Hiệu ứng Rashomon: Mỗi người sẽ có một góc nhìn khác nhau

Hiệu ứng Rashomon là một thuật ngữ dùng trong tâm lý cực kỳ thú vị. Theo đó, hiệu ứng này chỉ ra rằng, trong 1 câu chuyện, 1 kết quả nhưng mỗi người lại có một cái nhìn khác nhau, đối nghịch nhau và luôn cho rằng bản thân mình đang nói sự thật. Vậy đâu mới là kết quả cuối cùng và làm thế nào để xác định được thông tin chính xác cần tìm?

Hiệu ứng Rashomon là gì?

Tâm lý học luôn là một khía cạnh lý thú với rất nhiều phạm trù độc đáo mà không phải ai cũng có thể nhận ra. Trong đó Hiệu ứng Rashomon là một trong những thuật ngữ tâm lý đang được quan tâm rất nhiều, đặc biệt với những người làm trong các lĩnh vực điều tra, phá án, khai thác tâm lý tội phạm. Bởi khi hiểu được tính chất của hiệu ứng này, việc nhìn nhận và đánh giá sự thật sẽ khách quan và đúng đắn hơn.

Hiệu ứng Rashomon
Hiệu ứng Rashomon mô tả hiện tượng trong cùng 1 câu chuyện, 1 kết quả nhưng mỗi người lại đưa ra những nhận định, đánh giá khác biệt hoàn toàn

Hiểu một cách đơn giản nhất, Hiệu ứng Rashomon mô tả hiện tượng trong cùng một vấn đề, một kết quả nhưng những người liên quan lại đưa ra những quan điểm, góc nhìn trái ngược nhau, ký ức khác nhau. Và không ai trong số đó cho rằng mình nói dối mà họ cho rằng đó chính là những gì họ quan sát, họ trải qua và nhìn nhận. Điều này khiến những người đánh giá vấn đề cảm thấy hoang mang không biết đâu là sự thật.

Hiệu ứng Rashomon được đưa ra bởi một nhà báo  Jean Rouch người Pháp vào năm 1950. Nó thường được sử dụng trong một sự kiện có nhiều nhân chứng nhưng lại không thể đưa ra được kết luận cuối cùng bởi mỗi người đều đưa ra những đánh giá, quan điểm khác biệt nhau hoàn toàn. Thuật ngữ này còn được ghi chép trong Từ điển tiếng Anh Oxford.

Thực tế, bản thân chính chúng ta đều đã từng trải qua hoặc chính là nhân vật của hội chứng Rashomon mà không hề hay biết. Cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá vấn đề thường mang tính chủ quan hoặc liên quan đến nhiều yếu tố như cảm tính cá nhân, tác động từ xã hội. Và tất nhiên, hội chứng này có thể gây ra vô vàn các ảnh hưởng đến cuộc sống, xã hội xung quanh, rất ít cá nhân có thể duy trì được sự công bằng tuyệt đối để đánh giá vấn đề khách quan nhất.

Nguồn gốc thuật ngữ hội chứng Rashomon

Nguồn gốc của thuật ngữ hiệu ứng Rashomon bắt nguồn từ một bộ phim cùng tên được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn người Nhật Akira Kurosawa , công chiếu năm 1950. Theo đó, thuật ngữ Rashomon là một từ tiếng Nhật có nghĩa là “tranh chấp”. Nội dung của bộ phim này mô tả về sự khác biệt về lời khai của 4 nhân vật trong một vụ án, ai cũng cho rằng mình là nạn nhân, không phải là hung thủ khiến những người điều tra vô cùng đau đầu trên con đường đi tìm sự thật.

Hiệu ứng Rashomon
Bộ phim Rashomon của Nhật Bản đã khái quát chính xác thuật ngữ “Hiệu ứng Rashomon “

Bộ phim bắt đầu từ việc 3 nhân vật gồm người tiều phu, một thầy tu và một nông dân ngồi dưới cổng thành Rajōmon để bàn luận về vụ án một Samurai bị ám sát đồng thời và vợ của nạn nhân cũng bị hãm hiếp. Người tiều phu chính là người đã phát hiện xác nạn nhân và đi báo án, trong khi thầy tu là đã nhìn thấy người Samurai và vợ của anh ta đi cùng nhau vào hôm vụ án xảy ra. Khi được triệu tập lên tòa, họ đã bắt gặp kẻ tình nghi số 1 – Tajōmaru.

Tajōmaru thừa nhận việc mình đã giết Samurai với một giọng điệu đắc thắng. Hắn ta vì quá si mê sắc đẹp của vợ Samurai nên đã rắp tâm muốn chiếm đoạt. Vào một ngày, hắn lừa hai vợ chồng Samurai vào rừng thông, sau đó trực tiếp cưỡng bức người vợ ngay trước mặt chàng ta. Tajōmaru đã giết Samurai nhưng bởi chính cô ta đã hãy giết chồng mình bằng thanh kiếm mà hắn đang có.

Tuy nhiên, khi hỏi đến người vợ, cô lại cho lời khai hoàn toàn khác. Cô cho biết Tajōmaru đã bỏ đi ngay sau khi hãm hiếp cô thành công. Lúc này, Samurai trở nên lầm lũi, tỏ ý khinh miệt cô. Ánh mắt sắc như dao của Samurai đã khiến cô đau khổ, mất đi lý trí, muốn tự tử nhưng vô tình lại đâm chết người chồng.

Sự trái ngược giữa hai lời khai đã khiến tòa án đưa ra một quyết định đặc biệt chính là mời một bà đồng nổi tiếng để thỉnh vong hồn vị Samurai về cho biết sự thật. Bất ngờ hơn, linh hồn Samurai lại cho biết rằng, khi chứng kiến sự xảo trá của người vợ anh đã quá sốc. Tuy nhiên tên Tajōmaru lại xô ngã người phụ nữ, đồng thời hỏi Samurai  muốn giết chết hay tha thứ cho người vợ trắc nết. Quá sợ hãi, người vợ bỏ trốn, vị Samurai được tên cướp cởi trói thả đi nhưng vì đau khổ nên anh ta đã tự sát trong rừng.

Cuối cùng vào những phút gần cuối, anh tiều phu đã trả lời rằng anh đã chứng kiến cảnh người vợ sau khi bị hãm hiếm đã bị cả hai người đàn ông ghét bỏ. Cô ta đã mắng cả Tajōmaru và Samurai không đáng mặt đàn ông rồi bỏ đi. Dù sau đó 2 người đàn ông đã thực sự đã chiến đấu với nhau như Tajōmaru thắng vì may mắn chứ không phải do năng lực. Tuy nhiên anh ta không khai báo những điều này với quan tòa vì ngại phiền phức.

2 điểm tương đồng các lời khai là người Samurai đã chết và cô vợ bị tên cướp hãm hiếp. Cả ba đều tự nhân mình là hung thủ và kiên quyết với lời khai đó khiến cả hai trở nên bối rối, không biết đưa ra phán quyết như thế nào.  Và cả những người chứng kiến cũng đưa ra những đánh giá, những lời làm chứng khác nhau khiến quan tòa không tránh khỏi bối rối và không biết làm thế nào.

Trong bộ phim, mỗi lời khai của từng nhân vật đều có lý lý vô cùng chặt chẽ, chắc chắn khiến cho những lời làm chứng xung quanh trở nên giảm độ tin cậy. Xem xét từng lập luận người ta lại thấy lời khai đó có lý và tự nghi ngờ về kết luận của bản thân mình trong việc tìm ra hung thủ. Không ai có thể đưa ra lời phán quyết rằng “tôi chắc chắn đó là hung thủ” bởi sẽ bị hàng loạt lập luận khác bác bỏ.

Thực tế dù kết thúc bộ phim, đạo diễn không đưa ra bất cứ kết luận nào về việc ai mới là hung thủ giết Samurai thật sự mà để người xem tự đánh giá theo cảm quan của mình. Mỗi người tự đưa ra kết luận theo cảm quan, suy nghĩ cá nhân. Đây cũng chính là cái hay của bộ phim khiến người xem phải suy nghĩ và có cơ hội đánh giá sâu sắc hơn về “hiệu ứng Rashomon”.

Phim Rashōmon đã giành được rất nhiều thành tích lớn là  được hai giải thưởng điện ảnh quốc tế lớn là giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia và giải Oscar danh dự dù ban đầu không được đánh giá cao trong điện ảnh Nhật Bản. Tất nhiên kết phim vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi, đặc biệt với những người thích motip phim trinh thám phá án bởi không thể tìm ra hung thủ nhưng chính điều này càng tôn lên giá trị ý nghĩa quan trọng mà tác giả muốn gửi gắm.

Vì sao hiệu ứng Rashomon lại xảy ra?

Bàn luận lại về bộ phim, có thể thấy rằng, trong lời khai của mỗi người dù đều trái ngược nhưng có một đặc điểm chung đó là tất cả đều đưa ra những lý do có lợi cho chính mình. Tên Tajōmaru cho mình giết Samurai vì bị xúi giục; người vợ cho rằng mình giết chồng nhưng chỉ là ‘sự cố” khi tinh thần không tỉnh táo, lại bị chồng khinh thường; Samurai lại nói rằng mình tự tử vì muốn giữ trọn nghĩa khí của người đàn ông. Hay giống như việc người tiều phu chứng kiến nhưng không muốn khai ra vì sợ bản thân bị dính líu phiền phức.

Hiệu ứng Rashomon
Mỗi người ai cũng có góc nhìn khác nhau, cảm quan khác nhau đồng thời họ cũng luôn muốn đưa ra các ý kiến có lợi cho bản thân mình

Cần hiểu rằng, hiệu ứng Rashomon thường xảy ra trong 2 trường hợp chính là “Không có bằng chứng chính xác để xác minh những sự kiện đã diễn ra” và “Đang có một áp lực tạo ra đòi hỏi phải tìm ra sự thật, chẳng hạn việc quan tòa, công an muốn tìm ra kẻ xấu trong một vụ án”. Việc xuất hiện hiệu ứng Rashomon sẽ mang tính làm sai lệch một sự thật khách quan và khiến việc điều tra đi vào ngõ cụt.

Có thể thấy rõ, hiệu ứng Rashomon đều mong muốn hướng tới việc bảo vệ bản thân an toàn bằng những suy nghĩ, đánh giá cá nhân. Tất nhiên điều này không phủ nhận tính chân thực của sự thật mà họ đưa ra nhưng sự thật này lại mang tính quan điểm cá nhân hơn hơn là công bằng. Mỗi chúng ta đều có những suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề riêng nên khi chứng kiến 1 sự việc, chúng ta sẽ luôn đánh giá nó theo cách mà chúng ta vốn nhìn nhận.

Chẳng hạn, trong bộ phim “Chuyện ở phòng giam số 7”, khi thấy một bé gái bị ngã đập đầu bất tỉnh, Yong-gu đã cố gắng thực hiện cởi đồ và hô hấp nhân tạo để cứu sống cô bé theo cách đã được dậy. Tuy nhiên những người chứng kiến từ xa và trích xuất camera lại cho rằng anh đang hiếp dâm bé gái. Kết hợp thêm việc Yong-gu bị thiểu năng trí tuệ và áp lực từ cấp trên ( do nạn nhân là con của giám đốc) khiến tòa án đã đưa ra phán quyết xử tử Yong-gu nhanh chóng, mặc cho sau đó anh t đã đưa a được lý do, bằng chứng vô tội.

Trong câu chuyện này, nhân vật Yong-gu vì chịu áp lực từ xung quanh đồng thời muốn bảo vệ con gái nên đã tự nhận lỗi về mình. Quan tòa vì muốn bảo vệ thanh danh, vị thế của mình nên cũng đưa ra quyết định thiếu khách quan nhanh chóng. Cha nạn nhân vì không thể chấp nhận con gái tự ngã đập đầu và cũng không muốn tin rằng một kẻ “thiểu năng trí tuệ’ có thể cứu con mình nên tìm mọi cách bắt ép Yong-gu nhận tội để chứng tỏ niềm tin của mình.

Tất cả mọi người đều có thiên hướng vị kỷ, chỉ muốn nghĩ cho bản thân và đổ lỗi cho người khác. Họ chỉ nhìn vấn đề theo một khía cạnh và đánh giá theo cách có lợi nhất với họ. Điều này không có nghĩa là họ nói dối nhưng “một nửa sự thật không phải sự thật”, chúng ta chỉ chia sẻ những thứ theo góc nhìn mà chúng ta muốn thấy, muốn xoay chuyển mọi thứ theo hướng đó. Điều này dẫn đến sự thật dần bị bóp méo, cho dù ai cũng đang nói thật.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trí nhớ của con người bị tác động bởi các yếu tố như trải nghiệm trong quá khứ và thành kiến của bản thân. Và những điều này có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của trí nhớ trong tiềm thức. Có nghĩa là việc mã hóa trí nhớ trở nên thiếu chính xác, bị thêm/ bớt một số nội dung so với những trải nghiệm ban đầu.

Làm thế nào để đối mặt với hiệu ứng Rashomon

Có thể nói hiệu ứng Rashomon không chỉ xuất hiện trong các bộ phim, trong việc phá án mà dường như xuất hiện và có mặt trong rất nhiều sự kiện, khía cạnh khác của cuộc sống. Hiểu về khái niệm này sẽ giúp bạn rút ra được nhiều bài học, nhiều cách đánh giá, nhìn nhận và xem xét các vấn đề xảy ra xung quanh dưới góc nhìn của những người khác.

Hiệu ứng Rashomon
Mỗi người cần học cách chắt lọc thông tin, nhìn nhận vấn đề đa chiều để tránh ảnh hưởng những điều tiêu cực từ Hiệu ứng Rashomon

Hay có một câu nói khác rằng “chúng ta luôn là người xấu trong câu chuyện của một ai đó”. Mỗi người luôn đề cao quan điểm cá nhân nên không có gì bất ngờ khi một người trở thành một phiên bản xấu xí, đáng ghét trong những câu chuyện bàn luận của ai đó. Bởi vậy trong bất cứ câu chuyện nào, sự kiện nào, chúng ta đều cần học cách sống chậm lại, nhìn nhận vấn đề đa chiều để có đánh giá khách quan hơn.

Ngay cả chính những người đại diện cho tính công bằng, pháp luật vẫn không thể tránh khỏi việc đưa cảm xúc, quan điểm cá nhân khi đưa ra các quyết định, phán quyết cuối cùng. Ai cũng có thể đưa ra một lý lẽ riêng để chứng minh rằng mình đúng, mình đang nói sự thật, mình là người công bằng khiến chúng ta cảm thấy hoang mang về chính lựa chọn của mình.

Đặc biệt trong thời đại mà mạng xã hội đang phát triển, chúng ta càng dễ bị ảnh hưởng bởi thứ gọi là “hiệu ứng Rashomon”. Khi một người nổi tiếng A bị đưa ra chỉ trích, sẽ có hàng trăm, hàng ngàn tài khoản tự xưng là người quen và đưa ra những câu chuyện xoay quanh A, từ chuyện tiện tại đến chuyện quá khứ. Có người nói tốt, có người nói xấu khiến chúng ta không thể nào biết đâu là bản chất thật của A.

Làm thế nào để luôn giữ được cái đầu lạnh, tránh bị ảnh hưởng bởi những luồng thông tin xung quanh chưa bao giờ là dễ dàng. Chưa kể bản thân chính chúng ta cũng có thể là người tạo ra hiệu ứng Rashomon trong một câu chuyện, một sự kiện nào đó. Do đó, ngay từ bây giờ, chúng ta cần học cách đánh giá vấn đề một cách đa chiều, tự tìm hiểu để có trải nghiệm cá nhân chính xác, khách quan trong cả suy nghĩ để luôn đảm bảo tính chân thật cho mọi sự việc.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *