp hoan bì hay còn được biết đến đó là vỏ của cây hợp hoan. Loại thảo dược này có vị ngọt, tính bình được quy vào kinh phế – tỳ. Trong Y học cổ truyền thường sử dụng vị thuốc này để an thần, trấn tĩnh, tiêu sưng, liền gân cốt, chỉ thống, hoạt huyết, trị mất ngủ, phế ưng, sưng đau hoặc suy nhược thần kinh.
Còn trong y học hiện đại nhận thấy rằng, loài cây này có tác dụng hóa giải trầm uất, làm dịu thần kinh, thúc đẩy nhanh quá trình sản sinh ra hormone serotonin giúp cải thiện tâm trạng và đẩy lùi các triệu chứng của trầm cảm tốt hơn. Khi sử dụng hợp hoan bì, các biểu hiện như mất ngủ, căng thẳng, lo âu, hồi hộp, buồn chán, tuyệt vọng sẽ được thuyên giảm đáng kể.
4. Viễn chí
Y học cổ truyền sử dụng viễn chí trong các bài thuốc hỗ trợ an thần, tán uất, ích trí, tiêu ung thũng. Loại thảo dược có tác dụng giúp tỉnh táo, minh mẫn, ổn định tâm trí, kiểm soát các triệu chứng lo lắng, hồi hộp do trầm cảm gây ra, chữa khỏi chứng mộng tinh, di tinh, kiện tráng dương đạo,…
5. Hoa St. John’s Wort
Trên thế giới, loại hoa này rất nổi tiếng và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện bệnh trầm cảm. Hoa St. John’s Wort còn có nhiều tên gọi khác như Common Saint John’s Wort, Perforate St John’s và được trồng chủ yếu ở nước Đức.
Trong các nghiên cứu khoa học cũng tìm thấy được nhiều hoạt chất có trong loài hoa này tương tự như loại thuốc chống trầm cảm Prozac. Đặc biệt là chúng lại rất an toàn, không gây nên những tác dụng phụ cho người dùng. Tuy nhiên người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả, một số trường hợp phải dùng liên tục trong 1 năm mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh.
6. Lạc tiên
Lạc tiên hay còn được dân gian gọi là nhãn lồng là vị thuốc quen thuốc có thể giúp an thân, cải thiện giấc ngủ. Trong nhiều nghiên cứu y học hiện đại nhận thấy rằng, thành phần của loại thảo dược này có tác dụng thúc đẩy sản sinh axit aminobutyric – GABA. Đây là một các loại hormone quan trọng có thể tạo ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, đồng thời ức chế trạng thái lo lắng, căng thẳng hiệu quả.
Trong một số nghiên cứu khác cũng cho biết rằng, các dược tính bên trong cây lạc tiên khá giống với thuốc Serax – thuốc Tây điều trị các chứng rối loạn tâm thần. Do đó, người bệnh trầm cảm có thể sử dụng lạc tiên với nhiều cách khác nhau để giúp cải thiện được tình trạng bệnh trầm cảm của mình.
7. Rhodiola Rosea
Rhodiola được đánh giá là một trong các loại thảo dược quý được sử dụng rất nhiều ở các nước Bắc Âu và Trung Quốc. Công dụng chủ yếu của nó đó chính là tăng cường sức chịu đựng của cơ thể, gia tăng sức khỏe tổng thể, giảm mệt mỏi, căng thẳng, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị chứng trầm cảm rất tốt.
Cơ chế chủ yếu của loại cây này đó chính là ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, từ đó ngăn chặn được nguyên nhân gây ra các tình trạng như khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở, mất tập trung,…
Những lưu ý dành cho người bệnh trầm cảm
Để quá trình chữa trầm cảm bằng cây thuốc Nam mang lại nhiều hiệu quả nhất thì người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Phương pháp điều trị này chỉ có hiệu quả đối với những trường hợp bị trầm cảm nhẹ. Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán kỹ về mức độ bệnh của mình trước khi quyết định áp dụng.
- Việc sử dụng các cây thuốc Nam cho người bệnh trầm cảm chỉ có thể giúp khắc phục tạm thời chứ không thể điều trị được tận gốc và dứt điểm bệnh.
- Tùy thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa mỗi người và loại thảo dược sử dụng mà hiệu quả của bài thuốc sẽ có phần khác nhau.
- Người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng. Không nên lạm dụng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc khiến cho bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
- Trong quá trình chữa bệnh trầm cảm bằng cây thuốc Nam, người bệnh nên thường xuyên thăm khám để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe tốt nhất. Nếu đã áp dụng trong thời gian dài mà không mang lại kết quả tốt thì nên cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị thích hợp hơn.
- Bệnh nhân cũng cần phải chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống của bản thân để giúp cho quá trình hồi phục sức khỏe được tốt hơn.
Tóm lại, tác dụng chủ yếu của những cây thuốc Nam, các loại thảo dược nêu trên là giúp giảm bớt lo lắng, cân bằng cảm xúc, an thần, góp phần làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, do đây là những phương pháp đúc kết từ dân gian nên hiệu quả chỉ có tác dụng tạm thời, người bệnh nên trực tiếp tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa bệnh trầm cảm bằng phương pháp Đông y
- Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì giúp cải thiện bệnh?
- Thuốc chống trầm cảm: Nguyên tắc sử dụng và lưu ý khi dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!