Phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật đều gây ra tình trạng lo lắng, bồn chồn, bất an kèm theo các triệu chứng thể chất như mất ngủ, đau đầu, tăng nhịp tim, đổ nhiều mồ hôi,… Tuy nhiên, hai bệnh lý này có bản chất hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy, cần trang bị thông tin cần thiết để biết cách phân biệt, từ đó có biện pháp chăm sóc và điều trị hợp lý.

Phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Cách phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật là hai bệnh lý có triệu chứng khá giống nhau. Chính vì vậy, rất nhiều người nhầm lẫn hai chứng bệnh này dẫn đến việc điều trị và chăm sóc không đúng cách.

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự lo âu, căng thẳng, bất an và phiền muộn kéo dài, quá mức về những sự việc, tình huống và vấn đề trong cuộc sống. Người bệnh thường có nỗi sợ và sự lo âu thái quá, không tương xứng với mức độ của vấn đề. Đồng thời không có khả năng kiểm soát các cảm xúc tiêu cực của bản thân và hậu quả là lo âu, phiền muộn kéo dài trong ít nhất 6 tháng.

Trong khi đó, rối loạn thần kinh thực vật là một dạng rối loạn thần kinh xảy ra do sự mất cân bằng giữa hệ thống phó giao cảm và giao cảm. Thông thường, hai hệ thần kinh này có mối quan hệ mật thiết và luôn tương hộ lẫn nhau. Tuy nhiên nếu xuất hiện tình trạng mất cân bằng, toàn bộ các cơ quan trong cơ thể sẽ phát sinh các biểu hiện khác thường.

Mặc dù nguyên nhân không giống nhau nhưng rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật có nhiều triệu chứng tương đồng. Thông tin về cách phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật trong nội dung sau sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc.

Cách phân biệt bệnh rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật:

1. Khái niệm, tính chất bệnh

Có thể thấy, rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật thuộc các chuyên khoa khác nhau. Trong đó rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm thần điển hình bởi sự lo âu, căng thẳng thái quá và kéo dài. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến tâm trạng do sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ. Tuy nhiên, lo lắng quá mức làm tăng sản sinh adrenalin và cortisol. Ảnh hưởng của các hormone này gây ra các triệu chứng thể chất dễ bị nhầm lẫn với rối loạn thần kinh thực vật.

Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh lý thuộc hệ thần kinh, xảy ra khi hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm có sự mất cân bằng. Bệnh lý này thường có liên quan đến yếu tố di truyền nhưng cũng có thể là hệ quả của các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren. Hệ thần kinh thực vật chi phối huyết áp, nhịp tim, hệ tiêu hóa, mồ hôi,… Do đó, sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm sẽ gây ra các triệu chứng thể chất kèm theo trạng thái bồn chồn, căng thẳng dễ nhầm lẫn với rối loạn lo âu.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Như đã đề cập, rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu xảy ra do di truyền và ảnh hưởng của các bệnh tự miễn. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể xảy ra do các bệnh truyền nhiễm và đái tháo đường.

rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn lo âu chủ yếu xảy ra do căng thẳng kéo dài hoặc do sang chấn tâm lý

Trong khi đó, rối loạn lo âu là bệnh lý chưa tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, bệnh có liên quan đến di truyền, bất thường bên trong não bộ và ảnh hưởng của căng thẳng thần kinh. Trên thực tế, rối loạn lo âu thường xảy ra ở người thường xuyên phải lo nghĩ về những vấn đề trong cuộc sống như tài chính, con cái, mối quan hệ gia đình, tình trạng sức khỏe của bản thân,… Ngoài ra, người có sang chấn tâm lý nghiêm trọng cũng có thể phát triển chứng bệnh này.

3. Biểu hiện lâm sàng

Ngoài xác định nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng cũng là yếu tố quan trọng để phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật. Mặc dù có nhiều nét tương đồng nhưng nếu chú ý sẽ nhận thấy các biểu hiện của hai bệnh lý này có nhiều điểm khác biệt.

rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn lo âu đặc trưng bởi trạng thái lo âu, hoảng loạn và căng thẳng kéo dài, quá mức

Các biểu hiện của rối loạn lo âu:

  • Đặc trưng của chứng rối loạn lo âu là cảm giác lo âu, căng thẳng thường trực và kéo dài. Đôi khi cơn lo âu bùng phát kèm theo trạng thái hoảng loạn, sợ hãi tột độ.
  • Lo lắng, phiền muộn quá mức gây ra nhiều ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống. Những người lo âu, sợ hãi về những đối tượng cụ thể (các tình huống xã hội, các sự kiện đã xảy ra, không gian hẹp,…) thường có xu hướng né tránh những đối tượng này để chế ngự sự lo lắng quá mức.
  • Người lo âu với hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống dành nhiều thời gian để tìm ra giải pháp cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
  • Sự lo lắng, căng thẳng và sợ hãi quá mức ảnh hưởng đến trí nhớ, gia tăng sự sai sót trong công việc và việc học tập. Người bệnh thường khó tập trung vì luôn hướng suy nghĩ của mình về những vấn đề/ tình huống gây căng thẳng.
  • Lo lắng, phiền muộn thái quá gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống như gia tăng xung đột, giảm hiệu suất lao động, học tập, mệt mỏi, uể oải, mất các cảm xúc tích cực, cơ thể khó thư giãn,…
  • Lo lắng quá mức kích thích sự sản sinh của các hormone gây căng thẳng dẫn đến nhiều triệu chứng thể chất như đổ mồ hôi, mất ngủ, đau đầu, nhịp tim tăng, đỏ bừng mặt,…

Các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra có triệu chứng tương tự như rối loạn thần kinh thực vật. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường xảy ra sau cảm giác lo âu và phiền muộn quá mức. Đặc biệt, người mắc chứng bệnh này gần như không thể kiểm soát được tâm trạng của bản thân – ngay cả khi nhận thấy sự lo lắng là vô lý và không cần thiết.

rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng thể chất chiếm ưu thế kèm theo trạng thái bồn chồn, lo âu và bất an

Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật:

  • Đánh trống ngực, hồi hộp và bất an. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra trạng thái sợ hãi và hốt hoảng. Tuy nhiên, người bị rối loạn lo âu thường có sự lo âu trước, sau đó mới hình thành cảm giác bồn chồn, bất an, hồi hộp,…
  • Khó thở – nhất là ở những nơi đồng người và ồn ào. Trong khi đó, tình trạng khó thở ở bệnh nhân rối loạn lo âu thường xảy ra khi lo lắng quá mức hoặc khi phải đối mặt với những tình huống/ sự việc gây ám ảnh, lo âu.
  • Có cảm giác choáng váng, chóng mặt, khó đứng vững (thường do hạ huyết áp do chuyển tư thế đột ngột, thiếu máu não, tăng nhịp tim)
  • Tăng thông khí là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật. Đây là tình trạng mất cân bằng giữa quá trình hít – thở với triệu chứng điển hình là ngứa ran, tê cứng quanh miệng, sau đó xuất hiện cảm giác hốt hoảng, lo âu và dễ bị ngất. Cách xử lý tình trạng này là bịt mũi, ngưng thở trong khoảng vài giây.
  • Tăng tiết mồ hôi, tay chân run xuất hiện sau khi hốt hoảng và tim đập nhanh.
  • Thiếu sức sống và luôn cảm thấy uể oải
  • Bồn chồn, lo lắng vô cớ dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Rụng tóc, da khô, rối loạn kinh nguyệt và giảm ham muốn tình dục

Ban đầu, rối loạn thần kinh thực vật gây ra cảm giác bất an, lo âu và khó chịu. Tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng, bệnh nhân có thể rơi ào trạng thái trầm cảm. Ở bệnh rối loạn thần kinh thực vật, các triệu chứng thể chất xuất hiện trước và chiếm ưu thế hơn so với trạng thái lo âu, bồn chồn, hoảng loạn.

Trong khi đó, ở người bị rối loạn lo âu, các triệu chứng thể chất thường xảy ra sau khi xuất hiện cảm giác lo âu và căng thẳng. Hơn nữa, người mắc chứng bệnh này vẫn có thể xác định được nguồn gốc của sự lo âu (vấn đề trong cuộc sống, tình huống xã hội, tài chính, không gian hẹp,…).

Trong khi sự lo lắng, bất an và bồn chồn ở người bị rối loạn thần kinh thực vật là hệ quả do nhịp tim tăng. Đôi khi bệnh nhân cũng có sự lo lắng về bệnh tật nhưng tình trạng này thường xảy ra sau một thời gian bệnh khởi phát.

Nhìn chung, rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật có triệu chứng khá giống nhau. Thông qua sàng lọc nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng, bạn đọc có thể phân biệt được hai chứng bệnh này một cách dễ dàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các triệu chứng chồng chéo lên nhau rất dễ gây nhầm lẫn. Chính vì vậy, để được chẩn đoán chính xác, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết.

Trên đây là thông tin hướng dẫn cách phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Để xác định chính xác bệnh lý mà bản thân gặp phải, bạn đọc nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Bình luận

  1. Huy Vinh says: Trả lời

    Có thể đề xuất giúp mình những biện pháp tự chăm sóc tại nhà nào cho những người đang trải qua tình trạng rối loạn lo âu nhẹ được không?

    1. Thân Hiền says: Trả lời

      thiền đi bạn không thì yoga cũng tốt

    2. Đặng Thị Tuyên says: Trả lời

      ăn đúng giờ ngủ đúng giấc thì cũng mau lành lắm

    3. Thuy Duong says: Trả lời

      thu ap dung thuoc dong y xem

      1. Huy Vinh says: Trả lời

        thuốc đông y em dùng rồi mà không thấy tốt hơn ạ

  2. Trà Đắng says: Trả lời

    liệu có trường hợp nào mà rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật có thể gặp đồng thời không?

    1. Nguyễn Thị Thuỷ says: Trả lời

      có đấy! nhưng hiếm

    2. Phạm Ngọc Hải says: Trả lời

      nghe bác sĩ bảo có nhưng mình cũng chưa thấy ai gặp bao giờ

  3. Trần Loan says: Trả lời

    ở đâu chữa rối loạn lo âu tốt nhỉ

    1. Thanh Dô says: Trả lời

      cũng cùng quan tâm

    2. Dương Xuyền says: Trả lời

      hóng ạ

    3. Phan Hoài Thơm says: Trả lời

      tôi thì nghe nhiều về trung tâm nhc thôi còn cũng không biết chỗ nào nữa

      1. Trần Loan says: Trả lời

        ở đâu thế

        1. Phan Hoài Thơm says: Trả lời

          có cả hn và hcm bạn vào đây xem nhé bạn

  4. Bùi Hường says: Trả lời

    nội dung đầy đủ. rất hữu ích cho mình

  5. An Nhiên says: Trả lời

    rối loạn thàn kinh thực vật có thể trị liệu tâm lý được không?

    1. Trangpt says: Trả lời

      bên Trung tâm NHC trị rối loạn lo âu này, cucngx khá uy tín, thử hỏi xem nhé

    2. Nguyễn Linh says: Trả lời

      có chứ nhưng hình như khó chữa hơn với lâu hơn thì phải

  6. Vũ Minh says: Trả lời

    Mình thời gian này cũng hay lo lắng, sợ hãi những chuyện rất nhỏ, ko rõ là bệnh lý nào. Chắc phải đi khám thử xem sao, chứ cứ thế này lo quá!

    1. Helen Nguyen says: Trả lời

      kiểu rất hay nghĩ tiêu cực dù là những việc nhỏ nhặt nhất đúng không

      1. Vũ Minh says: Trả lời

        đúng rồi kiều trằn trọc suy nghĩ đi suy nghĩ lại vấn đề đó mà khiến tâm trạng mụ mị luôn

  7. Linh says: Trả lời

    Dạo này mình bị nghĩ về công việc và mất ngủ, như vậy có phải là rối loạn lo âu k ạ?

    1. Lãnh Loan says: Trả lời

      xảy ra lâu chưa? mất ngủ thường xuyên không

  8. Minh says: Trả lời

    Đọc cái này mới biết là có cả rối loạn thần kinh thực vật, chứ trước giờ mình toàn bảo mn bị rối loạn lo âu

  9. dao nguyen says: Trả lời

    người nhà tôi được chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật nhưng gia đình tôi muốn được chữa trị mà không sử dụng thuốc.

    1. Ngôn Hoàng says: Trả lời

      thử đến trung tâm nhc xem chứ bệnh đó không thuốc thì chỉ có tâm lý trị liệu thôi

    2. Dương Thuỳ Tiên says: Trả lời

      nghe tên bệnh cũng ghê ghê nhỉ

  10. Tâm An says: Trả lời

    trước thi cử e hay bị bất an, khó thở. có thể chữa bằng cách nào ạ

    1. Nguyễn Thúy says: Trả lời

      điều hòa lại cơ thể, thư giãn nghỉ ngơi lúc căng thẳng, hợp lý với tập hít thở là sẽ ổn thôi em

    2. Hoàng Sơn Thái says: Trả lời

      trước anh cũng bị như em nhưng mà đợt đó đi giải trí phim phủng rồi tối đi bộ đi dạo nên lúc thi đỡ nhiều lắm

  11. Ban mai xanh says: Trả lời

    Chồng mình bị rối loạn lo âu, bắt nguồn từ căng thẳng do công việc đợt 2021-2022. đến giờ chưa khỏi, lây sang các bệnh đau đầu, mất ngủ. Mình đang tìm hiểu về tâm lý trị liệu vì thấy có nhiều người đã chữa thành công. hy vọng trong năm nay anh lấy lại đc skhoe bình thường!

    1. Ánh Trâm says: Trả lời

      nếu muốn loại bỏ hoàn toàn thì cần phải thay đổi tư duy suy nghĩ thì tâm lý trị liệu là phương pháp tốt đấy chị

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *