Phỏng vấn tạo động lực là gì? Ứng dụng trong trị liệu tâm lý

4.7/5 - (43 bình chọn)

Việc thay đổi những suy nghĩ và hành vi không tốt cho sức khỏe, thứ đã tồn tại rất lâu cùng với người bệnh là điều không hề dễ dàng. Đây là một thách thức với những chuyên gia tâm lý mỗi khi điều trị cho khách hàng. Chính vì thế, phỏng vấn tạo động lực ra đời, và phương pháp này có tiềm năng giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ và hành vi theo hướng tích cực hơn.

Phỏng vấn tạo động lực là gì?

Phỏng vấn tạo động lực (Motivational Interviewing – MI) là phương pháp trị liệu dài lâu, giúp khách hàng thay đổi tư duy và hành vi theo hướng tích cực. Phương pháp này bao gồm những chuỗi hội thoại nối tiếp nhau, giúp người bệnh cảm nhận được sự đồng hành của nhà trị liệu, chứ không phải một phải một buổi “phỏng vấn” khai thác thông tin.

phỏng vấn tạo động lực
Phỏng vấn tạo động lực là một trong những hình thức điều trị t6am lý đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới.

Phương pháp này giúp người bệnh tìm được động lực cần thiết để vượt qua khó khăn, hạn chế stress, trầm cảm, thay đổi hành vi và giải quyết những ám ảnh của bản thân. Quá trình này đòi hỏi sự hợp tác từ cả hai phía: nhà trị liệu và khách hàng. Phỏng vấn tạo động lực lấy khách hàng làm trung tâm, giúp khách hàng tự tìm thấy động lực để cố gắng.

Phương pháp này được giới thiệu lần đầu tiên bởi nhà tâm lý học William R. Miller vào năm 1983. Sau đó, Miller cùng nhà tâm lý học Stephen Rollnick đã cùng nhau hoàn thiện MI. MI tạo ra bầu không khí chia sẻ và đồng cảm của nhà trị liệu và khách hàng, từ đó khơi gợi động lực, và tăng cam kết của khách hàng trong việc thay đổi một suy nghĩ hoặc hành vi cụ thể.

Phòng vấn tạo động lực đặc biệt chú ý đến thái độ và cách tương tác của nhà trị liệu với khách hàng. Mối quan hệ được xây dựng trong tình huống này là mối quan hệ bình đẳng. Nhà trị liệu không đứng ở một vị trí “cao” hơn, không khuyên bảo, chỉ dạy, đối đầu hay áp đặt khách hàng trong quá trình điều trị.

Người trị liệu nên đặt những câu hỏi để khách hàng nói ra những khúc mắc, những khó khăn bản thân đang gặp phải. Sau đó hướng dẫn họ đưa ra giải pháp, tin tưởng và có động lực thực hiện giải pháp đưa ra. Điều này chì có thể thực hiện khi nhà trị liệu có thể tạo cảm giá sát cánh cùng khách hàng.

Phỏng vấn tạo động lực không mang tính chất áp đặt, bởi vì càng khuyên nhủ và áp đặt, khách hàng sẽ có tâm lý phản kháng và không muốn tiếp tục điều trị. Nhà trị liệu cần giúp khách hàng không cảm thấy phản cảm, thấu hiểu những vấn đề khách hàng gặp phải, lắng nghr một cách đồng cảm, và giúp khách hàng tự tìm kiếm giải pháp.

Những tình huống có thể áp dụng phỏng vấn tạo động lực

Theo nhiều kết quả tổng hợp, phỏng vấn tạo động lực có hiệu quả trong việc điều trị các chứng nghiện (bia rượu, thuốc lá, ma túy,…), tiểu đường, bệnh tim mạch, giảm cân, báo phì, và một số vấn đề sức khỏe ở trẻ em. Người bệnh sẽ có động lực thay đổi những hành vi không tốt cho sức khỏe bằng những lựa chọn lành mạnh hơn.

Phương pháp MI lấy bệnh nhân làm trung tâm, lắng nghe, chia sẻ và giúp khách hàng giải quyết vấn đề theo cách họ đưa ra. Như vậy, bệnh nhân sẽ có nhiều động lực hơn để hoàn thành mục tiêu và kiên trì với phương pháp. Phỏng vấn tạo động lực có thể áp dụng trong nhiều trường hợp và ít gây ra sự phản kháng hơn.

Một số tình huống có thể áp dụng phương pháp MI bao gồm:

  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện: Phỏng vấn tạo động lực giúp giảm tỉ lệ sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện ở thanh thiếu niên. Phương pháp này tạo động lực giúp các bạn trẻ cai rượu, cai thuốc lá, tuân thủ quy trình cai nghiện và tránh tái phát hành vi thông qua việc thay đổi suy nghĩ, có mục tiêu để cố gắng, tránh stress và căng  thẳng.
  • Cải thiện các hành vi tình dục lệch lạc
  • Cải thiện vấn đề ăn uống: Cải thiện thói quen ăn uống cho những người có nguy cơ béo phì hoặc đang béo phì, giúp họ ăn uống khoa học và giảm cân một cách hiệu quả hơn. Tạo động lực và mục tiêu giảm béo giúp người muốn giảm cân có thể giảm cân theo chiều hướng tích cực, không áp dụng những phương pháp phản khoa học và gây hại cho cơ thể.
phỏng vấn tạo động lực là gì
Phương pháp MI có thể giúp hạn chế tình trạng béo phì do ăn quá quá đà, hoặc ngăn chặn viêc giảm cân không khoa học.
  • Quá trình điều trị ung thư: Những người mắc ung thư thường rơi vào cảm giác lo lắng, stress và trầm cảm khi nghĩ đến tình trạng sức khỏe của bản thân, vì ung thư đang là một trong những căn bệnh nan y của thời đại. Họ thường mất hết ý chí và không có động lực để cố gắng điều trị. Lúc này phỏng vấn tạo động lực có thể là giải pháp tốt nhất giúp họ lấy lại niềm tin, có mục tiêu cố gắng để vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.
  • Điều trị bệnh tiểu đường
  • Một số vấn đề sức khỏe ở trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, MI có tác dụng tốt với những cá nhân không có tự tin, còn lưỡng lự trong việc lựa chọn lấy hay bỏ. Họ chưa xác định được bản thân có thể, và có muốn thay đổi hay không, và sự thay đổi có đạt được hiệu quả rõ ràng hay không. Phương pháp này cũng phù hợp với những người đang có cảm giác tức giận hay thù hận.

Họ có thể chưa sẵn sàng thay đổi ngay lập tức. Nhưng phỏng vấn tạo động lực có thể giúp đả thông tư tưởng, vượt qua những cảm xúc tiêu cực, giúp người bệnh nhìn rõ những vấn đề bản thân gặp phải, và có mục tiêu thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Muốn vậy, nhà trị liệu phải nằm được một số vấn để cốt lõi của phương pháp này.

Một số yếu tố quan trọng của phỏng vấn tạo động lực

Có ba thành phần quan trọng cần chú ý của việc tạo động lực đó là: sự thay đổi có quan trọng với bệnh nhân hay không, bệnh nhân có tự tin mình sẽ thay đổi không, và sự thay đổi có phải là ưu tiên hàng đầu hiện nay hay không. Nắm được những yếu tố này, ta có thể thực hiện MI mộ cách thuận lợi hơn.

1. Tinh thần của phỏng vấn tạo động lực

Như đã nói ở trên, phòng vấn tạo động lực quan tâm đến việc khơi gợi nguyên nhân của hành vi, lý do thay đổi, và giúp bệnh nhân tự đánh giá tình trạng nhằm tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Muốn vậy, nhà trị liệu và khách hàng cần phải tuân thủ một số quy tắc sau trong quá trình trị liệu:

  • Đôi bên cùng hợp tác: mối quan hệ giữa nhà trị liệu và khách hàng là mối quan hệ đối tác bình đẳng, cùng nhau trao đổi và đưa ra quyết định phù hợp nhất. Nhà trị liệu tôn trọng và chấp nhận cảm nhận riêng, cũng như quyết định của khách hàng về bản thân họ. Điều này trái ngược với mối quan hệ đối đầu, khi người trị liệu đứng ở một vị thế cao hơn, đánh giá suy nghĩ và nhận định của khách hàng là sai lầm, ép buộc họ thay đổi, và tuân theo phương pháp do nhà trị liệu đặt ra.
  • Gợi ý cho khách hàng: nhà trị liệu thúc đẩy khách hàng nhìn nhận hành vi của bản thân , tự kích hoạt động lực thay đổi bằng cách giúp họ tự đưa ra những phương hướng thay đổi phù hợp.  Nhà trị liệu cần tạo được niềm tin cho người đối diện, giúp họ tự tìm ra cách gải quyết vấn đề. Không nên áp đặt và buộc bệnh nhân làm theo những bước cứng nhắc có sẵn.
  • Tôn trọng quyền tự chủ: nhà trị liệu sẽ tư vấn, gợi ý và giúp khách hàng suy nghĩ thông suốt, tìm ra động lực cho hành động, nhưng sẽ tôn trọng sự tự do của đối phương. tôn trọng việc họ có thực hiện hay không. Nhà trị liệu không ép buộc vì điều đó thường mang đến tác dụng ngược.
yếu tố của phòng vấn tạo động lực
Đôi bên cần tôn trọng lẫn nhau trong quá trình điều trị, đồng nghĩa với việc ý kiến và góc nhìn của nhà trị liệu lẫn bệnh nhân đều quan trọng như nhau.

Ví dụ, chúng ta áp dụng phỏng vấn tạo động lực cho một người nghiện rượu. Hãy khơi gợi suy nghĩ và lý do nên thay đổi hành vi này ở bệnh nhân, dựa trên những lợi ích và vấn đề riêng của họ. Phương pháp này có hiệu quả hơn nhiều so với việc trực tiếp tư vấn lý do anh ta nên bỏ rượu.

Việc tự khơi gợi những ảnh hưởng nghiêm trọng của nghiện rượu như sức khỏe bị ảnh hưởng, không thể đáp ứng tiến độ công việc, có khả năng vuột mất nhiều cơ hội tốt, không thể trở thành người chồng, người cha mẫu mực,… sẽ giúp người bệnh nhận ra tình trạng hiện tại, và có ý chí thay đổi.

Sau đó đôi bên sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề nghiện rượu bằng cách liên kết động lực thay đổi hành vi không lành mạnh, với những điều người bệnh quan tâm. Ví dụ, tiếp tục uống rượu sẽ khiến tình trạng sức khỏe tệ hơn, có nguy cơ mất việc vì không đáp ứng năng suất, hoặc mối quan hệ với gia đình bị rạn nứt.

Khi bệnh nhân đã có cái nhìn tích cực và đưa ra phương án thay đổi, người trị liệu sẽ nhấn mạnh rằng, hiệu quả của việc điều trị tùy vào việc bệnh nhân có muốn thay đổi hay không. Bác sĩ vẫn đồng hành cùng người bệnh trong quá trình điều trị, giúp họ tự tin và tin tưởng hơn vào quyết định thay đổi của bản thân, nhưng sẽ không can thiệp quyết định cuối cùng của người bệnh.

2. Cách xây dựng động lực

Đầu tiên, người trị liệu nên đưa ra những hỏi mở cho bệnh nhân, lắng nghe phản hồi để tìm hiểu những mục tiêu, quan điểm của người bệnh về vấn đề. Từ những gợi ý có được trong quá trình đặt câu hỏi-lắng nghe-đặt câu hỏi, người trị liệu biết được rằng mình nên làm gì để khơi gợi động lực cho người bệnh.

Sau đó, hãy khẳng định và nói về những điểm mạnh, những nỗ lực, những thành công của người bệnh trong qua khứ để giúp họ nhìn thấy hy vọng, và tin tưởng hơn vào bản thân. Điều này cũng giúp xây dựng mối quan hệ  gắn kết hơn giữa đôi bên, giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong quá trình phỏng vấn tạo động lực.

Trong quá trình tư vấn, bác sĩ lắng nghe những điều bệnh nhân chia sẻ, sau đó lặp lại để khẳng định thông tin mình nghe được, và đưa ra những phỏng đoán sâu hơn để tìm hiểu rõ về thông tin bệnh nhân muốn truyền tải. Hành động này lặp đi lặp lại trong buổi trị liệu sẽ giúp nhà trị liệu có nhiều góc nhìn hơn về tình trạng của người bệnh.

Điều này thúc đẩy việc khám phá suy nghĩ và nội tâm bệnh nhân một cách hoàn chỉnh hơn, giúp tìm kiếm động lực mạnh mẽ hơn cho mục đích, và củng cố niềm tin cho người bệnh vào bản thân. Nhà trị liệu sẽ khuyến khích người bệnh thay đổi, bằng cách chỉ ra những vấn đề mâu thuẫn giữa tình trạng hiện tại và mong muốn của họ trong tương lai.

phương pháp MI
Bệnh nhân được khuyến khích bày tỏ những vấn đề và khúc mắc của bản thân trong quá trình điều trị để cùng nhau tìm ra giải pháp.

Cuối cùng, quá trình trao đổi thực hiện với tinh thần tôn trọng của đôi bên. Cả bác sĩ và người tham gia trị liệu đều nêu lên ý kiến, tương tác lẫn nhau. Trong đó ý kiến của người bệnh được xem xét, và quyết định cuối cùng về động lực cũng như phương hướng cải thiện đều nằm trong tay bệnh nhân.

3. Nguyên tắc hướng dẫn

Phỏng vấn tạo động lực là phương pháp can thiệp cần nhiều thời gian và công sức, tùy thuộc vào khả năng liên kết giữa bác sĩ và người bệnh. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 4 nguyên tắc hướng dẫn trong quá trình phỏng vấn tạo động lực nhằm đơn giản hóa việc thực hiện phương pháp này.

  • Chống lại phản xạ đúng: Phản xạ đúng mô tả việc các nhà trị liệu có xu hướng tự vạch ra kế hoạch cho người bệnh, nhằm hướng họ đến hành vi tích cực và có ích cho sức khỏe, mà không chú ý đến suy nghĩ và cảm giác của người bệnh. Điều này có thể gây ra phản ứng ngược khi người bệnh cảm thấy bản thân bị áp đặt. Sự mâu thuẫn trong lòng người bệnh không được cởi bở, khiến họ từ chối thực hiện theo yêu cầu. Phỏng vấn tạo động lực sẽ loại bỏ phản ứng này, vì phương pháp điều trị này không mang tính áp đặt.
  • Hiểu rõ động cơ: Chỉ khi người bệnh tự tìm ra lý do để cải thiện tình trạng của bản thân, họ mới có động lực phấn đấu và thay đổi hành vi. Nếu không, mọi lời khuyên từ bác sĩ đều vô hiệu. Quá trình đối thoại có thể khơi gợi những vấn đề tiềm ẩn, những khúc mắc mà bệnh nhân gặp phải. Từ đó, bác sĩ hiểu rõ hơn về động cơ thúc đầy người bệnh thay đổi.
  • Đồng cảm khi lắng nghe: Trong quá trình trị liệu, đôi bên đều có quyền nghe và nói ngang nhau, không nên nghiêng hẳn về phía bên nào. Việc lắng nghe và tôn trọng đối phương giúp cả hai nhìn nhận ưu nhược điểm của vấn đề, để cùng đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
  • Tôn trọng ý kiến của người bệnh: Tôn trọng ý kiến của người bệnh là để họ tự khám phá động lực, tự đưa ra giải pháp cho những vấn để trước mắt dựa trên kinh nghiệm quá khứ. Sự tôn trọng và hợp tác giữa đôi bên là động lực mạnh mẽ cho người bệnh tiếp nhận và kiên trì trị liệu. Họ đươc tiếp thêm sức mạnh khi chính bản thân và người trị liệu đều tin tưởng rằng, họ có thể thay đổi.

Áp dụng đúng những nguyên tắc này sẽ giúp quá trình trị liệu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Phỏng vấn tạo động lực thạt sự mang đến những tác dụng tốt trong cải thiện và loại bỏ các chứng nghiện, cũng như giúp người mắc bệnh tiểu đường hay ung thư có cái nhìn lạc quan hơn trong quá trình điều trị bệnh

Hiệu quả của phỏng vấn tạo động lực

Phỏng vấn tạo động lực thật sự đã mở ra nhiều hướng điều trị hơn cho các chứng nghiện thuốc lá, rượu bia, giảm cân, bệnh nhân điều trị ung thư, và hàng loạt vấn đề sức khỏe tinh thần khác. MI đã được chứng mình là giúp giảm hơn 2/3 trường hợp thanh thiếu niên dùng chất kích thích, trên tổng số 39 đối tượng được nghiên cứu.

hiệu quả của phỏng vấn tạo động lực
Phòng vấn tạo động lực được chứng minh có tác dụng tốt nhất trong việc giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng nghiện.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý là phương pháp này không hiệu quả cho mọi trường hợp. Phòng vấn tạo động lực đã giúp nhiều người thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi là sự thật, nhưng nó chỉ có tác dụng trong những tình huống nhất định. Đó là những người đã có ý định thay đổi.

Những đối tượng đang phân vân về lựa chọn của bản thân, chưa có niềm tin về việc thay đổi và những lợi ích đạt được khi thay đổi, hoặc đang trong quá trình cố gắng sẽ phù hợp với phương pháp này. Còn với những người chưa sẵn sàng cho việc thay đổi, hoặc không có ý định thay đổi, phương pháp này là vô hiệu.

Hiệu quả của phương pháp MI đã được kiểm chứng trên nhiều trường hợp, và mang đến những tác dụng tích cực cho bệnh nhân. Phỏng vấn tạo động lực được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau, tại nhều quốc gia, và có thể kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác giúp:

  • Bệnh nhân nhận thức đúng đắn về tình trạng của bản thân
  • Xây dựng sự tự tin, giúp người bệnh tin rằng tự bản thân họ có thể giải quyết vấn đề
  • Người bệnh chịu trách nhiệm về quyết định của bản thân trong quá trình điều trị
  • Hạn chế cơ hội tái phát trong tương lai
  • Có thể kết hợp với nhiều phương pháp điều trị tâm lý khác giúp nâng cao hiệu quả.
  • Tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất
  • Giúp hạn chế tình trạng nghiện cờ bạc, thuốc lá, bia rượu, chất kích thích,…
  • Những hành vi thay đổi có thể quan sát được giúp người bệnh và nhà trị liệu thay đổi tình hình, nhận phản hồi và điều chỉnh phương pháp phù hợp với tình hình.

Gia đình và bạn bè có thể khuyên người bệnh tìm đến các chuyên gia tâm lý để tiếp nhận phương pháp trị liệu này nếu họ có ý định thay đổi bản thân. Hãy tìm những chuyên gia có bằng cấp, uy tín, và được đào tạo chính quy về phương pháp phỏng vấn tạo động lực để có được hiệu quả trị liệu tốt nhất.

Trong buổi đầu tiên, người bệnh sẽ được làm quen với nhà trị liệu và thực hiện một số đánh giá lâm sàng. Những buổi điều trị sau, bạn sẽ trao đổi nhiều hơn về những vấn đề của bản thân, những động lực và mục tiêu trong cuộc sống. Từ đó nhà trị lir65u có thể đào sâu hơn và tìm ra cách giúp bạn giải quyết khó khăn.

phỏng vấn tạo động lực
Lựa chọn những trung tâm tư vấn tâm lý uy tín, có các nhà trị liệu được đào tạo về phương pháp phỏng vấn tạo động lực một cách bài bản.

Phỏng vấn tạo động lực giúp người bệnh đối mặt với vấn đề, củng cố tinh thần và động lực vượt qua khó khăn, cũng như ngăn chặn tình trạng tái nghiện. Áp dụng phương pháp này đúng cách mang đến nhiều lợi ich cho người bệnh, giúp họ tự tin và thay đổi theo hướng tích cực hơn. Hy vọng thông qua bài viết, mọi người đã hiểu thêm về phương pháp trị liệu này.

Có lẽ bạn quan tâm:

4.7/5 - (43 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *