Mất động lực làm việc nên làm gì để vượt qua sự chán nản?

Cuộc sống không vận hành theo cách bạn muốn và công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thành công. Đôi lúc bạn cũng sẽ cảm thấy không hài lòng, cảm giác chán chường, mệt mỏi và mất động lực làm việc. Đây là một tâm lý thường gặp nhưng cần phải điều chỉnh và khắc phục nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và cả con đường sự nghiệp trong tương lai. 

Mất động lực làm việc
Mất động lực làm việc là trạng thái chán nản, mệt mỏi, không còn hứng thú trong công việc.

Lý do khiến bạn mất động lực làm việc

Khi bắt đầu làm bất cứ việc gì đó, điều đầu tiên bạn cần có đó chính là động lực. Động lực được xem như tâm điểm của năng suất, của sự hiệu quả và mang đến cho bạn nhiều cảm xúc tích cực khi thực hiện các công việc mà mình yêu thích. Động lực luôn thúc giục chúng ta phải hành động, thay đổi và phát triển.

Chính vì thế, khi mất động lực làm việc bạn dường như rơi vào trạng thái đóng băng, không thể cử động, không thể làm được bất kì việc gì. Trong thực tế thì việc mất động lực trong công việc cũng là một trạng thái tâm lý bình thường mà nhiều người gặp phải. Cho dù bạn đang làm một công việc mà mình cực kì yêu thích và đã gắn bó với nó trong thời gian dài thì cũng sẽ có lúc bạn rơi vào trạng thái mất động lực, không còn nhiều hứng thú dành cho sự lựa chọn của mình.

Dựa theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Forbes cho biết, có khoảng 48% người trên thế giới không yêu thích công việc hiện tại của họ. Đặc biệt, riêng tại nước Mỹ đã có gần 80% số nhân viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và mất dần động lực làm việc bởi nhiều lý do khác nhau.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Để có thể khắc phục và vượt qua tốt giai đoạn chán nản, mệt mỏi này, trước tiên bạn cần xác định cụ thể nguyên nhân khiến bản thân bị mất động lực làm việc. Sau đây là một số lý do thường gặp:

1. Do văn hóa công ty không phù hợp

Văn hóa công ty là một khái niệm khá trừu tượng, thường được hiểu là giá trị, lối sống được hình thành trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, công ty, phòng ban. Nó thể hiện quan niệm, truyền thống, thói quen, cách sinh hoạt, nếp sống, hành vi của các thành viên có trong môi trường làm việc đó và là mục đích chung để mọi người hướng đến.

Bất kì công ty, nơi làm việc nào cũng có sự đặc trưng về văn hóa, nó thường được ngầm hiểu và ăn sâu vào trong bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn hóa lại là một trong các yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đối với thái độ và động lực làm việc của nhân viên. Nó chính là yếu tố chủ chốt để thu hút nhân lực, giữ chân các nhân tài và tạo động lực để họ có thể phấn đấu làm việc, gắn bó lâu dài.

Một môi trường làm việc lành mạnh, phù hợp sẽ giúp mang lại hiệu suất lao động cao, gia tăng sức sáng tạo, nhiều ý tưởng mới. Ngược lại, nếu văn hóa công ty quá gò bó, độc hại thì sẽ làm suy giảm về động lực, hứng thú làm việc của nhân viên. Khi không phù hợp với văn hóa, hướng phát triển của công ty thì tất nhiên bạn sẽ không thể nào cống hiến hết mình cho công việc đó, không muốn gắn bó lâu dài với nơi đây.

2. Không có cơ hội phát triển

Trong thực tế chẳng ai có động lực để làm việc khi nhận thấy không có cơ hội để phát triển. Không ai có thể kiên trì để “dậm chân tại chỗ”. Một công việc không tăng lương, không có lộ trình thăng tiến, không có điều kiện để phát triển kỹ năng, không được trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm thì sẽ khiến cho nhiều người dần mất đi động lực để làm việc, cống hiến.

Mất động lực làm việc
Môi trường làm việc không có cơ hội thăng tiến khiến nhiều người cảm thấy nhàm chán.

Sau một thời gian đã làm việc hết mình, đóng góp nhiều công sức cho công việc nhưng con đường thăng tiến và phát triển như bằng 0 hoặc thậm chí là không được công nhận thì bạn sẽ không thể tránh khỏi sự chán nản, mệt mỏi. Lâu dần bạn sẽ không còn nhiều động lực để cố gắng hết mình cho công việc hiện tại, không muốn làm bất cứ điều gì bởi có nỗ lực đến đâu cũng không có kết quả.

3. Bị mất quyền tự quyết

Để có thể phát triển tốt tiềm lực bên trong thì chúng ta cần phải có quyền tự do nhất định trong các lựa chọn và quyết định của mình. Trong công việc cũng thế, bạn phải rèn luyện tính tự quyết và bản thân phải là người tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình thì mới có thể gia tăng động lực, cố gắng đạt được mục tiêu mà bản thân đưa ra.

Theo chia sẻ của một số nhà nghiên cứu thì não bộ của chúng ta là một trung tâm thần kinh nắm giữ chức năng đưa ra quyết định và nó luôn cần được rèn giũa. Đặc biệt hơn, khi đã có thể tự đưa ra những quyết định của mình sẽ giúp bạn xua tan được những cơn buồn phiền, cung cấp nguồn năng lượng và động lực tích cực để hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra.

Nhất là những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, óc tưởng tượng cao thì luôn cần có sự tự do đưa ra quyết định mới có thể gia tăng năng suất làm việc. Việc bạn sở hữu được bao nhiêu quyền tự quyết trong công việc cũng chính là thước đo về động lực mà bạn đang có. Do đó, nếu đang phải làm việc trong một lĩnh vực mà hầu hết mọi công việc phải tuân thủ theo nguyên tắc, bản thân không có quyền được đưa ra ý kiến hay thử nghiệm những điều mà mình sáng tạo ra thì lâu dần bạn cũng sẽ không còn nhiều động lực cho nó.

4. Mâu thuẫn, bất đồng với đồng nghiệp, cấp trên

Đồng nghiệp cũng là một trong các yếu tố có thể tác động lớn đối với động lực làm việc của bạn. Nếu bạn phải sinh hoạt và làm việc trong một môi trường có những đồng nghiệp không thân thiện, không hòa hợp thì tất nhiên bạn sẽ không còn sự hứng thú và vui thích để tiếp tục công việc hiện tại.

Mặc dù rằng công việc là của riêng bản thân mỗi người nhưng bạn hoàn toàn không thể không giao tiếp trong môi trường làm việc. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn cứ lủi thủi đến công ty, làm việc 8 tiếng và lặng lẽ ra về, không trò chuyện, không chia sẻ với bất kì ai thì liệu mỗi sáng thức dậy bạn có đủ động lực để tiếp tục đi làm.

Mất động lực làm việc
Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên khiến nhiều người không còn động lực đi làm

Hoặc tình trạng mất động lực làm việc cũng có thể xuất phát từ những mâu thuẫn, căng thẳng giữa nhân viên và sếp. Cấp trên thường xuyên la mắng, khiển trách hoặc không công nhận kết quả và sự nỗ lực của nhân viên cũng có thể khiến cho nhân viên dần mất đi động lực, không còn hăng say và hứng thú đối với công việc của mình.

5. Bạn thấy mình bị đánh giá thấp

Thật khó để có thể nhiệt huyết hết mình để cống hiến khi những sự nỗ lực, cố gắng không được công nhân hoặc thậm chí là bị đánh giá thấp. Khi chúng ta bắt đầu một công việc nào đó, dù nhỏ nhoi hay to lớn thì đều có mong muốn được mọi người chú ý, ghi nhận hoặc đơn giản là những lời khen để động viên tinh thần. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý lại quên đi điều này, họ quên đi những câu nói khuyến khích, những sự công nhận đối với nhân viên của mình.

Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân thường gặp khiến nhiều nhân viên cảm thấy mất động lực làm việc. Khi bạn đang rất hào hứng và cố gắng để hoàn thành công việc của mình nhưng thứ nhận lại là sự thờ ơ, vô tâm hoặc có thể là những sự phủ nhận, đánh giá tiêu cực sẽ khiến bạn không còn hứng thú để làm việc, không còn thì chắc hẳn bạn sẽ không còn động lực để tiếp tục, không còn nhiệt huyết với công việc đó.

6. Chưa có mục tiêu rõ ràng

Để thể gắn bó và nỗ lực cho công việc trong nhiều năm liền thì bạn cần phải có mục tiêu và định hướng rõ ràng cho bản thân mình. Việc không xác định cụ cụ thể những gì mình mong muốn sẽ khiến cho bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết nên làm những gì và sẽ không có nhiều động lực để cố gắng làm việc.

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ vẽ ra cho bạn con đường đúng đắn và phù hợp nhất để có thể phấn đấu, nỗ lực từng ngày. Làm việc không có mục tiêu cũng giống như việc bước đi vô định, không rõ điểm đến, không biết cần phải đi theo hướng nào. Lâu dần bạn sẽ không còn động lực, không còn hứng thú với công việc của mình, cảm thấy mọi thứ điều nhàm chán và vô vị.

7. Công việc không đúng với sở thích

Đây có lẽ là một trong các lý do lớn nhất khiến cho nhiều người bị mất động lực làm việc. Trong thực tế ngày nay, có rất nhiều các trường hợp vì cơm áo gạo tiền, vì để kiếm sống nên chấp nhận lựa chọn một công việc ổn định, việc làm đảm bảo kinh tế để chăm sóc cho gia đình. Không ít những nam thanh, nữ tú quyết định từ bỏ ước mơ, sở thích để trở thành một nhân viên văn phòng với mức thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, làm việc về lĩnh vực mà mình không yêu thích đôi khi sẽ đem lại sự nhàm chán và tẻ nhạt khiến bạn dễ mất động lực, nản lòng. Bạn sẽ khó có thể cảm nhận được những giá trị mà mình mang lại cho cuộc sống, không thể cống hiến hết mình cho công việc và tận hưởng những sự hạnh phúc, niềm hứng khởi khi làm việc.

Cách để vượt qua sự chán nản khi mất động lực  làm việc

Mất động lực làm việc là một trong những vấn đề thường gặp ở nhiều người. Ngay cả những người đã từng rất yêu thích công việc đó nhưng đôi khi cũng cảm thấy mệt mỏi, chán chường vì hàng tá những lý do khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải biết cách cân bằng và vượt qua những sự chán nản, suy sụp của bản thân để tiếp tục phấn đấu nhiều hơn trong con đường sự nghiệp sắp đến.

Mất động lực đồng nghĩa với việc bị mất đi sự nỗ lực, tự tin và tiềm năng để chinh phục những mục tiêu, những đỉnh cao mới. Đặc biệt, giới trẻ lại là đối tượng rất dễ bị mất động lực trong xã hội hiện nay. Đôi lúc cả ngày chẳng biết làm gì, dành thời gian hàng giờ đồng hồ chỉ để lướt điện thoại, cày phim, tán gẫu, ngủ nướng, không màn đến công việc.

Đôi khi đây chỉ là những trạng thái tâm lý tạm thời, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tốt hoặc nó cũng sẽ nhanh chóng được biến mất. Tuy nhiên, đừng để nó biến thành một thói quen, một tuần đi làm 6 ngày đã mất động lực hết 5 ngày đây có lẽ là một hồi chuông báo động và bạn cần phải nhanh chóng thay đổi, vực dậy tinh thần làm việc của mình.

Nếu đang cảm thấy chán nản, dần mất đi động lực để làm việc, cống hiến hết mình cho công việc thì bạn hãy thử ngay các cách sau đây:

1. Xác định rõ lý do khiến bạn mất động lực

Điều đầu tiên bạn cần làm để có thể lấy lại sự hứng thú trong công việc đó chính là xác định cụ thể về nguyên nhân khiến bạn trở nên chán nản, mệt mỏi. Hãy suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra, ngẫm nghĩ về thái độ, cảm xúc của bản thân và tìm ra lý do khiến bạn dần cảm thấy mệt mỏi trong công việc.

Hãy thử trả lời cho các câu hỏi”

  • Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại?
  • Bạn có cảm thấy hứng thú với những việc mình đang làm?
  • Bạn có bất đồng hay mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên?
  • Bạn có đang hưởng mức lương xứng đáng với công sức của mình?
  • Bạn đang ở vị trí gì và bạn cảm thấy chức danh đó có phù hợp với năng lực của mình?

Hãy xem xét về những nguyên nhân kể trên và trả lời cho tất cả những câu hỏi này, bạn sẽ dần tìm ra được lý do vì sao bản thân lại cảm thấy mệt mỏi và chán chường. Từ đó bạn cũng sẽ dễ dàng tìm cách khắc phục và vượt qua cảm giác tiêu cực này.

2. Nhắc nhở bản thân về động lực ban đầu

Mỗi chúng ta đều có những lý do riêng biệt để bắt đầu một công việc. Có người vì sở thích, có người vì muốn học hỏi kinh nghiệm, muốn trải nghiệm những điều mới mẻ nhưng cũng có người đơn giản chỉ vì tìm kiếm một việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đôi khi do làm việc quá lâu, quá quen thuộc với một công việc nào đó trong thời gian dài sẽ khiến bạn trở nên nhàm chán, quên đi mục tiêu, động lực ban đầu của bản thân.

Mất động lực làm việc
Hãy luôn nhắc nhở bản thân lý do vì sao ta bắt đầu công việc này.

Lúc này bạn cần dừng lại và đánh giá lại chặng đường sự nghiệp của bản thân, nhắc nhở chính mình về những mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Đồng thời, hãy bắt đầu xác định cho mình những mục tiêu mới, những trải nghiệm mới để khơi dậy sự hứng thú, hăng say trong công việc như những ngày đầu tiên.

3. Chia sẻ với đồng nghiệp, cấp trên

Nếu bạn đang mất động lực làm việc và không biết làm sao để thoát ra khỏi trạng thái tiêu cực này thì bạn có thể thử trò chuyện với quản lý, đồng nghiệp. Đừng ngại chia sẻ với người khác, đặc biệt là những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại công ty. Họ là những người đi trước, từng trải qua nhiều khó khăn, thử thách nên có thể dành cho bạn những lời khuyên hữu ích, giúp bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Nhiều người hay lo ngại, không dám chia sẻ bởi họ nghĩ rằng cấp trên sẽ đánh giá thấp về năng lực của mình, cho rằng mình là kẻ lười nhát, không có tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế các nhà quản lý luôn đánh giá cao về sự cởi mở nếu nhân viên của họ có thể thoải mái chia sẻ về cảm nhận và những khó khăn, khúc mắc mà họ đang gặp phải.

4. Chủ động thử sức với một vai trò mới

Nếu bạn cảm thấy quá nhàm chán với công việc hiện tại, cảm thấy vị trí mà bản thân đảm nhiệm không khai thác hết được tiềm lực của chính mình thì cách tốt nhất để lấy lại động lực đó chính là chủ động thử sức với một vai trò mới. Việc có thể trải nghiệm những vị trí khác nhau không chỉ giúp bạn gia tăng hứng thú mà còn hỗ trợ thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức hữu ích để bạn phục vụ tốt cho công việc của mình.

Sự mới mẻ luôn khiến chúng ta bị thu hút và kích thích sự hứng khởi, sáng tạo. Ví dụ nếu bạn đang cảm thấy quá nhàm chán với việc viết content, không còn hứng thú với những con chữ thì có thể thử trải nghiệm mảng kinh doanh, chốt Sale,…Tuy nhiên, trước khi bắt đầu một điều gì đó mới mẻ, bạn cũng cần phải học hỏi thêm nhiều kỹ năng để có thể đối mặt với những trách nhiệm mới, những thử thách mới.

5. Đặt mục tiêu cho bản thân

Bạn sẽ trở nên nhiệt huyết và có thêm động lực hơn nếu biết rằng bản thân nên làm gì, phấn đấu để đạt được điều gì. Khi xác định được rõ mong muốn và đích đến của mình sẽ giúp bạn tập trung hơn cho công việc, dành nhiều tâm huyết và sự cố gắng hơn để có thể hoàn thành tốt những gì đã đề ra, từ đó gia tăng động lực, làm việc hiệu quả, hăng say.

Mất động lực làm việc
Xác định mục tiêu rõ ràng là cách tốt nhất để bạn gia tăng động lực làm việc.

Ví dụ, bạn có thể đặc ra một mức lương mà bản thân mong muốn hoặc một vị trí nào đó mà bạn muốn nắm giữ. Dù đó là bất kì mục tiêu nào, chỉ khi bạn có được điểm đến và mơ ước của mình thì bạn sẽ có thêm nhiều động lực để làm tốt công việc đó. Thiết lập từng mục tiêu theo đúng khả năng của mình chính là cách để bạn đạt được sự thành công và không còn cảm thấy nhàm chán với những gì mình đang làm.

6. Chăm sóc sức khỏe thể chất

Để có đủ nguồn năng lượng tích cực để làm việc hăng say thì trước tiên bạn cũng cần có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái. Việc rèn luyện và duy trì một sức khỏe thể chất ổn định sẽ giúp bạn có thể đương đầu được với mọi khó khăn, thách thức và dễ dàng thành công trên con đường sự nghiệp. Đôi khi, sự chán nản, mất động lực làm việc cũng có thể bắt nguồn từ việc bạn không có một thể chất tốt, khiến cho cơ thể uể oải, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất kì việc gì.

Đồng thời, áp lực công việc có thể khiến bạn phải mất nhiều thời gian để tăng ca hoặc phải cố gắng làm cùng lúc nhiều việc để có được thu nhập tốt sẽ khiến bạn dần quên đi các nhu cầu về thể chất, bỏ bê việc chăm sóc bản thân. Khi bạn liên tục ăn uống không điều độ, không vận động, tập luyện thể thao, thường xuyên thức khuya sẽ khiến cho cơ thể càng ngày càng yếu đi, khó khăn trong việc hoàn thành các công việc, chán nản khi làm việc.

Do đó, hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân nhiều hơn, mỗi ngày chỉ cần 15 phút tập luyện thể dục thể thao cũng đủ giúp bạn có được một sức khỏe tốt, sẵn sàng chinh chiến trong mọi công việc. Đồng thời, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo giấc ngủ để cơ thể luôn tràn đầy sức sống, lấy lại nguồn năng lượng tích cực để làm việc hiệu quả.

7. Tìm kiếm một công việc mới – Tại sao không?

Đôi lúc, công việc hiện tại thực sự không phù hợp với bạn và bạn cũng không cần quá ép buộc bản thân phải duy trì trong vùng an toàn. Tìm kiếm một công việc mới có thể là lựa chọn tốt nhất cho bạn trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bản thân đã quá chán chường đối với công việc hiện tại. Trạng thái mất động lực kéo dài dai dẳng khiến bản thân không thể hoàn thành tốt các công việc được giao, điều này làm ảnh hưởng đến cá nhân và cả tập thể.

Mất động lực làm việc
Thử sức với một công việc mới đôi khi là lựa chọn tuyệt vời để bạn trải nghiệm nhiều cơ hội mới.

Do đó, hãy cứ mạnh dạn rời bỏ để có thể tìm kiếm cho bản thân một nơi mới phù hợp hơn để thỏa mãn được các mục tiêu, ước mơ của bạn. Hãy bắt đầu xác định lại những điều bản thân mong muốn, đặt ra cho chính mình những mục tiêu sắp tới để có thể cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Mất động lực trong công việc là một trạng thái bình thường mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn cần nhanh chóng điều chỉnh và thoát khỏi hố sâu này để tránh làm ảnh hưởng đến công việc, sự nghiệp. Hi vọng qua thông tin của bài viết trên đây, bạn đọc sẽ biết cách để vượt qua sự chán nản, mệt mỏi trong công việc của mình.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *