Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

Theo số liệu thống kê, có khoảng 5% dân số thế giới được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Hiện tại, phác đồ điều trị bệnh lý này chủ yếu bao gồm sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý để giảm stress, phiền muộn và gia tăng chất lượng cuộc sống.

Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

Khái niệm rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là một dạng rối loạn lo âu phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số thể giới. GAD là tình trạng lo lắng và phiền muộn quá mức về những vấn đề thường nhật trong đời sống kéo dài ít nhất 6 tháng. Bản thân người bị rối loạn lo âu lan tỏa không thể kiểm soát được nỗi lo mặc dù nhận biết được sự lo lắng vô lý và quá mức.

GAD khởi phát sớm (thường trước tuổi 25) với tỷ lệ cao hơn ở nam giới. Nếu không được điều trị, bệnh rất dễ tiến triển mãn tính với tỷ lệ tái phát trung bình và tỷ lệ hồi phục thấp. Tương tự như các bệnh tâm thần khác, rối loạn lo âu lan tỏa liên quan đến di truyền, sang chấn tâm lý, các bệnh nội khoa và lạm dụng chất gây nghiện.

Chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa

– Lâm sàng:

Rối loạn lo âu lan tỏa được chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-IV-TR:

  • Lo lắng, phiền muộn quá mức về những sự việc và hoạt động trong cuộc sống (tài chính, học tập, công việc,…) trong ít nhất 6 tháng
  • Khó khăn trong việc kiểm soát sự lo lắng
  • Lo lắng kết hợp với 3 triệu chứng trong 6 triệu chứng (người lớn) và 1 trong 6 triệu chứng (trẻ em) sau.

Các triệu chứng có thể đi kèm với tình trạng lo lắng quá mức:

  • Khó tập trung, đầu óc trống rỗng
  • Cơ thể dễ bị mệt
  • Căng thẳng, dễ bực dọc và bồn chồn
  • Căng cơ
  • Kích thích
  • Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, dễ thức giấc, ngủ chập chờn,…)

Trong rối loạn lo âu lan tỏa, sự lo lắng và các triệu chứng cơ thể không gây quá nhiều khó khăn trong các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và các lĩnh vực quan trọng. Đây là đặc điểm khác biệt giữa GAD với trầm cảm và một số bệnh tâm thần khác.

– Cận lâm sàng:

Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Trắc nghiệm tâm lý được thực hiện để chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa
  • Xét nghiệm thường quy (phân tích nước tiểu, CTM)
  • Xét nghiệm sinh hóa (Creantin, đường huyết ECG, SGOT, SGPT, Ure)
  • Trắc nghiệm tâm lý theo thang Hamilton
  • Các xét nghiệm chuyên khoa có thể được thực hiện nhằm loại trừ nguyên nhân thực thể hoặc xác định bệnh lý kết hợp (CT, MRI sọ não, xét nghiệm hormone tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, siêu âm ổ bụng, X quang tim phổi, điện tâm đồ, lưu huyết não, điện não đồ,…)

Nguyên tắc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa được thực hiện nhằm giảm stress và kiểm soát sự lo âu. Bên cạnh điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, cần tổ chức lại lối sống để cân bằng cảm xúc và nâng cao sức khỏe thể chất.

– Chiến lược giảm stress và kiểm soát sự lo âu:

  • Tập đối mặt với các tình huống gây căng thẳng (stress) và lo lắng
  • Giải thích hợp lý về triệu chứng, vấn đề cơ thể do rối loạn lo âu gây ra
  • Thực hiện các hoạt động thể lực
  • Tránh lạm dụng thuốc gây ngủ và rượu bia

– Điều trị triệu chứng:

Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa cần phải thực hiện theo nguyên tắc để hạn chế tối đa tác dụng phụ

Nguyên tắc chọn thuốc:

  • Ưu tiên sử dụng thuốc đơn lẻ (đơn trị liệu). Trong trường hợp không có đáp ứng mới cân nhắc sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp để hạn chế rủi ro, tác dụng phụ và tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Sử dụng thuốc với liều thấp, sau đó tăng liều từ từ cho đến khi đạt được hiệu quả tối đa.
  • Thận trọng và hạn chế lạm dụng nhóm thuốc giải lo âu gây nghiện

Các loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa:

  • Thuốc giải lo âu: Lựa chọn 1 trong 3 loại thuốc Benzodiazepins (Lorazepam, Alprazolam, Bromazepam, Diazepam), thuốc có tác dụng nhanh, Non-benzodiazepins (Zopiclon, Sedanxio, Etifoxtine HCl).
  • Thuốc an thần kinh: Chọn 1 trong 3 loại thuốc Quetiapin, Risperidon, Olanzapin,…
  • Thuốc chống trầm cảm: Lựa chọn 1 trong 3 loại thuốc sau: Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọn serotonin/ SSRI (Escitalopram, Paroxetin, Fluoxetin,…), nhóm chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine/ SNRI (Venlafaxin) và thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Một số loại thuốc khác: Thuốc chẹn beta và thuốc kháng histamine.

Kết hợp sử dụng thuốc với liệu pháp tâm lý để đạt hiệu quả cao.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) cụ thể

Trên thực tế, điều trị rối loạn lo âu lan tỏa sẽ được cá thể hóa tùy theo mức độ đáp ứng của từng bệnh nhân và các bệnh tâm thần kết hợp.

Hiện nay, phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa cho cải thiện rõ rệt nhất là kết hợp điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý.

1. Điều trị dược lý

Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Mục tiêu của việc dùng thuốc là giảm sự lo âu, phiền muộn và cải thiện các triệu chứng cơ thể do GAD gây ra.

Thuốc giải lo âu gây ngủ nhóm Benzodiazepin:

  • Diazepam: 5 – 20 mg/ngày
  • Lorazepam: 2 – 6 mg/ngày
  • Bromazepam: 6-12mg/ ngày
  • Alprazolam: 1 – 4 mg/ngày

Hoặc có thể dùng thuốc giải lo âu nhóm Non-benzodiazepins: Etifoxine HCL, Zopiclon, Sedanxio,…

Thuốc kháng histamine:

  • Hydroxyzin: 10-300 mg/24 giờ

Thuốc chống trầm cảm:

  • Imipramin: 150-300 mg/24 giờ
  • Amitriptylin: 150-300 mg/24 giờ
  • Paroxetin: 20-80 mg/24 giờ
  • Fluvoxamin: 50-300 mg/24 giờ
  • Fluoxetin: 10-80 mg/24 giờ
  • Citalopram: 20 mg-60 mg/24 giờ
  • Venlafaxin: 37,5 – 375 mg/24 giờ
  • Mirtazapin: 15-60 mg/24 giờ
  • Escitalopram: 10-20mg/24 giờ
  • Sertralin: 50 – 200 mg/24 giờ

Các loại thuốc phối hợp:

  • Các loại thuốc tăng cường nhận thức
  • Thuốc hỗ trợ chức năng gan
  • Các loại thuốc, viên uống nuôi dưỡng tế bào thần kinh: Piracetam, Choline Alfoscerate,, Vinpocetin, Nicergoline, Ginkgo Biloba,…
  • Thuốc ức chế beta (Propranolol): Dùng 10mg/ 2 lần/ 24 giờ và liều tối đa 80 – 160mg/ 24 giờ

Song song với điều trị dược lý, cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp:

  • Xây dựng chế độ ăn dễ tiêu hóa với nhiều chất xơ, thức ăn mềm, lỏng,…
  • Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất – đặc biệt là vitamin nhóm B, C và magie
  • Uống đủ nước
  • Hạn chế các chất kích thích (cà phê, bia rượu,…)

Trường hợp nặng có thể phải nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý có vai trò quan trọng trong kiểm soát sự lo âu và điều chỉnh nhận thức của người bệnh về mức độ đáng lo ngại của sự việc. Các kỹ thuật trị liệu tâm lý được áp dụng trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:

Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Trị liệu tâm lý được áp dụng song song với điều trị dược lý
  • Liệu pháp giải thích hợp lý
  • Liệu pháp gia đình
  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Liệu pháp thư giãn luyện tập
  • Kết hợp với hoạt động trị liệu và vận động trị liệu

3. Thời gian điều trị

Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa thường kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm. Khi các triệu chứng đã ổn định, cần duy trì thêm 6 tháng để tránh tình trạng tái phát. Một số trường hợp có nguy cơ tái phát cao buộc phải điều trị kéo dài hơn hoặc thậm chí là điều trị liên tục trong nhiều năm.

Tiện lượng và biến chứng

Nếu được thăm khám sớm, rối loạn lo âu lan tỏa thường có đáp ứng tốt và ổn định sau một thời gian ngắn điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể kéo dài và tái phát thường xuyên.

Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của GAD:

  • Tỷ lệ tái phát cao hơn ở những trường hợp rối loạn lo âu lan tỏa liên quan đến stress và nhân cách lo âu (người có tâm lý hay lo lắng, phiền muộn và nhìn mọi việc một cách bi quan, thiếu hy vọng)
  • Phát hiện muộn dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị. Những trường hợp này rất có nguy cơ hình thành suy nghĩ và hành vi tự sát
  • Rối loạn lo âu lan tỏa có thể trầm trọng hơn và tái phát thường xuyên do lạm dụng thuốc giải lo âu

Phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa

Các biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa:

  • Rèn luyện nhân cách
  • Kiểm soát stress
  • Phổ biến kiến thức để gia tăng sự hiểu biết về nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trên đây là thông tin về phác đồ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Hiện tại, điều trị bệnh chủ yếu là sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý. Mặc dù điều trị không hẳn lúc nào cũng mang lại kết quả tốt nhưng các biện pháp này có thể giảm bớt sự lo lắng, phiền muộn và hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *