Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3: Vai trò và Cách thiết lập

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 thường sẽ xoay quanh điểm số, thành tích, nguyện vọng thi tuyển vào trường cao đẳng, đại học,…Đây là khoảng thời gian mà các em học sinh phải cực lực học tập, cố gắng và tập trung phát triển năng lực bản thân để đạt được những thành tích tốt, hỗ trợ tích cực cho kỳ thi tuyển sinh quan trọng và những định hướng cho tương lai. 

Vì sao học sinh cấp 3 cần có mục tiêu học tập?

Ai trong chúng ta cũng đều có thể nhìn nhận được tầm quan trọng của 3 năm học THPT bởi đây là cấp học cuối cùng trước khi các em học sinh bước vào khoảng thời gian học đại học hoặc thậm chí là từng bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời. Nó có tác động vô cùng to lớn đối với sự phát triển tương lai, là nền tảng vững chắc để xây dựng con người trong cuộc sống, là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công.

Mục tiêu học tập của học sinh THPT
Xác định rõ mục tiêu học tập sẽ giúp học sinh định hướng, lên kế hoạch cụ thể cho việc học tập.

Chính vì thế, trong khoảng thời gian này, việc học tập của các em học sinh luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng. Bất kỳ bậc làm ba mẹ nào cũng mong muốn con cái đạt được thành tích học tập tốt, có được tấm bằng tốt nghiệp THPT để hỗ trợ tốt cho những dự định, mục tiêu trong tương lai.

Tuy nhiên, để có thể đạt được điều này thì việc đặt mục tiêu học tập chính là yếu tố quan trọng và rất cần thiết đối với hầu hết các học sinh cấp phổ thông. Mục tiêu học tập giúp cho các em học sinh cấp 3 dễ dàng xác định rõ những định hướng của bản thân, nắm bắt tốt những cơ hội học tập, phát triển tiềm năng của chính mình.

Bên cạnh đó, việc có thể thiết lập mục tiêu học tập trong những năm học áp lực này sẽ giúp cho các em học sinh gia tăng động lực để có thể chủ động, tự giác, cố gắng hơn trong quá trình trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết. Mục tiêu sẽ giúp các em biết rõ được những lựa chọn của bản thân, dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch học tập, bám sát vào những nhiệm vụ cụ thể để đạt được thành tích tốt nhất.

Ngoài ra, mục tiêu học tập đúng đắn, phù hợp còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển năng lực tối đa của mỗi cá nhân. Hiểu rõ được những mong muốn, dự định của bản thân sẽ thôi thúc chúng ta hành động mạnh mẽ, nhiệt huyết và kiên trì hơn.

Do đó, phần lớn những học sinh cấp 3 có mục tiêu học tập rõ ràng đều sẽ đạt được những thành công trong quá trình học và tạo cơ hội tốt để phát triển vững chắc hơn trong tương lai. Dù mục tiêu đó là gì, chỉ cần nó được đặt ra dựa trên mong muốn, nguyện vọng và phù hợp với khả năng của mỗi người thì nó sẽ mang đến nhiều lợi ích tích cực.

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 nên bao gồm những gì?

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 sẽ khác nhau tùy vào sở thích, mong muốn và khả năng của mỗi trẻ. Có những em thường đặt mục tiêu dài hơn với những dự định về nghề nghiệp, tương lai nhưng cũng có những em quan tâm hơn về các mục tiêu ngắn hạn trong từng năm học.

Việc đặt mục tiêu học tập cho những năm học THPT sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, ý nghĩa tích cực đối với hành trình sắp đến của mỗi em học sinh. Theo đó, các chuyên gia khuyến khích nên đặt mục tiêu ngay từ khi chuẩn bị bước chân vào cấp 3 bởi 3 năm học thực sự không quá dài để các em lơ là, trì hoãn.

THPT không chỉ là môi trường để đào tạo, bổ sung kiến thức cho học sinh mà còn là nơi cất giữ nhiều kỷ niệm đáng trân trọng của lứa tuổi học trò. Do đó, nếu đang chuẩn bị bước vào cấp học này hoặc đang là học sinh lớp 10,11,12 thì các em cần biết những mục tiêu sau đây để có được quãng thời gian học tập đáng nhớ và thành tích học tập tốt.

1. Tìm kiếm các môn học yêu thích, đúng với sở trường

Chắc hẳn trong khoảng thời gian học tập tại trường THCS, các em học sinh cũng đã biết được sở trường và có sự xác định về những môn học mà mình yêu thích. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn học phổ thông thì vấn đề này cần phải được xác định lại một lần nữa bởi đôi khi chương trình học tập nâng cao hơn có thể khiến các em có những thay đổi trong sở thích, định hướng.

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3
Học sinh cấp 3 cần xác định rõ về môn học yêu thích, sở trường của bản thân trong học tập

Việc có thể tìm kiếm được môn học mà mình yêu thích và cũng có thể là môn học mà bản thân phát triển tốt nhất sẽ giúp cho các em gia tăng được sự hứng thú hơn trong quá trình học tập. Đây cũng là một trong các cơ sở để giúp cho học sinh cấp 3 dễ dàng định hướng và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

2. Lựa chọn khối thi, trường cao đẳng, đại học

Không chỉ là thời gian cuối cấp mà trong suốt 3 năm phổ thông chính là thời điểm quan trọng để các em học sinh có thể lựa chọn được khối thi, trường đại học, cao đẳng mà mình mong muốn. Ngay từ khi bước vào cấp học này, mỗi em học sinh cần có những định hướng rõ ràng về nghề nghiệp và ước mơ tương lai của bản thân.

Lựa chọn khối thi cần được thực hiện ngay từ đầu năm lớp 10. Thậm chí có những trường phổ thông sẽ phân chia học sinh theo khối ngay từ đầu “năm nhất” để các em có thể tập trung tốt hơn vào những thế mạnh của bản thân, dễ dàng ôn luyện nâng cao những môn học chủ chốt.

3. Mục tiêu cho từng môn học

Bên cạnh các mục tiêu dài hạn thì các em học sinh cấp 3 cũng cần quan tâm đến việc đặt ra những mục tiêu ngắn hạn cho từng môn học. Việc xác định khối thi và những môn học trọng điểm là điều cần thiết nhưng trong suốt khoảng thời gian học phổ thông thì các em vẫn cần phải duy trì điểm số cho từng môn học, trau dồi kiến thức đầy đủ trong tất cả các lĩnh vực khác nhau.

4. Bảng điểm THPT

Mục tiêu về bảng điểm THPT cũng là một trong các những yếu tố quan trọng và cần được đề cập đến đối với các em học sinh cấp 3. Cũng bởi, tấm bằng tốt nghiệp phổ thông đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với định hướng và tương lai của giới trẻ.

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3
Có được tấm bằng tốt nghiệp THPT cũng chính là mục tiêu được đặt ra của nhiều học sinh cấp 3.

Cụ thể, hiện nay có rất nhiều các trường Cao đẳng, Đại học, Trung cấp hỗ trợ xét tuyển dựa trên học bạ, bảng điểm THPT. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để xét tuyển đi du học, xuất khẩu lao động, học nghề hoặc các thủ tục có liên quan đến công việc, đời sống.

5. Xác định nghề nghiệp trong tương lai

Nhiều người nghĩ rằng việc xác định nghề nghiệp tương lai khi vẫn còn là học sinh phổ thông thực sự quá sớm. Tuy nhiên, đây chính là thời điểm chủ chốt và cần thiết đưa ra những nhận định, mong muốn của bản thân để có định hướng tốt hơn trong tương lai, từ đó hoạch định được kế hoạch học tập, phấn đấu của bản thân.

Kết thúc quãng thời gian cấp 3, các em sẽ có những lựa chọn, quyết định riêng của bản thân. Có em tiếp tục theo đuổi con đường học vấn với kỳ thi tuyển sinh Cao Đẳng, Đại học khốc liệt nhưng cũng có những em lựa chọn học nghề, tìm kiếm công việc tương lai phù hợp với sở thích và khả năng của chính mình.

6. Trau dồi thêm các kỹ năng

Bên cạnh việc đặt ra mục tiêu về học tập, trau dồi kiến thức thì các em học sinh cấp 3 cũng cần quan tâm đến việc học hỏi, nâng cao những kỹ năng mềm để phục vụ tốt sinh hoạt, các định hướng tương lai. Trong môi trường học tập và cả công việc bên ngoài xã hội rất cần có sự hỗ trợ của những kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, quản lý cảm xúc, lắng nghe, tư duy sáng tạo,…

7. Mục tiêu trải nghiệm

Song song với việc học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng thì các em học sinh phổ thông cũng cần đặt ra mục tiêu về các trải nghiệm thực tế, đảm bảo tốt giữa việc học và vui chơi, thư giãn, xây dựng kỷ niệm đáng nhớ. Cụ thể, các em có thể tự đặt mục tiêu về việc có ít nhất một người bạn, một mối quan hệ bền chặt trên ghế nhà trường, tham gia vào một câu lạc bộ thú vị, trải nghiệm những hoạt động tập thể, văn nghệ của trường lớp để có được những khoảng thời gian tươi đẹp ở ngôi trường cấp 3.

Có thể bạn quan tâm: Mất hứng thú trong học tập: Lý do và cách lấy lại động lực

Cách thiết lập mục tiêu học tập hiệu quả cho học sinh cấp 3

Cấp 3 không chỉ là giai đoạn hỗ trợ bổ sung, nâng cao kiến thức cho học sinh mà còn chính là môi trường tốt để các em phát triển, tạo dựng nền tảng vững chắc về tư duy. Đây chính là cấp học quan trọng tạo nên bước ngoặt lớn trong quá trình trưởng thành của các con.

Khi trở thành học sinh THPT, các em phải biết cân bằng giữa việc học tập, vui chơi, thư giãn, rèn luyện kỹ năng và định hướng tốt cho tương lai. Chính vì thế, việc thiết lập mục tiêu học tập trong giai đoạn này là điều vô cùng cần thiết và bắt buộc nên được thực hiện ở mỗi em học sinh.

Để có thể xác định và duy trì mục tiêu học tập hiệu quả của học sinh cấp 3, các em cần thực hiện theo các bước sau đây:

1. Suy nghĩ về ước mơ trong tương lai

Mục tiêu học tập đúng đắn và phù hợp nhất cần phải dựa trên những ước mơ, đam mê và nguyện vọng của chính bản thân các em học sinh. Mục tiêu có thể bị ảnh hưởng và tác động bởi các yếu tố khách quan bên ngoài, ví dụ như ba mẹ, gia đình, thầy cô, hoàn cảnh sống,…nhưng để có thể đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất thì nó phải xuất phát từ chính những hy vọng, mong đợi của mỗi cá nhân.

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3
Để thiết lập mục tiêu, học sinh THPT cần biết rõ mình muốn trở thành ai trong tương lai.

Chính vì thế, để có thể tìm kiếm và xác định rõ về mục tiêu học tập, các em học sinh cấp 3 cần phải dành thời gian suy nghĩ về những ước mơ, sở thích của mình trong tương lai. Cụ thể như, sau khi hoàn thành chương trình học tập, các em muốn trở thành ai? muốn cống hiến cho lĩnh vực nào? muốn làm nghề nghiệp gì? muốn thi là sinh viên của ngôi trường nào?

Khi mục tiêu được đặt ra chính từ những ước mơ cá nhân sẽ thôi thúc chúng ta có thêm nhiều động lực, thúc đẩy hành động hiệu quả và tích cực hơn. Tuy nhiên, các em học sinh cũng cần lưu ý về việc lựa chọn mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân, tránh chạy theo những định hướng xa vời, vượt qua tầm kiểm soát của chính mình.

2. Liệt kê các mục tiêu nhỏ phục vụ cho định hướng sắp tới

Sau khi có thể xác định rõ về mục tiêu học tập dài hạn của bản thân, các em học sinh cần phải chia nhỏ những mục tiêu của mình theo từng cấp bậc để phục vụ tốt cho định hướng của tương lai. Ví dụ, đối với mục tiêu trở thành bác sĩ, các em cần phải liệt kê chi tiết các mục tiêu nhỏ hơn như đậu vào đại học Y, tốt nghiệp THPT loại giỏi, đảm bảo thành tích học tập tốt ở các môn Toán, Hóa, Sinh.

Việc chia nhỏ mục tiêu sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn về những dự định và kế hoạch sắp tới của bản thân. Đồng thời, việc biết rõ những nhiệm vụ ngắn hạn sẽ giúp bạn tập trung cao hơn trong quá trình học tập, tránh tình trạng xao nhãng, lơ là hoặc trì hoãn việc học.

3. Sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên

Sao khi có thể liệt kê được chi tiết về những mục tiêu mà bản thân cần phải thực hiện trong suốt 3 năm theo học tại trường THPT thì các em học sinh cũng cần xem xét và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Những mục tiêu ngắn hạn, quan trọng cần phải thực hiện trước và phân bổ theo đúng thời điểm để quá trình học tập dễ dàng đạt được những thành tích xuất sắc như mong đợi.

Việc sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên còn giúp cho bạn dễ dàng học tập, biết rõ những công việc, nhiệm vụ nào cần được thực hiện trước và tránh tình trạng quá tải. Vì thế, để thiết lập mục tiêu học tập tích cực và lành mạnh, giúp cho quá trình học đạt được thành công tốt thì các em học sinh đừng nên bỏ qua bước cơ bản này.

4. Lên kế hoạch chi tiết cho từng mục tiêu ngắn hạn

Sau khi hiểu rõ về những mục tiêu của bản thân trong hành trình học tập thì các em học sinh cấp 3 hãy bắt đầu lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng mục tiêu ngắn hạn. Để có thể gia tăng sự tập trung, tính chủ động và thôi thúc tốt động lực học tập thì các em cần phải có plan cụ thể, rõ ràng về những môn học hoặc những nhiệm vụ cần phải thực hiện mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi học kỳ.

Mục tiêu học tập của học sinh THPT
Đặt mục tiêu, lên kế hoạch và thực hiện là quy trình cơ bản để thiết lập mục tiêu học tập lành mạnh cho học sinh.

Trong bảng kế hoạch học tập cũng cần liệt kê chi tiết những việc cần làm kèm theo khoảng thời gian nhất định để tránh việc lười biếng, thiếu trách nhiệm, bỏ bê nhiệm vụ. Đây cũng chính là một trong các yếu tố có thể giúp gia tăng động lực ở mỗi học sinh bởi nó sẽ giúp chúng ta nhìn nhận kỹ hơn về lý do và mục đích cần đạt được trong tương lai.

5. Cân bằng học tập và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Song song với việc thiết lập và duy trì tốt mục tiêu học tập thì các em học sinh cấp 3 cũng cần chú ý đến việc cân bằng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí lành mạnh của bản thân. Cũng bởi để có thể học tập tốt, các em học sinh cũng cần phải được đảm bảo về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.

Cấp 3 được xem là giai đoạn học tập quan trọng với nhiều áp lực và sự căng thẳng, nhất là các em học sinh lớp 12 đang chuẩn bị đối mặt với kỳ thi tuyển sinh đầy thách thức. Vì thế, việc duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh là điều vô cùng cần thiết để giúp các em có được một sức khỏe tốt, gia tăng năng lực học tập hiệu quả.

Trong giai đoạn này, ngoài việc học thì chế độ ăn uống, chất lượng giấc ngủ cần phải được chú trọng nhiều hơn. Đồng thời, để có được một thể chất khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái thì các em học sinh cũng nên rèn luyện thói quen vận động lành mạnh tại nhà, tích cực tham gia vào các hoạt động thư giãn bổ ích hoặc gia tăng các trải nghiệm để trau dồi thêm những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, học tập.

6. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia

Nếu cảm thấy quá khó khăn trong việc tìm kiếm ước mơ và đặt ra những mục tiêu học tập phù hợp thì các em học sinh cấp 3 cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thân, thân cô hoặc những anh chị đã từng có kinh nghiệm. Hoặc nếu có cơ hội và điều kiện, các em nên trao đổi với chuyên gia để có được cái nhìn đúng đắn hơn về năng lực của bản thân, phát triển tư duy và thúc đẩy động lực, đưa ra lựa chọn phù hợp cho mục tiêu học tập của bản thân.

Xác định mục tiêu học tập là điều vô cùng quan trọng và cần thiết của mỗi học sinh cấp 3, đặc biệt là các em đang trong giai đoạn cuối cấp. Hy vọng qua thông tin chia sẻ trong bài viết, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể dễ dàng thiết lập mục tiêu phù hợp cho bản thân để có thể gặt hái được những thành tựu tốt trong học tập, tạo nền tảng phát triển vững chắc cho tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *