Sang chấn tâm lý sau phá thai – mất con: Phòng ngừa và chữa trị
Là phụ nữ chắc hẳn không ai muốn bỏ đi đứa con của mình, tuy nhiên trong một số trường hợp họ phải đưa ra quyết định khó khăn này. Hành động này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn là cú sốc tinh thần nặng nề, không ít các trường hợp rơi vào trạng thái sang chấn tâm lý sau khi phá thai – mất con.
Thực trạng tình trạng nạo phá thai hiện nay
Phá thai là một biện pháp chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm bằng việc sử dụng thủ thuật hoặc các loại thuốc chuyên dụng. Đây hoàn toàn không phải là biện pháp tránh thai mà nó chính là quá trình chấm dứt đi thay kỳ bởi hoàn cảnh sống hoặc một lý do bắt buộc nào đó.
Hành động này có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình lấy thai nhi ra khỏi tử cung của mẹ. Các bác sĩ sẽ sử dụng một số dụng cụ bằng kim loại để có thể nong rộng tử cung của mẹ bầu, tiến hành hút phôi thai và đế cuống rốn, nạo sạch phần khoang tử cung,…
Tùy thuộc vào từng thể trạng và tuổi thai mà các bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, quá trình phá thai khó có thể tránh khỏi việc làm trầy xước tử cung, thậm chí có một số trường hợp bị thủng cổ tử cung, gây nên nhiều di chứng nguy hiểm, nhất là tình trạng nạo phá thai nhiều lần.
Sau khi thực hiện biện pháp phá thai, phụ nữ sẽ phải đối mặt ngay với các hậu quả như chảy máu tử cung, nhiễm trùng âm đạo,…Hoặc một số trường hợp biến chứng lâu dài như vô kinh, thai ngoài tử cung, vô sinh,…Mặt dù ngày này y học đã phát triển và tiến bộ rất nhiều nhưng các biến chứng do phá thai là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất thì phá thai cũng chính là một trong các lớn khiến nhiều chị em rơi vào khủng hoảng, sang chấn tâm lý nặng nề. Theo số liệu thống kê nhận thấy, những năm trở lại đây, tỷ lệ phá thai ở nước ta đang ngày càng tăng cao, đa phần là ở lứa tuổi trẻ vị thành niên.
Dựa vào báo cải khảo sát được thực hiện tại HCM cho thấy, tình trạng sang chấn tâm lý ở trẻ vị thành niên có dấu hiệu bị suy nhược thần kinh chiếm khoảng 27,5% trong các trường hợp phá thai. Có khoảng 63,34% ở mức độ nhẹ và 9,09% ở mức độ nặng hầu hết đều không nhận được sự quan tâm, ủng độ, đồng cảm từ gia đình và xã hội.
Dấu hiệu nhận biết sang chấn tâm lý sau khi phá thai
Sang chấn tâm lý phản ứng của cá nhân có sự liên quan đến trạng thái sợ hãi, căng thẳng, lo lắng, vô vọng và khinh hoàng dữ dội khi trải nghiệm các sự kiện gây tổn thương hoặc đe dọa đến tính mạng, thể chất. Sang chấn tâm lý miêu tả về những tổn thương, mất mát về mặt tinh thần khiến nhiều người rơi vào trạng thái bế tắc, đau khổ, tuyệt vọng đến cùng cực.
Phá thai – mất con cũng là một trong các trải nghiệm đau buồn có thể gây nên rất nhiều các vấn đề tâm lý đối với phụ nữ. Những cảm xúc tiêu cực, chán nản, lo lắng, bất an, sợ hãi sau khi đánh mất đứa con của mình khiến nhiều người trở nên suy sụp, thu mình lại.
Cho dù phá thai vì bất cứ lý do nào cũng khiến cho nhiều cảm thấy ám ảnh, tội lỗi, đặc biệt là phụ nữ. Trong thực tế có nhiều trường hợp phá thai cho thai nhi bị dị tật, do chưa đủ tuổi sinh con, do hoàn cảnh gia đình,…Mặt dù quyết định phá thai đều là tự nguyên nhưng chính bản thân họ vẫn khó có thể chấp nhận được sự thật đau buồn này.
Tùy vào tính cách, độ tuổi, các trải nghiệm của mỗi người mà sang chấn tâm lý sau khi phá thai có thể biểu hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Một số dấu hiệu nhận biết sang chấn tâm lý sau khi mất con như sau:
- Sợ hãi, ám ảnh, không chấp nhận được sự thật
- Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, tuyệt vọng.
- Nhạy cảm, dễ kích động, cáu gắt, đặc biệt là khi nhắc về đứa con đã mất.
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, thường xuyên mơ gặp ác mộng hoặc mơ về hình ảnh đứa con của mình. Nhiều người cảm thấy sợ hãi, bất an nên không dám ngủ, khiến cơ thể dần bị suy kiệt.
- Luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán chường, thiếu sức sống.
- Có cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân, cho rằng mình vô dụng.
- Có xu hướng tách biệt với mọi người xung quanh, không muốn giao tiếp với bất kì ai.
- Tâm trạng thay đổi bất thường, có thể khóc lóc liên tục không rõ nguyên do.
- Mất tập trung, suy giảm khả năng chú ý, hay ngồi lơ đễnh, mơ hồ, nhìn xa xăm.
- Luôn tìm cách né tránh mọi người vì cảm giác xấu hổ, lo sợ.
- Có nhiều khả năng tìm đến bia rượu, các chất kích thích để giải tỏa nỗi lo lắng trong lòng.
- Thậm chí có nhiều trường hợp xuất hiện ảo giác, nghe – nhìn thấy tiếng con gọi mẹ, hình ảnh của đứa con đã mất.
- Thực hiện các hành vi tự làm tổn thương bản thân, suy nghĩ tiêu cực, có ý định tự sát hoặc cố gắng thực hiện hành vi tự sát.
Những triệu chứng của sang chấn tâm lý sau khi phá thai thường khởi phát sớm và khá dễ nhận biết. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có nhiều xu hướng muốn che giấu hoặc sống tách biệt với mọi người nên khó có thể thuyết phục họ tiến hành thăm khám. Đây cũng là một trong các lý do khiến tình trạng sang chấn tâm lý trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý sau phá thai
Trong thực tế, có nhiều trường hợp phá thai do các nguyên nhân bất đắc dĩ, chẳng hạn như con bị dị tật, quái thai. Tuy rằng đã chuẩn bị tinh thần và có đủ thời gian để sẵn sàng tâm lý nhưng rất khó tránh khỏi những sự tổn thương, đau khổ trong tâm hồn.
Sang chấn tâm lý sau phá thai có thể xuất phát từ bản thân của người bệnh hoặc do các tác động từ bên ngoài khiến họ cảm thấy căng thẳng, tội lỗi và luôn tự dằn vặt bản thân. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bạn rơi vào trạng thái sang chấn tâm lý sau khi phá thai như:
- Phá thai khi thai nhi đã quá lớn sẽ khiến cho tâm lý của phụ nữ dễ bị tác động. Bởi khi thai nhi đã trên 3 tháng tuổi thì bắt đầu đã có sự liên kết chặt chẽ với cơ thể của người mẹ. Do đó, khi mất đi đứa con của mình họ sẽ dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, tội lỗi, lo lắng.
- Quá trình nạo phá thai diễn ra quá lâu, khiến cho chị em phải chịu nhiều đau đớn, nhiễm trùng hoặc để lại các di chứng nguy hiểm. Nhất là các trường hợp lựa chọn cơ sở phá thai kém chất lượng, tay nghề bác sĩ yếu kém, các trang thiết bị thô sơ, không được kiểm định và vệ sinh cẩn thận.
- Những người có tâm lý yếu, tính cách hay rụt rè, nhạy cảm, dễ hoảng sợ sẽ có nhiều xu hướng bị sang chấn tâm lý sau phá thai.
- Các trường hợp bị ép phá thai sẽ dễ bị hoảng sợ, ám ảnh, xấu hổ, tội lỗi.
- Những đối tượng phụ nữ phá thai nhiều lần
- Do sự thay đổi hormone bên trong cơ thể sau khi tiến hành phẫu thuật phá thai cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ.
- Do định kiến của xã hội, sự thờ ơ, lạnh nhạt của gia đình và người thân.
Như vậy có thể thể tình trạng sang chấn tâm lý sau khi phá thai có thể xuất phát từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Nó có thể do yếu tố khách quan hoặc chủ quan gây ra nhưng nhìn chung đều gây ra các ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Cách khắc phục sang chấn tâm lý sau phá thai
Mỗi người sẽ có mức độ chịu đựng khác nhau nên các biểu hiện của sang chấn tâm lý cũng sẽ khác nhau. Có những người dễ dàng vượt qua các cảm xúc tiêu cực, đau khổ chỉ trong một thời gian ngắn nhưng cũng có người kéo dài dai dẳng không dứt nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp.
Nếu đang trong trạng thái bất an, lo lắng, hoảng sợ và ám ảnh sau khi tiến hành phá thai thì bạn nên tham khảo và áp dụng thử các cách khắc phục sau đây:
1. Hiểu rõ về tình trạng của bản thân
Như đã chia sẻ ở trên, sang chấn tâm lý sau phá thai có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách tốt nhất để cải thiện hiệu quả đó chính là tìm ra nguyên nhân gốc rễ khiến bạn trở nên lo lắng, hoảng sợ. Sau đó hãy tìm hiểu về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, biết rõ mức độ trầm trọng của các triệu chứng sang chấn.
Tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, cho người bệnh thực hiện bài test đánh giá hoặc làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định cụ thể về tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, từ đó mới đưa ra cách điều trị hiệu quả.
Đồng thời biết nắm rõ được tình trạng hiện tại của mình còn giúp cho người bệnh chấp nhận và có sự kiên trì hơn trong quá trình chữa bệnh. Người bệnh sẽ dễ dàng hợp tác với các biện pháp khắc phục của chuyên gia, nhờ đó mà quá trình phục hồi sức khỏe được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
2. Đối diện với sự thật
Dù muốn dù không thì chuyện phá thai cũng đã xảy ra, do đó cách tốt nhất để vượt qua giai đoạn khó khăn này đó chính là đối diện với sự thật. Nếu cứ cố gắng giữ mãi trong lòng và né tránh sự việc đã xảy ra thì mãi mãi bạn không thể thoát ra được những nỗi ám ảnh, sợ hãi và lo âu của mình.
Vì thế, các chuyên gia tâm lý cho biết rằng, nhìn nhận và đối diện với sự thật mới là cách hiệu quả giúp bạn cải thiện tốt các sang chấn tâm lý sau khi phá thai. Hãy bắt đầu từ những chi tiết nhỏ có liên quan đến thai nhi, chẳng hạn như thông tin khám thai, đồ đạc mà bạn đã chuẩn bị cho bé,…
3. Ngừng đổ lỗi cho bản thân
Nhiều chị em phụ nữ sau khi phá thai lại luôn có cảm giác tội lỗi, liên tục trách móc bản thân, thậm chí còn tự gây ra các tổn thương nhằm trừng phạt chính mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không thể thay đổi quá khứ, đổ lỗi không thể khiến bạn trở nên tốt đẹp hơn và không thể bù đắp được cho những điều đã xảy ra. Cách tốt nhất mà bạn nên làm bây giờ đó chính là điều chỉnh bản thân, học cách suy nghĩ tích cực và hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Nếu bạn là người đưa ra quyết định phá thai và nó xuất phát từ bản thân bạn thì hãy cố gắng sửa chữa lỗi lầm bằng cách sống tốt hơn và tự hứa sẽ đón chào một thiên thần mới bằng một cách hoàn mỹ nhất. Còn nếu đó không phải xuất phát từ ý muốn của bạn, việc phá thai đôi lúc sẽ tốt cho cả thai nhi thì bạn hãy nên trân trọng nó và giữ lại những phần kí ức tốt đẹp mà bạn đã trải qua cùng với con.
4. Áp dụng các liệu pháp thư giãn phù hợp
Sau khi phá thai chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy căng thẳng, cơ thể cũng sẽ bị suy yếu và mệt mỏi hơn rất nhiều. Do đó, các phòng tránh và cải thiện sang chấn hiệu quả đó chính là dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu cảm thấy lo lắng, stress, bất an thì bạn có thể thử qua các liệu pháp thư giãn, giải tỏa tâm trạng an toàn ngay tại nhà.
Bạn có thể thử nghe nhạc, chăm sóc cây cảnh, đọc sách, nấu ăn, vẽ tranh hoặc đăng kí tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm, lớp học theo sở thích của bản thân. Hoặc nếu có nhiều thời gian thì hãy đi đâu đó để thư giãn, đến những nơi yên tĩnh để tâm trí được giải tỏa các áp lực.
5. Cởi mở, giao tiếp, chia sẻ với bạn bè, người thân
Đừng cố gắng che giấu những cảm xúc của bản thân, thay vào đó hãy thoải mái chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ của mình với những người xung quanh để giải tỏa tiêu cực hiệu quả. Việc có thể nói ra được những nỗi lo lắng, buồn phiền trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, hãy tìm gặp những người có tư duy tích cực, suy nghĩ lạc quan để họ có thể truyền năng lượng tốt cho bạn. Đôi lúc chỉ cần họ chịu lắng nghe, biết cách thông cảm cho nỗi đau của bạn cũng sẽ giúp bạn cảm thấy vô cùng thoải mái. Nếu có thời gian hãy cùng bạn bè, người thân tổ chức những buổi gặp mặt, vui chơi để gia tăng sự kết nối.
6. Chú ý đến chế độ ăn uống
Sau khi phá thai phụ nữ cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi và bồi bổ lại sức khỏe. Do đó, chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì thế, cần phải chú ý xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Chị em nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, ưu tiên các thực phẩm có công dụng giải tỏa stress, cân bằng tâm trạng và hỗ trợ tốt cho sức khỏe của não bộ. Đồng thời hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chứa nhiều chất béo. Tuyệt đối không được lạm dụng rượu bia, các chất kích thích gây hại đến sức khỏe.
7. Tìm gặp chuyên gia tâm lý
Nếu đã áp dụng hầu hết các cách cải thiện trên nhưng các ám ảnh từ sang chấn tâm lý vẫn cứ kéo dài thì bạn nên cân nhắc đến việc tìm gặp chuyên gia tâm lý. Hiện nay, với các tình trạng bị sang chấn tâm lý sau phá thai sẽ được ưu tiên áp dụng trị liệu tâm lý nhằm khắc phục triệt để nguyên nhân gây bệnh.
Thông qua các buổi trò chuyện trực tiếp cùng với chuyên gia, người bệnh sẽ nhìn nhận tốt hơn về những hành vi, suy nghĩ sai lệch của bản thân và biết cách điều chỉnh chúng theo chiều hướng đúng đắn, phù hợp hơn. Đồng thời, chuyên gia tâm lý cũng sẽ hướng dẫn về cách kiểm soát cảm xúc, nâng cao các kỹ năng cần thiết để dễ dàng đối mặt và vượt qua các thách thức trong cuộc sống, nhằm hạn chế tối đa tình trạng tái phát.
8. Cải thiện sang chấn tâm lý sau phá thai bằng thuốc
Nếu tình trạng sang chấn tâm lý sau phá thai biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh thì sẽ được cân nhắc kê đơn thuốc kiểm soát. Một số loại thuốc an thần, thuốc giải tỏa stress, thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát cảm xúc, thuyên giảm các triệu chứng sang chấn.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được chỉ định từ các bác sĩ sức khỏe tâm thần để tránh việc gây ra các ảnh hưởng tiêu cực. Người bệnh cần phải uống thuốc đúng theo hướng dẫn, sử dụng đúng liều lượng và loại thuốc đã được kê đơn. Nếu trong quá trình uống thuốc cơ thể có xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc biết thêm về một số thông tin của tình trạng sang chấn tâm lý sau phá thai – mất con. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn đọc mau chóng vượt qua được tình trạng sang chấn và ổn định hơn về cuộc sống.
Tham khảo thêm:
- Tuổi thơ bất hạnh ảnh hưởng thế nào đến tâm lý và cuộc sống
- Bị Sốc Tâm Lý Sau Khi Sinh Con Đầu Lòng Và Cách Phòng Tránh
- Tâm trạng buồn chán sau sinh và cách vượt qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!