Thực trạng tệ nạn xã hội trong học đường và cách ngăn chặn

Rate this post

Rất nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ các tệ nạn xã hội trong học đường hiện nay đang ngày càng gia tăng một cách đáng báo động với mức độ nguy hiểm tăng lên rất nhiều. Cho dù các cơ quan về giáo dục, quyền trẻ em đã ngày càng quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên để ngăn chặn hoàn toàn thực trạng này vẫn còn là một quá trình dài, cần có sự chung tay từ nhiều đơn vị, đặc biệt là sự hỗ trợ từ phía gia đình.

Thực trạng tệ nạn xã hội trong học đường

Trường học không chỉ là nơi giảng dạy về kiến thức mà còn là môi trường tác động trực tiếp vào quá trình hình thành nhân cách, tâm lý của mỗi người. Nhiều người thường ví trường học giống như một “ngôi nhà thứ 2” đặc biệt cần thiết trong cuộc đời của mỗi con người. Trường học phải là nơi văn minh, trong sáng, tích cực để mỗi đứa trẻ có thể phát triển tốt nhất, thế nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Một thực tế đáng buồn hiện nay chính là môi trường học đường không còn yên bình như người ta vẫn tưởng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ các tệ nạn xã hội xuất hiện trong học đường đang ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Hầu như bất cứ ngôi trường nào cũng có tồn tài những vấn đề tệ nạn âm ỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của học sinh.

tệ nạn xã hội trong học đường
Thực trạng tệ nạn xã hội trong học đường hiện nay vẫn có xu hướng tăng dần, với rất nhiều vấn nạn như bạo lực, mại dâm, sử dụng chất kích thích..

Những tệ nạn xã hội phổ biến trong học đường bao gồm

  • Gian lận trong thi cử: một thực trạng khá phổ biến, xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, ngôi trường nào, lớp học nào với mức độ tinh vi ngày càng cao hơn. Quay cop, sử dụng tài liệu đều là các hành vi gian lận, thiếu công bằng trong thi cử tuy nhiên lại thường bị xem nhẹ. Điều này dẫn tới sự thiếu công bằng trong điểm số, những người chăm chỉ cố gắng đôi khi lại không bằng những người lười học nhưng lại sử dụng tài liệu. Đặc biệt nếu trong các kỳ thi quan trọng, nếu các hành vi này thành công sẽ có thể gây ra những thay đổi nghiêm trọng đến định hướng, tương lai của học sinh.
  • Bạo lực học đường: đây là một trong những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, luôn được quan tâm tuy nhiên tỷ lệ vẫn tăng lên hằng năm. Không ít các đoạn clip, các bài báo về việc học sinh bị bạn bè bạo hành, lột đồ, bị chửi mắng bằng những từ ngữ thiếu văn hóa, bị bắt nạt tràn lan hay cô lập hoặc bắt nạt trực tuyến trên các trang mạng xã hội khiến không ít người phải đau lòng. Mức độ các tệ nạn xã hội trong học đường này ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn, thậm chí nhiều học sinh dù mới chỉ học cấp 2 đã dám dùng dao, vũ khí để tấn công bạn bè. Một số trẻ cũng bị bạn bè xấu lôi kéo bỏ học, tham gia vào các “băng đảng” và sẵn sàng tấn công bất cứ ai dám chống đối mình.
  • Nghiệm game online: Trẻ hiện nay được tiếp xúc với công nghệ thông tin, các trò chơi điện tử từ sớm nên tỷ lệ tỷ lệ tệ nạn trong học đường liên quan đến nghiện game đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa hơn, bắt gặp ở các học sinh cấp 1, chủ yếu bé trai. Học sinh thường có xu hướng nghiện các trò chơi mang tính chất bạo lực, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý, quá trình hình thành nhân cách và nhận thức của con.
  • Cờ bạc: Ở lứa tuổi học sinh, tình trạng này được xuất hiện chủ yếu thông qua các trò chơi online tài xỉu, cá độ; trẻ ở thanh thiếu niên có thể tham gia đá gà hoặc các trò chơi cá độ, bài bạc trực tiếp. Các tệ nạn này thường xuất hiện ở ngoài trường học nên rất khó để kiểm soát. Tuy nhiên so với các dạng tệ nạn xã hội trong học đường trên, tỷ lệ cờ bạc vẫn xuất hiện ít hơn.
  • Trộm cắp: một số học sinh do nghiện game, đam mê tiêu xài hoang phí vào các sở thích cá nhân nhưng chưa thể kiếm tiền đã có tâm lý trộm cắp. Đặc biệt ở những trẻ nghiện các trò game online yêu cầu nạp tiền sẽ có xu hướng ăn trộm tiền của cha mẹ, bạn bè hay ở bất cứ nơi đâu để phục vụ cho các nhu cầu cá nhân này. Ngoài ra ở những trẻ bị dụ dỗ theo bạn xấu cũng rất dễ xuất hiện tâm lý này.
  • Sử dụng ma túy hay các chất gây nghiện: tỷ lệ trẻ dưới vị thành niên hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích đang ngày càng tăng lên. Nhiều trẻ mới chỉ học cấp 2 đã biết sử dụng bóng cười, dùng ma túy đá một cách vô cùng “thuần thục”. Lạm dụng các chất này cũng là yếu tố làm gia tăng nạn bạo lực học đường hay trộm cắp. Đây cũng là một dạng tệ nạn xã hội trong học đường tiềm ẩn rất nhiều yếu tố nguy hiểm cần tìm cách ngăn chặn.
  • Tình dục, mại dâm: Giáo dục cho trẻ hiểu về tình dục sớm để biết cách bảo vệ bản thân đang là một trong vấn đề được phụ huynh quan tâm, thế nhưng nhiều trẻ lại vận dụng sai cách. Thậm chí một vài thống kê còn cho thấy, nhiều trẻ đã bắt đầu quan hệ tình dục từ những năm cấp 2. Quan hệ tình dục sớm và có nhận thức sai lệch về vấn đề này có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt với các bé gái.

Thực tế không hề khó để bắt gặp các thông tin có liên quan đến tệ nạn xã hội trong học đường xuất hiện nhan nhản trên báo chí hay các tài khoản mạng xã hội. Từ Facebook, Youtube đều có rất nhiều clip, hình ảnh các bạn trẻ áo trắng quần xanh đang nắm tóc nhau, hút thuốc, bay lắc trong các quán bar dù chưa hề đủ tuổi. Và các nhân vật chính trong clip thậm chí còn “tự hào” vì mình sành sỏi những điều này.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân xuất hiện tệ nạn xã hội trong học đường

Có thể nói dù mục tiêu chính của trường học là giáo dục, xây dựng nền tảng về kiến thức và nhân cách cho trẻ, tuy nhiên đây cũng được ví như một xã hội thu nhỏ. Mỗi người đề là một cá thể riêng biệt với tính cách và tâm lý khác nhau, học sinh hoàn toàn có thể học được nhiều bài học, cách ứng xử, các đối mặt với những tình huống bất ngờ để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.

tệ nạn xã hội trong học đường
Sự thiếu quan tâm của cha mẹ khiến trẻ dễ tiếp xúc với các thông tin tiêu cực và hình thành các tâm lý lệch lạc

Thực tế việc xuất hiện các tệ nạn xã hội trong học đường là một yếu tố khó tránh khỏi, nhưng với tỷ lệ ngày càng gia tăng hơn với mức độ nguy hiểm hơn là vấn đề cần có sự quan tâm ngay lập tức. Một số yếu tố góp phần hình thành thực trạng này bao gồm

  • Môi trường sống: một đứa trẻ nếu lớn lên trong một môi trường có nhiều tệ nạn, chẳng hạn như bạo lực gia đình; nơi sinh sống có nhiều người nghiện ngập hút chích; cha mẹ cũng là người vướng vào các tệ nạn sẽ rất dễ bị “tiêm nhiễm” những điều này.
  • Sự thiếu quan tâm từ gia đình: nhiều gia đình vì quá bận rộn, không có thời gian quan tâm đến con cái, để mặc con tự lớn, tự tìm hiểu dẫn đến con hình thành tâm lý, nhận thức lệch lạc nếu tiếp xúc với các thông tin không phù hợp. Cũng vì không có sự đồng hành từ gia đình nên nhiều trẻ mới dễ bị bạn bè xấu lôi kéo vào con đường tệ nạn xã hội trong học đường.
  • Tiếp xúc với các thông tin thiếu lành mạnh: không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của thời kỳ internet đã trở thành tác nhân khiến rất nhiều trẻ có tâm lý lệch lạc, “lớn trước tuổi”. Học sinh chưa có đủ năng lực nhận thức hoàn toàn về các hành vi đúng/ sai; nên/ không nên và dễ bị tác động bởi các thông tin, nội dung tiêu cực không phù hợp với lứa tuổi. Chẳng hạn trẻ thường xem các bộ phim về giang hồ, các văn hóa phẩm đồi trụy hay ảnh hưởng từ các trò chơi sử dụng bạo lực nhiều.
  • Tâm lý tuổi mới lớn: tỷ lệ trẻ trong độ tuổi vị thành niên rơi vào tệ nạn xã hội trong học đường là cao nhất, bởi ở độ tuổi này con luôn muốn thể hiện bản thân là người trưởng thành, muốn được cha mẹ và những người xung quanh công nhận là người lớn nên mới làm những thứ mà con cho rằng ” là người lớn phải làm”.
  • Công tác giáo dục tư tưởng chưa hoàn thiện: nhiều phụ huynh và trường học vẫn còn giữ lối giáo dục cứng nhắc, rập khuôn, sai lệch, luôn bắt ép con trẻ phải theo một khuôn khổ mà người lớn sắp đặt và cho rằng đó là đúng đắn. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, con có tâm lý càng cấm cản thì càng thực hiện, muốn vùng ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ nên càng cố ý là trái những gì được cha mẹ giảng dạy.

Thực tế trong những năm gần đây, công tác giáo dục tâm lý cho học sinh cũng đang được quan tâm hơn nhưng vẫn theo hướng rất khô khan, cứng nhắc. Điều này khiến trẻ không hề tập trung hay tiếp thu mà ngược lại còn có xu hướng bỡn cợt lại những gì được giáo dục. Đây đều là những nguyên nhân thực tế khiến cho các tệ nạn xã hội trong học đường ngày càng tăng cao đến mức báo động.

Hệ quả từ những tệ nạn xã hội trong học đường

Những hệ từ các tệ nạn xã hội trong học đường là điều cực kỳ dễ thấy. Trẻ khi vướng vào các tệ nạn và không nhanh chóng được định hướng lại kịp thời có thể dẫn tới những tâm lý lệch lạc, phát triển nhân cách theo hướng không phù hợp, ảnh hưởng đến cả hiện tại và tương lai. Thế nhưng trên thực tế, những trẻ được phát hiện đang đi lệch hướng và được thay đổi tư duy phù hợp lại không hề cao.

tệ nạn xã hội trong học đường
Nhiều trẻ phát triển lệch lạc về nhân cách, tăng nguy cơ các rối loạn tâm lý vì rơi vào các tệ nạn xã hội

Tùy các tệ nạn mà trẻ đang vướng phải mà những hệ lụy để lại sẽ khác nhau nhưng đều theo hướng tiêu cực, tác động trực tiếp đến các khía cạnh trong suốt quá trình phát triển của con. Cụ thể

  • Những trẻ rơi vào tệ nạn xã hội trong học đường thường có nguy cơ bỏ học rất cao, hoặc có thể là bị đuổi học bởi những hành vi không phù hợp với đạo đức, lứa tuổi, hay thậm chí và vi phạm pháp luật
  • Trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường có những tổn thương nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần, hình thành những ám ảnh tâm lý rất khó vượt qua. Không ít trẻ đã phải bỏ học, thậm chí là tự tử, đặc biệt với những trẻ bị quay clip bạo hành và đăng tải lên các trang mạng xã hội.
  • Trẻ nếu chính là người thực hiện các hành vi bạo lực hay trộm cắp nếu không được chấn chỉnh đúng cách dễ rơi vào vòng lao lý của luật pháp, trở thành người xấu trong xã hội
  • Trẻ tham gia các tệ nạn xã hội trong học đường thường có sự thay đổi lớn về mặt tâm lý và tính cách. Nhóm trẻ này có xu hướng dễ kích động hơn, nói tục chửi thề, sử dụng bạo lực vô cớ, xa cách với gia đình, thường xuyên trốn học, bỏ nhà đi nếu xảy ra các tranh cãi với cha mẹ, gia đình, thầy cô
  • Gia tăng nguy cơ mắc các dạng rối loạn tâm thần, đặc biệt ở trẻ nghiện game online hay chất kích thích. Nhiều trẻ nghiện game nặng tới mức có tâm lý tấn công các thành viên trong nhà để lấy tiền chơi game..
  • Trẻ dần buông thả và trở thành “cha mẹ” ngay cả khi chưa đủ tuổi. Thực tế không ít trẻ, đặc biệt là các bé gái dù mới chỉ 14 – 15 nhưng đã làm mẹ đơn thân, phải tự chăm sóc con một mình mà không có sự hỗ trợ từ đối phương bởi thiếu nhận thức và khả năng bảo vệ bản thân. Cuộc sống khó khăn khiến những đứa trẻ vừa ra đời có nguy cơ rơi vào một vòng luẩn quẩn về các tệ nạn xã hội ở tương lai.

Chỉ vì thiếu hiểu biết, chưa nhận thức được về các hành vi của bản thân mà trẻ đã đánh mất cả tương lai của chính mình. Tệ nạn khiến con người tha hóa, nhân cách xuống cấp nhưng bản thân lại chẳng hề nhận ra và luôn cho là bản thân đang làm đúng. Chỉ đến một giai đoạn khi trẻ đã trưởng thành hơn, đã trải qua nhiều biến cố mới nhận ra và muốn làm lại, đôi khi cũng đã quá muộn màng.

Làm thế nào để phòng tránh các tệ nạn xã hội học đường?

Để ngăn chặn các tệ nạn xã hội xuất hiện trong môi trường chưa bao giờ là điều đơn giản, không phải ngày một ngày hai là có thể thành công mà là cả một chặng đường dài. Và để hiện thực hóa điều này cần có sự đồng hành, chung tay của cả xã hội, nhà trường và quan trọng hơn chính là quý phụ huynh. Một điều khả quan chính là hiện nay việc xây dựng môi trường học đường văn minh, lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn đang ngày càng được quan tâm rất mạnh mẽ.

Vai trò của cha mẹ

Con cái chính là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ nên cách một đứa trẻ hành xử, nói năng đều chịu ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành nhân cách, tâm sinh lý của con. Tất nhiên vẫn có trường hợp “cha mẹ sinh con trời sinh tính’, tuy nhiên nếu cha mẹ có nhân cách tốt, chú trọng đến việc quan tâm, giáo dục, quán triển tư tưởng của con trẻ ngay từ sớm đúng hướng thì việc trẻ vướng vào các tệ nạn xã hội trong học đường rất thấp.

tệ nạn xã hội trong học đường
Cha mẹ cần là người dành sự quan tâm, giúp đỡ và định hướng cho quá trình hình thành nhân cách, đạo đức, nhận thức cho trẻ ngay từ những năm tháng thơ ấu

Thế nhưng vấn đề đặt ra chính là làm thế nào để giáo dục trẻ đúng cách? Không phải cứ nghiêm khắc, quản giáo, la mắng, trách phạt khi trẻ làm sai là con sẽ không mắc lỗi, ngược lại còn khiến con cái xa rời cha mẹ, có tâm lý bức bối nhiều hơn. Tuy nhiên nếu quá dễ dãi hay nuông chiều con quá mức cũng khiến con có những tư tưởng không phù hợp.

Để giáo dục trẻ phát triển hoàn thiện về mặt nhân cách, tâm lý, đạo đức thì cha mẹ cần phải làm bạn với con. Cha mẹ từng là trẻ em, từng là con cái nhưng con cái chưa bao giờ được làm cha mẹ. Thay vì luôn cho rằng mình đúng, áp đặt tư duy của mình lên trẻ thì hiện tại cha mẹ cần học cách đặt bản thân mình vào suy nghĩ của con cái, từ đó hiểu được suy nghĩ, cách hành xử và giao tiếp với trẻ có hiệu quả hơn.

Luôn dành sự quan tâm, trò chuyện, lắng nghe suy nghĩ của con, nắm bắt kịp thời những khó khăn của trẻ chính là cách hạn chế được nguy cơ trẻ vướng vào các tệ nạn xã hội trong học đường. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên có sự kiểm soát các nội dung mà con tiếp xúc hằng ngày để ngăn chặn con bị tác động bởi các nội dung tiêu cực, không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi. Chẳng hạn trên youtube hiện nay cũng có các ứng dụng cài đặt để điều chỉnh tài khoản người dùng hiển thị các nội dung phù hợp.

Tất nhiên hành trình để cha mẹ làm bạn với con cái chưa bao giờ là đơn giản bởi tâm lý trẻ ở từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng môi trường là khác nhau. Nhưng ít nhất hãy luôn để con hiểu rằng, gia đình chính là nơi an toàn và thoải mái nhất mà con có thể chia sẻ mọi vấn đề. Phụ huynh cũng có thể tìm hiểu về sở thích, nhu cầu của con cái để tạo thành các đề tài, nội dung có thể gắn kết với trẻ có hiệu quả hơn.

Tuy sự phát triển tâm lý đã ở mức tương đối hoàn thiện, nhận thức của học sinh lứa tuổi Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chưa thực sự toàn diện để xác định đúng hướng đi trong tương lai. Do đó, cha mẹ cần đồng hành cùng trẻ trong việc xác định mục tiêu, tạo nền tảng để trẻ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hướng đi của mình trong cuộc sống.

Chương trình Thiết lập mục tiêu - Thổi bùng động lực cho năm học mới
Chương trình Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực cho năm học mới

Việc các bậc phụ huynh đồng hành cùng con xây dựng mục tiêu sẽ giúp trẻ phấn đấu, tránh việc sa đà vào những tệ nạn, đặc biệt là mối liên hệ trong gia đình sẽ thêm phần khăng khít. Nếu không có nhiều thời gian và kỹ năng đồng hành, cha mẹ cũng có thể tham khảo chương trình Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực cho năm học mới của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.

 

Nhờ sự hỗ trợ chuyên nghiệp và riêng tư từ các Chuyên gia Tâm lý trị liệu để giúp các bạn trẻ thấu hiểu chính mình (điểm mạnh, điểm yếu, điều mình yêu thích), khám phá ước mơ của bản thân. Từ đó đưa ra quyết định chính xác về học tập, định hướng nghề nghiệp và các mục tiêu trong cuộc sống đúng đắn, hiệu quả hơn.

Vai trò của nhà trường

Để ngăn chặn được các tệ nạn xã hội trong học đường chắc chắn không thể bỏ qua tầm quan trọng của nhà trường. Trường học chính là nơi giáo dục trẻ hoàn thiện hơn về nhiều khía cạnh, không chỉ là tri thức mà còn là nhân cách và cũng là nơi chiếm rất nhiều thời gian sinh hoạt của trẻ hằng ngày. Bởi thế nếu không có sự chung tay từ nhà trường cũng rất khó để xây dựng các định hướng phù hợp cho trẻ.

tệ nạn xã hội trong học đường
Trường học nên tổ chức các chương trình giáo dục, tăng cường nhận thức để tránh xa tệ nạn xã hội

Thầy cô không chỉ phải hoàn thiện nhiệm vụ đưa đến kiến thức mà cần theo dõi, trò chuyện để phát hiện sớm nếu trẻ có những tâm lý, hành vi bất ổn. Đặc biệt với các trường hợp bạo lực học đường, học sinh trốn tiết hay có các sai phạm không chỉ nên đưa ra hình phạt mà cần phải tìm ra nguyên nhân sâu xa, từ đó có thể giải quyết gốc rễ mọi vấn đề, đảm bảo môi trường học đường văn minh, an toàn tuyệt đối.

Mặt khác, trường học cũng cần là nơi tạo tiền đề vững chắc để trẻ hiểu và

Hiện nay, một số trường, đặc biệt là các trường ở cấp Trung học phổ thông hiện đang ngày càng đẩy mạnh các chương tình giáo dục giới tính và chăm sóc tâm lý học đường nhằm ngăn chặn tối đa các nguy cơ xuất hiện tệ nạn xã hội trong học đường. Tất nhiên vẫn không thể hoàn toàn triệt để bởi ở bất cứ môi trường nào cũng có rất nhiều góc khuất, tuy nhiên điều này ít nhất có thể giúp tâm lý học sinh thoải mái hơn khi đến trường.

Sự chung tay của toàn xã hội

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành nhân cách, tâm lý, nhận thức của một đứa trẻ trong suốt quá trình trưởng thành, không chỉ là gia đình, trường học mà còn là các yếu tố ngoài xã hội. Một người có ý thức không thể đủ để thay đổi nhưng nếu tất cả mọi người cùng chung tay xây dựng môi trường sống văn minh, lành mạnh, tích cực, tạo điều kiện phát triển tự nhiên cho mỗi đứa trẻ thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được các tệ nạn xã hội xuất hiện trong học đường.

tệ nạn xã hội trong học đường
Cử xử với trẻ một cách văn minh, tôn trọng trẻ chính là cách giúp trẻ có cách ứng xứ đúng đắn, lành mạnh hơn

Vậy chúng ta cần làm gì? Những hành động đơn giản như không nói tục chửi thề, không sử dụng bạo lực trước mặt trẻ, đối xử công bằng văn minh, cư xử chuẩn mực với mỗi đứa trẻ  cũng để bảo vệ được tâm lý non nớt của chúng. Đứng trước mọi sai phạm, chúng ta cũng cần phân tích các vấn đề để trẻ hiểu và rút kinh nghiệm thay vì chỉ muốn trách phạt hay bỏ qua một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế việc đưa tràn lan các thông tin tiêu cực thiếu kiểm soát lên các trang mạng xã hội bởi tỷ lệ trẻ sử dụng các công cụ này ngày càng cao. Chỉ cần ít hơn một người đăng tải các thông tin sai lệch cũng có nghĩa là giảm đi một số lượng lớn các ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Và đây là điều mà tất cả chúng ta đều có thể thực hiện được.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Tất nhiên cho dù đang ngày càng được quan tâm nhưng thực trạng về các tệ nạn xã hội trong học đường vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Để ngăn chặn hoàn toàn các tệ nạn không phải là điều dễ dàng nhưng chỉ cần thêm một người có ý thức, thêm một người cư xử văn minh hơn thì ít nhất có 1 đứa trẻ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, phát triển toàn diện hơn về mọi mặt. Và tất nhiên, chính bản thân chúng ta là người hiện thực hóa những điều này.

Có thể bạn quan tâm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *