Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Rate this post

Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không là mối bận tâm của không ít bạn đọc bởi tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng tăng lên theo mỗi năm. Để hình dung rõ hơn về mức độ nghiêm trọng cũng như khả năng chữa khỏi chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết sau.

Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không
Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không?

Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không?

Rối loạn cảm xúc là một trong những chứng bệnh tâm thần phổ biến hiện nay. Trước đây, hội chứng này chủ yếu ảnh hưởng đến người trưởng thành. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng cao ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.

Rối loạn cảm xúc được chia thành 2 nhóm chính là trầm cảm (giảm hoặc mất cảm xúc) và hưng cảm (tăng cảm xúc). Ngoài ra, một số trường hợp còn có thể phát triển xen kẽ giữa các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm, tình trạng này được gọi là bệnh hưng trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực. Chính vì tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên trong những năm gần đây nên không ít người băn khoăn về vấn đề “Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không?”.

Nhiều người lầm tưởng hội chứng này chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng. Tuy nhiên trên thực tế, sự thay đổi cảm xúc còn chi phối cả hành vi, suy nghĩ và nhận thức. Ban đầu, bệnh chỉ gây ra sự buồn bã, chán nản hoặc vui vẻ, lạc quan thái quá. Theo thời gian, các cảm xúc quá mức này sẽ khiến người bệnh giảm chức năng xã hội, khó duy trì hiệu suất lao động và học tập.

Ngoài ra, rối loạn cảm xúc kéo dài còn gây ra nhiều ảnh hưởng về mặt tài chính, cuộc sống cá nhân, các mối quan hệ xã hội và sức khỏe thể chất. Do đó, bệnh lý này có mức độ rất nghiêm trọng và cần được điều trị sớm để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không
Rối loạn cảm xúc không được điều trị làm gia tăng tình trạng lạm dụng rượu bia và chất gây nghiện

Để hình dung được mức độ nguy hiểm của hội chứng rối loạn cảm xúc, bạn đọc có thể tham khảo các biến chứng và ảnh hưởng của bệnh lý này:

  • Cảm xúc giảm thấp quá mức khiến người bệnh bỏ dở việc học, khó tập trung và gặp nhiều sai sót trong công việc. Về lâu dài, thành tích học tập giảm sút, công việc trục trặc, hay bị khiển trách và thậm chí có thể bị thất nghiệp.
  • Do không thể hoàn thành tốt công việc nên bệnh nhân rối loạn cảm xúc thường bị phê bình và chỉ trích. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái buồn bã sâu sắc, chán nản, mất định hướng,… và gặp nhiều vấn đề về tài chính.
  • Trong giai đoạn hưng cảm, mức độ ảnh hưởng thường thấp hơn so với trầm cảm. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải chịu những áp lực về tài chính do các hành vi phá hoại, mua sắm vô tội vạ, gây hấn, hành hung,…
  • Vì không thể kiểm soát tâm trạng của bản thân nên người bệnh thường lựa chọn uống rượu bia, dùng chất gây nghiện và thuốc lá để quên đi nỗi buồn. Trong cơn hưng cảm, bệnh nhân thường tăng các hoạt động bản năng mà không quan tâm đến nguy cơ và rủi ro như quan hệ tình dục không an toàn, cuồng ăn quá mức,…
  • Tâm trạng bất ổn, thất thường, dễ cáu gắt khiến bệnh nhân tăng xung đột và mâu thuẫn với những người xung quanh. Dần dần người bệnh mất đi các mối quan hệ thân thiết, sống cô độc và tự cách ly với những người xung quanh.
  • Rối loạn cảm xúc đi kèm với nhiều triệu chứng cơ thể. Nếu để kéo dài, chứng bệnh này có thể gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như mất ngủ, đau nửa đầu, thiếu máu não, đau vai gáy, cao huyết áp,… Ngoài ra, rối loạn cảm xúc cũng gia tăng mức độ và biến chứng của các bệnh lý sẵn có.
  • Một số trường hợp rối loạn cảm xúc nặng có thể khiến bệnh nhân nảy sinh ý nghĩ và hành vi tự sát, giết hại những người xung quanh.
  • Rối loạn cảm xúc không được điều trị còn khiến bệnh nhân mất khả năng lao động, học tập và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Trên thực tế, sức khỏe thể chất được quan tâm hơn so với sức khỏe tâm thần. Trong khi đó, các bệnh lý tâm thần nói chung và rối loạn cảm xúc nói riêng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống, thể chất, đời sống tình cảm,… Trong những năm gần đây, tỷ lệ ca tử tự liên quan đến trầm cảm tăng lên đáng kể. Ngoài ra, không ít bệnh nhân tử vong do rối loạn cảm xúc gia tăng các biến cố tim mạch.

Rối loạn cảm xúc có chữa được không?

Rối loạn cảm xúc hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi bệnh còn phụ thuộc vào độ tuổi khởi phát, giới tính, sức khỏe thể chất và các vấn đề tâm lý đi kèm.

Trong đó, những đối tượng khởi phát bệnh muộn (trong giai đoạn trưởng thành), phát hiện và điều trị sớm thường có đáp ứng tốt. Chỉ sau khoảng một thời gian, triệu chứng sẽ thuyên giảm gần như hoàn toàn và bệnh nhân có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

Ngược lại, những trường hợp khởi phát bệnh sớm, đi kèm với lạm dụng chất và các rối loạn tâm thần khác thường có đáp ứng kém, bệnh dễ tiến triển dai dẳng và nguy cơ tái phát cao. Ngoài ra, mức độ đáp ứng thường kém hơn ở nữ giới do phái nữ có tính cách nhạy cảm, hay lo lắng và suy nghĩ.

Hiện nay, nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc vẫn chưa được biết rõ nên điều trị còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp tích cực điều trị và nỗ lực, kiên trì vượt qua chứng bệnh này đều có đáp ứng tốt. Một số bệnh nhân không thể điều trị bệnh dứt điểm nhưng vẫn có thể duy trì chất lượng cuộc sống và học tập, làm việc hiệu quả.

bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không
Bệnh rối loạn cảm xúc có thể được chữa khỏi nếu tích cực điều trị kết hợp với chăm sóc hợp lý và khoa học

Các phương pháp được áp dụng trong điều trị rối loạn cảm xúc:

  • Sử dụng thuốc: Dùng thuốc là lựa chọn đầu tiên trong điều trị rối loạn cảm xúc. Phương pháp này có thể cải thiện các cảm xúc thái quá như căng thẳng, lo âu, phiền muộn, chán nản, hung hăng,… Thuốc thường được dùng lâu dài và cần sử dụng thêm 6 – 12 tháng sau khi triệu chứng thuyên giảm để phòng ngừa tình trạng tái phát.
  • Trị liệu tâm lý: Sau khi dùng thuốc khoảng vài tuần, bệnh nhân sẽ được trị liệu tâm lý. Phương pháp này sử dụng hình thức giao tiếp để điều chỉnh cảm xúc, nhận thức và hành vi của người bệnh. Ngoài ra, liệu pháp tâm lý cũng giúp bệnh nhân hiểu rõ cảm xúc và nhận định đúng giá trị của bản thân. Đồng thời được trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho việc học, công việc và gia tăng tương tác xã hội.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Ngoài trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc, bệnh nhân rối loạn cảm xúc cũng nên áp dung một số biện pháp hỗ trợ như ngồi thiền, tập thể dục, hít thở sâu, âm nhạc trị liệu, lao động trị liệu,… Ngoài ra, cần tổ chức lối sống khoa học, lành mạnh để kiểm soát tâm trạng và nâng cao sức khỏe thể chất.

Hiện nay, điều trị rối loạn cảm xúc và các bệnh tâm thần khác còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nếu tích cực chữa trị và chăm sóc đúng cách, bệnh nhân hoàn toàn có thể vượt qua chứng bệnh này.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có chữa được không?”. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc chứng bệnh lý này tăng lên đáng kể. Do đó nếu nhận thấy tâm trạng bất ổn kéo dài, bản thân mỗi người cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *