Hội chứng sợ gà (Alektorophobia): căn bệnh hiếm ở người

5/5 - (1 bình chọn)

Hội chứng sợ gà là một trong các nỗi sợ hiếm gặp có liên quan đến sự ám ảnh, sợ hãi quá mức, không bình thường về gà. Người mắc hội chứng này sẽ cảm thấy vô cùng hoảng sợ, lo lắng khi tiếp xúc với con gà hoặc thậm chí có những trường hợp chỉ cần liên tưởng, xem qua hình ảnh, video cũng cảm thấy kích động, lo sợ. 

Hội chứng sợ gà
Alektorophobia là hội chứng hiếm gặp với sự đặc trưng là sự ám ảnh, nỗi sợ hãi gà bất thường.

Hội chứng sợ gà (Alektorophobia) là gì?

Hội chứng sợ gà hay còn được gọi với tên khoa học là Alektorophobia (tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, Alektor có nghĩa là gà trống). Đây được xem là một nỗi ám ảnh cụ thể có liên quan đến con gà. Tình trạng này khiến cho một người xuất hiện cảm giác sợ hãi, lo lắng, bất an quá mức đối với gà hoặc có thể là những loài động vật có lông khác cũng đẻ trứng tương tự gà.

Người mắc hội chứng Alektorophobia có thể nhận biết được sự phi lý và không bình thường trong nỗi sợ của mình. Tuy nhiên, họ hoàn toàn không có khả năng để kiểm soát và khống chế được các cảm xúc dữ dội của mình, không thể ngăn cản những phản ứng thái quá về mặt thể chất.

Nỗi sợ đối với động vật, mà cụ thể ở đây là gà có khả năng xuất hiện ở nhiều người bởi nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người Alektorophobia thì nỗi sợ của họ sẽ trở nên vô lý hơn. Cảm giác lo sợ không chỉ xuất hiện khi họ tận mắt nhìn thấy những con gà mà ngay cả khi xem qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc các đoạn video cũng đủ khiến họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi tột độ.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ gà

Alektorophobia là một hội chứng khá hiếm gặp và cho đến hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định về nguyên nhân chính xác dẫn đến nỗi sợ phi lý này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người mắc phải hội chứng sợ gà đa phần đều đã trải qua một sự kiện, tình huống tổn thương nào đó trong quá khứ có liên quan đến những con vật có lông vũ, đặc biệt là gà.

Theo đó, các chuyên gia tâm lý chia sẻ rằng, con người không được sinh ra cùng với nỗi sợ hãi mà nó chỉ hình thành và phát triển dựa trên những trải nghiệm thực tế. Nếu đã từng xảy ra một sự kiện tiêu cực nào đó có liên quan đến gà thì sự ám ảnh về động vật có thể đeo bám dai dẳng về sau, ngay cả khi bản thân bạn cũng không còn nhớ rõ về những gì đã xảy ra trước đó.

Họ có thể biết rằng mình đã từng trải qua những kí ức tồi tệ có liên quan đến gà nhưng lại không rõ nỗi sợ hãi đã bắt đầu từ bao giờ và vì sự kiện gì. Các nhà tâm lý học cũng giải thích rằng, đây chính là một phần của não bộ giúp nhận ra khuynh hướng hay các phản ứng chiến đấu khi đối diện với yếu tố gây sợ hãi và phần lớn nỗi sợ này sẽ càng lớn dần theo thời gian.

Ví dụ như thời thơ ấu bạn đã từng bị một con gà hung hăng nào đó tấn công và nó khiến bạn bị thương thì sự ám ảnh này có thể dần phát triển cho đến khi bạn trưởng thành. Người mắc hội chứng sợ gà tin rằng những con gà có thể tấn công và làm hại họ bất cứ lúc nào. Do đó, họ sẽ vô cùng sợ hãi và lo lắng mỗi khi nhìn thấy chúng.

Ngoài ra, di truyền và môi trường sống cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng và gây ra nỗi sợ ở nhiều người. Cũng bởi, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng học hỏi và bị tác động nhiều từ những cảm xúc, hành vi của cha mẹ và những người thân bên cạnh. Nếu cha mẹ mắc phải hội chứng sợ gà hoặc có nỗi ám ảnh quá lớn đối với những loài động vật có lông vũ thì trẻ nhỏ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều về hành vi này và có nguy cơ phát triển nỗi sợ tương tự.

Làm sao để nhận biết người mắc hội chứng sợ gà?

Tùy vào mỗi trường hợp khác nhau mà hội chứng sợ gà cũng sẽ có những biểu hiện riêng biệt. Ở một số người Alektorophobia nhẹ thì nỗi sợ hãi cũng sẽ bộc lộ ở mức độ tương đối nhưng đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn thì cảm giác lo lắng, hoảng loạn, bất an sẽ càng gia tăng đáng kể, thậm chí làm kích thích các phản ứng tiêu cực.

Hội chứng sợ gà
Người mắc hội chứng sợ gà luôn cảm thấy hoảng sợ, lo lắng, bất an quá mức khi nhìn thấy gà.

Tuy nhiên, nhìn chung những người mắc phải hội chứng sợ gà đều có nỗi sợ hãi bất thường liên quan đến loài động vật này hoặc một số con vật lông vũ có hình dáng tương tự. Một số triệu chứng thường gặp như:

  • Cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an quá mức khi trực tiếp nhìn thấy gà hoặc một số trường hợp chỉ cần xem qua hình ảnh, video minh họa cũng xuất hiện cảm giác này.
  • Có xu hướng né tránh tiếp xúc với những môi trường có khả năng xuất hiện loài động vật gây ám ảnh này, ví dụ như trang trại nuôi gà.
  • Từ chối các món ăn có liên quan đến gà. Có cảm giác sẽ xuất hiện một bi kịch nào đó nếu sử dụng các món ăn này.
  • Một số trường hợp mắc hội chứng sợ gà còn cảm thấy e dè trước những loài động vật tương tự như chim, vịt, ngan,….
  • Khi nhìn thấy gà hoặc hình ảnh có liên quan đến con vật này thì người mắc chứng Alektorophobia sẽ cảm thấy run rẩy, tim đập nhanh, tay chân bủn rủn, hơi thở gấp, mất kiểm soát về hành vi, ra nhiều mồ hôi, tức ngực.

Chẩn đoán hội chứng sợ gà

Bác sĩ sẽ dựa vào ấn bản mới của Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5) để chẩn đoán về hội chứng sợ gà – Alektorophobia. DSM -5 sẽ giúp các chuyên gia phân biệt được cụ thể giữa những triệu chứng sợ hãi bình thường với chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể.

Một người được chẩn đoán mắc chứng Alektorophobia sẽ đáp ứng tốt với các yếu tố sau đây:

  • Cảm thấy lo lắng, bất an, sợ hãi quá mức, đặc biệt là khi gặp phải một con gà.
  • Mỗi khi nhìn thấy hoặc suy nghĩ về hình ảnh của những chú gà thì cảm giác hoảng sợ, lo âu, bồn chồn sẽ lập tức xuất hiện.
  • Luôn tìm mọi cách để tránh né việc tiếp xúc và nhìn thấy gà.
  • Cảm giác hoảng sợ, kích động biểu hiện không phù hợp và tương xứng đối với mối đe dọa thực tế, cụ thể ở đây là những chú gà.
  • Những cảm giác tiêu cực, sợ hãi làm cản trở đối với đời sống và các sinh hoạt hàng ngày của con người.
  • Cảm giác lo sợ, hoảng loạn, bất an kéo dài dai dẳng tối thiểu 6 tháng.
  • Sự lo lắng, hoảng sợ này không có nguồn gốc từ các vấn đề sức khỏe tâm thần hay thể chất khác, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Như đã chia sẻ ở trên, bản thân những người mắc hội chứng sợ gà hoàn toàn có có thể ý thức tốt về nỗi sợ vô lý của mình nhưng họ không thể kiểm soát và khống chế nó. Sau khi thăm khám và xem xét cụ thể về các triệu chứng bên ngoài thì bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm về hình ảnh, xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra được chẩn đoán cụ thể và chính xác nhất.

Hướng dẫn cách khắc phục hội chứng Alektorophobia

Để điều trị và khắc phụ tốt hội chứng sợ gà, chuyên gia sẽ cân nhắc kết hợp cả các biện pháp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc. Mục tiêu chính của quá trình điều trị đó chính là ngăn chặn và làm thuyên giảm nỗi sợ phi lý có liên quan về gà, đồng thời giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng đời sống. Cụ thể như sau:

1. Trị liệu tâm lý

Hầu hết các trường hợp mắc phải hội chứng ám ảnh sợ đều sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp tâm lý để có thể khống chế và loại bỏ tận gốc nỗi sợ hãi vô lý. Đây được xem là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi những nỗi sợ bất thường gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân.

Theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý thì phần lớn các trường hợp mắc phải hội chứng ám ảnh sợ nói chung và sợ gà nói riêng đều có sự đáp ứng tốt đối với trị liệu tâm lý. Sau quá trình được trao đổi trực tiếp với chuyên gia/ nhà trị liệu thì bệnh nhân sẽ dần tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây ra nỗi sợ của mình, từ đó có thể đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất.

Hội chứng sợ gà
Trị liệu tâm lý là phương pháp được ưu tiên áp dụng hàng đầu cho các trường hợp mắc hội chứng Alektorophobia

Đối với các trường hợp mắc hội chứng Alektorophobia thường sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp phơi nhiễm và liệu pháp nhận thức hành vi.

1.1 Liệu pháp phơi nhiễm

Đây là liệu pháp được lựa chọn hàng đầu cho các trường hợp mắc phải chứng ám ảnh cụ thể, trong đó có hội chứng sợ gà. Mục đích chính của phương pháp này là giúp cho người bệnh có thể giảm bớt nỗi sợ hãi của mình đối với các đối tượng gây ám ảnh, ở đây cụ thể là gà.

Bệnh nhân sẽ được tiếp xúc với gà theo từng cấp độ khác nhau. Khi mới bắt đầu, chuyên gia sẽ từ từ giới thiệu về gà, cho phép người bệnh suy nghĩ về gà và cho họ nhìn thấy những hình ảnh hoặc những đoạn video ngắn có liên quan đến gà. Và khi người bệnh dần xuất hiện sự căng thẳng, lo lắng thì chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn cho họ cách kiểm soát cảm xúc, đối phó lại với nỗi sợ hãi của chính mình.

Theo thời gian, người bệnh sẽ dần cải thiện tốt hơn, nỗi sợ cũng sẽ được thuyên giảm dần qua từng cấp độ khác nhau. Khi bệnh nhân có thể hiểu và quản lý tốt nỗi sợ của mình thì họ cũng dần tiếp xúc vật lý với gà để loại bỏ hoàn toàn nỗi lo lắng của bản thân.

1.2 Liệu pháp hành vi và nhận thức

Liệu pháp hành vi và nhận thức khi được áp dụng với các trường hợp mắc phải hội chứng sợ gà để nhằm mục đích tác động, thay đổi về nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi sai lệch của họ. Bệnh nhân sẽ dần hiểu rõ hơn về nỗi sợ phi lý của mình, đồng thời họ cũng biết được mức độ nguy hiểm thực sự của gà. Từ đó, có thể dần điều chỉnh tốt các phản ứng về cảm xúc lẫn hành vi của bản thân, kiểm soát tốt nỗi sợ của chính mình.

Thông thường thì đối với quá trình cải thiện cho người Alektorophobia thì sẽ được kết hợp đồng thời cả hai liệu pháp phơi nhiễm và liệu pháp nhận thức hành vi để mang đến kết quả điều trị tốt nhất. Người bệnh cũng cần phải tin tưởng và phối hợp tốt với nhà trị liệu để có thể nhanh chóng kiểm soát nỗi ám ảnh của mình, từ đó cân bằng tốt cuộc sống hiện tại.

2. Sử dụng thuốc

Thuốc chỉ được sử dụng cho các trường hợp đặc biệt, mức độ sợ hãi về gà thể hiện một cách quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Các trường hợp liên tục bị mất ngủ, căng thẳng, lo âu hoặc gặp phải các triệu chứng nguy hiểm về thể chất sẽ được cân nhắc đến việc dùng một số loại thuốc để kiểm soát.

Các loại thuốc thường được dùng như thuốc chẹn beta, thuốc an thần. Những loại thuốc này tuy không có khả năng điều trị dứt điểm hội chứng sợ gà nhưng sẽ giúp kiểm soát và làm thuyên giảm về các triệu chứng có liên quan, giúp người bệnh hạn chế sự lo lắng, sợ hãi quá mức.

Việc dùng thuốc cần phải có sự chỉ định và theo dõi cũ thể của bác sĩ chuyên khoa. Bởi thuốc có khả năng gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài với liều lượng cao. Do đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu trong thời gian dùng thuốc có xuất hiện các dấu hiệu bất thường cũng cần báo ngay với chuyên gia để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

3. Duy trì lối sống lành mạnh và tích cực

Bên cạnh các biện pháp cải thiện nêu trên thì những người đang mắc phải hội chứng sợ gà cũng cần biết cách xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh. Do nỗi sợ hãi kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến đời sống, các sinh hoạt hàng ngày nên bạn cần phải biết cách cân bằng, thư giãn thật hiệu quả.

Để có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Đảm bảo tốt giấc ngủ mỗi ngày, hạn chế tình trạng thức khuya. Cảm giác sợ hãi có thể khiến bạn cảm thấy mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Chính vì thế bạn nên rèn luyện thói quen ngủ và thức cùng một khung giờ trong ngày. Đồng thời nếu cảm thấy khó ngủ hãy thử thư giãn bằng cách ngâm chân với nước ấm, nghe nhạc, thiền định, sử dụng tinh dầu thơm,….
  • Xây dựng thực đơn ăn uống với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thịt cá tươi ngon. Đồng thời cần phải hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn đóng hộp, chứa nhiều chất bảo quản.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Trong nhiều nghiên cứu nhận thấy, việc vận động sẽ giúp con người được thư giãn, giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực, căng thẳng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá,….
  • Khi cảm thấy lo lắng, sợ hãi cần phải áp dụng ngay các biện pháp thư giãn, kiểm soát cảm xúc. Bạn có thể hít thở sâu, thiền định, đi dạo, nghe nhạc, đọc sách, tập yoga,….
  • Chủ động chia sẻ nỗi sợ của bản thân với những người thân bên cạnh để họ có thể thấu hiểu và hỗ trợ tốt cho bạn trong quá trình điều trị.
  • Bạn cũng có thể đăng kí tham gia vào một số lớp học hoặc hội nhóm của những người cùng mắc hội chứng ám ảnh sợ để được chia sẻ và đồng cảm tốt hơn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên và kinh nghiệm hữu ích để đối phó tốt với nỗi sợ.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về hội chứng sợ gà (Alektorophobia). Nếu cảm thấy nỗi sợ gây ảnh hưởng đến đời sống thì bạn cần chủ động hơn trong việc tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ và khắc phục kịp thời.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
5/5 - (1 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *