Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ hỗ trợ điều trị hiệu quả

Rate this post

Bên cạnh các phương pháp chính, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển thể chất và góp phần cải thiện những khiếm khuyết về ngôn ngữ, hành vi, tư duy, tương tác xã hội,…

Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và bệnh tự kỷ

Tự kỷ là một trong những dạng rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất. Bất thường ở hệ thần kinh trung ương khiến cho trẻ gặp phải khiếm khuyết về ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ và thiếu tương tác xã hội. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ nhưng được cho là có liên quan đến di truyền, bất thường về gen và các yếu tố môi trường.

Những ảnh hưởng của tự kỷ sẽ kéo dài suốt đời. Do đó, cần phải kết hợp nhiều phương pháp và can thiệp đa lĩnh vực để giúp trẻ cải thiện khiếm khuyết, phát triển trí tuệ và thể chất. Một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị tự kỷ mà nhiều người bỏ qua là chế độ dinh dưỡng.

Trẻ bị tự kỷ có vị giác và khứu giác vô cùng nhạy cảm. Chính vì vậy, trẻ thường rất kén ăn, biếng ăn và đôi khi gặp phải các rối loạn ăn uống. Đa phần trẻ mắc chứng bệnh này đều thiếu chất và chậm tăng cân nên việc xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng là điều vô cùng cần thiết.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng cho trẻ tự kỷ để cải thiện và kiểm soát bệnh trạng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ tự kỷ phát triển thể chất, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện các khiếm khuyết về ngôn ngữ, vận động và tương tác xã hội. Một số chất dinh dưỡng trong thức ăn cũng góp phần cải thiện trí tuệ, giúp trẻ tự kỷ tăng khả năng tiếp thu và tư duy.

Trẻ bị tự kỷ có nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa cao, điển hình là chứng táo bón, hội chứng ruột kích thích, rối loạn dạ dày – ruột,… Triệu chứng do những bệnh lý này càng khiến cho trẻ chán ăn và thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng. Xây dựng chế độ ăn hợp lý vừa giúp cải thiện thể chất vừa hỗ trợ kiểm soát các vấn đề tiêu hóa hiệu quả.

Tóm lại, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đặc biệt là cần thiết đối với trẻ tự kỷ. Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị và quản lý chứng bệnh này.

Trẻ tự kỷ nên ăn gì, kiêng gì?

Như đã đề cập, dinh dưỡng có mối liên hệ mật thiết với bệnh tự kỷ. Để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, bố mẹ nên nắm rõ vấn đề Trẻ tự kỷ nên ăn gì, kiêng gì?

Trẻ tự kỷ nên ăn gì?

Trẻ tự kỷ nên ăn gì là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Bởi trẻ mắc chứng bệnh này thường rất kén ăn và mắc phải nhiều vấn đề về tiêu hóa. Để cải thiện sức khỏe cho trẻ, gia đình nên tăng cường bổ sung cho trẻ những nhóm thực phẩm sau:

– Thực phẩm giàu Omega 3:

Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết ở não bộ, điều này khiến cho trẻ chậm phát triển thể chất và gặp vấn đề về ngôn ngữ, hành vi, tư duy, tương tác xã hội. Do đó, trẻ tự kỷ cần hàm lượng Omega 3 nhiều hơn mức trung bình.

Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 giúp cải thiện cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh trung ương. Một số nghiên cứu cho thấy, EPA – một trong những loại Omega 3 có khả năng cải thiện giấc ngủ, khả năng tập trung và giảm hành vi, tâm trạng bất thường ở trẻ tự kỷ.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Thực phẩm giàu Omega 3 là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

Omega 3 có trong nhiều loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, quả bơ, hạt chia, hạnh nhân, óc chó,… Nếu trẻ nhạy cảm với hải sản, gia đình có thể cho trẻ sử dụng sữa hạt và các món ăn từ thực vật để bổ sung Omega 3. Cung cấp đủ axit béo tốt giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ.

– Thực phẩm giàu kẽm:

Trẻ bị tự kỷ thường kén ăn và cực kỳ nhạy cảm với những loại thực phẩm có mùi tanh như cá, tôm, mực, các loại hải sản,… Do đó, phần lớn trẻ mắc chứng bệnh này đều bị thiếu kẽm. Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất, đồng thời tham gia vào quá trình phân chia tế bào và sửa chữa những tổn thương ở bên trong não bộ.

Bổ sung kẽm thường xuyên đảm bảo sự dẫn truyền thần kinh. Ngược lại, thiếu kẽm sẽ khiến cho triệu chứng của bệnh tự kỷ thêm trầm trọng. Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm nên gia đình có thể bổ sung khoáng chất này bằng các món ăn từ thịt, động vật có vỏ, các loại hạt, đậu, sữa, hạt khô, trứng, một số loại rau và ngũ cốc nguyên hạt.

– Thực phẩm chứa vitamin C:

Vitamin C cần thiết cho hoạt động của tế bào miễn dịch và hỗ trợ giảm căng thẳng hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin C thường xuyên giúp cải thiện tâm trạng, giảm tình trạng kích động và cáu kỉnh ở trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn tham gia vào quá trình chống oxy hóa và lọc sạch gốc tự do trong cơ thể.

chế độ dinh dưỡng trẻ tự kỷ
Nên cho trẻ bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để giải tỏa tâm trạng và nâng cao hệ miễn dịch

Cho trẻ tự kỷ bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C còn kích thích cảm giác thèm ăn và tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó, trẻ sẽ ít bị bệnh vặt và có thể phát triển một cách toàn diện. Các loại thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung cho trẻ bao gồm cà chua, cam, ổi, quýt, bông cải xanh, dâu tây, kiwi, dứa,…

– Thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn):

Trẻ bị tự kỷ dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn dạ dày – ruột, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày,… Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ nên có nhóm thực phẩm giàu probiotic. Lợi khuẩn giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Duy trì bổ sung probiotic sẽ giúp kiểm soát đáng kể các vấn đề tiêu hóa và thúc đẩy trẻ tăng cân đều đặn. Gia tăng lượng lợi khuẩn bên trong đường ruột còn giúp nâng cao hệ miễn dịch. Nhờ đó, trẻ sẽ ít mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… Probiotic có trong nhiều loại thực phẩm bao gồm sữa chua, trà kombucha, kim chi, miso nên bố mẹ sẽ dễ dàng bổ sung vào thực đơn ăn uống cho trẻ.

– Một số loại thực phẩm khác:

Bên cạnh những nhóm thực phẩm trên, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ nên bao gồm thêm các loại thực phẩm sau:

  • Hoa quả tươi: Trái cây là nhóm thực phẩm tốt cho trẻ bị tự kỷ. Ngoài chất xơ và vitamin, khoáng chất cần thiết, nitrilosides trong các loại quả còn giúp giải độc cơ thể và giảm căng thẳng thần kinh. Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho trẻ, đặc biệt là bưởi, cam và quýt.
  • Hành tây, tỏi: Trẻ tự kỷ thường sẽ từ chối ăn các loại gia vị có mùi nồng. Do đó, bố mẹ có thể chế biến cùng với các loại thực phẩm có mùi mạnh hơn để lấn át. Hành tây và tỏi rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Hợp chất lưu huỳnh trong nhóm thực phẩm này có tác dụng chống virus, nấm, ký sinh trùng, từ đó hạn chế nguy cơ trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp và đường ruột.
  • Nghệ vàng: Nghệ vàng mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và thúc đẩy tăng nồng độ glutathione nên có thể cải thiện bệnh trạng. Do đó, nên thêm bột nghệ vào một số món ăn và thức uống để giúp trẻ tự kỷ cải thiện sức khỏe.

Ngoài các nhóm thực phẩm nên tập trung bổ sung, bố mẹ cũng cần cân bằng các nhóm chất khác để giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ bị tự kỷ rất nhạy cảm với mùi vị và màu sắc, vì vậy gia đình cần kiên nhẫn giúp trẻ tập ăn các món ăn mới.

2. Trẻ bị tự kỷ nên kiêng ăn gì?

Hầu hết các loại thực phẩm đều ảnh hưởng đến nồng độ chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ. Trong đó, một số nhóm thực phẩm có thể khiến cho bệnh trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Để quản lý bệnh thành công, gia đình nên kiêng cho trẻ tự kỷ ăn một số nhóm thực phẩm sau:

– Hạn chế đường:

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần hạn chế tối đa đường. Khi dùng các loại thức ăn và đồ uống chứa đường, não bộ sẽ sản sinh nhiều dopamin tạo cảm giác vui vẻ, phấn khích. Tuy nhiên, bản thân trẻ bị tự kỷ rất nhạy cảm và dễ tăng động. Khi lượng đường trong máu tăng lên, trẻ có thể phát sinh những hành vi hiếu động quá mức.

chế độ dinh dưỡng trẻ tự kỷ
Nên hạn chế tối đa các món ăn chứa nhiều đường trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

Để giảm thiểu những hành vi bất thường của trẻ, gia đình cần hạn chế tối đa lượng đường trong chế độ ăn. Bên cạnh đó, đường còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và làm nghiêm trọng hội chứng ruột kích thích (chứng bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ tự kỷ).

– Thực phẩm chứa gluten và casein:

Gluten và casein là các loại protein cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người có các vấn đề tiêu hóa nên tránh hai loại protein này. Các chuyên gia khuyên rằng nên loại bỏ gluten (lúa mì, lúa mạch) và casein (sữa) ra khỏi chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ. Bởi hai loại protein này có thể khiến cho các vấn đề tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn – đặc biệt là hội chứng ruột kích thích.

Một số nghiên cứu còn cho thấy, trẻ bị tự kỷ có nguy cơ dị ứng với casein và gluten. Vì vậy, tốt nhất nên loại bỏ nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn uống của trẻ.

– Các món ăn chứa nhiều phụ gia, gia vị:

Bản thân trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với mùi vị, màu sắc và hệ tiêu hóa cũng dễ bị ảnh hưởng hơn so với trẻ khỏe mạnh. Các món ăn chứa nhiều gia vị, phụ gia và phẩm màu có thể khiến cho các vấn đề tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, gia đình nên tự chế biến món ăn, hạn chế dầu mỡ và gia vị để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Một số mẹo giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng ăn uống

Chăm sóc trẻ tự kỷ cần rất nhiều nỗ lực từ gia đình. Khi thay đổi chế độ ăn, trẻ có thể trở nên cáu kỉnh, gắt gỏng và thậm chí là kích động. Lý do là vì trẻ mắc chứng bệnh này không biết cách kiểm soát, điều tiết cảm xúc và rất khó thích nghi với những thay đổi.

chế độ dinh dưỡng trẻ tự kỷ
Nên chế biến món ăn ở dạng mềm, lỏng để giúp trẻ tự kỷ ăn uống ngon miệng hơn

Để giúp trẻ tự kỷ ăn uống dễ dàng hơn, gia đình có thể tham khảo một mẹo sau đây:

  • Trước tiên, cần cho trẻ giải tỏa tâm trạng bằng các trò chơi phù hợp. Khi tâm trạng vui vẻ, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận những thay đổi trong chế độ ăn và có xu hướng ăn uống ngon miệng hơn.
  • Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với mùi vị và màu sắc của món ăn. Trẻ có xu hướng chỉ ăn các món mềm, ít mùi và từ chối dùng các món ăn phải nhai nhiều. Do đó, bố mẹ nên xay nhuyễn các loại thực phẩm mới để trẻ quen dần với mùi vị. Thực hiện cách này thường xuyên sẽ giúp đa dạng các nhóm chất, từ đón hỗ trợ cải thiện sức khỏe và kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe đi kèm.
  • Nên trang trí món ăn đẹp mắt để thu hút trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy, những món ăn được bài trí giống với đồ vật trẻ thích (trò chơi hoặc bất cứ vật dụng nào) sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ. Lúc này trẻ sẽ tò mò muốn thử hương vị của món ăn.
  • Khi ăn uống, không nên cho trẻ vui chơi, xem tivi hay điện thoại. Điều này sẽ khiến trẻ xao nhãng việc ăn uống và trở nên biếng ăn, lười ăn. Nếu trẻ tỏ ra chán ăn, bố mẹ hãy ăn thử trước để giúp trẻ có hứng thú hơn với việc ăn uống.

Không giống với trẻ khỏe mạnh, trẻ bị tự kỷ thường rất biếng ăn do nhạy cảm quá mức với mùi vị và màu sắc. Để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ, gia đình cần phải kiên trì từng ngày. Nếu cần thiết, có thể nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia để được tư vấn và hướng dẫn giải pháp.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tự kỷ. Đây cũng là bước đầu trong kế hoạch điều trị và chăm sóc trẻ. Hy vọng những thông tin hữu ích từ Tạp Chí Tâm Lý Học đã giúp các bậc phụ huynh nắm rõ hơn về vấn đề này.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *