Mất cảm xúc với mọi thứ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh là trạng thái thờ ơ, hời hợt với tất cả các sự việc, hoạt động xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này thường xảy ra sau khi trải qua các sự kiện sang chấn như đột ngột mất người thân, gia đình ly tán, phá sản, tai nạn giao thông,….

Mất Cảm Xúc Với Mọi Thứ
Mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh thường xuất hiện sau khi các sự kiện sang chấn tâm lý xảy ra

Mất cảm xúc với mọi thứ – Nguyên nhân do đâu?

Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc tâm trạng bị tụt dốc, bản thân trở nên chán nản và không còn nhiều sự hứng thú đối với những thứ đang diễn ra xung quanh. Tình trạng này sẽ thường xuất hiện hơn đối với những người vừa trải qua các cú sốc tinh thần hoặc thường xuyên đối diện với những áp lực, căng thẳng trong học tập, công việc, gia đình, con cái, tình yêu,…

Khi liên tục chịu đựng những áp lực, stress trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị suy giảm nồng độ hormone tạo sự tích cực, cụ thể như dopamine, endorphine, serotonin,….Hậu quả là các cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, lo lắng, bi quan, bất an dần xâm chiếm. Cuối cùng sẽ khiến cho con người không thể kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, dần mất đi niềm vui, hứng thú với mọi thứ xung quanh.

Việc không còn cảm xúc với mọi thứ sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên tẻ nhạt, không còn bất kì niềm yêu thích nào kể cả gia đình, bạn bè, người yêu, thậm chí là bản thân. Để có thể vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này thì việc đầu tiên bạn cần làm là xác định cụ thể nguyên nhân nào khiến cho cảm xúc trở nên chai lì.

Dưới dây là một số lý do thường gặp có thể khiến bạn bị mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh:

1. Những tổn thương do sang chấn tâm lý

Tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh cuộc sống có thể xuất phát từ những sang chấn tâm lý do những sự kiện, hoàn cảnh sang chấn gây nên. Cụ thể như sự ra đi đột ngột của người thân, ly hôn, phá sản, thất nghiệp, bế tắc vì nợ nần, tai nạn, đối mặt với những thiệt hại của thiên tai, mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo,…Khi trải qua các sự kiện đau buồn này thì hầu hết ai cũng sẽ trở nên đau buồn, tuyệt vọng, khó kiểm soát cảm xúc.

Một số người có thể tự vượt qua được những bất ổn về mặt tâm lý nhưng cũng có người chìm đắm trong những nỗi đau khổ không thể nào thoát ra được. Sau một khoảng thời gian dài liên tục buồn bã, chán nản, lo lắng, bất an và sợ hãi thì những cảm xúc bình thường cũng sẽ dần mất đi. Lúc này họ sẽ cảm thấy cuộc sống không còn nhiều ý nghĩa, không còn cảm nhận được rõ những sự hạnh phúc, vui tươi hay buồn đau và dần mất đi cảm xúc với mọi thứ.

2. Phản ứng thường gặp khi thất bại

Khi đứng trước những thất bại trong cuộc sống, chắc hẳn ai trong chúng ta đều sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán chường, bi quan và tự trách móc, cho rằng bản thân vô dụng, bất tài. Thông thường những cảm xúc này sẽ duy trì trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần khiến cho con người cảm giác không còn hứng thú đối với mọi việc xung quanh, cảm xúc cũng trở nên chai sạn.

Điều này cũng rất dễ hiểu bởi khi chúng ta gặp phải thất bại trong công việc, gia đình, tình yêu hay học tập thì sự thất vọng sẽ luôn hiện hữu. Tâm lý chung của mỗi người sẽ cảm thấy không còn hi vọng, cho rằng bản thân không đủ khả năng để thực hiện điều đó và mất dần đam mê, hứng khởi của lúc ban đầu.

Mất Cảm Xúc Với Mọi Thứ
Mất cảm xúc với mọi thứ là tình trạng thường gặp sau khi trải qua thất bại trong cuộc sống

Tình trạng mất dần cảm xúc với mọi thứ xung quanh sau khi trải qua thất bại là một điều rất dễ thấy và phổ biến ở nhiều người. Trong thực tế, vẫn có nhiều người đủ mạnh mẽ để có thể đứng lên sau những vấp ngã và tiếp tục chinh phục những đam mê của mình. Tuy nhiên, cũng không ít các đối tượng bị lún sâu vào thất bại và dần trở nên trơ lì với mọi thứ. Những trường hợp này sẽ làm cho cuộc sống dần bị đảo lộn, con người cũng dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm nếu không được can thiệp và hỗ trợ kịp thời.

3. Mất cảm xúc với mọi thứ có thể là biểu hiện của các vấn đề tâm lý

Theo các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, trạng thái mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh tâm lý. Điển hình như:

  • Trầm cảm: Đây là một trong các chứng rối loạn khí sắc khá phổ biến hiện nay, nó có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào. Những người mắc phải chứng rối loạn trầm cảm sẽ có các biểu hiện đặc trưng bởi sự suy giảm cảm xúc, thường xuyên cảm thấy buồn chán, ủ rũ, bi quan, tuyệt vọng và mất dần cảm xúc với những thứ xung quanh, kể cả những điều mà bản thân từng rất yêu thích trước đây. Thông thường, tình trạng trầm cảm có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là sau khi trải qua các sự kiện gây sang chấn hoặc xuất hiện do các áp lực, căng thẳng kéo dài liên tục.
  • Rối loạn cảm xúc theo mùa: Đây là một dạng rối loạn cảm xúc chủ yếu xuất hiện vào mùa thu và mùa đông. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng rối loạn cảm xúc này đó chính là sự suy giảm về thời gian và cường độ chiếu sáng của ánh mặt trời. Căn bệnh này sẽ có những biểu hiện đặc trưng như buồn chán, bi quan, tuyệt vọng, mệt mỏi, thiếu sức sống, mất cảm xúc với mọi thứ đang diễn ra xung quanh.
  • Rối loạn giải thể nhân cách: Tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ cũng có thể là dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn giải thể nhân cách. Đặc trưng của chứng rối loạn này đó chính là tình trạng giảm cảm xúc hoặc có thể “mù” cảm xúc. Những đối tượng mắc phải căn bệnh này sẽ có cảm giác như bản thân bị tách rời khỏi cơ thể và đang quan sát cuộc sống ở một thế giới khác. Do không còn sự liên kết chặt chẽ với thể xác nên họ bắt đầu mất đi các cảm xúc bình thường, trở nên vô cảm với mọi thứ xung quanh.

Bên cạnh những vấn đề tâm lý nêu trên thì tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý tâm thần khác. Nếu trạng thái này cứ liên tục kéo dài và bạn không thể thoát ra được thì nên cân nhắc tìm gặp bác sĩ tâm lý để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Mất cảm xúc với mọi thứ gây ra những ảnh hưởng gì?

Tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ nếu cứ liên tục kéo dài dai dẳng có thể khiến bạn dần trở nên chai lì, vô cảm, không còn động lực để thực hiện bất cứ việc gì, kể cả những sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Bên cạnh đó, sự bất ổn về mặt cảm xúc này cũng sẽ là một sự cản trở lớn đối với những mối quan hệ xung quanh. Bản thân sẽ dần mất đi kết nối với cuộc sống, không còn nhu cầu muốn được chia sẻ, yêu thương hay quan tâm bất kì ai.

Mất Cảm Xúc Với Mọi Thứ
Tình trạng mất dần cảm xúc kéo dài liên tục sẽ khiến bạn dần mất đi sự kết nối với cuộc sống xung quanh

Những đối tượng đang mất dần cảm xúc sẽ có nhiều xu hướng muốn sống tách biệt với cuộc sống, họ tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc an toàn để cô lập chính bản thân. Thậm chí có nhiều trường hợp vì không còn cảm xúc với mọi thứ nên họ tự giam mình vào một không gian kín, không muốn bước chân ra ngoài. Điều này dần khiến cho chất lượng cuộc sống của họ bị giảm sút, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những định hướng và sự phát triển trong tương lai.

Đặc biệt hơn, nếu trạng thái mất dần cảm xúc không được sớm phát hiện và can thiệp đúng cách có thể khiến cho người bệnh dần đánh mất đi bản thân và trở thành gánh nặng đối với gia đình, xã hội. Hơn thế, một số đối tượng còn xuất hiện các suy nghĩ, hành vi tự làm hại bản thân, muốn tự sát để giải thoát khỏi những cảm xúc nhàm chán, vô vị.

Cách khắc phục tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ

Tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh nếu không được sớm khắc phục sẽ gây ra rất nhiều các ảnh hưởng to lớn đối với sức khỏe cũng như đời sống của con người. Để phòng tránh các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra bạn nên có biện pháp can thiệp và ngăn chặn kịp thời ngay khi nhận thấy bản thân có sự bất ổn về cảm xúc.

Sau đây là một số cách giúp bạn có thể khắc phục tốt tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ:

1. Học cách thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, con người phải liên tục đối diện với rất nhiều các áp lực, khó khăn, những sự việc xảy ra ngoài ý muốn. Tuy nhiên, nếu bạn cứ mãi suy nghĩ và quan tâm về những điều tiêu cực, bi quan sẽ càng làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ, thậm chí bạn cũng sẽ đánh mất đi nhiều cơ hội tuyệt vời hơn trong cuộc sống. Do đó, bạn cần phải biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình, điều chỉnh suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực hơn để có thể mau chóng vượt qua được những sang chấn tâm lý.

Việc có thể thay đổi cách nhìn và suy nghĩ về những vấn đề trong cuộc sống thực sự là một điều không dễ dàng. Bản thân bạn phải thực sự nỗ lực, kiên trì mới có thể dần thay đổi nhận thức. Bạn nên hiểu rằng, việc liên tục suy nghĩ về những điều tiêu cực, bi quan trong cuộc sống không thể giúp bạn trở nên tốt hơn, thậm chí nó còn giết chết cảm xúc của bản thân.

Để có thể dần thay đổi suy nghĩ thì điều đầu tiên bạn cần làm là học cách chia sẻ và bày tỏ cảm xúc của mình với những người xung quanh, tốt nhất là nên lựa chọn những đối tượng có nguồn năng lượng tích cực. Sau đó, mỗi khi cảm thấy bế tắc, mệt mỏi nhưng không thể chia sẻ với người khác thì bạn có thể viết nhật kí. Việc ghi chép lại những cảm xúc của bản thân lên từng trang giấy sẽ giúp cho bạn giải tỏa tốt tâm trạng và dần có được suy nghĩ thấu đáo hơn.

2. Học cách chia sẻ, tâm sự với người thân, bạn bè

Như đã chia sẻ ở trên, tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh thường sẽ xảy ra sau khi bạn trải qua các sự kiện gây sang chấn làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý. Khi phải đối diện với những sự việc đau buồn, tiêu cực sẽ khiến cho tâm trạng trở nên bất ổn, cảm xúc dần không được kiểm soát tốt. Nếu những cảm xúc bi quan này không được giải tỏa ra bên ngoài sẽ dễ khiến cho bạn trở nên vô cảm, không còn nhiều hứng thú với cuộc sống bên ngoài.

Mất Cảm Xúc Với Mọi Thứ
Chia sẻ với người khác là cách tốt nhất giúp bạn giải tỏa các cảm xúc tiêu cực trong lòng

Do đó, cách đơn giản và hữu hiệu có thể giúp bạn khắc phục được tình trạng này đó chính là học cách chia sẻ, tâm sự với những người bên cạnh. Việc có thể nói ra được những tâm tư, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều. Đồng thời, người thân, bạn bè bên cạnh cũng có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích để giúp bạn mau chóng vượt qua được giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, từ đó hạn chế được tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh.

3. Tìm gặp chuyên gia tâm lý

Nếu không thể tự mình thoát khỏi những sự bất lực trong cảm xúc thì bạn nên cân nhắc đến việc tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Việc liên tục đối mặt với những vấn đề của riêng mình trong một khoảng thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ đối diện với rất nhiều các vấn đề sức khỏe tinh thần, sức khỏe tâm trí. 

Việc trò chuyện và áp dụng các phương pháp trị liệu cùng chuyên gia tâm lý sẽ giúp bản thân mau chóng thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, dần ổn định hơn về mặt tinh thần, từ đó lấy lại cân bằng trong cuộc sống. 

Thông qua các buổi trò chuyện trực tiếp, chuyên gia cũng sẽ khai thác được nguyên nhân gốc rễ vì sao khiến bạn bị mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh. Đồng thời họ cũng sẽ giúp bạn nhìn nhận được những vấn đề của bản thân một cách đúng đắn, từ đó điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách đúng đắn. 

Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm về tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh cuộc sống. Trạng thái này có thể xuất hiện ở bất kì ai, đặc biệt là sau khi trải qua các sự kiện gây sang chấn tâm lý. Do đó, mỗi người cần phải biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân và có đủ các kỹ năng cần thiết đến có thể đối mặt và vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Giáp trường Giang says: Trả lời

    Khoảng 1.5 năm trở lại đây e bị mắc nợ do vậy tiền để đầu tư chứng khoán bị thua lỗ , trong 1.5 năm đó e cứ đi làm và trả nợ mỗi tháng cho đến khi e không có khả năng chi trả nữa + với e bị nhiễm COVID rồi mất đi khứu giác hiện tại e chỉ muốn chết đi thì mới thấy được thoải mái
    Khoảng 2 tuần trở lại đây e làm gì cũng không tin vào bản thân cứ sợ mình làm sai lúc nào cũng nghĩ mình làm không đúng …! E cứ hay hỏi những ng xung quanh mình có làm đúng hay không có làm sai cái gì hay không và tất cả mọi ng đều bảo e bình thường nhưng chỉ riêng bản thân e thấy mình không bình …! Mong cho e lời khuyên và hướng điều trị với ạ …! Hiện tại e sinh sống và làm việc tại Nhật bản ạ

    1. HT says: Trả lời

      E nghĩ đừng tâm sự với người xung quanh, tại đa số họ không hiểu mình mà còn khiến mình tuyệt vọng hơn, do e bị rồi. Cách điều trị thì e nghĩ nên đầu tiên là:
      – viết những gì mình muốn viết rồi đọc lại.
      – đặt mục tiêu tương lai: trả hết nợ
      – khi làm gì thấy tốt thì tự thưởng cho mình
      – coi 1 số bộ anime hay phim hài
      A/c cố lên nhé! Hãy làm được thành tựu gì đó r hẳn nghĩ đến cái chết, hãy chứng minh mình đã tồn tại rồi hay biến mất

      1. Nguyễn Vũ Thành Đạt says: Trả lời

        Tôi đã từng tâm sự với nhiều người nhưng đa số họ không hiểu và xa lánh tôi ,crush của tôi đã hỏi tôi có thích cô ấy không và tôi đã trả lời rất thành thật nhưng sự thật thì nó quá phũ khi cô ấy nói chỉ nể phục và tôn trọng tôi .Cảm giác nó hụt hẫng ,tim tôi có cảm giác nặng trĩu haizzz cảm giác như tôi chẳng thể nào vượt qua bác ạ

  2. Nguyễn Quân says: Trả lời

    Mình là người thấy người khác gặp nạn, những người khó khăn thì mình chả có cảm giác gì cả. Mỗi lần như vậy mình phải dùng lí trí để hành động chứ ko thể nào dùng cảm xúc. Việc này dẫn đến việc mình phải dành ra một khoảng thời gian để não kịp xử lý. Như vậy có được gọi là vô cảm không?

    1. Ngọc says: Trả lời

      Có thể bạn ạ, bạn nên đặt lịch tham vấn tâm lý với chuyên gia, họ sẽ xác định được vấn đề của bạn nhé

      1. Nguyễn Quân says: Trả lời

        M ở Hà Nội thì đặt lịch ở đâu được bạn

        1. Ngọc says: Trả lời

          Em thấy mn có thể đến NHC thử xem nhé, bên này có vẻ uy tín đó. Em ko có kinh nghiệm nhưng thấy thấy bên này họ làm việc rất chuyên nghiệp, can thiệp trị liệu cả tâm bệnh mà không dùng thuốc nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ đâu nhé! Giờ sợ nhất là dùng thuốc luôn! Đội ngũ chuyên gia đông mà lên truyền hình nhiều nữa nên cũng khá yên tâm. Đọc cũng thấy nhiều người feedback tốt nữa.hihi cảm ơn mn đã đọc cmt của em ạ!!!

    2. Quang Nguyen says: Trả lời

      Tốt nhất bạn nên đi khám xem sao nhé, lâu dài sợ nó nặng và ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Cuộc sống hiện đại giờ lắm tâm bệnh lắm

  3. Trần Tuyết says: Trả lời

    Mình giống như người vô cảm thật vì nhiều khi thấy người ra đi hay đánh nhau thì mình không hề có 1 cảm xúc vui hay buồn gì hết. Hiện tại thì nó không gây ảnh hưởng cho tôi

    1. Việt Long says: Trả lời

      Dù là không gây ảnh hưởng lớn thì mình vẫn nên đi khám bạn ạ, nó là bệnh tinh thần đó, để lâu ngày có thể nặng hơn và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn

  4. Bảo Nguyên says: Trả lời

    Có những lần tui bị thương rất nặng gần chết nhưng không biểu hiện được cảm xúc. Tui cũng không hiểu được cảm giác tức giận khi bị sỉ nhục hay vui với niềm vui người khác dù trong lòng rất thương họ. Dù vậy thì tui vẫn hành động đúng và biết lắng nghe nhưng chỉ là không cảm thấy gì. Biểu cảm tui gượng gạo mà cũng bị chậm vì phải suy nghĩ xem mình nên có biểu cảm như thế nào. Chỉ có thể hiểu được mọi thứ có hợp lý hay không thôi.

    1. Thanh Huyen says: Trả lời

      mình cũng bị gần giống bạn, nhưng nhẹ hơn và lâu lâu mới có cảm giác như vậy. Đôi khi mình thấy người ta rất quan tâm đến một vấn đề nào đó rồi thể hiện đủ mọi cảm xúc, nhưng mình thì cảm thấy rất bình thường và chẳng biết nên tỏ ra cảm xúc như thế nào. Và mình cũng là kiểu người theo logic hơn cảm xúc

    2. Trọng Hiệp says: Trả lời

      Nếu bạn cảm thấy mình bất thường thì nên tìm đến chuyên gia tâm lý, đừng dựa trên những thông tin triệu chứng mang phần “phiến diện” hay chưa đủ ở đây để phán đoán trải nghiệm và triệu chứng của mình

  5. Xuan Quynh says: Trả lời

    Hồi học cấp 2, mình gặp phải cú sốc và bị người ta thờ ơ nên bản thân mình đã tự đào tạo ra một người như hiện tại. hiểu được cảm xúc của mình và người khác, nhưng cách giải quyết nó đã hàn gắn rằng ” bỏ qua ” dù cho mọi người đang hoảng loạn nhưng vẫn có thể bình tĩnh. có điều tác hại của cái đấy là vô tâm với gia đình bạn bạn bè người yêu. tôi phải làm thế nào ạ

    1. Hồng Nhung says: Trả lời

      bạn có thể tìm đến dịch vụ tâm lý trị liệu nhé, các chuyên gia sẽ giúp bạn điều chỉnh lại cảm xúc, chữa lành tổn thương trong quá khứ. Trước đây mình cũng từng bị bạo lực học đường, từng bị người ta đánh, trệu chọc, rồi tất cả mọi người xung quanh cười mình. Sau này, dù đã lớn nhưng khi thấy bạn mình ngã, việc đầu tiên của mình là cười mất mấy phút đã rồi mình mới giúp đỡ, việc này thật tệ với mình. Sau đó mình tìm nơi trị liệu tâm lý và h mình đã hoàn toàn ổn về mặt cảm xúc, tinh thần

      1. Mỹ Hoa says: Trả lời

        bạn chữa ở đâu vậy

        1. Lan Chu says: Trả lời

          Minh trị liệu tâm lý ở NHC bạn nhé, bạn qua đây tham khảo này

      2. Kiên says: Trả lời

        Mình khá giống b. Chúng ta có thể nói chuyện đc ko? Mình đang rất tệ, mong đc bạn giúp

  6. Thuong says: Trả lời

    tôi luôn cảm thấy “trống rỗng” khi gặp phải những khoảnh khắc đau buồn nhất ..

  7. Thảo Phạm says: Trả lời

    Ngay từ khi mình học lớp1 ba mẹ trở nên nghiêm khắc như sai một câu là mình bị đánh. Lúc mẹ mình nghĩ mình trộm tiền và mình bị oan tới lúc mình tìm dc tờ tiền và đưa cho mẹ nhưng mẹ mình chẳng nói một lời xin lỗi nào. Đến lớp 5 ba mẹ mình ly hôn và mình phải nhẫn nhịn nghe những lời chửi vô lý của mẹ. Tới lớp 9 mình được đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh, nhưng mẹ mình cũng chỉ nói tàm tạm như khinh thường mình vậy. Giờ mình cảm thấy bản thân khó thể hiện cảm xúc vui buồn trước những sự kiện đời thường nữa

    1. Dương Dương says: Trả lời

      🙁 lớp 1 thôi mà sai bị đánh, thực sự nghiêm khắc quá

    2. Nguyen Tit says: Trả lời

      úi mẹ mình chỉ cần mình bằng một phần nhỏ của bạn thôi là bà vui lắm rồi nhưng mà mình lười quá

    3. Ánh Tuyết says: Trả lời

      Đồng cảm với bạn, không biết giờ bạn sao rồi, mong bạn kiến cường cố gắng nhé

  8. Ngọc Nhi says: Trả lời

    thời giờ lên mạng đọc đủ thứ hổ lốn giật gân 1 ngày là đủ vô cảm rồi chứ bệnh tật gì. Ngày xưa ít thông tin nên con ng còn cảm xúc chứ giờ thế giới phẳng, miết rồi ai lo nấy chứ đủ tâm trí nào mà lo hết cho xã hội

    1. Bích Ngọc says: Trả lời

      Đúng đấy, báo chí giờ toàn tin nghe mà nổi da gà thôi

    2. Trương Hiền says: Trả lời

      có thể bạn ko vào là người ta nên không hiểu. Lúc đầu, họ cũng giống như những người bình thường, nhưng vì có những cú sốc tinh thần đến với cuộc đời họ, khiên cho họ mất lòng tin, ko có cảm xúc với những chuyện vui buồn trong cuộc sống rồi họ mới bị vô cảm.

  9. Đào Thi Nhung says: Trả lời

    Mình nhận biết được cảm xúc của mọi người nhưng nhưng mình luôn cảm thấy trống rỗng trong tim nên không biết làm gì nên mình đọc rất nhiều nhưng cuối cùng lại là mình giả bộ tức giận, giả cười, giả buồn nhưng trong người lúc nào cũng cảm thấy trống rỗng cuối cùng là mình bị cô lập.

    1. Bảo Phương says: Trả lời

      Có thể bạn bị vô cảm đấy, bạn nên gặp chuyên gia tâm lý xem

  10. Quốc Khánh says: Trả lời

    T ko có hứng thú, không quan tâm không cảm xúc với tất cả mọi thứ xung quanh. Nhiều khi khó khăn khi đi chơi nhóm mn vui đùa vui vẻ bản thân lại thấy lạc lõng.. Ngoài ra không có cảm xúc vui buồn… Chỉ trong mơ mới cảm nhận dc cảm xúc chân thật. Tôi muốn mình có lại cảm xúc phải làm thế nào

    1. Hải says: Trả lời

      Tốt nhất bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý trị liệu bạn ạ, họ sẽ giúp bạn điều chỉnh cảm xúc của mình đúng cách, hoặc không, bạn có thể đọc sách liên quan đến tâm lý để tìm hiểu vấn đề của mình

    2. Thảo Vy says: Trả lời

      Chắc là bạn đã trải qua nhiều chuyện buồn trong cuộc sống làm bạn bị tổn thương nên mới như vậy

  11. Khánh An says: Trả lời

    Cho mình hỏi trị liệu tâm lý ở đâu thì tốt?

    1. Ngọc Hân says: Trả lời

      Bạn thử tìm hiểu NHC xem nhé, bên này khá nổi và uy tín, bạn đặt lịch tham vấn tâm lý thử xem. Mình thấy ở đây có đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, có chứng chỉ đầy đủ luôn. Hiệu quả thì mình thấy được lên truyền hình, cả đài quốc gia VTV thì cực uy tín rồi. À bên NHC này cũng cam kết hiệu quả sau quá trình trị liệu ấy nên oke phết đấy! Bạn có thể liên hệ qua hotline 096 589 8008

      1. Khánh An says: Trả lời

        cảm ơn bạn, mình thử tìm hiểu xem

  12. Trần thanh tuyền says: Trả lời

    Mình thì nghiêng về tình cảm nhiều. Mình chỉ né tránh những việc áp lực ,bon chen tranh giành. Mình vô cảm với được mất. Cứ nghĩ sao cũng được sống dễ dãi 1 xíu, kg quan tâm quá nhiều đến xung quanh vậy kg biết có phải là bệnh kg .

    1. Việt sáng says: Trả lời

      Mình cũng ko biết trạng thái của mình là j nữa
      Ko quá vui ko quá buồn gặp người nghe nhìn
      Thể hiện cảm xúc qua tư duy suy nghĩ cùng với cảm thấy trong cuộc sống này rất vô vị và nhàm chán ko có j để mình đam mê như kiểu mình sống chỉ để giết thời gian thôi vậy

  13. Lucky says: Trả lời

    Hiện tại mình bị mất cảm xúc với tất cả mọi thứ .học hành,công việc,đối với mọi người cũng vậy. Không có cảm xúc gì hết. Không còn cảm xúc để làm gì kể cả việc ăn uống cũng không còn cảm giác muốn ăn là sao ạ?

  14. Ngọc says: Trả lời

    Mik vx bthg cho đến khoảng thgian nghỉ dịch ở nhà nhiều quá, mik dần trở nên mất cảm xúc vs mọi thứ. Mik vx hay cười, nhg vì thấy nó buồn cười, ko p vì mik thực sự vui :((. Ngta trêu mik, thì tức cx có tức, nhg mà nó chỉ là hơi khó chịu tí th. Dù vậy nhg lúc ấy mik vx p tỏ ra tức giận đúng nghĩa để lm ng bthg. Có nhx lúc mik vx lấy lại đc cảm xúc đấy, cơ mà nó hời hợt và đi nhanh lms. Cả nhx cái đam mê, sở thik từ hồi trc bây h cx chẳng còn thấy thú vị j. Gặp ng hoàn cảnh khó khăn các thứ, mik cx rất thương và luôn muốn giúp họ chứ ko p bị vô cảm đâu. Đôi khi mik cảm nhận là ở bên ng khác lm mik có động lực hơn còn khi ở một mik thì mik cảm thấy trống trải lms. Cx ko p là cô đơn cơ mà nó lạ lms. Mik cx có chia sẻ r nhg có lẽ họ vx chx thực sự hiểu mik bằng mik đc ;))) Mik nghĩ bị thế này chắc cx p đc gần năm r, mà cứ có cảm giác sẽ mãi vậy đến suốt đời í :(( Mik p lm s đây!!!

  15. Nguyễn Công Duy says: Trả lời

    Trừ cái suy nghĩ tích cực ra thì toàn cách khó

  16. Phan Hồ Hải says: Trả lời

    Mình đối xử tốt và nhiệt tình với bà con dòng họ, kể cả giúp đỡ cho họ tiền bạc… Nhưng họ rất thờ ơ, hình như mình không nằm trong đầu óc, trong danh sách những người họ nhớ đến quan tâm đến ?
    Trước đây mình không chú ý, sau này khi chú ý đến thì thấy nó đúng như mình nói ở trên.
    Từ đó, mình cảm thấy trống trải cô đơn, dẫn đến tình trạng lưỡng nhân cách :
    . có khi muốn đến chơi rồi sau đó hủy bỏ ngay ý nghĩ đó tức khắc,
    . có khi muốn điện thoại cho họ rồi lại thôi…
    . Con người mình :
    Vừa hứng khởi lại vừa mạnh mẽ, nhưng cũng lại vừa nhạy cảm nhạy bén về lời nói hay hành vi của người khác mỗi lần tiếp xúc, chỉ cần cảm nhận phát hiện một chút gì đó có vẻ không được tốt, là sự cảm nhận cảm giác nhạy bén nhạy cảm đó nó gây ảnh hưởng đến tâm tính và hành vi trạng thái vui buồn của mình..

  17. D says: Trả lời

    Em cảm giác như không còn cách nào nữa, em đã thử mọi cách để tìm sự tích cực nhất có thể, một cách hiệu quả nhất có thể, có hiệu quả. Nhưng em cảm giác như em bị tách ra làm 2 cực vậy, cuộc sống của em có thể rất vui vẻ, ổn định nhưng những khi suy nghĩ, tiêu cực thì rất tệ ạ 🙁 Em cảm giác nếu có một cái nút xuất hiện trước mặt em bấm vào là sẽ biến mất em sẽ bấm không ngần ngại ạ. Em cảm ơn

  18. Oanh says: Trả lời

    Có bao giờ bạn đang vui mà bỗng nhiên thấy buồn? Đang bên cạnh rất nhiều người thân quen nhưng vẫn cảm thấy trống rỗng? Hay khi đạt được thứ mình mong muốn rồi mà lại cảm thấy hụt hẫng chưa? Mình đã từng bị như vậy,không phải là người không biết đủ ở hiện tại và cũng không phải kiểu người đứng núi này trông núi nọ.Mình tìm hiểu thì ra là mình bị mất kết nối cảm xúc từ nhỏ và mình sống ở trạng thái đóng băng do hệ thần kinh tự chủ kém linh hoạt và khó điều chỉnh ☹️.Làm cho con người mình không hứng thú hay phấn khởi với mọi việc xảy ra ở xung quanh,cảm thấy bản thân rất chán và nhạt nhẽo.Tuy nhiên những sinh hoạt hằng ngày về giao tiếp hay ăn uống ngủ nghỉ,người khác nhìn mình thì thấy rất bình thường nhưng đó chỉ là hành vi bề mặt mà mình thể hiện mà thôi😞

  19. Bất Thán says: Trả lời

    Mình thì mấy năm gần đây đều đã cắt bỏ hết mọi liên lạc với bạn bè, còn người thân thì không thể nào mở lòng được. Mình không thích tiệc tùng tiệc cưới nên ko bao giờ đi vì nhìn người khác hạnh phúc mình ko chịu được, mình ko thích đám tang vì nhìn ngta đau buồn mình ko cảm nhận được gì. Mình không thích trẻ con vì chúng rất phiền và cảm xúc của chúng quá thật làm mình rất sợ hãi. Bây giờ làm gì cũng một mình, chỉ chơi với mấy bé mèo ở nhà mình thôi. Mình luôn có cảm giác bởi vì bản thân quá xấu xa nên có lẽ tất cả mọi người đều ghét bỏ mình, nếu họ ở trước mặt mình cười nói thì mình sẽ nghĩ rằng chắc chắn sau lưng họ đang nói xấu mình. Chính vì vậy mà cha mẹ, chị em, bạn bè mình đều tránh mặt và hạn chế tiếp xúc nhất có thể. Không có người yêu hay chồng con gì vì mình không thể tin tưởng bất kỳ một ai. Nếu gặp một người mới quen thấy họ có hơi thích mình, thì mình sẽ nghĩ rằng rồi sau cùng họ cũng sẽ ghét mình thôi. Cái suy nghĩ “họ thế nào rồi cũng sẽ cười cợt sau lưng mình và ghét mình” nó cứ lẩn quẩn mãi mình ko thể nào buông bỏ ra khỏi tâm trí được. Hiện giờ tình yêu lớn nhất của mình là mấy em mèo ở nhà, mình nghĩ bọn nó thì tuổi thọ ko cao, có lẽ thời điểm mà bọn nó rời bỏ mình thì chắc mình cũng sẽ ko còn lưu luyến gì với cuộc sống này nữa.
    À các bạn đừng nên tâm sự hay trông mong gì vào người thân và gia đình khi bạn bị trầm cảm, vì chính họ mới chính là tác nhân gây ra mọi chuyện và còn khiến chúng trầm trọng hơn. Vì không ai coi thường bạn hơn người nhà và người nhà chính là người luôn nghĩ rằng bạn làm quá khi bạn nói bạn bị trầm cảm 🙂

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *