Mẹo giảm căng thẳng lo lắng trước phẫu thuật bạn nên thử

Việc cảm thấy lo lắng, sợ hãi trước khi tiến hành một cuộc phẫu thuật là một trạng thái hết sức bình thường và có thể gặp ở hầu hết các đối tượng. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo giúp giảm căng thẳng trước phẫu thuật để tinh thần được thả lỏng và thoải mái hơn. 

giảm căng thẳng trước phẫu thuật
Mẹo giảm căng thẳng lo lắng trước phẫu thuật bạn nên thử

Mẹo giảm căng thẳng lo lắng trước phẫu thuật bạn nên thử

Căng thẳng, lo lắng trước khi tiến hành gây mê phẫu thuật là một trong các trạng thái cảm xúc thường gặp của hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, một số trường hợp có nỗi sợ quá lớn, họ biểu hiện một cách thái quá cũng có thể gây nên một số ảnh hưởng đến sức khỏe với các biểu hiện như đau ngực, nhịp tim tăng nhanh liên tục, buồn nôn, choáng váng,….

Tình trạng này nếu liên tục kéo dài có thể khiến cho cuộc phẫu thuật phải bị hoãn lại, đôi lúc làm ảnh hưởng đến kết quả của ca phẫu thuật. Thông thường tình trạng căng thẳng, lo lắng sẽ xuất hiện khi bệnh nhân cảm thấy không an tâm về hình thức phẫu thuật, họ lo sợ kết quả không đạt được như mong muốn hoặc có thể trước đây họ đã từng trải nghiệm hay chứng kiến người thân gặp phải một số biến chứng về phẫu thuật.

Nếu tình trạng lo lắng, căng thẳng, bất an trước khi phẫu thuật có gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe của bệnh nhân thì cần được can thiệp và kiểm soát kịp thời. Cho dù trạng thái tâm lý này khởi phát bởi bất kì nguyên nhân nào thì cũng cần được khắc phục nhanh chóng. Cũng bởi nếu tình trạng căng thẳng, lo sợ biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng có thể làm cho cuộc phẫu thuật không được tiến hành. Đối với các trường hợp bệnh cần phải phẫu thuật sớm thì có thể làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Cũng chính vì những hệ lụy mà trạng thái căng thẳng, lo lắng trước phẫu thuật có thể gây ra mà bạn cũng nên nắm rõ một số mẹo hỗ trợ giảm và khắc phục tình trạng này nhằm giúp ca phẫu thuật được diễn ra thuận lợi nhất.

1. Nắm rõ về phương pháp phẫu thuật mình sắp thực hiện

Nắm rõ về phương pháp phẫu thuật mà bản thân sắp được thực hiện là yếu tố cần thiết để bạn có thể tránh khỏi tình trạng căng thẳng, lo lắng. Người bệnh nên gặp trực tiếp bác sĩ để có thể tìm hiểu được đầy đủ các thông tin về bệnh lý, liệu pháp, quy trình và cách thực hiện ca phẫu thuật của mình. Việc có thể nắm và hiểu rõ về những thông tin này sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn và giảm bớt được sự căng thẳng, bất an trong lòng.

giảm căng thẳng trước phẫu thuật
Hiểu rõ về hình thức phẫu thuật sắp thực hiện sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo lắng

Nếu trước khi phẫu thuật bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng bởi chưa thể hiểu được cụ thể về ca phẫu thuật của bản thân thì nên gặp trực tiếp bác sĩ. Bạn có thể trao đổi với chuyên gia về những thắc mắc của mình để tìm ra được lời giải đáp đúng nhất. Khi nguyên nhân của sự lo sợ, bất an được tháo gỡ thì trạng thái tâm lý này cũng sẽ dần biến mất.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp người bệnh cảm thấy lo lắng về những khoản chi tiêu cần phải trả đối với ca phẫu thuật. Nếu chưa chắc chắn về tài chính thì bạn cũng cần tìm hiểu về thông tin này. Bạn hoàn toàn có thể liên hệ với bệnh viện để biết được chi phí, các khoản bảo hiểm sẽ được chi trả sau khi tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cũng cần lên kế hoạch và sắp xếp cụ thể về vấn đề viện phí, chuẩn bị đầy đủ kinh tế để giảm bớt nỗi lo tài chính.

2. Bày tỏ sự căng thẳng, lo lắng với bác sĩ phẫu thuật

Trong thực tế có rất nhiều các trường hợp người bệnh cảm thấy bất an, lo lắng, stress vì không thể biết được kết quả sau khi phẫu thuật có thành công hay không. Họ luôn có cảm giác lo sợ rằng cuộc phẫu thuật này sẽ gặp nhiều trở ngại và nếu như thất bại sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bản thân.

Nếu bạn đang có nỗi lo này thì nên tìm gặp bác sĩ trực tiếp phẫu thuật của mình để chia sẻ về những băn khoăn của bản thân. Các chuyên gia sẽ cho bạn biết được những thông tin cụ thể, sát với thực tế và những thành công có thể đạt được sau khi tiến hành phẫu thuật. Đồng thời, bạn cũng có thể hỏi về quá trình phục hồi sức khỏe của bản thân để cảm thấy an tâm hơn.

giảm căng thẳng trước phẫu thuật
Nếu cảm thấy bất an, lo sợ về ca phẫu thuật bạn cũng nên trao đổi và chia sẻ với bác sĩ

Đặc biệt đối với những trường hợp đã từng hoặc chứng kiến người thân gặp phải các trải nghiệm không tích cực về phẫu thuật thì càng phải chia sẻ nhiều hơn với bác sĩ. Cũng bởi điều này có thể trở thành những sự ám ảnh và khiến cho bạn càng lo lắng, hoảng sợ nhiều hơn. Việc được chia sẻ và trò chuyện với bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.

Đồng thời bác sĩ cũng sẽ phân tích và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để bạn biết được tình trạng của mình hoàn toàn không giống như trước đây. Bạn cũng nên hiểu rằng mỗi căn bệnh, mỗi hình thức phẫu thuật sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Vì thế hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm hiểu thông tin rõ ràng để giảm bớt căng thẳng trước khi tiến hành phẫu thuật.

3. Áp dụng các biện pháp giúp thư giãn

Nếu cảm thấy quá hồi hộp, căng thẳng trước khi thực hiện ca phẫu thuật thì bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo thư giãn sau đây:

giảm căng thẳng trước phẫu thuật
Hít thở sâu, thư giãn trước khi phẫu thuật sẽ giúp bạn bớt căng thẳng, lo lắng
  • Hít thở sâu, thiền định, yoga là một trong các biện pháp giúp thư giãn, ổn định tâm trạng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng nếu cảm thấy căng thẳng khi phẫu thuật. Các bài tập này mang đến những lợi ích rất tuyệt vời, nó giúp bạn có thể bình tĩnh hơn và giảm nhanh các trạng thái tiêu cực, hồi hộp.
  • Xoa bóp, bấm huyệt, massage cũng là một trong các mẹo giúp giảm căng thẳng hiệu quả trước khi thực hiện ca phẫu thuật. Hãy thả lỏng cơ thể và massage nhẹ nhàng lên toàn thân để máu huyết được lưu thông, tinh thần được ổn định hơn.
  • Sử dụng thảo dược thiên nhiên như các loại trà thảo mộc, cá hoặc bột chiết suất từ thực vật. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải có sự cho phép của bác sĩ phẫu thuật, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Tuy rằng các loại thảo dược này không có khả năng gây hại cho sức khỏe nhưng một số loại có thể tương tác với thuốc gây mê hoặc một số loại thuốc điều trị. Một số trường hợp nếu sử dụng tùy tiện có thể gây loãng máu, rối loạn nhịp tim hoặc gây ra một số phản ứng nghiêm trọng trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
  • Đọc sách, nghe nhạc cũng là một mẹo hay giúp bạn có thể kiểm soát và giảm bớt căng thẳng trước khi phẫu thuật. Trong một số nghiên cứu nhận thấy rằng việc đọc sách có thể giúp bạn gia tăng sự tập trung và làm xao nhãng đi những suy nghĩ tiêu cực hiện có. Vì thế, khi cảm thấy lo lắng, bồn chồn bạn có thể nghe một bài bản nhạc hoặc đọc vài trang sách truyền cảm hứng để tâm trạng trở nên tốt hơn.

4. Gặp chuyên gia tư vấn tâm lý

Trong trường hợp nếu đã áp dụng hầu hết các cách nêu trên nhưng sự lo lắng, căng thẳng vẫn không được kiểm soát tốt thì bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn tâm lý. Cũng bởi đôi lúc các cuộc phẫu thuật như loại bỏ vú,… có thể gây nên một số ảnh hưởng đối với chức năng sinh lý hoặc gây rối loạn cương dương khiến lòng tự trọng của người bệnh bị tác động tiêu cực.

Đối với các trường hợp này cần phải có sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn tâm lý để có thể giúp họ nhìn nhận và đối phó tốt với những sự thay đổi sắp xảy ra. Hoặc nếu ca phẫu thuật của bạn mang tính chất nguy hiểm cao, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, để lại các biến chứng hoặc đe dọa đến tính mạng thì cũng cần tư vấn tâm lý trước khi tiến hành để tháo gỡ những lo lắng, nỗi sợ trong lòng.

giảm căng thẳng trước phẫu thuật
Gặp chuyên gia tư vấn tâm lý cũng là một mẹo hữu ích giúp bạn bớt căng thẳng trước khi phẫu thuật

Khi được bày tỏ tâm tư, suy nghĩ và những sự lo lắng của bản thân sẽ giúp bạn phần nào cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, việc trò chuyện với một đối tượng không trực tiếp tham gia vào cuộc sống và không biết quá nhiều vấn đề về bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy cởi mở và dễ trò chuyện hơn.

Bên cạnh đó, nếu bạn đã có những kí ức không tốt về quá trình phẫu thuật thì việc trò chuyện với chuyên gia tâm lý cũng giúp bạn dễ dàng kiểm soát tốt các suy nghĩ tiêu cực của chính mình. Các chuyên gia có thể hướng dẫn cho bạn về một số bài tập phù hợp để giúp giảm bớt căng thẳng, kiểm soát tốt sự lo lắng. Vì thế, hãy thoải mái chia sẻ về những khó khăn, nỗi sợ của chính mình để chuyên gia có thể giúp bạn tháo gỡ chúng tốt hơn.

5. Sử dụng thuốc

Đối với một số trường hợp cần thiết, người bệnh luôn liên tục cảm thấy lo lắng, căng thẳng và biểu hiện một cách thái quá gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể được cân nhắc sử dụng đến một số loại thuốc để kiểm soát. Các chuyên gia sẽ xem xét tình trạng và mức độ lo lắng của người bệnh để kê đơn thuốc giúp họ bình tĩnh hơn để có thể tiến hành cuộc phẫu thuật.

Thông thường, đối với các trường hợp này sẽ được ưu tiên sử dụng một số loạn thuốc an thần, thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải được thực hiện đúng theo yêu cầu và hướng dẫn của chuyên gia. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý uống thuốc nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Cũng bởi một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc gây mê được sử dụng cho ca phẫu thuật. Do đó, người bệnh cần phải tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia và dùng thuốc thật cẩn thận để không gây ra các ảnh hưởng ngoài mong muốn.

Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn đọc một số mẹo giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng trước khi tiến hành phẫu thuật. Nếu cảm thấy bất an hoặc có bất kì thắc mắc nào về ca phẫu thuật bệnh nhân cũng nên chủ động trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *