Hội chứng sợ bị bỏ rơi, đánh mất cơ hội (FOMO) và cách khắc phục

4.3/5 - (72 bình chọn)

Hội chứng sợ bị bỏ lỡ FOMO là một trạng thái tâm lý lo sợ đánh mất một cơ hội, một điều thú vị gì đó mà người khác đã được trải nghiệm. Tình trạng này khiến nhiều người dễ đưa ra những quyết định vội vàng, đôi lúc là sai trái, đặc biệt là các bạn trẻ. 

Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ
Hội chứng sợ bị bỏ lỡ là hiệu ứng tâm lý sợ đánh mất một cơ hội hay một điều thú vị nào đó

Hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) là gì?

Hội chứng sợ bị bỏ lỡ hay còn được viết tắt là FOMO – Fear Of Missing Out là tình trạng gặp nhiều ở giới trẻ. Nói một cách dễ hiểu thì đây chính là một hội chứng tâm lý nhằm chỉ những người có các nỗi sợ hãi, lo lắng, bất an và luôn có cảm giác bản thân sẽ bỏ lỡ, đánh mất một thứ gì đó, có cảm giác người khác sẽ đạt được thứ đó trong khi mình lại không có được. Cũng chính vì những nỗi sợ này mà người bệnh sẽ có xu hướng thực hiện các hành động một cách vội vàng, thiếu suy nghĩ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu nhận thấy thì hội chứng FOMO có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, địa vị, lối sống. Tuy rằng không phải tất cả nhưng hầu hết hội chứng sợ đánh mất đều tồn tại tiềm ẩn bên trong ý thức của mỗi người.

Ví dụ như khi bạn đang thấy một chương trình khuyến mãi có thời hạn hoặc đang đếm ngược thì điều đó sẽ thôi thúc bạn hành động nhiều hơn nếu bạn chỉ nhìn thấy một chương trình giảm giá. Hoặc đơn giản là khi điện thoại thông báo có tin nhắn nhưng khi bạn mở ra lại không thấy gì thì bạn sẽ liên tục kiểm tra lại xem mình có bỏ lỡ điều gì hay không. Đây có thể được xem là biểu hiện của hội chứng sợ bỏ lỡ FOMO.

Theo thống kê nhận thấy rằng, hội chứng này dễ hình thành các nỗi lo sợ rằng bản thân sẽ trở thành người tối cổ, lạc hậu và là kẻ đi sau, thất bại vì không biết nắm bắt cơ hội. Tâm lý này khiến cho cảm xúc và hành vi bị chi phối rất nhiều, thôi thúc con người đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, thiếu sự tính toán.

Trong thực tế đã có rất nhiều các trường hợp phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do sự ảnh hưởng từ hội chứng sợ bị bỏ lỡ. Thậm chí nó còn có thể gây nên sự tổ thất lớn về mặt tài chính khiến cho nhiều người rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.

Vào đầu năm 1966, tiến sĩ Dan Hernan người Israel – một chuyên gia trong lĩnh vực marketing đã là người đầu tiên xác định được hiệu quả của hội chứng sợ bị bỏ lỡ FOMO. Điều này đã được phát hiện khi ông thực hiện nghiên cứu cùng với một vài khách hàng và kết quả thu được cho thấy hội chứng sợ đánh mất có thể một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều khách hàng không có sự trung thành với bất kì thương hiệu nào.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ bị bỏ lỡ

Như đã chia sẻ ở trên, hội chứng sợ bị bỏ lỡ tiềm ẩn sâu bên trong ý thức của mỗi người nên nó có thể biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống. Dấu hiệu nhận biết chung của những người mắc phải hội chứng này đó chính là họ luôn có nỗi lo sợ rằng bản thân sẽ lỡ mất một cơ hội hoặc một điều thú vị gì đó. Tâm lý lo sợ khiến họ luôn phải đưa ra các hành động một các hấp tấp, đôi lúc không kịp suy nghĩ và thiếu sự tính toán phù hợp.

Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ
Người bị FOMO luôn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài

Một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết hội chứng sợ bị bỏ lỡ FOMO như:

  • Có xu hướng đầu tư, mua sắm theo đám đông mà không suy xét cẩn thận về những lợi ích hay rủi ro có thể xảy ra.
  • Luôn cố gắng cập nhật đầy đủ các xu hướng của cuộc sống, trong đầu tư chứng khoán,…
  • Những người mắc hội chứng FOMO thường sẽ không có chứng kiến riêng, mọi suy nghĩ, hành động của họ đều bị ảnh hưởng bởi xu hướng và ý kiến của số đông.
  • Lo sợ bản thân sẽ không theo kịp xu hướng, trở thành người lạc hậu.
  • Luôn có mong muốn được trải nghiệm những gì mới mẻ, hi vọng bản thân sẽ là người dẫn đầu xu hướng.
  • Không có định hướng rõ ràng, không xác định được mục tiêu của bản thân.
  • Hầu như không từ chối bất kì lời mời đầu tư nào.
  • Có cảm giác lo lắng, buồn bã, thất vọng quá mức khi vừa bỏ qua một cơ hội nào đó.

Nếu các triệu chứng FOMO không sớm được phát hiện và có biện pháp khắc phục phù hợp sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống. Những người mắc phải hội chứng này dễ đưa ra các quyết định sai lầm dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.

Hội chứng sợ bị bỏ lỡ – Nguyên nhân do đâu?

Tâm lý lo sợ bị bỏ lỡ hoặc đánh mất cơ hội thực tế cũng chính là một trạng thái bình thường và gặp ở nhiều đối tượng. Chúng ta luôn bị hấp dẫn bởi những thứ mới mẻ, thú vị và những cơ hội hấp dẫn. Tâm lý này thường sẽ được kiểm soát sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng không ít các trường hợp kéo dài nỗi sợ và bị nó chi phối đến các hành động, cảm xúc, suy nghĩ hàng ngày.

Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ
Những người quá tự ti vào bản thân sẽ có nhiều nguy cơ bị FOMO

Để có thể cải thiện tốt tình trạng này trước tiên bạn cũng nên tìm hiểu rõ về nguyên nhân, nguồn gốc làm khởi phát nỗi sợ. Theo nhiều nghiên cứu nhận thấy thì hội chứng này có thể xuất phát từ các lý do sau:

  • Kỳ vọng quá lớn vào thị trường và có sự tự tin thái quá đối với năng lượng, quyết định của bản thân.
  • Có tâm lý muốn đạt được những thành tích cao, muốn sở hữu xu hướng hoặc các khoản lợi nhuận lớn.
  • Do sự thiếu kiên nhẫn, không có chủ kiến riêng và thích hành động dựa theo số đông.
  • Hội chứng FOMO cũng có nhiều khả năng gặp ở những người quá tự ti, không tin tưởng vào người khác và thiếu sự hiểu biết về cuộc sống.
  • Liên tục đối mặt với những thất bại từ học tập, công việc cho đến các mối quan hệ vì thế dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói, quyết định của mọi người xung quanh.

Ứng dụng và lợi dụng hội chứng sợ bị bỏ lỡ FOMO

Như đã chia sẻ ở trên, hội chứng sợ bị bỏ lỡ là một trạng thái tâm lý tiềm ẩn bên trong của mỗi người. Nắm được vấn đề này nên nhiều người cũng đã ứng dụng và lợi dụng FOMO để giúp ích cho lĩnh vực kinh doanh của mình.

1. Ứng dụng hội chứng FOMO

Hiệu ứng tâm lý này thường được áp dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ví dụ như trong kế hoạch marketing, các chương trình ưu đãi, giảm giá luôn sẽ kèm theo thời gian cụ thể, thường là khoảng thời gian ngắn để thúc đẩy nhu cầu và mong muốn nắm bắt cơ hội của nhiều người.

Hoặc FOMO cũng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Những nhà đầu tư sẽ dựa vào hiệu ứng này để đoán định được xu hướng và nhu cầu của người giao dịch, biết được lượng mua bán và tăng giảm để có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và hợp thời điểm.

2. Lợi dụng hội chứng sợ bị bỏ rơi

Song song với việc ứng dụng thành công FOMO vào việc kinh doanh và đầu tư lợi nhuận thì không ít các trường hợp lợi dụng tâm lý lo sợ của nhiều người để mang lại lợi ích riêng một cách sai trái. Hiện nay, có rất nhiều các mô hình đa cấp biến tướng, họ lợi dụng trạng thái tâm lý lo sợ của các “nhà đầu tư” khiến nhiều người sa lưới.

Có rất nhiều nạn nhân chia sẻ rằng, họ đã rất cảnh giác trước những thủ đoạn nham hiểm nhưng khi rơi vào tình huống thực tế lại không thể không đặt niềm tin. Thông thường, các hình thức đa cấp biến tướng sẽ đưa ra những món hời hấp dẫn cho các “nhà đầu tư”. Nếu vẫn chưa thể thuyết phục được thì họ sẽ tiếp tục trò “kẻ tung người hứng” để kích thích nhu cầu và bao phủ niềm tin khiến nhiều người lo sợ sẽ đánh mất cơ hội và đưa ra quyết định thiếu sáng suốt.

Hội chứng FOMO gây nên những ảnh hưởng gì?

Dựa theo số liệu thống kê nhận thấy rằng, có khoảng 24% số lượng người trẻ tuổi sử dụng mạng online có xu hướng mắc phải hội chứng sợ bị bỏ lỡ. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành tại Úc nhận thấy rằng có đến hơn 60% các trường hợp thanh thiếu niên cảm thấy lo sợ khi bạn bè vui vẻ mà họ không biết được chuyện gì đang xảy ra và có đến 51% bạn trẻ cho biết rằng họ cảm thấy lo lắng khi không biết được những hoạt động hiện tại của bạn bè.

Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ
Hội chứng FOMO sẽ khiến nhiều người bị “nghiện” mạng xã hội

Tuy rằng các biểu hiện của hội chứng FOMO khá mơ hồ nhưng nó có thể gây ra hàng loạt các ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống. Một số tác động tiêu cực có thể xảy ra nếu bạn mắc phải hội chứng tâm lý này như:

  • Dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử. Do sự lo sợ, muốn cập nhật thông tin liên tục nên nhiều người có xu hướng “dán mắt” vào màn hình điện thoại. Ngay cả khi điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm bất cứ việc gì khác họ điều muốn online để biết được nhiều sự kiện.
  • Không thể tập trung trong quá trình học tập, làm việc. Hội chứng FOMO có thể làm cho nhiều người bị mất tập trung hoặc nhiều trường hợp có thể ngừng công việc để nhắn tin, nghe điện thoại, đọc tin tức không liên quan đến việc làm hoặc không quá quan trọng.
  • Có nhiều khả năng phung phí tiền vào việc mua đồ xa xỉ. Cảm giác lo sợ bị lạc hậu, lo lắng sẽ bỏ lỡ một món đồ hấp dẫn nên nhiều người có xu hướng mua sắm không kiểm soát.
  • Làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Những người mắc chứng sợ bị bỏ lỡ sẽ có nhiều mong muốn tìm hiểu về những người bạn mới, mở rộng các mối quan hệ nên họ có thể dễ dàng chấp nhận một lời mời kết bạn của một người xa lạ nào đó. Tuy nhiên, đôi lúc họ cũng có thể vì như nhu cầu mới mà không để tâm đến các mối quan hệ cũ hoặc cả những cuộc hẹn hò quan trọng.
  • Hẹn hò hoặc kết hôn chỉ vì xu hướng. Người bị FOMO có khả năng tìm người yêu hoặc tiến đến cuộc sống hôn nhân chỉ vì những người xung quanh đã làm như thế. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ chia tay, ly hôn bởi cuộc sống vợ chồng không thực sự mang lại hạnh phúc.

Tuy rằng hội chứng sợ bị bỏ lỡ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống nhưng tình trạng này vẫn chưa được xác định là một bệnh rối loạn tâm thần. Vì thế, rất ít người có sự hiểu biết cũng như quan tâm nhiều đến các biểu hiện bất thường liên tục xảy ra trong cuộc sống.

Cách khắc phục hội chứng sợ bị bỏ lỡ, đánh mất cơ hội

Giới trẻ là những đối tượng có nhiều nguy cơ mắc phải hội chứng sợ bị bỏ lỡ, đánh mất cơ hội. Nếu không kịp thời phát hiện và tìm cách khắc phục hiệu quả thì có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống hoặc thậm chí là rơi vào tình trạng bế tắc vì nợ nần do đầu tư không chính xác.

Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ
Học cách suy nghĩ đa chiều để giảm thiểu các quyết định sai lầm cho FOMO

Để có thể kiểm soát được nỗi sợ của mình và dần thoát ra khỏi hiệu ứng tâm lý này thì các bạn trẻ nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp hữu hiệu sau đây:

1. Luôn nhắc nhở bản thân không nên đưa ra quyết định vội vàng

Khi nỗi sợ bị bỏ lỡ quá lớn sẽ khiến cho suy nghĩ và hành động của bạn dần bị chi phối và thúc đẩy bạn nhanh chóng đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, đa phần những sự lựa chọn của bạn lại không mang lại quá nhiều lợi ích hoặc thậm chí là tồn tại nhiều nguy cơ rủi ro, gây nên các thiệt hại lớn về mặt tài chính.

Vì thế, bạn cần phải biết cách tự kiểm soát suy nghĩ và hành vi của bản thân bằng cách luôn nhắc nhở chính mình. Khi bắt đầu có cảm giác lo lắng, sợ hãi về việc sẽ đánh mất một cơ hội nào đó thì cách tốt nhất là bạn hãy ngừng suy nghĩ và bắt đầu thực hiện một công việc khác. Sau khi đã cảm thấy ổn định trở lại bạn hãy bắt đầu suy xét và đánh giá sự việc để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

2. Học cách suy nghĩ thấu đáo và nhìn nhận đa chiều

Để vượt qua những lo lắng vì nỗi sợ đánh mất một cơ hội quý báu cách tốt nhất bạn hãy học cách suy nghĩ đa chiều, nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn. Trước khi đưa ra quyết định nào đó, hãy thử suy xét xem nó có thực sự ổn hay không.

Chẳng hạn như khi bạn nhận được một lời giới thiệu hoặc mời chào về một món hời nào đó thì trước tiên cần phải đặt ra câu hỏi để bản thân tự suy xét. Liệu điều này có thật hay không? Tại sao lại có cơ hội tốt đến như thế? Vấn đề này có thực sự khả thi?

Khi liên tục đặt ra các câu hỏi nghi vấn sẽ giúp bạn đánh giá được khách quan hơn về các tình huống, sự kiện đang xảy ra. Nhờ đó bạn cũng sẽ có được suy nghĩ thấu đáo hơn, phân tích vấn đề kỹ lưỡng theo nhiều khía cạnh để giảm thiểu được các quyết định sai lầm.

3. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Mạng xã hội chính là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hội chứng sợ bị bỏ lỡ. Khi tiếp xúc quá nhiều với những thành công, sự hạnh phúc của người khác sẽ khiến cho nhiều người có xu hướng tự xem nhẹ bản thân và bắt đầu tìm kiếm những cơ hội “ảo”. Chính vì thế, để khắc phục tốt hội chứng FOMO bạn cần phải kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của mình.

Nên có quy định cụ thể về thời gian sử dụng điện thoại, máy tính để không bị tác động quá nhiều bởi các thông tin trên mạng xã hội. Đồng thời khi cắt giảm được thời gian tiếp xúc với các trang mạng điện tử bạn bắt đầu khám phá cuộc sống thực tế xung quanh, biết cách tận hưởng và thư giãn lành mạnh hơn.

4. Đặt ra mục tiêu riêng

Hầu hết những người mắc chứng sợ bị bỏ lỡ FOMO đều không có mục đích rõ ràng trong cuộc sống, họ hành động và làm việc một cách mơ hồ, đôi lúc không đủ tự tin vào bản thân của mình. Do đó, họ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những quyết định, ý kiến của mọi người xung quanh, đặc biệt là những người đã đạt được thành công.

Vì thế, để nhanh chóng loại bỏ nỗi sợ hãi và hạn chế việc đưa ra các quyết định sai lầm thì cách tốt nhất là bạn phải lên kế hoạch cụ thể cho cuộc sống của mình. Từ đó bạn cũng sẽ biết cách đưa ra lựa chọn phù hợp với mục tiêu của mình, hạn chế được các sai lầm không đáng có.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Hội chứng sợ bị bỏ lỡ là một hiệu ứng tâm lý vô cùng phổ biến và có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Hi vọng qua thông tin của bài viết này bạn đọc sẽ biết cách khắc phục tốt trạng thái tâm lý của mình để hạn chế đưa ra các quyết định sai lầm.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
4.3/5 - (72 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *