Tác Hại Của Việc Học Quá Nhiều Phụ Huynh Cần Cảnh Giác
Để đáp ứng được kỳ vọng từ gia đình và nhà trường, các bậc phụ huynh thường bắt con cái phải học hành quá nhiều. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con trẻ. Bài viết sẽ phân tích các tác hại của việc học quá nhiều cần chú ý cảnh giác.
Thực trạng học quá nhiều ở học sinh hiện nay
Học tập luôn là trách nhiệm mà các bạn học sinh sinh viên cần thực hiện tốt. Ngoài giúp lĩnh hội kiến thức cho bản thân để thực hiện ước mơ và các kế hoạch được lập trình sẵn thì còn đáp ứng được kỳ vọng của gia đình, nhà trường và xã hội.
Trên thực tế, học tập chính là thước đo đánh giá vị trí của mỗi học sinh trước cuộc đua tri thức. Điều này đòi hỏi mỗi người phải có sự tăng tốc và không ngừng trau dồi kiến thức bằng việc lao vào học tập.
Tuy nhiên, học sinh hiện nay dường như đang phải học tập quá nhiều, đôi khi là vượt qua cả khả năng của bản thân. Điều này có thể bắt nguồn từ những thúc dục và nguyện vọng của các bậc phụ huynh.
Đa phần các bậc phụ huynh đều có tâm lý muốn con học nhiều để giỏi hơn, tốt hơn, không thua kém bạn bè đồng trang lứa. Do đó các học sinh, đặc biệt là cháu nhỏ đã bị thúc dục học quá nhiều. Ngoài việc học ở lớp thì còn phải học ở nhà rồi tham gia các lớp học thêm, học phụ đạo.
Tình trạng học tập quá nhiều ở học sinh đang diễn ra ngày càng phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy, có đến 75% học sinh ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi ngày. Việc học ngoài kéo dài 8 tiếng trên lớp thì còn 2 – 4 tiếng học thêm. Sau đó còn làm bài tập và học buổi tối tại nhà. Có những học sinh đến 11 giờ đêm vẫn thức vì chưa hoàn thành xong bài tập về nhà. Sáng hôm sau 6 giờ đã phải dậy để tiếp tục việc học của ngày mới.
Ngoài ra, các kỳ kiểm tra diễn ra với tần suất lớn khiến cho học sinh phải lao vào việc học nhiều hơn. Chỉ có học tập mới giúp các em có được điểm số tốt. Bởi điểm số chính là chuẩn mực để đánh giá thực lực của từng học sinh.
Tác hại của việc học quá nhiều cần đặc biệt cẩn trọng
Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng ép con trẻ phải học quá nhiều để đáp ứng được kỳ vọng của mình. Tuy nhiên tình trạng này vô hình lại gây ra hàng loạt những hậu quả khó lường về cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Tác hại của việc học quá nhiều có thể bao gồm:
1. Thiếu ngủ
Các bác sĩ cho biết, có đến một nửa trẻ mầm non và khoảng 40% trẻ vị thành niên ngủ ít hơn thời gian cần thiết. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ thời gian biểu sinh hoạt hằng ngày. Thêm vào đó là khối lượng bài vở quá nhiều và phải học tập căng thẳng.
Tình trạng thiếu ngủ có thể dẫn đến hàng loạt các hệ quả nghiêm trọng mà phụ huynh không thể ngờ đến. Điển hình như giảm sút khả năng nhận thức, gây ra các vấn đề về chức năng vận động, trí nhớ, hành vi và các rối loạn tâm lý.
Thiếu ngủ kéo dài khiến trẻ thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải và suy kiệt sức lực. Lâu dần còn dẫn tới chán ăn, lười vận động, suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện cho các vấn đề bệnh lý kích hoạt.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc học quá khuya có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, dẫn đến các vấn đề như khó ngủ, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Từ đó dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
2. Rối loạn tâm thần
Theo một nghiên cứu từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam thì áp lực vì phải học tập quá nhiều là nguyên nhân chính khiến cho trẻ em và trẻ vị thành niên ở nước ta gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu này còn cho thấy, tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm và rối loạn cảm xúc ở trẻ vì học tập có xu hướng tăng.
Việc học với cường độ cao và vượt quá thời gian cho phép sẽ tạo cho học sinh tâm lý chán nản. Lúc này việc tiếp thu kiến thức dường như chỉ mang tính chất ép buộc, đối phó. Hơn nữa còn dễ dẫn tới các bệnh tâm lý nếu học quá nhiều trong thời gian dài. Thậm chí có thể khiến các em co mình hay hung bạo với người khác.
Tất cả những vấn đề trên có thể dẫn tới hành vi bạo lực trong lớp học và ngoài xã hội. Hoặc trẻ có thể trở thành đối tượng cho các học sinh khác gây bạo lực về tinh thần, sức khỏe hay bị tẩy cay. Điều này khiến cho các rối loạn tâm thần các thêm nghiêm trọng hơn.
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Ngoài gây thiếu ngủ và làm tăng nguy cơ bị rối loạn tâm thần thì học tập quá nhiều còn khiến học sinh suy giảm sức khỏe thể chất. Các vấn đề thường gặp nhất bao gồm:
- Giảm thị lực: Cận thị là căn bệnh mà hiện nay rất nhiều học sinh mắc phải. Khi bạn bước chân vào một lớp học có đến 2/3 trong số đó phải đeo mắt kính là điều rất bình thường. Ngoài cận thị thì loạn thị và viễn thị cũng là các bệnh thường gặp về mắt. Học tập quá nhiều, không có thời gian cho mắt nghỉ ngơi thì trẻ sẽ bị giảm thị lực. Đôi mặt sẽ ngày càng mờ dần và yếu đi.
- Mắc các bệnh cột sống: Tư thế ngồi học không đúng có thể khiến trẻ mắc các bệnh cột sống như cong vẹo cột sống. Kéo dài tình trạng này trẻ có thể bị thoái hóa cột sống, gai cột sống hay mất nước đĩa đệm khi trưởng thành. Riêng hậu quả về dáng đi cũng sẽ khiến trẻ thiếu tự tin hơn.
- Thiếu hoạt động thể chất: Người học quá nhiều thường giảm thiểu thời gian dành cho hoạt động thể chất. Theo một nghiên cứu đăng trên American Journal of Lifestyle Medicine, việc thiếu hoạt động thể chất có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như béo phì, bệnh tim và tiểu đường.
- Rối loạn ăn uống: Căng thẳng học tập cũng có thể dẫn đến các rối loạn ăn uống, bao gồm ăn uống thái quá hoặc mất cảm giác thèm ăn.
4. Vấn đề về tâm lý xã hội
Việc trẻ dành quá quá thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm… sẽ dẫn đến những hậu quả về mặt tâm lý và xã hội như:
- Mất cân bằng cuộc sống: Học quá nhiều có thể làm giảm thời gian dành cho các hoạt động xã hội và sở thích cá nhân, gây ra cảm giác cô đơn và mất cân bằng cuộc sống. Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Adolescence, việc thiếu thời gian cho các hoạt động ngoài học tập có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội và tâm lý.
- Khả năng tương tác xã hội kém: Trẻ học quá nhiều có thể gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ xã hội và giao tiếp hiệu quả với bạn bè, người thân.
5. Giảm hiệu suất học tập
Chúng ta thường lầm tưởng rằng cố học thật nhiều sẽ giỏi hơn, sẽ vươn lên, đầu óc thông minh hơn. Nhưng thật ra không phải vậy, cái gì nhiều quá cũng không tốt, ngay cả việc học.
Căng thẳng do học tập quá mức có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi tinh thần, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và suy giảm trí nhớ. Một nghiên cứu trên Educational Psychology Review cho thấy căng thẳng quá mức có thể làm giảm hiệu suất học tập và làm cho việc tiếp thu thông tin trở nên khó khăn hơn.
Cách làm giảm áp lực học tập cho con trẻ
Như đã đề cập, các tác hại của việc học quá nhiều là rất khó lường. Do đó các bậc phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Dưới đây là một số biện pháp giúp làm giảm áp lực học tập cho con trẻ:
1. Đừng bắt trẻ phải học quá nhiều
Học tập giúp trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức, mở mang đầu óc và là nền tảng vững chắc cho tương lai. Tuy nhiên việc phải học quá nhiều có thể mang lại tác dụng ngược. Đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất và trí não.
Do đó các bậc phụ huynh cần tuyệt đối tránh tình trạng ép trẻ phải học quá nhiều. Hãy tìm hiểu xem con mình thật sự muốn gì? Việc học thêm có thể là cần thiết nhưng hãy nên tập trung vào những bộ môn mà trẻ thật sự cảm thấy hứng thú.
2. Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa
Học tập quá nhiều khiến đầu óc của trẻ bị căng thẳng và dẫn tới mệt mỏi, uể oải. Do đó, việc để trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết để củng cố lại tinh thần và mang lại cảm giác vui tươi, hứng khởi.
Ngoài các hoạt động ngoại khóa của trường lớp tổ chức thì bạn có thể tự tổ chức cho trẻ các chuyến đi tự do. Điển hình như vui chơi ở công viên, đi thăm vườn thú hay đơn giản là một chuyến nghỉ dưỡng cùng gia đình.
Các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trẻ thoải mái và thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng. Hơn nữa còn giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người và có được những kỹ năng bổ ích về cuộc sống muôn hình vạn trạng.
3. Chú ý đến bữa ăn giấc ngủ của trẻ
Như đã đề cập, áp lực từ việc học quá nhiều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn ngủ của học sinh. Các bậc phụ huynh cần nhắc nhở trẻ đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Thường xuyên kèm cặp và giúp đỡ trẻ trong việc học. Điều này giúp trẻ giải bài tập về nhà nhanh hơn để được đi ngủ sớm.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Cần hạn chế cho trẻ tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống chế biến sẵn. Thay vào đó, cần nhắc nhở trẻ uống đủ nước, cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ từ những thực phẩm lành mạnh.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên nhắc nhở trẻ dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đá cầu… cùng với trẻ để tạo cho trẻ cảm giác hứng khởi. Tập thể dục là liều thuốc tự nhiên giúp đánh bay căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể rất tốt.
4. Không nên quá chú trọng đến điểm số
Nhiều bậc phụ huynh do quá chú trọng đến điểm số nên mới dẫn tới ép trẻ phải lao đầu vào việc học mà không có thời gian nghỉ ngơi. Bạn cần nhớ rằng, điểm số không phải là tất cả để đánh giá thực lực của học sinh. Học sinh ngoài cần kiến thức thì còn cần cả những kỹ năng sống khác.
Đừng bao giờ so sánh con mình với những học sinh khác. Điều này ngoài gây cảm giác khó chịu cho trẻ thì còn tạo áp lực khiến trẻ mệt mỏi và chán nản. Hãy để trẻ được thoải mái, luôn động viên con cố gắng và tự nguyện học hành với tâm trạng vui vẻ.
5. Đồng hành cùng con trong chương trình Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực cho năm học mới
Các bạn trẻ bây giờ chắc hẳn có rất nhiều người không biết tại sao cần thiết lập mục tiêu, luôn luôn có suy nghĩ là “Việc đến đâu thì đến chứ lập ra mục tiêu làm gì rồi lại để đấy”. Đây là suy nghĩ vô cùng nguy hiểm vì nếu làm bất cứ điều gì mà không có mục tiêu, chúng ta sẽ rất dễ rơi vào tình trạng nản chí, mông lung và muốn bỏ cuộc.
Đặc biệt, khi còn là học sinh, sinh viên thì việc đạt mục tiêu trong học tập cũng rất quan trọng. Khi có mục tiêu rõ ràng, các bạn sẽ có động lực phấn đấu và biết lên kế hoạch rõ ràng, trở nên trách nhiệm và tập trung thẳng tiến đến mục tiêu.
Bài viết đã phân tích các tác hại của việc học quá nhiều mà phụ huynh cần chú ý. Đồng thời hướng dẫn một số giải pháp giúp làm giảm áp lực học tập cho con trẻ. Học hành là cần thiết để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai nhưng các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên ép con trẻ phải học quá nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
- Thực Trạng Stress Học Đường: Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết
- Đau Đầu Do Căng Thẳng Stress Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả
Nguồn tham khảo: unicef.org , link.springer.com/journal/10648
Dạo này con tôi có biểu hiện đau đầu, tụt huyết áp, khó ngủ, đêm không ngủ được, ăn uống không ngon miệng, cô giáo thì bảo cháu dạo này học không tập trung, điểm kém. không biết có phải cháu đang bị stress hay trầm cảm không vậy? bình thường cháu thường học đến 1h đêm mới đi ngủ, 6h sáng phải dậy chuẩn bị đi học rồi. Tôi cũng đặt kỳ vọng vào cháu nhiều, thấy cháu chăm học lại không nghĩ rằng con có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bạn nên cho con đi khám sức khỏe hoặc đi tham vấn học đường xem nhé
Tham vấn tâm lý học đường có tác dụng gì vậy bạn
Tham vấn tâm lý là cách để mình đánh giá tổng quát sức khỏe tinh thần, có bị áp lực, stress, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu không… kiểu như vậy
Tốt nhất nên cho con đi khám xem thế nào bạn ạ. Học gì thì học, con vẫn cần ngủ nghỉ đủ 7-8 tiếng một ngày. Nên cho con tham gia 1-2 hoạt động thể dục thể thao, ngoại khóa rất tốt cho sức khỏe mà lại giúp con tinh thần tốt để học tập
Con chỉ muốn bố mẹ con đọc được bài viết này thôi. Con cảm thấy rất là mệt mỏi, lúc nào ba mẹ cugnx bắt con phải được như người này, người kia, con thích học văn thì bố mẹ bảo đàn ông con trai phải học khối A sau này còn làm kinh tế cho gia đình
Thèm được nghỉ ngơi dù chỉ là 1 phút, tôi lúc nào cũng như một cỗ máy, ăn sáng cũng phải cầm quyển sách học, trưa ăn cơm cũng phải mở bài nghe tiếng anh để tranh thủ nghe, tối vừa ăn xong bố mẹ ko cho rửa bát đã đuổi đi học bài rồi
Nhiều lúc thèm được như học sinh ở tỉnh, hè đến bọn bạn ở quê được đi chơi thích lắm, trong khi mình không được nghỉ ngày nào
Đúng rồi đấy, ở quê học nhẹ nhàng hơn, mà họ vẫn đỗ đại học như mình vậy. Ở quê làm gì có lò luyện thi, làm gì được học gia sư giỏi đâu. Nghe tụi bạn học đại học kể về tuổi thơ của chúng nó mà mình xấu hổ, tuổi thơ của mình toàn sách với vở
Con học cấp 1 luôn được học sinh giỏi nhưng lên cấp 2 con càng ngày càng thấy mệt mỏi. Con không biết phải làm thế nào nên toàn tìm game để chơi. Ở trong game con được gặp nhiều bạn, họ cũng có tâm trạng giống con, con được họ lắng nghe những lời than vãn của con, con cảm thấy được tôn trọng. Vì mải chơi game nên bước vào kỳ thi học kỳ lớp 6 con rất sợ, con không đc tỉnh táo cho lắm, được điểm kém con lại sợ bị đánh đập, chửi bới, bị bạn bè chế cười. Con rất ghét học, con mong con sẽ đc tôn trọng hơn và luôn đc kèm cặp để học giỏi hơn
Không nên chơi nhiều game quá đâu con, thé giới trong game không như đời thực, nó có thể làm con sinh ra những ảo tưởng, suy nghĩ, hành vi độc hại. Nếu con cảm thấy mệt mỏi, áp lực, con có thể chia sẻ với bố mẹ hoặc người thân nào đó mà con tin tưởng nhé.
Đúng đó, game không tốt, con ko nên chơi nhiều nhé. Nếu ở trường con có chuyên gia tâm lý, con có thể xin lời khuyên từ chuyên gia nhé
Đến trường thì cô giáo ngày nào cũng kiểm tra bài, đe dọa các kiểu. Về nhà thì bố mẹ hỏi điểm, điểm kém là ăn đòn ngay lập tức
Suốt ngày so đo điểm với thằng hàng xóm nữa chứ, ngày nào kém hơn nó là ăn chửi thậm chế, thậm chí hôm nào bố mẹ nóng tính là cho ăn gậy luôn, thật sự mệt mỏi.
Tối về mệt chỉ muốn ngủ gục thôi, nhưng sợ mai cô giáo gọi kiểm tra bài nên rửa mặt, uống cafe cho tỉnh ngủ nhưng mệt quá, cafe cũng ko còn tác dụng nữa, ngủ gục mất rồi. Sáng 5h hơn đã phải dậy, 6h30 trường đã đóng cổng rồi, 7h vào tiết. Không kịp ăn sáng, toàn nhịn đến 11h30, có khi cô giáo giảng đến 12h mới được nghỉ. Về nhà chỉ kịp ăn cơm thôi rồi 1h lại phải đi học tiếp. Học tới 5h chạy về nuốt vội miếng cơm để 6h học thêm. Học tới 9h đêm về nhà tắm rửa đã mệt đừ rồi, còn đủ thứ bài phải làm, phải học thuộc,… Sống trong sợ hãi…
Thế hệ gen Z giờ khổ quá. Nhiều khi chúng tôi nghĩ rằng trẻ bây giờ sướng vì không phải làm việc nhà như chúng tôi ngày xưa nhưng đọc bình luận của các bạn trẻ mới hiểu các bạn đang áp lực thế nào. Chúng tôi ngày xưa được làm việc nhà nên có kỹ năng sống. Học vừa đủ thôi, tập trung học vẫn hiệu quả. Nhưng bây giờ học hành nhiều quá, trẻ không có thời gian nghỉ ngơi, đến rửa bát bố mẹ cũng không cho, áp lực, stress, trầm cảm rất nhiều… rất hy vọng các bậc phụ huynh đọc được những bình luận này
Tôi đây cũng không khác gì, chẳng ngày nào đc tự do, 2 buổi học thêm tiếng anh ,2 buổi học thêm toán ,1 tuần học ở trường , chủ nhật cũng chẳng tự do mà bố mẹ cứ so so sánh sánh mệt mỏi cái cuộc đời
Ai cũng đua nhau học lấy thành tích nên mình cũng bị cuốn vào guồng đó thôi, thật là mệt quá đi
Kì thi giữa kì lớp 6 cháu chỉ đc có 2.8 điểm môn ngữ văn trong lòng con rất lo lắng và hay suy nghĩ về trận đòn sắp tới. Trong đầu thường nghĩ đến chuyện tự tử nhưng mà cháu vì gia đình nên phải ráng. Mỗi khi cháu học, cháu không thể tập trung nổi, đầu óc lúc nào cũng nghĩ tới những hành động tiêu cực. Đã lâu rồi cháu không cảm thấy ngon miệng, ko được giấc ngủ ngon, trong mơ cũng mơ bị bố mẹ đánh. Cháu có rất nhiều áp lực nhưng ko dám nói ra vì sợ nói sẽ bị chửi con rất mê game vì trong đó có những thứ làm cháu vui vẻ mà ở đời thật cháu không có được
Hình như cháu có biểu hiện trầm cảm, cháu nên bảo bố mẹ đưa đi khám nhé.
cháu cũng bị vậy , ngày nào cũng phải học mãi có khi học đến mẹt và ốm , sốt rồi mới được nghỉ Cháu cũng mới chỉ lớp 10
Những hôm cháu ngủ không ngon , khó ngủ và thường xuyên bị mất ngủ, kiến thức bài học khi cháu nhắm mắt cứ ám ảnh mãi, thật sự cháu rất mệt mỏi và không biết làm sao nữa
lúc trước e cũng có cái ý định tự tử rồi .Nhưng mai lại có kì thi quan trọng lên cháu vẫn cố để ko mong kì vọng của bố mẹ.Cũng trả mong được gì nhiều chỉ muốn được khen sao mà nó khó vậy ạ