Khủng hoảng tâm lý khi du học: Nguyên nhân và các giải pháp

Rate this post

Khủng hoảng tâm lý khi du học xuất hiện trên rất nhiều du học sinh khi họ phải đối mặt với vô vàn những trở ngại tại một vùng đất mới hoàn toàn mà không có ai giúp đỡ. Khó khăn trong giao tiếp, tài chính thiếu thốn, cảm giác cô độc dần khiến nhiều người hối hận về quyết định học xa nhà. Chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần và kết quả học tập cũng vì vậy mà dần đi xuống.

Khủng hoảng tâm lý khi du học là gì?

Khủng hoảng tâm lý là một thuật ngữ dùng để mô tả trạng thái tinh thần trở nên suy sụp, không thể quản lý được trạng thái cảm xúc của bản thân sau khi trải qua một sự kiện, tình huống nào đó vượt qua ngưỡng chịu đựng tâm lý của họ. Cần hiểu rằng các sự việc gây khủng hoảng không nhất định phải có tính chất gây đau thương nhưng chắc chắn có gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cá nhân đó.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Khủng hoảng tâm lý khi du học rất dễ xảy ra do có quá nhiều điều mới mẻ, quá nhiều thử thách đang chờ đợi phía trước

Theo định nghĩa của Lillibridge and Klukken, khủng hoảng tâm lý được miêu tả là sự mất cân bằng về mặt tinh thần khi cá nhân thất bại trong việc giải quyết một vấn đề nào đó, kéo theo chuỗi sự việc bị đảo lộn, có thể gây ra hậu quả, sự hoang mang, lo lắng, đau khổ, hoảng sợ. Định nghĩa này có thể đáp ứng với tình trạng khủng hoảng tâm lý khi đi du học.

Du học sinh đến học tập, sinh sống tại một đất nước hoàn toàn mới, phải xa gia đình, bạn bè thân yêu. Thời gian đầu họ cực kỳ hào hứng và hạnh phúc tựa như một chú chim non đang khám phá khu rừng mới ngập tràn hương hoa. Tuy nhiên càng về sau, sự hứng thú ngày nào dần biến mất và được thay thế bằng sự hoang mang, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi khi phải đối diện với hàng loạt khó khăn.

Khủng hoảng tâm lý khi đi du học là điều không hề hiếm, đặc biệt với những người đi du học một mình, không có người quen, không có người hỗ trợ. Hầu như bất cứ ai khi đi du học cũng có thời gian rơi vào khủng hoảng, tuy nhiên tùy theo cách giải quyết và tâm lý của mỗi người mà  mức độ gây ảnh hưởng và cách vượt qua sẽ hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân của khủng hoảng tâm lý khi du học

Ngưỡng chịu đựng tâm lý của mỗi người là khác nhau các yếu tố khiến một du học sinh rơi vào khủng hoảng tâm lý cũng hoàn toàn khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào tính cách, suy nghĩ, hướng giải quyết vấn đề khi đứng trước căng thẳng của từng người. Có những người rơi vào khủng hoảng ngay khi vừa đối diện với 1 khó khăn nào đó, nhưng cũng có những người chỉ suy sụp khi phải đối diện với một chuỗi thất bại không thể giải quyết.

Một số nguyên nhân phổ biến gây khủng hoảng tâm lý khi đi du học như

Khó khăn trong giao tiếp

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố cần thiết khi một người có ý định đi du học. Tuy nhiên lý thuyết thường rất khác với thực tế. Nhiều người dù thành thạo ngôn ngữ đó nhưng lại gặp khó khăn trong giao tiếp khi ở nơi đất khách quê người do người bản địa nói qua nhanh, sử dụng âm ngữ địa phương nên không thể bắt nhịp kịp thời.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Vốn ngôn ngữ kém cỏi khiến các du học sinh không thể giao tiếp, khó kiếm việc làm và cảm thấy lạc lõng nơi xứ người

Với những người vừa học ngôn ngữ, vừa chuẩn bị du học gấp rút sẽ càng gặp nhiều cản trở trong giao tiếp và dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý hơn. Rào cản ngôn ngữ khiến du học sinh khó khăn trong kết bạn, không thể nghe giảng, không thể tìm việc làm thêm hợp lý vì không thể giao tiếp rành mạch. Tâm lý thiếu tự tin, hoang mang, xấu hổ về bản thân cũng dần hình thành từ đó.

Không thích nghi được với vùng đất mới

Khí hậu trái ngược, văn hóa khác biệt, bất đồng ngôn ngữ cũng là yếu tố khiến nhiều du học sinh cảm thấy bỡ ngỡ, lạc lõng, sợ hãi và hối hận về quyết định xa nhà của bản thân. Thích nghi là yêu cầu hàng đầu khi một người lựa chọn con đường đi du học và khi không đạt được tiêu chuẩn này, trạng thái khủng hoảng tâm lý cũng là điều khó tránh khỏi.

Chẳng hạn như mùa đông ở Việt Nam dù rất lạnh nhưng rất khi rơi vào âm độ ( từ một số vùng núi phía Bắc). tuy nhiên mùa đông nước Nga có thể đạt mức – 71°, chỉ cần bước ra ngoài cũng đủ để đóng băng bất cứ vị trí cơ thể nào để hở. Hay người không ăn cay nhưng lại du học tại Hàn Quốc – xứ sở kim chi với vô vàn các món cay khiến bạn không thể ăn được gì.

Cuộc sống du học không chỉ là ngày 1 ngày 2, mà có thể phải kéo dài liên tục đến vài năm mà không được về nhà, đặc biệt với những người có tài chính không dư dả. Do đó nếu một người không tự điều chỉnh cơ chế thích nghi của bản thân để hòa nhập với cuộc sống mới sẽ tự làm bản thân đau khổ, mệt mỏi cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.

Thực tế trái ngược với tưởng tượng

Cuộc sống du học phải đối diện với vô vàn các tình huống bất ngờ, trái ngược với những tưởng tượng ban đầu khi xem qua sách vở, phim ảnh khiến vô vàn người rơi vào hụt hẫng, khủng hoảng. Đây cũng là điều mà rất nhiều người gặp phải,  đặc biệt khi đến những đất nước xuất hiện nhiều trên phim ảnh mà giới trẻ hay tiếp cận như Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Cuộc sống du học sinh có quá nhiều áp lực, không như trong tưởng tượng khiên nhiều người hụt hẫng và suy sụp

Chẳng hạn người Nhật vốn nổi tiếng với sự nhẹ nhàng, đúng giờ nhưng chỉ khi thật sự ở Nhật mới biết họ quy tắc đến mức đáng sợ và luôn yêu cầu quyền riêng tư ở mức tuyệt đối. Hay trong các bộ phim Hàn thường miêu tả về những chuyện tình học trò thơ ngây, “ngọt sâu răng” nhưng khi tiếp cận mới biết tỷ lệ bạo lực học đường nghiêm trọng cực kỳ cao.

Nhiều du học sinh dù đã cố gắng tìm hiểu, tưởng tượng về các tình huống, khó khăn mà bản thân có thể sẽ phải trải qua nhưng khi phải đối diện với thực tế còn khốc liệt hơn gấp nhiều lần, họ không biết cách xử lý và nhanh chóng suy sụp. Bởi thế rất nhiều người sau khi đi du học chỉ sau một thời gian ngắn đã bị khủng hoảng tâm lý.

Khủng hoảng tâm lý khi du học do khó khăn trong tài chính

Vấn đề tài chính cũng là một trong những yếu tố khiến rất nhiều người khi đi du học rơi vào căng thẳng, tiêu cực, xấu hổ về bản thân, khủng hoảng tâm lý. Có vô vàn những vấn đề cần chi tiêu khi trở thành một du học sinh, ngay cả khi bạn nhận được học bổng thì vẫn có rất nhiều danh mục chờ đợi bạn chi trả, chẳng hạn tiền ăn uống, tiền nhà, tiền đi lại, tiền khám sức khỏe.

Không phải bất cứ gia đình nào cũng dư giả có tiền cho con đi du học, thậm chí nhiều gia đình còn phải chạy vạy, mượn tiền khắp nơi để làm thủ tục, mua vé máy bay cho con. Nhiều du học sinh phải vừa học vừa làm, vừa lo cho bản thân lại vừa phải chi trả những khoản nợ cũ đến mức không có thời gian nghỉ ngơi nhưng lúc nào cũng trong trạng thái không đủ chi tiêu.

Tuy nhiên nhiều du học sinh cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc do bất đồng về ngôn ngữ hoặc do ảnh hưởng từ việc phân biệt chủng tộc. Cảm giác không có việc làm trong khi hàng loạt áp lực khác liên quan đến tài chính đang chờ đợi khiến các sinh viên xa nhà cảm thấy bản thân là người thất bại, vô dụng, tự trách và chìm vào trạng thái Khủng hoảng tâm lý khi du học.

Phân biệt chủng tộc

Mặc dù đang ở thế kỷ 21 nhưng ở bất cứ đất nước nào cũng có thể tồn tại nạn phân biệt chủng tộc, màu da, xuất xứ.. Không ít các bạn du học sinh đều cho biết bản thân đã bị phân biệt đối xử, bị coi thường bởi những người bản địa khi đi làm thêm hay thậm chí là đi đến các khu vui chơi, du lịch.  Các bạn không chỉ không được tôn trọng, chịu những ánh nhìn soi mói và cảm thấy rất sốc vì điều đó.

Sự phân biệt màu da, xuất xứ cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khi đi không tìm kiếm được công việc phù hợp, thậm chí còn bị bắt nạt, bị bạo lực dẫn đến tổn thương về thể chất, khủng hoảng về tâm lý nghiêm trọng. Và tất nhiên, không phải lúc nào các du học sinh cũng nhận được sự hỗ trợ kịp thời dù đã báo cáo tình trạng bị bắt nạt, bị phân biệt chủng tộc.

Khủng hoảng tâm lý khi du học do cô đơn

Khi lựa chọn đi du học cũng có nghĩa là bạn phải chấp nhận với một vấn đề chính là có thể phải làm tất cả một mình mà không hề có sự hỗ trợ. Mặc dù cộng đồng những người cùng quê hương ở bất cứ đất nước nào cũng có nhưng không phải lúc nào bạn cũng có may mắn được tiếp xúc, gặp gỡ ngay, đặc biệt ở trong thời gian đầu mới qua.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Cảm giác cô đơn và nhớ nhà khiến các du học sinh bật khóc thường xuyên

Cảm giác cô đơn, luôn chỉ có một mình đương đầu với mọi khó khăn khiến nhiều du học sinh cảm thấy đau khổ, ngột ngạt, khủng hoảng tâm lý, tự trách bản thân sai lầm khi chọn con đường này. Chia sẻ với gia đình, người thân ở nhà thì mọi người sẽ lo lắng nên nhiều người chấp nhận chịu đựng tất cả những khó khăn, áp lực một mình dẫn đến sức khỏe tinh thần ngày càng giảm sút.

Một số yếu tố khác

Khủng hoảng tâm lý khi đi du học không chỉ được hình thành bởi một sự kiện mà có thể liên quan đến một chuỗi các tình huống, sự kiện hay các vấn đề gây căng thẳng khác nhau. Đặc trưng tính cách, môi trường sống, những sự kiện phát sinh bất ngờ hoàn toàn có thể khiến tâm lý những du học sinh xao nhãng, suy sụp, không thể tập trung học tập hay làm bất cứ điều gì.

Một số yếu tố có thể khiến các du học sinh dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý khi đang ở nơi đất khách quê người như

  • Tính cách: người vốn có tâm lý yếu, có tính các hướng nội, thiếu kỹ năng mềm, khả năng đối mặt với căng thẳng kém sẽ dễ trở nên tiêu cực, hoang mang, lạc lõng khi đi du học hơn.
  • Những vấn đề tình cảm: chia tay với nửa kia đi du học, người yêu phản bội, quá nhớ gia đình cũng khiến nhiều người dễ trở nên suy sụp, đặc biệt khi không có ai là chỗ dựa ngay thời điểm hiện tại.
  • Không biết tự chăm sóc bản thân: nhiều du học sinh được nuông chiều từ bé nên khi đi du học không biết cách chăm sóc cho chính mình. Chẳng hạn những việc đơn giản như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo nếu lúc nào cũng sử dụng dịch vụ sẽ tốn kém rất nhiều chi phí. Nhiều du học sinh khi phải bắt đầu tự học làm tất cả một mình, trở nên loay hoay không biết làm thế nào và rơi vào khủng hoảng tâm lý.
  • Nảy sinh mâu thuẫn: xung đột với bạn cùng ký túc xá, bị bắt nạt nơi làm việc cũng là nguyên nhân khiến tinh thần của nhiều du học sinh bất ổn. Một điều đáng buồn là nạn bắt nạt đôi khi không chỉ diễn ra giữa những người bản xứ với các du học sinh mà còn do chính những người cùng quê hương với nhau.
  • Áp lực học tập: việc học tập quá căng thẳng, quá nhiều kiến thức khó, ngôn ngữ còn hạn chế so với những gì thầy cô giảng dạy, phải làm việc nhóm trong khi chưa thể kết bạn với ai cũng khiến rất nhiều du học sinh lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, stress, áp lực.
  • Chế độ sinh hoạt kém khoa học: thiếu ngủ, ăn uống không hợp lý, thường xuyên bỏ bữa, không có thời gian nghỉ ngơi cũng là yếu tố dễ làm các du học sinh mệt mỏi, tiêu cực, căng thẳng tâm lý nên dễ khủng hoảng hơn.

Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý khi du học

Các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý khi du học được biểu hiện thông qua những bất thường trong hành vi, cảm xúc, cách cư xử của một người. Tuy nhiên do các du học sinh thường xa nhà và luôn có xu hướng giấu diếm để gia đình không lo lắng nên hầu như những người xung quanh đều khó phát hiện. Khủng hoảng tâm lý nếu không sớm được xử lý sẽ gây ra rất nhiều tác động nghiêm trọng khác.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Khủng hoảng tâm lý khiến các du học sinh luôn thấy hoang mang, không có năng lượng, luôn không ngừng tự trách bản thân

Các biểu hiện đặc trưng của một người khi rơi vào Khủng hoảng tâm lý khi du học như

  • Luôn cảm thấy tức giận với tất cả mọi thứ dù đó là các vấn đề nhỏ, không đáng có cảm xúc như vậy. Bản thân chính người đó cũng không hiểu vì sao lại thường xuyên giận dữ và cảm thấy bốc đồng như thế
  • Cảm thấy đau khổ, buồn bã, tự trách bản thân kém cỏi, vô dụng
  • Chán nản, tuyệt vọng, mệt mỏi khi phải bắt đầu một ngày mới
  • Muốn khóc nhưng không thể khóc hoặc trở nên yếu đuối quá mức, có thể bật khóc bất cứ lúc nào
  • Có xu hướng cô lập bản thân, không muốn gặp gỡ hay chia sẻ với ai, hạn chế việc gọi về gia đình
  • Dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột với tất cả mọi người xung quanh
  • Rối loạn giấc ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, không thể ngủ sâu giấc cũng là đặc điểm thường gặp của những người bị khủng hoảng khi đi du học
  • Cảm thấy hối hận về quyết định lựa chọn đi du học của bản thân
  • Luôn trong trạng thái đấu tranh tâm lý nên tiếp tục học tập hay về nhà, ý định bỏ học thường trực trong tâm trí nhưng không dám thực hiện
  • Tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác để xua đi cảm giác mệt mỏi, khủng hoảng, cô độc hay chán nản của bản thân
  • Bỏ bê bản thân quá mức, sức khỏe suy giảm, thường xuyên ốm vặt, mệt mỏi, cân nặng giảm

Từ trạng thái khủng hoảng tâm lý hoàn toàn có thể chuyển biến thành trầm cảm, rối loạn lo âu hay hàng loạt các vấn đề rối loạn tâm thần khác nếu không nhanh chóng vượt qua. Đặc biệt khi chỉ đang có một mình ở nơi xa xứ, không có sự hỗ trợ về mặt tinh thần, tâm lý càng dễ yếu đuối và suy sụp nhiều hơn. Các hành vi tiêu cực, bốc đồng, tự hại bản thân có thể xảy ra nếu tinh thần không vững nên cần cực kỳ thận trọng.

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi du học?

Khủng hoảng khi đi du học là trạng thái hầu như các du học sinh từng trải qua với quãng thời gian dài ngắn/ cường độ khác nhau tùy theo cách xử lý của mỗi người. Trên thực tế, bản thân mỗi chúng ta hầu như cũng từng trải qua một giai đoạn khủng hoảng nào đó. Đây có thể trở thành một cột mốc sự chuyển biến về mặt tâm lý, trở nên vững vàng hơn nếu biết cách vượt qua.

Vậy nên xử lý khủng hoảng khi du học như thế nào?

Nghỉ ngơi để lấy lại dây cót tinh thần

Các du học sinh hoàn toàn có thể rơi vào khủng hoảng khi quá bỏ bê bản thân, lúc nào cũng tập trung đi học, làm thêm mà quên mất mình cùng cần nghỉ ngơi. Cơn khủng hoảng là tín hiệu cho thấy bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi lại năng lượng đã mất, vặn lại dây cót tinh thần. Tâm trí thư giãn sẽ giúp bạn nhìn nhận và giải quyết các vấn đề dễ dàng, chính xác hơn.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Dành thời gian nghỉ ngơi, khám phá nơi mình sinh sống sẽ tiếp thêm nguồn động lực tích cực cho các du học sinh tiếp tục cố gắng

Dành cho bản thân 1-2 ngày để nghỉ ngơi thư giãn là điều du học sinh cần làm rơi vào khủng hoảng tâm lý. Chỉ cần ngủ một giấc thật ngon, ăn một món ăn lâu rồi chưa nếm thử, xem một bộ phim hài hoặc chỉ là nằm ườn trên giường và chẳng làm gì hết bạn sẽ thấy phấn chấn hơn rất nhiều. Khi tinh thần tỉnh táo, cơ thể nạp lại đủ năng lượng thì cách bạn nhìn nhận hay giải quyết từng vấn đề sẽ dễ dàng hơn.

Lên kế hoạch giải quyết khó khăn

Khi bạn đứng giữa một đống hỗn độn, rối nùi thì bạn sẽ chỉ cảm thấy bí bách, không tìm được lối ra ở đâu và chứ mãi loay hoay không biết làm thế nào để thoát ra. Bạn tiếp tục bới tung đống này, lục tìm đống khác và làm cho nó còn rối rắm hơn trước. Bình tĩnh lại, sắp xếp từng thứ đúng thứ tự thì dù chậm, dù mất thời gian nhưng chắc chắn bạn sẽ tìm thấy đúng hướng đi mà thôi.

Sau khi nghỉ ngơi, hãy đánh giá tất cả mọi thứ để hiểu rõ khó khăn cốt lõi mà bản thân đang gặp phải là gì. Khoảng cách ngôn ngữ, vấn đề tài chính, khó khăn khi thích nghi hay là vấn đề về tình cảm? Khi đã hiểu rõ bản thân cần gì, thiếu gì bạn mới có thể bắt đầu lên kế hoạch giải quyết khó khăn, thay đổi bản thân phù hợp.

Chẳng hạn như khủng hoảng tâm lý khi du học do yếu kém về ngôn ngữ thì cần tập trung mọi thứ vào việc học tiếng bởi khi giao tiếp đã ổn, bạn sẽ dễ dàng tìm việc, tiếp thu được bài giảng của thầy cô, có thể kết bạn. Hay nếu không hòa hợp được với ẩm thực, văn hóa bạn hãy tự nấu ăn, tìm hiểu rõ về những điều cấm kỵ để tránh các sai lầm không đáng có.

Chấp nhận và đối mặt với khó khăn

Khi đã quyết định đến một vùng đất mới hoàn toàn để sinh sống hay học tập cũng đồng nghĩa với việc bạn cần phải chấp nhận bản thân phải thay đổi để thích nghi. Đây là một quy luật tất yếu không thể chối bỏ. Bạn có thể không thích ăn cay nhưng khi vào mùa đông của Hàn Quốc, đây lại là cách giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn; bạn vốn tính lề mề nhưng nếu không thay đổi sẽ không thể làm việc tại Nhật Bản.

Tất nhiên, “thay đổi” ở đây không có nghĩa là bạn phải biến thành con người khác, không được là chính mình mà đây chỉ là cách giúp bạn thêm hoàn thiện bản thân tốt hơn mỗi ngày. Nếu không thử thách sao bạn có thể biết là mình không làm được. Hèn nhát và trốn tránh chỉ khiến bạn ngày càng mất đi tự tin và thêm Khủng hoảng tâm lý khi du học mà thôi.

Bất cứ nơi đâu cũng có người tốt kẻ xấu, cuộc sống không thể lúc nào cũng theo ý muốn nên những khó khăn hiện tại bạn đang gặp phải chỉ là những thử thách, những hòn đá ngáng đường. Bước qua con đường chông chênh này sẽ là một con đường lớn bằng phẳng, ngập tràn hương hoa, chỉ cần bạn kiên trì thêm một chút nữa. Sự kiên nhẫn, chăm chỉ và không ngừng cố gắng của bạn chắc chắn rồi sẽ được đền đáp.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ xung quanh

Nếu qua du học theo hình thức tự túc, bạn có thể tìm kiếm bạn bè, những người cùng đất nước trên các hội đồng hương ở đất nước bạn theo học. Ngày nay, sự phát triển của internet hay mạng xã hội cho phép bạn có thể tìm kiếm bạn bè, liên hệ với mọi người một cách dễ dàng. Chỉ một vài cú pháp trên Facebook, chắc chắn bạn có thể dễ dàng tìm thấy những hội nhóm “hội người Việt tại Nhật Bản”, “hội người Việt sinh sống tại Hàn Quốc” chỉ sau vài giây.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Thường xuyên gọi điện tâm sự với gia đình để được tiếp sức bất cứ lúc nào

Hoặc bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ những người bạn cùng phòng, bạn cùng lớp hay thầy cô giáo nếu gặp khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, ẩm thực, đi lại, việc làm… Với những người đi theo du học theo nghiệp đoàn hay các trung tâm hỗ trợ từ các đơn vị này. Hầu hết các trường đại học cũng luôn có các chương trình hỗ trợ cho du học sinh nên bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với phòng ban này.

Và, cũng đừng ngần ngại chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình. Tất nhiên gia đình sẽ lo lắng khi biết bạn gặp khó khăn nhưng họ sẽ càng đau khổ hơn khi biết bạn phải chịu đựng những trở ngại đó một mình đến mức tinh thần suy sụp. Chính gia đình sẽ là những người sẽ tiếp cho bạn nguồn sức mạnh to lớn để vượt qua khủng hoảng tâm lý khi du học.

Tìm chuyên gia tâm lý

Ngưỡng chịu đựng tâm lý của mỗi người là khác nhau và không phải ai cũng đủ trải nghiệm để có thể tự mình giải quyết khó khăn của bản thân. Đặc biệt khi đang ở trong một môi trường quá đỗi xa lạ, đâu đâu cũng chỉ toàn những điều lạ kỳ, cảm giác cô đơn dễ dàng đánh bại bất cứ ai, dù là con người tưởng chừng vô cùng mạnh mẽ.

Nếu những du học sinh đang phải đối mặt với trạng thái khủng hoảng tâm lý quá mức, bất cứ khi nào cũng cảm thấy hoang mang, mệt mỏi, không có năng lượng, mất định hướng vào tương lai hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ giải tỏa những cảm xúc này, ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành những dạng rối loạn tâm thần nguy hiểm  khác.

Nhà trị liệu sẽ thông qua những câu chuyện, những chia sẻ của khách hàng để tìm hiểu được gốc  rễ cơn khủng hoảng tâm lý là gì và dần tìm cách loại bỏ nó. Bản thân các du học sinh cần trung thực khi trả lời các câu hỏi của nhà trị liệu, chia sẻ những vấn đề bản thân đang vướng mắc thì mới có thể tìm cách giải quyết nhanh chóng.

Trị liệu tâm lý có thể điều chỉnh lại tư duy sai lệch của các du học sinh khi đang trong trạng thái tiêu cực vì khủng hoảng. Chuyên gia cũng hướng dẫn biện pháp ứng phó với căng thẳng, trang bị các kỹ năng thích ứng, tăng cường khả năng xây dựng các mối quan hệ để khắc phục những khó khăn này. Các du học sinh sau thời gian trị liệu hoàn toàn có thể lấy lại sự tự tin, cảm thấy cơ thể có nguồn sức mạnh to lớn, tư duy tích cực để tự vượt qua thử thách này.

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC – Đồng hành cùng du học sinh chiến thắng khủng hoảng tâm lý

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc tâm lý, đặc biệt là tâm lý học đường. Các phương pháp mà trung tâm hướng tới đều được nghiên cứu và ứng dụng từ chính quy luật tự nhiên, quy luật từ vũ trụ để phục hồi sức khỏe tinh thần một cách tự nhiên, an toàn và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Trung tâm tâm lý trị liệu NHC luôn bên cạnh đồng hành, hỗ trợ các du học sinh theo nhiều hình thức để các bạn sớm khôi phục sức khỏe tinh thần

Các du học sinh hoàn toàn có thể liên hệ tư vấn tâm lý với Trung tâm NHC thông qua đường dây nóng hoặc thông qua các tài khoản mạng xã hội mà không cần trực tiếp có mặt ở trung tâm. Sẽ luôn có các chuyên gia túc trực 24/7 để tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc bất cứ lúc nào, điều này rất cần thiết cho những người có tâm trí rối nhiễu có thể xuất hiện các hành vi bốc đồng.

Trong suốt quá trình tư vấn, các chuyên gia tâm lý tại NHC luôn dành thời gian lắng nghe, đặt ra những câu hỏi cần thiết để thâm nhập sâu vào tâm trí của từng người từ đó mới tìm cách gỡ rối từng vấn đề vướng mắc. Tinh thần của các du học sinh được giải tỏa rất nhiều khi trò chuyện cùng các chuyên gia và chính họ dần tìm ra cách để vượt qua khủng hoảng tâm lý.

Chính sự thấu hiểu đã giúp các Master Coach tại Trung tâm NHC có thể kết nối với các du học sinh dễ dàng. Các chuyên gia luôn dành lời động viên, khuyến khích, mạnh mẽ tiến bước về phía trước thay vì gục ngã trước khó khăn. Các kỹ năng đối phó với căng thẳng, giải tỏa cảm xúc được hướng dẫn chi tiết cho từng du học sinh để hoàn thành các thử thách trước mắt hiệu quả hơn,

Tại Trung tâm NHC, các chuyên gia sẽ luôn bên cạnh các du học sinh trong suốt hành trình vượt qua khủng hoảng tâm lý cho đến khi các em thực sự bình phục, đã lấy lại tinh thần vững vàng, tích cực hoàn toàn. Bất cứ thời điểm nào các em cần, chẳng hạn như chuẩn bị về nước, các chuyên gia cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ để các du học sinh duy trì được trạng thái tinh thần ổn định nhất.

Khủng hoảng tâm lý khi du học có thể chính là cột mốc để bạn trưởng thành hơn, hoàn thiện bản thân tốt hơn nếu biết cách vượt qua. Dù ở bất cứ, làm bất cứ điều gì hãy luôn dành thời gian chăm sóc bản thân khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Thay đổi lối sống khoa học, có biện pháp thư giãn hằng ngày, tâm sự với bạn bè thân thiết sẽ giúp các du học sinh có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn nơi phương xa.

Có thể bạn quan tâm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *