Chứng sợ ma (Phasmophobia): gây ám ảnh khi ở một mình

Rate this post

Chứng sợ ma (Phasmophobia) là nỗi sợ hãi và lo lắng tột độ về ma quỷ, đôi khi có thể gây ra các cơn hoảng loạn. Tình trạng này hoàn toàn không đơn thuần là cảm giác sợ ma quỷ thông thường. Nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống nhưng có thể điều trị được bằng liệu pháp tâm lý, dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ khác.

chứng sợ ma
Chứng sợ ma (Phasmophobia) là một dạng rối loạn ám ảnh sợ hãi, không đơn thuần là cảm giác sợ ma quỷ thông thường

Chứng sợ ma (Phasmophobia) là gì?

Sợ hãi và bất an là phản ứng chung của hầu hết mọi người khi nhắc đến ma quỷ. Tuy nhiên cảm giác này thường chỉ xảy ra khi trải nghiệm những sự việc diễn ra ly kỳ và không giải thích được hoặc khi xem các bộ phim kinh dị có hình ảnh ma quỷ. Bởi cho đến nay khoa học vẫn chưa lý giải được các vấn đề tâm linh.

Tuy nhiên, ở những người mắc chứng sợ ma (Phasmophobia) thì sự lo lắng của họ luôn thường trực. Họ có thể tỏ ra sợ hãi tột đột và kinh hoàng ngay cả khi chỉ đề cập tới hồn ma, ác quỷ, ma cà rồng, phù thủy, siêu nhiên,… trong các cuộc trò chuyện.

Chứng sợ ma (Phasmophobia) là một trong những chứng ám ảnh sợ cụ thể rất phổ biến. Nó đề cập đến nỗi sợ hãi tột độ, quá mức và phi lý về ma quỷ. Cuộc sống của những người mắc chứng sợ Phasmophobia thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các hành vi né tránh. Họ có thể né tránh việc phải ở một mình, tránh không gian tối trong nhà,…

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Nếu không sớm có biện pháp điều trị phù hợp thì chứng sợ Phasmophobia có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Chẳng hạn như ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, học tập, làm suy nhược cả tinh thần lẫn thể chất. Đặc biệt là làm gia tăng nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề tâm lý khác.

Biểu hiện thường gặp ở người mắc chứng sợ ma

Tương tự như trong trường hợp của tất cả các chứng ám ảnh sợ cụ thể khác, Phasmophobia có triệu chứng chính là lo lắng và sợ hãi. Những người mắc chứng sợ ma phi lý phải chịu sự lo lắng và sợ hãi tột độ, có thể dẫn đến một cơn hoảng loạn.

Bởi vì ma quỷ là một thứ không hiện hữu nên những người mắc chứng sợ ma thường sẽ trải qua các triệu chứng theo những cách khác nhau. Tùy thuộc vào trải nghiệm trong quá khứ cũng như mức độ của chứng ám ảnh sợ hãi mà một người có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng hơn người khác.

biểu hiện của chứng sợ ma
Người mắc chứng sợ Phasmophobia thường luôn luôn mở sáng đèn khi ngủ

Dưới đây là các biểu hiện thường thấy ở những người mắc chứng sợ ma (Phasmophobia):

  • Lo lắng quá mức khi cho rằng bản thân đang tiếp xúc với ma quỷ
  • Lo lắng và sợ hãi khi nghĩ về ma quỷ
  • Không có khả năng quản lý căng thẳng
  • Gặp phải các cuộc tấn công hoảng loạn toàn diện
  • Tìm cách né tránh những nơi hoặc tình huống có thể gặp ma
  • Tăng nhịp tim
  • Căng cơ
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Cảm thấy áp lực
  • Cảm giác chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Lo sợ về một mối đe dọa hoặc nguy hiểm có liên quan đến ma quỷ sắp xảy ra
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Ớn lạnh, run rẩy khắp người
  • Khô miệng
  • Mất phương hướng
  • Mất ngủ, đau nửa đầu
  • Có cảm giác cồn cào trong bụng

Những người mắc chứng sợ ma (Phasmophobia) luôn mở đèn khi ngủ và dường như họ không thể ngủ một mình. Thậm chí nhiều người còn có cảm giác bất an thường trực, họ nhịn đi vệ sinh vào ban đêm vì cho rằng ma quỷ có thể xuất hiện và quấy phá bất cứ lúc nào. Ám ảnh quá mức về ma quỷ đôi khi còn gây ra hiện tượng bóng đè hoặc các cơn ác mộng khi ngủ.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ ma

Chứng sợ ma (Phasmophobia) và các chứng ám ảnh sợ cụ thể khác thường được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết đến nhưng các yếu tố dưới đây được cho là có liên quan đến sự phát triển của bệnh:

1. Trải nghiệm tiêu cực từ thời thơ ấu

Thực tế cho thấy, hầu hết các chứng ám ảnh sợ cụ thể đều phát triển từ các trải nghiệm tiêu cực. Những trải nghiệm này vô tình tạo ra cơ chế phòng vệ bên trong não bộ. Từng gặp ma hoặc chứng kiến người thân bị ma quỷ nhập có thể gây ra nỗi sợ hãi kinh hoàng.

Mặc dù đến nay khoa học vẫn chưa thể nào chứng minh liệu có sự tồn tại của ma quỷ hay không nhưng những hiện tượng kỳ lạ xảy ra vẫn sẽ được quy chụp là do ma quỷ quấy phá. Những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, nhất là trong thời thơ ấu có thể khiến cho một số người phát triển nỗi sợ hãi tột độ và phi lý về ma quỷ.

nguyên nhân gây chứng sợ ma
Chứng sợ ma có thể bắt nguồn từ trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ liên quan đến ma quỷ

2. Yếu tố di truyền

Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ nói chung và hội chứng sợ ma nói riêng đều đã được chứng minh là có khả năng di quyền. Gen gây ra nỗi sợ quá mức về ma quỷ có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Đa số những gia đình có cha mẹ mắc một chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể nào đó thì con sinh ra cũng rất dễ gặp phải tình trạng tương tự.

Bên cạnh đó, cấu tạo sinh học cùng với những rối loạn bên trong não bộ cũng có thể di truyền từ cha mẹ sang cho con cái. Do đó, mặc dù các nghiên cứu vẫn còn khá hạn chế nhưng các chuyên gia vẫn nhận định nguy cơ mắc chứng Phasmophobia có thể sẽ tăng lên nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh.

3. Sống chung với người mắc chứng sợ ma

Sống chung với những người mắc chứng sợ ma (dù không cùng huyết thống) cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng sợ Phasmophobia. Điều này đặc biệt đúng với đối tượng trẻ nhỏ. Bởi trẻ em thường có xu hướng học theo phản ứng của cha mẹ và người chăm sóc.

Nếu người chăm sóc sợ ma quỷ thì trẻ cũng sẽ vô thức học theo phản ứng của người bệnh. Về lâu dài thì phản ứng này sẽ dần in sâu vào trong não bộ và dẫn đến nỗi sợ hãi phi lý, quá mức về ma quỷ.

4. Hệ quả của việc xem phim kinh dị thường xuyên

Rất nhiều người thích thưởng thức các bộ phim kinh dị bởi nó có thể mang đến cảm xúc rất mạnh. Có một sự thật là nhiều người rất muốn trải nghiệm những cảm giác có thể gây ra sự ám ảnh vì bản tính tò mò.

Tuy nhiên việc xem phim kinh dị thường xuyên có thể tiêm nhiễm nỗi sợ tột độ, phi lý và dai dẳng về ma quỷ. Về lâu dài, một người sẽ hình thành tâm lý sợ hãi ma quỷ trong mọi tình huống, ngay cả khi không còn xem phim kinh dị nữa.

nguyên nhân của chứng Phasmophobia
Thường xuyên xem phim kinh dị có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng sợ Phasmophobia

5. Các yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân thường gặp kể trên thì một số yếu tố khác cũng có thể liên quan đến sự phát triển hội chứng sợ ma (Phasmophobia). Chẳng hạn như:

  • Hội chứng sợ ở một mình: Các chuyên gia cho biết, người mắc hội chứng sợ ở một mình có nguy cơ mắc hội chứng sợ bóng tối hoặc chứng sợ ma cao hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu vẫn còn đang băn khoăn không biết liệu hội chứng sợ ở một mình xuất hiện trước hay hội chứng sợ bóng tối hoặc chứng sợ ma xuất hiện trước.
  • Ảnh hưởng từ văn hóa: Chỉ tin vào siêu nhiên không có nghĩa là ai đó đang mắc chứng sợ ma. Tuy nhiên, trong văn hóa của một số quốc gia thì ma quỷ thường được nhắc đến rất nhiều trong các câu chuyện tâm linh kỳ bí. Niềm tin nhất định về ma quỷ có thể khiến cho một người mắc chứng lo âu tiềm ẩn và hình thành chứng ám ảnh sợ hãi.

Ảnh hưởng của Phasmophobia đến sức khỏe và cuộc sống

Những người mắc chứng sợ ma (Phasmophobia) có thể xuất hiện nỗi sợ hãi về ma quỷ trong cuộc sống hằng ngày bất cứ lúc nào. Tình trạng này gây ra lo lắng và căng thẳng quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Nỗi sợ hãi có thể khiến cho người bệnh kích hoạt phản ứng bám víu vào những người xung quanh. Thậm chí họ không thể ở nhà một mình, nhất là vào buổi tối. Đối với họ, phải ngủ một mình là một trải nghiệm vô cùng bất an và không an toàn.

Người mắc chứng sợ Phasmophobia thường có xu hướng né tránh các không gian tối. Chẳng hạn như phòng tối, tủ quần áo, nhà kho, không gian tối bên dưới đồ nội thất,… Điều này sẽ khiến cho các hoạt động hằng ngày bị hạn chế không ít.

Ban đêm có thể làm gia tăng cảm giác sợ hãi và lo lắng khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ, bị bóng đè hoặc gặp ác mộng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thiếu ngủ mãn tính. Từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc/ học tập, giảm trí nhớ và khả năng tập trung.

chứng sợ ma nguy hiểm không
Chứng sợ ma không được điều trị có thể gây mất ngủ và suy nhược sức khỏe

Các chuyên gia còn cho biết, hội chứng sợ ma không được điều trị sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm lý khác. Thường gặp nhất là hội chứng sợ ở một mình, hội chứng sợ bóng tối, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ,…

Chẩn đoán chứng sợ ma (Phasmophobia)

Chứng sợ ma (Phasmophobia) chưa được công nhận là một chứng bệnh tâm lý tâm thần độc lập trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần (DSM-5). Bác sĩ có thể chẩn đoán Phasmophobia bằng cách sử dụng các tiêu chí cho một rối loạn ám ảnh cụ thể.

Bác sĩ thường hỏi bạn những câu hỏi về tần suất mà bạn đã trải qua cơn sợ ma dữ dội. Đồng thời tìm hiểu xem nỗi sợ hãi đó đã ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn như thế nào. Một người được chẩn đoán mắc chứng sợ ma cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Nỗi sợ hãi tột độ dẫn tới các hành vi né tránh hoặc các dạng đau khổ và rối loạn chức năng khác, cho dù là tại nơi làm việc hay trong bất cứ tình huống xã hội nào.
  • Sự sợ hãi về ma quỷ không tương xứng với mức độ nguy hiểm thực tế. Việc tiếp xúc với những hình ảnh hay ý tưởng liên quan đến ma quỷ và siêu nhiên luôn gây ra nỗi sợ hãi hoặc lo lắng ngay lập tức.
  • Tình trạng sợ hãi ma quỷ kéo dài từ 6 tháng trở nên.
  • Sự lo lắng không được giải thích rõ ràng hơn bởi các tình trạng sức khỏe khác, cả về tinh thần lẫn thể chất.

Trước khi đưa ra chẩn đoán chính thức, bác sĩ sẽ muốn loại trừ một số tình trạng sức khỏe khác dễ bị nhầm lẫn với chứng sợ ma. Chúng có thể bao gồm các tình trạng như rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, một số dạng động kinh, các cơn hoảng loạn về đêm cùng các chứng ám ảnh sợ hãi khác.

Các phương pháp điều trị chứng sợ ma

Cũng giống như tất cả các chứng ám ảnh sợ cụ thể khác, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho hội chứng sợ ma. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc và một số biện pháp hỗ trợ khác có thể mang lại những cải thiện đáng kể.

Điều trị sớm và đúng cách có thể giúp kiểm soát được nỗi sợ hãi vô lý của người bệnh về ma quỷ. Đồng thời khắc phục các triệu chứng tâm lý và thể chất khác có liên quan. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng cho những người mắc chứng Phasmophobia:

1. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý được đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong điều trị các chứng ám ảnh sợ cụ thể nói chung và chứng sợ ma nói riêng. Có khá nhiều phương pháp có thể mang đến sự cải thiện rõ rệt cho người bệnh. Trong đó, các phương pháp sau đây là được sử dụng phổ biến nhất:

– Liệu pháp tiếp xúc:

Liệu pháp tiếp xúc thường là phương pháp điều trị ưu tiên cho chứng sợ Phasmophobia cũng như các chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể khác. Ở liệu pháp này, chuyên gia tâm lý sẽ từ từ cho bạn tiếp cận với những đối tượng hoặc tình huống có khả năng kích hoạt sự lo lắng, sợ hãi của bạn. Đồng thời hướng dẫn bạn thực hành các kỹ thuật thư giãn. Theo thời gian bạn có thể đối mặt với nguồn gốc của nỗi sợ hãi với tâm thế bình tĩnh hơn.

– Liệu pháp nhận thức – hành vi:

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là hình thức trị liệu nói chuyện được áp dụng phổ biến đối với nhiều vấn đề tâm lý – tâm thần, trong đó có rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Thông qua CBT, chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh thay đổi cách nghĩ của họ về ma quỷ và siêu nhiên. Tuy nhiên, CBT cho chứng sợ Phasmophobia cần tránh làm thay đổi niềm tin tôn giáo của bệnh nhân.

điều trị hội chứng sợ ma
Tâm lý trị liệu là một phần đặc biệt quan trọng đối với quá trình điều trị chứng sợ ma

– Liệu pháp hành vi biện chứng:

Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) cũng là một liệu pháp hiệu quả khác có thể dùng để điều trị chứng sợ ma. Nó tập trung vào việc giúp người bệnh vượt qua các tình huống phải đối mặt với nỗi sợ hãi. Chuyên gia tâm lý thường hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật như thiền định, hít thở sâu cùng một số kỹ thuật giảm căng thẳng khác. Mục tiêu là giúp người bệnh loại bỏ các cảm xúc tiêu cực do chứng sợ ma gây ra.

2. Sử dụng thuốc

Thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng thể chất do chứng sợ ma (Phasmophobia) gây ra. Đây là giải pháp mang lại hiệu quả tương đối nhanh. Chúng có thể khắc phục các triệu chứng lo lắng, bất an, căng thẳng, buồn nôn, tim đập nhanh,…

Bác sĩ sẽ căn cứ vào hiện trạng cụ thể của từng người bệnh để chỉ định dùng thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê toa:

– Thuốc chống trầm cảm:

Ngoài được sử dụng cho bệnh trầm cảm thì nhóm thuốc này đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị chứng ám ảnh sợ hãi, bao gồm chứng sợ ma. Paxil là thuốc chống trầm cảm được dùng phổ biến nhất. Nó có tác dụng làm giảm cảm giác lo lắng và giúp cho người bệnh cảm thấy bình tĩnh hơn. Thuốc chống trầm cảm cần được dùng hằng ngày theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

– Thuốc chống lo âu:

Thuốc chống lo âu được dùng phổ biến cho những người bệnh trải qua các cơn hoảng loạn và làm giảm lo lắng của họ. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách liên kết với các tế bào thụ cảm của não gây ra các triệu chứng khó chịu. Klonopin là thuốc chống lo âu được dùng nhiều nhất cho người mắc chứng Klonopin.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa một số thuốc khác. Chẳng hạn như thuốc chẹn beta để làm giảm các vấn đề tăng huyết áp, đau đầu và mất ngủ có liên quan đến cảm giác sợ hãi, căng thẳng thường trực do hội chứng sợ ma gây ra. Các loại vitamin và viên uống bổ não cũng có thể được dùng để cải thiện sức khỏe thần kinh.

3. Các biện pháp hỗ trợ khác

Bên cạnh áp dụng tâm lý trị liệu và dùng thuốc, người mắc chứng sợ ma có thể tự thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn. Các biện pháp được đề cập bao gồm:

kiểm soát chứng sợ ma
Ngồi thiền có thể giúp nuôi dưỡng tâm trí, giảm lo sợ và cải thiện khả năng giữ bình tĩnh
  • Thiền chánh niệm: Đây là một liệu pháp thiền định yêu cầu người bệnh tập trung vào nhịp điệu lên xuống của lồng ngực hoặc các cảm giác cảm nhận được khi thở trong suốt quá trình ngồi thiền. Điều này sẽ phân tán sự chú ý của người bệnh khỏi căng thẳng và hướng đến sự thư giãn.
  • Yoga: Không chỉ là một liệu pháp hỗ trợ tuyệt vời cho chứng sợ Phasmophobia mà yoga còn là một cách thư giãn phổ biến nhất được rất nhiều người sử dụng. Một tư thế yoga cụ thể có thể kích thích trạng thái thiền của tâm trí. Từ đó giúp người bệnh thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và đau khổ liên quan đến Phasmophobia.
  • Hít thở sâu: Cách thư giãn này không chỉ rất hiệu quả mà còn dễ thực hiện. Hít sâu bằng mũi và giữ hơi ở cơ hoành khoảng 2 – 3 giây rồi từ từ thở ra bằng miệng. Kỹ thuật hít thở sâu có thể làm giảm lo lắng, tránh hoảng loạn và giúp giữ bình tĩnh trước các tình huống kích hoạt nỗi sợ hãi phi lý về ma quỷ.
  • Các bài tập thư giãn cơ: Hội chứng sợ ma có thể gây ra lo lắng, căng thẳng kéo dài dẫn tới tình trạng căng cơ. Do đó người bệnh được khuyên là nên thực hiện các bài tập thư giãn cơ thường xuyên. Mục đích là giúp làm giảm đau nhức, giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
  • Lối sống lành mạnh: Duy trì lối sống lành mạnh là rất cần thiết đối với quá trình điều trị bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Bởi lối sống khoa học có thể hỗ trợ cải thiện được cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Riêng với chứng sợ Phasmophobia, việc duy trì thói quen tốt còn giúp khắc phục chứng mất ngủ và ngăn ngừa suy nhược.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Chứng sợ ma (Phasmophobia) cần được điều trị sớm nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng lâu dài bởi đây không đơn thuần là cảm giác sợ ma quỷ thông thường. Tốt nhất nên nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, đồng thời bạn cần tự thực hiện các biện pháp quản lý căng thẳng và kiểm soát nỗi sợ hãi của bản thân.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *