Papyrophobia (hội chứng sợ giấy): Nguyên nhân và cách trị

Papyrophobia là rối loạn tâm lý đặc biệt, đặc trưng với nỗi ám ảnh kỳ lạ, cực đoan với giấy. Nghe có vẻ vô lý nhưng đây thực sự là một rối loạn tâm lý thuộc nhóm rối loạn lo âu ám ảnh cụ thể. Người mắc hội chứng này cần được can thiệp, trị liệu để làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Papyrophobia (hội chứng sợ giấy) là gì?

Papyrophia hay hội chứng sợ giấy là nỗi sợ hãi cực đoan, vô lý và dai dẳng đối với giấy hoặc các đồ vật liên quan đến giấy. Nỗi sợ có thể xuất hiện khi nhìn thấy, chạm vào hoặc ngay cả khi chỉ nghĩ về giấy. Bất kể là loại giấy gì, hình dạng, kích thước hoặc số lượng ra sao cũng đều gây ra nỗi sợ hãi.

Papyrophobia là nỗi sợ hãi vô lý, cực đoan với giấy và các đồ vật liên quan đến giấy
Papyrophobia là nỗi sợ hãi vô lý, cực đoan với giấy và các đồ vật liên quan đến giấy

Từ Papyrophobia bắt nguồn từ “papyro” tiếng Hy Lạp hoặc từ “papyrus” tiếng Ai Cập, nghĩa là giấy và từ “phobia” nghĩa là ám ảnh, sợ hãi trong tiếng Hy Lạp. Theo đó, cả cụm từ này có nghĩa là nỗi ám ảnh sợ hãi với giấy. Được các nhà tâm lý học nhìn nhận như một chứng rối loạn lo âu ám ảnh cụ thể.

Những điều người mắc hội chứng sợ giấy sợ hãi

Sợ giấy là một hội chứng khá hiếm, rất khó để có thể thống kê có bao nhiêu người mắc hội chứng này. Tại Mỹ, cứ 10 người lớn thì có 1 người mắc chứng rối loạn lo âu ám ảnh cụ thể, có nỗi sợ cụ thể với một vấn đề nào đó. Hội chứng sợ giấy cũng là một trong những nỗi sợ hãi cụ thể của nhiều người.

Người mắc chứng sợ giấy có nỗi sợ với bất kỳ điều gì liên quan đến giấy, bao gồm:

  • Nhìn thấy hoặc chạm vào giấy
  • Sợ bất kỳ loại giấy nào bao gồm giấy gói, giấy báo, giấy dán tường
  • Sợ hãi khi cắt giấy
  • Tiếng ai đó vò giấy
  • Tiền giấy hoặc tiền tệ
  • Viết trên giấy
  • Chạm vào hóa đơn hoặc biên lai giấy
  • Những tờ giấy có kích thước đặc biệt lớn…

Mức độ sợ hãi của mỗi người là không giống nhau. Có một số trường hợp hết sức cực đoan, chỉ cần nghĩ đến giấy hoặc nghe tiếng cắt giấy, vò giấy cũng có thể khiến người mắc hội chứng này sợ hãi, hoảng loạn. Đôi khi, mức độ sợ hãi có thể tăng lên tùy thuộc vào kích thước và loại giấy.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Papyrophobia

Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng sợ giấy Papyrophobia. Không có tác nhân cụ thể và không thể tìm được gốc rễ của vấn đề. Tuy nhiên, chứng sợ giấy ở nhiều người có thể liên quan đến các yếu tố tiền đề như nỗi ám ảnh quá khứ, di truyền, tiền sử gia đình hay những nỗi sợ hãi khác.

Nguyên nhân gây ra hội chứng papyrophobia vẫn chưa được xác định
Nguyên nhân gây ra hội chứng papyrophobia vẫn chưa được xác định

Các nguyên nhân gây hội chứng sợ giấy thường gặp là:

  • Hành vi học được: Chứng kiến cha mẹ hoặc người thân đối mặc với chứng sợ hãi, rối loạn lo âu khiến con cái trong gia đình cũng gặp phải nỗi sợ tương tự.
  • Di truyền: Chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể có liên quan mật thiết đến gen di truyền, khiến họ dễ mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hơn người khác.
  • Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ: Nỗi sợ có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Chẳng hạn, khi một đứa trẻ vô tình cắt phải ngón tay mình trên giấy, nó có thể bắt đầu sợ hãi tất cả các loại giấy.
  • Mắc loại ám ảnh khác: Một người có thể mắc nhiều loại ám ảnh sợ hãi. Người mắc hội chứng vi trùng có thể mắc hội chứng sợ giấy vì lo sợ ám ảnh vi trùng bám trên giấy, người mắc hội chứng sợ tiền có thể sợ tiền giấy dẫn đến hội chứng sợ giấy.

Triệu chứng của hội chứng sợ giấy

Người mắc hội chứng Papyrophobia sẽ có cảm giác sợ hãi, căng thẳng, thậm chí hoảng loạn khi tiếp xúc với giấy hoặc bất cứ thứ gì trông giống với giấy, bao gồm cả việc nghĩ đến một tờ giấy. Khi mắc hội chứng Papyrophobia, cá nhân sẽ trải qua sự kích thích mạnh mẽ của hệ thần kinh tự chủ khiến hormone căng thẳng tiết ra nhiều hơn.

Các dấu hiệu, triệu chứng của hội chứng Papyrophobia bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Căng thẳng, sợ hãi, hoảng loạn
  • Tim đập nhanh, thở nhanh, nhịp thở nông
  • Run rẩy
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đồ nhiều mồ hôi
  • Khô miệng
  • Muốn bỏ chạy hoặc la hét, khóc lót
  • Tê liệt thần kinh
  • Không thể nói thành câu hoàn chỉnh

Các triệu chứng của Papyrophobia có thể sẽ khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào mức độ ám ảnh, sợ hãi. Có người căng thẳng, hoảng loạn ngay khi nghĩ về giấy, có người sợ hãi khi tiếp xúc với giấy hoặc các đồ vật có liên quan đến giấy. Các triệu chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống của người mắc hội chứng này.

Ảnh hưởng của hội chứng sợ giấy Papyrophobia

Hội chứng sợ giấy có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế, về mặt thể chất, hội chứng này không được coi là nguy hiểm. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, hội chứng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, gây ra nhiều thách thức trong cuộc sống và công việc.

Hội chứng này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của cá nhân
Hội chứng này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của cá nhân

Các ảnh hưởng của hội chứng Papyrophobia:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra nỗi căng thẳng, sợ hãi tột độ, cực đoan, không hợp lý, tăng nguy cơ trầm cao
  • Làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thể chất như rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày, bệnh tim mạch, huyết áp…
  • Làm gián đoạn cuộc sống bình thường của một người, ảnh hưởng đến việc học tập và công việc
  • Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, khiến họ bị bạn bè, đồng nghiệp, người xung quanh chế giễu, xa lánh, cô lập.
  • Nguy cơ rối loạn sử dụng chất gây nghiện, xuất hiện suy nghĩ hoặc hành vi tự tử.

Papyrophobia ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện nhiệm vụ, công việc cá nhân. Nhất là những vấn đề có liên quan đến giấy tờ, có thể khiến người mắc hội chứng này không thể hoàn thành công việc, có nguy cơ mất việc cao.

Chẩn đoán hội chứng sợ giấy

Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ không công nhận Papyrophobia là một hội chứng riêng biệt. Hội chứng này được các nhà tâm lý học nhìn nhận và đánh giá giống như một rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cụ thể. Vì thế, việc chẩn đoán hội chứng sẽ giống với tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn ám ảnh sợ hãi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:

  • Phải có nỗi ám ảnh, sợ hãi rõ rệt với một tình huống, đối tượng cụ thể nào đó
  • Các triệu chứng kéo dài dai dẳng, ít nhất từ 6 tháng trở lên
  • Đối tượng hoặc tình huống gần như có thể gây căng thẳng, lo sợ ngay khi nghĩ đến
  • Nỗi sợ không phù hợp với tình huống thực tế
  • Cá nhân có xu hướng né tránh, sợ hãi, không muốn tiếp xúc với đối tượng, tình huống
  • Ảnh hưởng đến nghề nghiệp hoặc chức năng xã hội.

Phương pháp điều trị hội chứng Papyrophobia

Người mắc hội chứng Papyrophobia có thể phát hiện sự căng thẳng, sợ hãi bất thường của mình. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng này, cách tốt nhất là bạn nên sớm tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ. Các biện pháp can thiệp, điều trị có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của cá nhân.

Tham vấn tâm lý là điều cần thiết khi bạn có biểu hiện nghi ngờ mắc rối loạn lo âu ám ảnh cụ thể
Tham vấn tâm lý là điều cần thiết khi bạn có biểu hiện nghi ngờ mắc rối loạn lo âu ám ảnh cụ thể

Có thể điều trị Papyrophobia bằng các phương pháp như:

1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều có thể được chỉ định sử dụng để kiểm soát, làm giảm tạm thời các triệu chứng do hội chứng sợ giấy gây ra. Đây là các thuốc hỗ trợ điều trị, không phải thuốc đặc trị, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc phải tuân theo đúng phác đồ, có sự giám sát theo dõi chuyên môn để ngăn ngừa các dụng phụ.

Các thuốc thường dùng là:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc an thần
  • Thuốc chẹn beta

Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ, đôi khi rất nghiêm trọng, một số trường hợp còn làm gia tăng nguy cơ tự tử, cần hết sức cẩn thận.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý được khuyến khích sử dụng và mang đến hiệu quả tốt trong việc điều trị các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu ám ảnh cụ thể. Người nghi ngờ mắc hội chứng papyrophobia cần tìm đến chuyên gia tâm lý để được tham vấn tâm lý và có biện pháp can thiệp, hỗ trợ phù hợp.

Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng:

Hội chứng sợ giấy có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Theo công bố của một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tâm lý học Lâm sàng, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có hiệu quả tích cực trong việc giảm các triệu chứng sợ hãi. Những cá nhân trị liệu bằng liệu pháp này có tỷ lệ tái phát thấp hơn người được điều trị bằng thuốc.

Liệu pháp nhận thức hành vi có hiệu quả tốt trong việc cải thiện hội chứng papyrophobia
Liệu pháp nhận thức hành vi có hiệu quả tốt trong việc cải thiện hội chứng papyrophobia

Có thể chữa khỏi chứng sợ giấy bằng tâm lý trị liệu, đặc biệt là liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp tiếp xúc. Khả năng, nguy cơ tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng, khả năng đáp ứng của cá nhân, năng lực của nhà trị liệu.

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp tiếp xúc được đánh giá cao về hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng sợ hãi. Trong đó, liệu pháp tiếp xúc giúp cá nhân đối mặt với nỗi sợ hãi và giảm dần cảm giác lo lắng, căng thẳng, hoảng loạn.

Biện pháp hỗ trợ khắc phục hội chứng Papyrophobia

Bên cạnh việc tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, trị liệu, bản thân người mắc hội chứng này cũng cần tự giúp đỡ chính mình vượt qua nỗi sợ hãi cá nhân. Bạn có thể thử tự khắc phục nỗi sợ của mình bằng cách:

  • Tìm hiểu kỹ về nỗi sợ của mình, xác định những tình huống cụ thể khiến nỗi sợ giấy tăng lên và nghiêm trọng hơn
  • Khi cảm thấy sợ hãi, lo âu, hãy thử áp dụng kỹ thuật hít sâu. Hít vào từ từ bằng mũi, giữ vài giây rồi thở ra từ từ qua miệng.
  • Tiếp xúc dần hay còn gọi là liệu pháp phơi nhiễm sẽ giúp bạn dần khắc phục nỗi sợ. Có thể bắt đầu với mức độ nhẹ bằng việc nhìn các hình ảnh liên quan đến giấy, sau đó tăng dần mức độ tiếp xúc.
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga để giảm lo âu, căng thẳng.
  • Đặt mục tiêu và phần thưởng cho bản thân khi vượt qua một phần của nỗi sợ hãi.
  • Viết nhật ký cảm xúc về nỗi sợ để theo dõi tiến trình, sự tiến bộ của bản thân và tìm ra kỹ thuật đối phó phù hợp.

Hội chứng sợ giấy (papyrophobia) là một loại tâm lý cần được can thiệp, trị liệu, không nên có thái độ xa lánh, kỳ thị, chế giễu đối với những người mắc phải hội chứng. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng này, cách tốt nhất là chúng ta nên liên hệ bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *