Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc: Điều cha mẹ cần biết
Thời gian gần đây, mọi người hay truyền tai nhau về thông tin có thể nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc trong những năm tháng đầu đời. Điều này có thể góp phần lớn trong việc phát hiện sớm và có được biện pháp can thiệp hiệu quả hơn. Vậy thực sự vấn đề này ra sao?
Tiếng khóc của trẻ có thể cảnh báo chứng tự kỷ không?
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì hầu hết những đứa trẻ ở cùng chung một độ tuổi, thì dù chúng có sinh ra ở bất kì hoàn cảnh và lớn lên trong các môi trường, nền văn hóa riêng biệt nào cùng có các biểu hiện tương đồng về lời nói và ngôn ngữ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những đứa trẻ có sức khỏe bình thường, còn đối với trẻ nhỏ mắc phải chứng tự kỷ thì không có bất cứ một mô hình cụ thể và chính xác nào trong những năm tháng đầu đời.
Một trong các biểu hiện sớm nhất và dễ nhận biết của mỗi đứa trẻ đó chính là những tiếng bập bẹ đầu đời. Trẻ sẽ dần biểu hiện bằng những từ ngữ đơn giản và phát triển nó theo những gì học tập được. Các nhà khoa học cho biết thêm, ngay cả tiếng khóc của trẻ cũng được xem là một trong các ngôn ngữ đại diện của trẻ, đặc biệt là những đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Lúc này trẻ chưa thể sử dụng lời nói và ngôn ngữ để bày tỏ những điều mà mình mong muốn. Chính vì thế khóc và cười chính là phản xạ đầu tiên có thể giúp cho cha mẹ có thể hiểu được những cảm xúc của trẻ. Nhiều người thường nghĩ rằng, tiếng khóc của tất cả những đứa trẻ đều sẽ giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế tiếng khóc của trẻ nhỏ khác nhau về âm thanh và cả nhận thức. Nó chính là tín hiệu thông báo về những sự khó chịu, về nhu cầu được chăm sóc và quan tâm.
Tuy rằng tiếng khóc không được xem là một loại ngôn ngữ nhưng nó lại chính là công cụ tốt nhất để trẻ sơ sinh giao tiếp và bày tỏ mong muốn, cảm xúc của mình đối với cha mẹ. Khi có những nhu cầu khác nhau, trẻ nhỏ cũng sẽ phát ra những tiếng khóc khác nhau. Và trong các nghiên cứu nhận thấy rằng, ở những đứa trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ sau này đều từng tạo ra những tiếng khóc khác biệt khi còn nhỏ.
Trong thực tế, cha mẹ có thể hiểu và giải thích được những gì mà trẻ nhỏ truyền đạt qua tiếng khóc. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ lại chia sẻ rằng, họ cảm thấy vô cùng khó hiểu và bối rối trước tiếng khóc của con vì con thường có những kiểu khóc mang phong cách khác biệt.
Cha mẹ không thể hiểu được điều con muốn truyền tải qua tiếng khóc và dẫn đến việc bị gián đoạn giao tiếp, tình trạng này thường diễn ra trong những tháng đầu đời. Do đó, có thể nhận thấy rằng, tiếng khóc của trẻ nhỏ cũng có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ mắc chứng tự kỷ.
Làm sao để nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc?
Như chia sẻ, tiếng khóc của trẻ cũng được xem là một trong các dấu hiệu và manh mối tốt để có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc tự kỷ trong những năm tháng đầu đời của trẻ nhỏ. Các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc nghiên cứu để ghi lại tiếng khóc của 39 đứa trẻ được 6 tháng tuổi. Trong đó có đến 21 trẻ được cho là có nguy cơ phát triển tự kỷ cao bởi anh em ruột trong gia đình đã từng mắc phải chứng bệnh này.
Kết quả nhận thấy rằng, những đứa trẻ có cao độ tiếng khóc cao hơn so với mức bình thường cũng sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ với những trẻ còn lại. Để xác định cụ thể hơn cho nhận định này, các nhà khoa học vẫn tiếp tục theo dõi các biểu hiện và sự phát triển của những đứa trẻ này và nhận thấy có 3 trẻ (có tiếng khóc với âm thanh cao nhất trong tất cả các trẻ tham gia nghiên cứu) xuất hiện các dấu hiệu của tự kỷ khi đến 3 tuổi.
Đồng thời, các chuyên gia còn cho biết thêm, dựa theo phân tích của những thiết bị cảm âm thì nhận thấy tiếng khóc của 3 đứa trẻ này có sự căng thẳng cao, âm thanh phát ra có phần chua chát hơn so với bình thường. Máy hoạt động theo cơ chế đơn giản hóa những tiếng kêu được ghi lại thành những khung hình 12.5mili giây, sau đó tiến hành phân tích từng khung với tốc độ tối thiểu là 80 thông số.
Sự khác biệt của âm thanh tiếng khóc khó có thể nhận biết được dựa vào thính giác bình thường của con người mà cần phải có sự phân tích từ những thiết bị ghi âm đặc biệt. Người phát ngôn của Đại học Brown cũng từng chia sẻ về vấn đề này: “Những biến thể nhẹ trong tiếng kêu, hầu như không thể nghe thấy đối với tai người”.
Chính vì thế mà các nhà khoa học cũng không khuyến khích các bậc phụ huynh quá chú tâm vào sự khác lạ của tiếng khóc trẻ nhỏ, không phải quá lo lắng và bất an mỗi khi bé khóc lóc, quấy rối. Đại diện nhóm nghiên cứu trên Tạp chí Autism Research – ông Sheinkopf từng chia sẻ: “Chúng tôi không muốn các bậc phụ huynh phải lo lắng thái quá khi nghe tiếng khóc của trẻ”.
Để có thể nhận biết và xác định một đứa trẻ có đang mắc phải chứng tự kỷ hay không cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau và tiếng khóc là một phần trong số đó. Các bậc phụ huynh cần phải có sự quan tâm, chăm sóc con cái một cách toàn diện để có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ.
Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc, tiếng khóc có âm vực cao và bất thường thì nên đưa trẻ tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt để biết rõ về nguyên nhân và an tâm hơn trong quá trình chăm sóc trẻ. Từ đó cũng có những biện pháp can thiệp phù hợp để giúp trẻ cải thiện sức khỏe, gia tăng khả năng hòa nhập cộng đồng.
Đồng thời việc phát triển các nghiên cứu về tiếng khóc của trẻ cũng góp phần lớn trong việc giúp cho các bác sĩ xác định được nguy cơ mắc chứng tự kỷ của trẻ nhỏ từ những năm tháng đầu đời. Nhờ đó mà quá trình cải thiện và can thiệp tâm sinh lý đạt được nhiều kết quả tốt và giúp trẻ nhỏ có cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa được tổ chức với quy mô lớn và không có quá nhiều thông tin cụ thể nên vẫn cần phải dành thời gian để kiểm chứng cụ thể hơn.
Tìm hiểu thêm: Top 5 trung tâm dạy, can thiệp trẻ tự kỷ tại Hà Nội uy tín
Cách giúp cha mẹ dỗ dành trẻ tự kỷ hay khóc
Trẻ tự kỷ thường hay quấy khóc và đôi khi cha mẹ không thể hiểu được những gì mà trẻ muốn truyền tải qua tiếng khóc nên dễ trở nên cáu gắt và giận dữ hoặc cũng có những bậc phụ huynh chọn cách phớt lờ, mặc kệ trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là những cách hay mà ngược lại còn có thể làm cho tình trạng khóc lóc của trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ không thể nào chấm dứt cơn thịnh nộ của mình.
Chính vì thế, nếu bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ tự kỷ, hãy nhanh chóng lưu lại những cách dỗ dành sau đây nếu trẻ hay quấy khóc.
- Tìm và loại bỏ những yếu tố kích thích: Những đứa trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm, các giác quan của trẻ có thể linh hoạt và dễ bị tác động hơn so với những đứa trẻ khác. Chính vì thế, cha mẹ nên chú ý quan sát và phát hiện để loại bỏ sớm các tác nhân có thể làm kích thích đến trẻ, chẳng hạn như ánh đèn nhấp nháy, tiếng động lớn, âm thanh to của máy hụt bụi, sự thay đổi của thời tiết,…
- Đánh lạc hướng của trẻ: Cách tốt nhất để làm giảm bớt cơn thịnh nộ của trẻ nhỏ đó chính là tìm cách để đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ. Cha mẹ có thể đưa ra những điều mà con cảm thấy thích thú để có thể giúp con trẻ nên vui vẻ và bình tĩnh trở lại. Chẳng hạn như bày ra một món đồ chơi mà con thích, hát một bài hát vui vẻ, làm khuôn mặt gây cười, bế bé ra một không gian khác,…
- Tạo cảm giác an toàn cho con: Khi trẻ khóc, chứng tỏ trẻ đang cảm thấy kích động, khó chịu hoặc đang ở trong một môi trường không an toàn. Chính vì thế, việc mà cha mẹ nên ưu tiên thực hiện khi thấy con khóc quá mức đó chính là tạo cho con cảm giác an toàn, được bảo bọc và che chở. Đơn giản có thể là ôm con vào lòng, vuốt ve, dành cho con những lời an ủi, trấn an hoặc giúp con thay đổi môi trường thoải mái hơn.
- Cha mẹ nên giữ bình tĩnh: Lúc này, cha mẹ nên biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, giữ sự bình tĩnh nhất định để tìm cách giải quyết và ổn định trạng thái tâm lý cho con. Tuyệt đối không được sử dụng những lời nói khó nghe hay những hành động bạo lực, thay vào đó hãy nói chuyện nhẹ nhàng, sử dụng thái độ mềm mỏng, hành động ân cần để trẻ được thoải mái hơn.
- Luôn giải thích trước khi hành động: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, đặc biệt là những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ lại rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố xảy ra xung quanh. Vì thế, cha mẹ cần phải giải thích cặn kẽ về những hành động sắp thực hiện để con hiểu và không phản ứng thái quá về điều đó. Kể cả khi con im lặng và không trả lời vấn đề thì cha mẹ cũng cần bình tĩnh để phân tích và nói cho con hiểu để hạn chế các tình trạng bốc đồng, quá khích có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin về cách nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc và một số cách chăm sóc trẻ quấy khóc hiệu quả. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích này, các bậc phụ huynh có thể quan tâm và kịp thời phát hiện những bất thường trong tiếng khóc, các sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ để có thể can thiệp nhanh chóng và hiệu quả.
Tham khảo thêm:
- Trẻ chậm nói có phải tự kỷ? Làm sao phân biệt?
- Bài Test Nhanh Kiểm Tra Trẻ Tự Kỷ Cha Mẹ Nên Biết
- Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!