Mẹ sau sinh dễ bị trầm cảm vì con quấy khóc và cách xử lý

Các mẹ sau sinh là đối tượng dễ bị trầm cảm vì họ phải trải qua giai đoạn chăm con với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, nhất là những mẹ có con khó tính, thường xuyên quấy khóc. Tình trạng này sẽ khiến cho mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, tuyệt vọng, thậm chí xuất hiện các hành vi tự làm tổn thương mình hoặc có ý định muốn giết hại con. 

Mẹ sau sinh dễ bị trầm cảm vì con quấy khóc
Con thường xuyên quấy khóc cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh

Con quấy khóc khiến mẹ sau sinh dễ bị trầm cảm

Chắc hẳn có rất nhiều bà mẹ khi mang thai luôn liên tưởng đến những giây phút ngọt ngào và hạnh phúc khi được chào đón đứa con thân yêu của mình, đặc biệt là những trường hợp mẹ mang thai con đầu lòng. Thế nhưng trong thực thế việc chăm con không hoàn toàn “màu hồng” giống như các mẹ suy nghĩ. Các trẻ nhỏ, nhất là những trẻ sơ sinh con trong khoảng 4 tháng đầu đời thường hay quấy khóc, khó tính. Điều này cũng gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của mẹ bỉm.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của trẻ quấy khóc đối với sức khỏe tâm lý của mẹ. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên 8.200 trẻ nhỏ và các mẹ sau sinh trong khoảng 9 tháng đầu. Kết quả nhận thấy các mẹ sau sinh có con thường xuyên quấy khóc hoặc phải dành hoàn toàn thời gian cho con sẽ phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lâu dần dễ khởi phát các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Các nhà khoa học còn cho biết thêm, mức độ bệnh ở mỗi người mẹ là khác nhau, khả năng bị mắc trầm cảm của những mẹ này cũng cao gấp 2 lần so với các mẹ có con dễ tính hơn. Do đó, có thể khẳng định rằng tình trạng trẻ sơ sinh hay quấy khóc cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra tình trạng này đó chính là sự kỳ vọng quá lớn đối với khoảng thời gian tốt đẹp khi được làm mẹ của một trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp các mẹ bầu không tìm hiểu và được tư vấn kỹ về việc chăm con nhỏ. Bởi trong thực tế không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn, dễ tính, đôi lúc sẽ có một số bé bướng bỉnh, khó tính hơn bình thường. Nếu mẹ không chuẩn bị đầy đủ tâm lý và kiến thức cho việc này sẽ dễ rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ, bế tắc và tuyệt vọng, cảm xúc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi con khó tính, hay quấy khóc thì mẹ cần phải nỗ lực hơn rất nhiều lần, đôi lúc mẹ bỉm còn phải nghe nhiều lời chê bai, nhận xét không hay đến từ những người xung quanh. Điều này có thể làm cho các mẹ dần cảm thấy bản thân vô dụng, không còn niềm tin vào khả năng của chính mình, nghĩ rằng bản thân chăm con không tốt. Nếu tình trạng này cứ kéo dài và không được tháo gỡ kịp thời sẽ khiến cho các mẹ bỉm dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.

Vì sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất thường xuyên quấy khóc. Cũng bởi lúc này trẻ chỉ có thể biểu hiện sự khó chịu và báo hiệu cho cha mẹ về những vấn đề mà bản thân đang gặp phải qua tiếng khóc. Để có thể khắc phục được cơn quấy khóc của trẻ, trước tiên các bậc phụ huynh nên biết được nguyên nhân vì sao trẻ khóc.

Mẹ sau sinh dễ bị trầm cảm vì con quấy khóc
Trẻ thường xuyên quấy khóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Tã ướt: Đây là một trong các lý do dễ gặp khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu nên thường xuyên quấy khóc. Nếu trẻ bắt đầu khóc nhưng không biết rõ nguyên do thì bạn nên kiểm tra xem tã của trẻ có bị ướt hoặc dơ hay không.
  • Đói bụng: Khi đói bụng trẻ cũng sẽ biểu hiện bằng tiếng khóc, nhất là trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể thử cho trẻ bú để biết thực sự trẻ có đang đói bụng hay không.
  • Trẻ buồn ngủ: Khi trẻ đã buồn ngủ nhưng xung quanh có quá nhiều tiếng ồn hoặc trẻ không thể ngủ ngay được cũng khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc nhiều.
  • Muốn được yên tĩnh: Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Vì thế nếu xung quanh trẻ quá ồn ào cũng làm cho trẻ cảm thấy không được thoải mái.
  • Muốn được bế: Trẻ em luôn muốn được cưng chiều và ôm ấp trong vòng tay của cha mẹ. Do đó, khi trẻ khóc cũng có thể là do trẻ muốn được bế và quan tâm hơn.
  • Trẻ bị ốm: Nếu cha mẹ đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nêu trên mà trẻ vẫn không nín khóc thì có thể trẻ đang gặp phải một số vấn đề liên quan đến sức khỏe. Lúc này các bậc phụ huynh có thể đưa con đến thăm khám tại các cơ sở gần nhất để được kiểm tra cụ thể.
  • Do tính cách: Đôi lúc tình trạng quấy khóc của trẻ không xuất phát từ bất kì yếu tố tác động nào bên ngoài mà là do tính cách của trẻ.

Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho trẻ nhỏ quấy khóc. Để hỗ trợ trẻ tốt nhất cha mẹ nên giữ bình tĩnh để có thể giúp bé khắc phục được những vấn đề đang gây khó chịu.

Khắc phục và phòng ngừa tình trạng quấy khóc ở trẻ nhỏ

Trong thực tế thì không có bất kì công thức chung nào cho việc dỗ trẻ đang quấy khóc tuy nhiên vẫn sẽ có một số kinh nghiệm được đúc kết để giúp các mẹ có thể thử áp dụng cho con của mình. Bên cạnh đó, để giúp trẻ cảm thấy khá hơn thì các mẹ cũng nên chú ý nhiều đến cảm xúc của trẻ, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hiểu được lý do vì sao trẻ quấy khóc.

Mẹ sau sinh dễ bị trầm cảm vì con quấy khóc
Ôm ấp và và vuốt ve con có thể giúp cho trẻ bình tĩnh hơn

Một số biện pháp các mẹ bỉm có thể áp dụng để dỗ và hạn chế tình trạng con quấy khóc như:

  • Đảm bảo an toàn cho bé: Việc đầu tiên mà các mẹ cần làm đó chính là kiểm tra bé. Trước hết là nên kiểm tra tã sau đó là toàn thân để xác định xem con có bị tổn thường hay đau đơn thì trên cơ thể hay không. Sau khi nhận thấy trẻ đã an toàn thì bởi bắt đầu tìm cách giải quyết cơn khóc của trẻ.
  • Ôm và xoa dịu trẻ: Đôi lúc trẻ quấy khóc chỉ vì muốn được ôm ấp và tìm cảm giác an toàn trong vòng tay của cha mẹ. Vì thế khi bé khóc các bậc phụ huynh cũng có thể thử ôm và vuốt ve bé để bé lấy lại bình tĩnh hơn. Sau khi cảm thấy an toàn có thể trẻ sẽ dần nín khóc.
  • Sử dụng một tấm chăn để quấn cho bé: Phương pháp này sẽ khá phù hợp đối với những trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi. Cách này sẽ giúp trẻ hạn chế được những ảnh hưởng từ bên ngoài, đồng thời trong quá trình ngủ trẻ cũng sẽ ít giật mình hơn.
  • Cho bé ngủ vào ban đêm: Để hạn chế tình trạng quấy khóc về đêm, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và nên tập trung giấc ngủ khi về đêm.
  • Sắp xếp thời gian ăn của trẻ: Để ngăn ngừa được tình trạng khóc vì đói ở trẻ nhỏ các mẹ bỉm cũng nên lên kế hoạch cụ thể và cho bé ăn uống vào các thời gian cố định trong ngày. Đây cũng là một trong các thói quen rất tốt đối với hoạt động của hệ tiêu hóa.

Trên đây chỉ là một số biện pháp để các mẹ có thể tham khảo và thử áp dụng cho con của mình. Cũng bởi mỗi em bé là một cá thể riêng biệt và hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc trẻ quấy khóc cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, không bé nào giống với bé nào.

Trong thực tế có rất nhiều các trường hợp bé này áp dụng hiệu quả cách này nhưng đối với bé khác lại không thực sự hữu ích. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát và tìm hiểu về tính cách, nhu cầu và sở thích của con để có thể kịp thời đáp ứng được các nhu cầu của trẻ, hạn chế tối đa tình trạng trẻ quấy khóc nhiều lần.

Cách khắc phục và phòng tránh tình trạng trầm cảm sau sinh vì con quấy khóc

Mẹ sau sinh rất dễ bị trầm cảm bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó tình trạng con quấy khóc sẽ khiến cho tâm trạng của mẹ bỉm trở nên rối loạn và tiêu cực hơn so với bình thường. Nếu không được nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mẹ bỉm. Hiện nay cũng có rất nhiều các trường hợp phụ nữ sau sinh tự sát, giết hại con do tác hại của căn bệnh trầm cảm.

Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực, không còn hứng thú đối với bất kì hoạt động nào xảy ra xung quanh kéo dài liên tục thì các mẹ bỉm cần chủ động đến thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa. Sau khi biết rõ được tình trạng bệnh lý của mỗi người, các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Đối với tình trạng trầm cảm sau sinh do con quấy khóc thì nên áp dụng một số biện pháp khắc phục sau đây:

1. Hỗ trợ tại nhà

Đối với những trường hợp trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ, các biểu hiện của bệnh vẫn chưa thể hiện quá nhiều và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bỉm thì sẽ được hướng dẫn một số cách khắc phục ngay tại nhà.

Đối với những mẹ bỉm bị trầm cảm do tiếng khóc của con thì tất nhiên biện pháp đầu tiên cần phải thực hiện đó chính là khắc phục được tình trạng quấy khóc của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ đưa ra một số biện pháp giúp các mẹ thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình chăm con nhỏ.

Mẹ sau sinh dễ bị trầm cảm vì con quấy khóc
Mẹ bỉm cần giữ bình tĩnh, không nóng vội hay tức giận mỗi khi bé quấy khóc
  • Giữ bình tĩnh mỗi khi bé khóc: Tiếng khóc của trẻ đôi lúc cũng trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa, nhất là những trường hợp bị trầm cảm vì lý do này. Để khắc phục hiệu quả các mẹ cần cố gắng giữ bình tĩnh, không nóng vội hoặc giận dữ khi nghe tiếng khóc của trẻ. Lúc này bạn nên hít thở một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh và từ từ tìm ra nguyên nhân để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
  • Tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh: Chăm sóc con nhỏ là một hành trình dài và đôi lúc gặp nhiều trở ngại. Nếu cảm thấy bản thân không thể thoát ra khỏi tiếng khóc của trẻ thì tốt nhất bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của người thân bên cạnh, nhất là những bà mẹ đã từng sinh con và có kinh nghiệm trong việc dỗ con quấy khóc.
  • Tìm hiểu và học thêm những kiến thức chăm trẻ: Nếu có điều kiện các mẹ bỉm cũng nên đăng kí học các lớp dạy chăm trẻ nhỏ hoặc những buổi huấn luyện hậu sản để có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng chăm sóc con. Hoặc bạn cũng có thể trao đổi và học hỏi từ những bà mẹ đã có kinh nghiệm trước đó để nhận được nhiều lời khuyên hữu ích hơn.
  • Dành nhiều thời gian cho bản thân: Đối với những mẹ sau khi sinh con thì hầu hết thời gian của họ đều dành cho việc chăm sóc con nhỏ, đôi lúc không có thời gian dành cho riêng mình. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho mẹ cảm thấy căng thẳng, áp lực và dần bị suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần, lâu dần dễ dần đến trầm cảm. Do đó, để khắc phục hiệu quả các mẹ cần phải dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Nếu không có sự hỗ trợ của người thân thì các mẹ nên tranh thủ những lúc con ngủ để nghỉ ngơi hoặc nghe nhạc, đọc sách, làm những việc yêu thích để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Chia sẻ nhiều hơn với người thân: Nếu cảm thấy bế tắc và mệt mỏi trong việc chăm con, đặc biệt là đối mặt với tình trạng con thường xuyên quấy khóc thì các mẹ bỉm nên chia sẻ với những người bên cạnh, nhất là chồng. Khi nói ra được những vấn đề trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời đôi lúc sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích.
  • Áp dụng các biện pháp thư giãn: Để giảm bớt các triệu chứng căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, suy sụp mà chứng trầm cảm gây ra thì các mẹ bỉm nên áp dụng thêm một số biện pháp thư giãn tại nhà như tập yoga, ngồi thiền, massage, tắm hoặc ngâm chân với nước ấm,….

2. Trị liệu tâm lý

Nếu đã áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà và cải thiện được tình trạng quấy khóc của trẻ nhưng các biểu hiện của bệnh trầm cảm vẫn không thuyên giảm thì người bệnh có thể cân nhắc đến việc áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý. Đây cũng là một trong các cách hỗ trợ rất tốt đối với những tình trạng bị trầm cảm sau sinh.

Tâm lý trị liệu chủ yếu sẽ sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện và tháo gỡ khúc mắc của người bệnh. Các mẹ bỉm sẽ dần nhìn nhận được các suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân để dần điều chỉnh chúng tốt hơn. Các chuyên gia cũng sẽ giúp cho người bệnh tìm ra được phương pháp tháo gỡ những khúc mắc, nỗi lo lắng trong lòng để phục hồi tốt sức khỏe tinh thần.

Bên cạnh đó, sau quá trình trị liệu bệnh nhân cũng sẽ biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, học cách đối mặt với những khó khăn trong việc chăm sóc con nhỏ, đặc biệt là tình trạng con hay quấy khóc. Các chuyên gia cũng khuyến khích chồng và những người thân trong gia đình nên cùng tham gia trị liệu với mẹ bỉm để được hướng dẫn cụ thể hơn về cách chăm sóc và hỗ trợ người bệnh.

3. Sử dụng thuốc Tây

Khi các triệu chứng của trầm cảm sau sinh chuyển biến nghiêm trọng hơn, hoảng loạn, kích động khi nghe tiếng con khóc, xuất hiện những hành vi tự làm tổn thương mình hoặc có ý định muốn giết hại con thì sẽ được chỉ định kiểm soát bằng một số thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh và hạn chế tối đa các suy nghĩ, hành vi nguy hiểm.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp mẹ bỉm đang nuôi con bằng sữa mẹ thì cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa rủi ro và lợi ích mà thuốc có thể mang lại, một số tình trạng cần thiết bắt buộc các mẹ phải ngừng cho con bú. Bên cạnh đó, các thuốc chống trầm cảm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, vì thế người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt đúng theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Nếu mẹ đang phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, chán nản, trầm cảm khi có con thường xuyên quấy khóc thì hãy chủ động trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chồng, người thân, chuyên gia tâm lý. Lúc này các mẹ cần phải có một điểm tựa để chia sẻ và tâm sự những kinh nghiệm để đẩy lùi chứng trầm cảm sau sinh, đồng thời biết được cách xoa dịu bé để giảm bớt tình trạng quấy khóc.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *