Nomophobia: Chứng lo sợ không có điện thoại ở sát bên

Rate this post

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên hay Nomophobia còn được gọi là “bệnh” của xã hội hiện đại, khi mà ai cũng kè kè điện thoại bên người suốt 24/24, ngay cả khi ngủ họ cũng cần có “dế yêu” bên cạnh. Hội chứng này chính thức được đưa ra bàn luận từ 2010, khi thời đại công nghệ phát triển và hiện vẫn đang là một trong những hội chứng có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng lên.

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên Nomophobia là gì?

Với sự phát triển của thời kỳ công nghệ hiện đại, chiếc điện thoại dường như đang trở thành một vật dụng bất ly thân của rất nhiều người. Bởi chỉ cần một chiếc điện thoại được kết nối mạng internet, bạn có thể làm việc, kết nối với tất cả mọi người trên thế giới. Thời gian làm việc, di chuyển hay giải quyết một số công việc cũng có thể rút gọn được rất nhiều khi có trong tay một chiếc điện thoại thông minh.

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên
Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên còn được gọi là “bệnh” của xã hội khi mà sự phát triển của công nghệ và những tiện ích mà chiếc điện thoại đem lại khiến mọi người dần phụ thuộc vào nó quá nhiều

Tuy nhiên, bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt. Sự tiện dụng của chiếc điện thoại thông minh khiến con người ngày càng trở nên phụ thuộc vào nó quá nhiều. Chẳng hạn thay vì đi ra ngoài gặp gỡ bạn bè, nhiều người lựa chọn cách video call tại nhà. Hay thay vì đi ra ngoài mua đồ ăn như trước, giờ đây chỉ với vài thao tác đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ship đồ ăn về ngay trước cửa.

Chính sự lên ngôi mạnh mẽ của chiếc điện thoại thông minh này mà hiện nay ngày càng có nhiều người mắc phải hội chứng Nomophobia – Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên. Trong đó thuật ngữ Nomophobia được ghép từ “no mobile phone” nghĩa là không có điện thoại thông minh và “Phobia” có nghĩa là nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh được biểu hiện thái quá.

Đây còn được gọi là hội chứng của xã hội hiện đại khi mà các biểu hiện của nó được đưa bàn luận kể từ khi điện thoại di động ra đời và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nghiên cứu năm 2019, gần 53% người Anh rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng khi điện thoại hết pin, không có sóng, không có mạng hay không có điện thoại bên cạnh. Thống kê cũng cho thấy, cứ 3 người thì có đến 2 người để điện thoại bên cạnh khi ngủ.

Vào năm  2017, nghiên cứu này cũng được thực hiện trên 145 sinh viên y khoa năm thứ nhất ở Ấn Độ, kết quả cũng cho thấy có khoảng 17,9% đủ yếu tố chẩn đoán mắc chứng lo sợ không có điện thoại ở bên ở mức độ nhẹ, 60% ở mức độ trung bình và 22,1% ở mức độ nặng. Việc không có điện thoại di động bên cạnh hoặc dịch vụ khiến họ cảm thấy bất an, suy nghĩ đến những điều không may và không thể tập trung làm việc gì khác.

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên Nomophobia  được chính thức đưa ra bàn luận từ 2008 bởi Cục bưu điện Anh – chính là thời điểm công dụng của chiếc smart phone có thêm nhiều tiện bộ vượt bậc. Hội chứng này đang ngày càng phổ biến hơn, có thể gặp ở tất cả mọi người, mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người trưởng thành hay cả người cao tuổi.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Biểu hiện chứng lo sợ không có điện thoại ở bên

Các triệu chứng của Nomophobia được xếp vào nhóm rối loạn lo âu bởi nó đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá về các vấn đề phi lý. Nỗi lo âu này có tính chất dàn tràn, tác động đến mọi suy nghĩ, hành vi, nhận thức của người bệnh và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên
Những người mắc hội chứng Nomophobia thường luôn phải có điện thoại bên mình 24/24, nếu không sẽ cảm thấy cực kỳ lo âu

Cụ thể, một số triệu chứng điển hình của chứng lo sợ không có điện thoại ở bên bao gồm

  • Rơi vào căng thẳng, bất an, không tập trung, bứt rứt không yên nếu không có điện thoại bên mình hoặc điện thoại không thể sử dụng các dịch vụ như lên mạng hay nghe gọi..
  • Luôn mang theo điện thoại ở khắp mọi nơi, dù là đi vệ sinh, đi tắm hay đi ngủ cũng cần để điện thoại mới có thể an tâm
  • Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên khiến người đó luôn suy nghĩ đến những điều tiêu cực, quá mức nếu không có điện thoại bên cạnh
  • Luôn trong trạng thái phải sạc điện thoại liên tục dù còn rất nhiều pin vì sợ rằng điện thoại sẽ hết pin
  • Khi cầm một chiếc điện thoại cần tìm cách kết nối mạng nhanh chóng, nếu không sẽ cảm thấy cực kỳ bứt rứt vì không thể đọc tin tức, không thể xem phim…
  • Giờ giấc sinh hoạt đảo lộn, có xu hướng mất ngủ, khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày
  • Ưu tiên cho chiếc điện thoại hơn cả bản thân hay những người xung quanh. Chẳng hạn nếu bị ngã xe điều đầu tiên mà họ quan tâm chính là điện thoại của mình có bị hư hỏng không, có vấn đề gì không chứ không phải là bản thân có bị thương không.
  • Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên khiến những người nà dành hầu hết thời gian trong ngày để sử dụng điện thoại, kể cả khi làm việc.
  • Thường xuyên kiểm tra liên tục những thông báo trên điện thoại
  • Lơ đãng, thiếu tập trung vào các vấn đề khác do mải mê sử dụng điện thoại, chẳng hạn một người vừa đi vừa dùng điện thoại dẫn đến bị ngã hay các tai nạn giao thông
  • Nếu bị mất điện thoại họ nhanh chóng mua lại điện thoại mới, kể cả khi không có tiền. Đồng thời họ cũng không tiếc tiền đầu tư chi phí, tiền bạc cho các dòng điện thoại mới hay dùng để nâng cấp, trang trí thêm cho “dế yêu” của mình
  • Bỏ qua mọi hoạt động hay các mối quan hệ khác để có thể sử dụng điện thoại thoải mái hơn

Thực tế, chúng ta đều có phần nào lo lắng khi ra ngoài mà không mang điện thoại. Chẳng hạn lo rằng có người liên lạc có việc gấp, ảnh hưởng đến công việc, đó là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên mức độ lo lắng của những người mắc chứng lo sợ không có điện thoại ở bên cực kỳ nghiêm trọng, họ dường như không thể làm bất cứ việc gì nếu không có chiếc điện thoại bên người, thậm chí còn có thể trở nên kích động.

Nguyên nhân gây hội chứng Nomophobia

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên xuất phát từ chính những sự tiên dụng mà chiếc điện thoại thông minh mang lại cho chúng ta. Chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng cùng vài thao tác đơn giản, chúng ta có thể thực hiện được rất nhiều công việc tại nhà mà không cần phải ra ngoài. Mặt khác càng ngày người ta càng đưa thêm nhiều ý tưởng, ứng dụng ưu việt giúp chiếc điện thoại càng trở nên tiện ích hơn và khiến rất nhiều người trở nên phụ thuộc quá mức vào nó.

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên
Những người có tính chất làm việc qua điện thoại nhiều rất dễ mắc chứng Nomophobia

Thực tế thì chứng lo sợ không có điện thoại ở bên chưa được chính thức đưa vào các dạng rối loạn tâm lý, nguyên nhân chính xác gây ra nỗi sợ hãi này vẫn chưa được xác nhận hoàn toàn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, Nomophobia có thể liên quan đến các yếu tố sau

  • Tính chất công việc: với những người có công việc bận rộn, cần xử lý thông qua việc trao đổi thông tin, cuộc gọi sẽ luôn cần có chiếc điện thoại bên mình. Chẳng hạn những người làm sale hay chăm sóc khách hàng cần trực điện thoại liên tục để giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Việc không có điện thoại bên cạnh khiến họ luôn lo lắng rằng không biết khách hàng có gọi không, không biết sếp có nhắn tin công việc không nên cực kỳ căng thẳng và luôn phải cầm điện thoại để đề phòng các trường hợp này.
  • Những trải nghiệm tiêu cực: chẳng hạn gia đình bạn có việc gấp và cần liên lạc nhưng bạn lại ra ngoài và không mang điện thoại và làm lỡ mất những sự kiện quan trọng; bạn ra ngoài bị hỏng xe nhưng lại không mang điện thoại để có thể tìm kiếm ai giúp đỡ; vì không mang điện thoại nên khi sếp nhắn tin xử lý công việc không giải quyết kịp nên bị khiển trách.. Tất cả những trải nghiệm tiêu cực này đều có thể khiến cho một người trở nên ám ảnh với việc phải mang theo điện thoại bên cạnh
  • Phụ thuộc quá mức vào các tiện nghi của điện thoại: chứng lo sợ không có điện thoại ở bên còn được hình thành do chúng ta phụ thuộc quá mức vào những tiện ích mà công cụ này đem lại. Bởi điện thoại không chỉ dùng để nghe – gọi – nhắn tin mà còn dùng để chụp ảnh, báo thức, lưu trữ tài liệu, ghi nhớ công việc.. Vì thế nếu không có điện thoại nhiều người thường lo lắng rằng không biết mình có quên mất, có thiếu sót điều gì không nên không thể không đem theo điện thoại bên mình.
  • Nỗi sợ “bị cô lập”: nỗi sợ cô lập không chỉ nằm ở việc bản thân không nắm bắt kịp các thông tin được bạn bè chia sẻ các thông tin cần thiết, không nắm bắt kịp tin tức xã hội mà còn là nỗi sợ cô đơn. Một số người có xu hướng “sống ảo”, kết nối với bạn bè trên mạng xã hội, đăng tải các thông tin về cuộc sống cá nhân, tâm sự trên trang cá nhân. Việc không có điện thoại khiến họ không thể phục vụ được các nhu cầu cá nhân này nên cực kỳ khó chịu và bứt rứt. chứng lo sợ không có điện thoại ở bên cũng có mối liên quan mật thiết đến chứng nghiện Internet đang gặp ở rất nhiều người hiện nay.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Chẳng hạn ở nhiều gia đình có con nhỏ hiện nay, để bé ngoan và chịu ăn, nhiều cha mẹ thường có xu hướng cho con xem điện thoại. Dần dần những em bé này cũng trở nên ” nghiện” điện thoại, nếu không có điện thoại sẽ không ăn, không ngủ, quấy khóc ăn vạ không thôi. Cha mẹ hay ông bà vì quá nuông chiều và thương con nên thường chiều theo ý bé dẫn đến con rơi vào hội chứng Nomophobia dù còn rất nhỏ.
  • Tính cách: một thực tế cho thấy, ở những người có tính cách nhút nhát, hướng nội, ít bạn bè lại có xu hướng nghiện điện thoại nhiều hơn. Lý giải cho điều này chính là họ có thể cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp qua điện thoại, khi thể hiện bản thân trên mạng hay sử dụng tài khoản ẩn danh mà không phải gặp mặt trực tiếp.

Hệ lụy từ chứng lo sợ không có điện thoại ở bên

Điện thoại chỉ là một công cụ giúp cuộc sống của chúng ta ở nên phong phú và tiện ích hơn nhưng rất nhiều người lại trở nên quá phụ thuộc vào nó, tự thu nhỏ mình để “sống trong điện thoại”. Với những người mắc chứng Nomophobia, điện thoại chính là cuộc sống của họ. Từ việc ăn uống, công việc hay các mối quan hệ của họ đều được thực hiện thông qua điện thoại.

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên
Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu tất cả mọi người chỉ chăm chăm vào chiếc điện thoại

Một hệ lụy có thể thấy rõ ở những người mắc chứng lo sợ không có điện thoại ở bên chính là họ thường gặp các vấn đề về giấc ngủ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ sóng điện thoại, ánh sáng xanh có thể mang lại những tác động không tốt cho não bộ, khiến giấc ngủ bị gián đoạn, suy giảm chất lượng giấc ngủ và gây tình trạng mệt mỏi vào ban ngày. Rất nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh việc tiếp xúc với sóng điện thoại quá nhiều còn làm suy giảm trí nhớ và rất nhiều tác động tiêu cực khác cho não bộ.

Mặt khác việc quá phụ thuộc vào chiếc điện thoại khiến chúng ta dần trở nên lười biếng hơn. Nhiều người chọn ở nhà cả ngày để lướt điện thoại thay vì ra ngoài gặp mặt bạn bè như trước. Việc ăn uống cũng được thực hiện thông qua việc đặt trên app giao hàng chứ không cần phải mất công ra ngoài như trước. Dần dần, người đó sẽ mất đi sự liên kết với cuộc sống thực tại bởi chỉ xoay quanh thế giới ảo.

Bên cạnh đó, chứng lo sợ không có điện thoại ở bên còn làm suy giảm chất lượng công việc, học tập hay các hoạt động xã hội khác do người đó quá chú tâm đến sử dụng điện thoại mà không quan tâm đến các vấn đề khác.Theo các chuyên gia, việc lạm dụng công nghệ và điện thoại quá mức chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, sợ giao tiếp xã hội cùng hoạt loạt các vấn đề khác.

Làm thế nào để vượt qua chứng lo sợ không có điện thoại ở bên

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên Nomophobia chưa được đưa vào sổ tay chẩn đoán  và thống kê các rối loạn tâm thần Hoa Kỳ DSM-5 và ICD-10 nên việc chẩn đoán và điều trị có phần khó khăn hơn.  Bạn nên tìm đến các chuyên gia trị liệu tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị chính xác nhất.  “Bảng câu hỏi và Kiểm tra sự phụ thuộc vào điện thoại di động (QĐMP / TMPD)” hiện đang được ứng dụng trong chẩn đoán hội chứng Nomophobia.

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên
Trị liệu tâm lý thay đổi nhận thức có thể mang đến nhiều thay đổi tích cực cho người mắc chứng Nomophobia

Việc dùng thuốc hầu như không mang lại tác dụng trong việc loại bỏ nỗi lo âu, tuy nhiên với những người bị rối loạn giấc ngủ bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc an thần để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Các nhóm thuốc chống trầm cảm cũng được chỉ định trong một vài trường hợp để ngăn ngừa các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm hay dễ kích động quá mức.

Trị liệu tâm lý chính là biện pháp chủ yếu được hướng tới cho những bệnh nhân Nomophobia để cải thiện tinh thần cho bệnh nhân theo hướng tích cực hơn. Thông qua việc trò chuyện, nhà trị liệu sẽ nắm bắt được căn nguyên vấn đề khiến người đó trở nên ám ảnh quá mức với chiếc điện thoại, từ đó đưa ra các liệu pháp phù hợp nhất cho từng người.

Liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp tiếp xúc thường được áp dụng chính cho những người mắc chứng lo sợ không có điện thoại ở bên. Mục đích chính của các liệu pháp này chính là giúp người bệnh hiểu rõ việc quá phụ thuộc vào điện thoại có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào, trực tiếp “cách ly” người bệnh với chiếc điện thoại yêu quý để bản thân họ có thể dần thích nghi với nỗi lo lắng vô lý của mình. Chẳng hạn bắt đầu không sử dụng điện thoại trong 15 phút, 30 phút rồi dần tăng dần lên đến khi người bệnh thực sự bình tĩnh dù không có “dế yêu” bên mình.

Nhà trị liệu tâm lý hay bác sĩ tâm thần chỉ là người hướng dẫn còn bản thân bạn cần phải tự giúp mình vượt qua khỏi nỗi ám ảnh vô lý này. Các biện pháp thư giãn, đối diện với căng thẳng khi không có điện thoại, làm các công việc khác để quên đi việc sử dụng điện thoại như thiền và yoga cũng được các chuyên gia khuyến khích vì có thể mang đến nhiều cải thiện tích cực trong việc cai “nghiện” điện thoại.

Tất nhiên để điều trị hội chứng này cũng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt với những người có tính chất công việc phải sử dụng điện thoại rất nhiều. Tuy nhiên khi nhận thức được các giá trị đời sống thực tại là nằm ở các hành động đích thực chứ không chỉ xoay quanh một chiếc điện thoại bé tí thì bạn sẽ tự học được cách cân bằng cuộc sống của mình để không phải lệ thuộc vào công cụ này.

Phòng tránh hội chứng Nomophobia

Không thể phủ nhận được sự ra đời của chiếc điện thoại đã đem đến cho mỗi chúng ta một cuộc sống tốt hơn rất nhiều và nó thực sự nó có một sức hút cực kỳ lớn. Ngay cả chính những người lớn khi trước thường hay la mắng trẻ nhỏ rằng “suốt ngày chỉ bitn dán mắt vào điện thoại” nhưng bản thân họ khi đã sở hữu cho mình một tài khoản mạng xã hội, một chiếc điện thoại thông minh lại cũng không thể cưỡng lại được việc luôn kè kè điện thoại bên mình bất cứ lúc nào.

Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên
Tập trung vào phát triển các giá trị thực ngoài đời sống thay vì trốn mình sau chiếc điện thoại là điều tất cả mọi người đều cần phải thực hiện

Tim Elmore – một trong những chuyên gia tại tạp chí Huffington Post khi chia sẻ về nomophobia đã nói rằng “Công nghệ chỉ là phụ tá, không phải một vị thánh để tôn sùng”. Thực tế rõ ràng là như vậy, công nghệ được tạo ra bởi con người chứ không phải con người được tạo ra bởi công nghệ. Chính chúng ta mới là người tự tạo dựng giá trị cho chính bản thân mình chứ không chiếc điện thoại.

Với sự phát triển của thời đại công nghệ như hiện nay, tỷ lệ số người mắc chứng lo sợ không có điện thoại ở bên đang ngày càng tăng, người càng cô đơn càng dễ rơi vào trạng thái này. Do đó mỗi người cần tự thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh, lạc quan hơn để tránh được tối đa căn bệnh này. Một số phương pháp có thể giúp ích cho mỗi người hiện nay để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh như

  • Tự đặt cho bản thân quy chuẩn về thời gian sử dụng điện thoại hay các thiết bị công nghệ nói chung mỗi ngày. Chẳng hạn ngoài 8 tiếng trên công ty bắt buộc phải sử dụng điện thoại, bạn chỉ nên sử dụng thêm 1-2 tiếng khi về nhà và dành thời gian làm các việc khác.
  • Dành thời gian rảnh để làm các công việc khác thay vì chỉ chăm chăm vào sử dụng điện thoại, chẳng hạn như đọc sách, tập thể dục thể thao, dọn dẹp nhà cửa hay làm bất cứ một điều gì đó để quên đi ham muốn sử dụng điện thoại
  • Để tránh phải phụ thuộc quá mức vào điện thoại, bạn nên tự thực hiện những gì bản thân mình có thể làm. Chẳng hạn thay vì chỉ ở trong nhà và order đồ ăn qua điện thoại, bạn hoàn toàn có thể trực tiếp ra ngoài để mua hay sử dụng chuông báo thức thay vì dùng điện thoại. Tuy có phần rườm rà và phức tạp hơn nhưng bạn sẽ nhận ra rằng không nhất thiết lúc nào cũng phải có chiếc điện thoại bên cạnh
  • Thiền, yoga sẽ giúp bạn thanh lọc tập trí, thư giãn tinh thần, tập trung vào khoảnh khắc hiện tại để hướng đến những giá trị tích cực trong cuộc sống thay vì cứ mải mê quan tâm những thông tin tiêu cực, thậm chí là vô bổ trên mạng xã hội.
  • Tạo dựng các mối quan hệ trực tiếp bên ngoài bằng cách gặp gỡ bạn bè, người thân hoặc đi tham gia các hoạt động xã hội cũng mang đến rất nhiều giá trị tích cực cho chính bản thân của bạn
  • Đảm bảo duy trì thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế lạm dụng vào điện thoại đến mất ngủ.
  • Để điện thoại hay các thiết bị công nghệ nói chung tránh xa khỏi đầu để tránh các ảnh hưởng đến sóng não.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Chứng lo sợ không có điện thoại ở bên gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, tinh thần, các mối quan hệ mỗi ngày nên cần phải học cách vượt qua nhanh chóng. Đừng để bản thân quá phụ thuộc vào chiếc điện thoại sẽ chỉ làm bạn ngày càng trở nên thụ động hơn mà thôi. Nhìn nhận những giá trị cuộc sống ngoài thực tế thay vì thu hẹp cuộc sống của mình trong chiếc điện thoại sẽ giúp bạn cảm thấy những điều thú vị, hạnh phúc hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *