Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì: 6 cách giúp con vượt qua
Ở giai đoạn tuổi dậy thì, các trẻ thường có sự thay đổi và phát triển rất nhanh chóng về mặt tâm lý lẫn thể chất. Những sự biến đổi liên tục và đột ngột này có thể khiến cho trẻ không thể làm chủ được chính mình hay còn được gọi là khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Vậy làm sao để nhận biết và giúp trẻ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này?
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì?
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì chính là thời kì chuyển đổi vô cùng khó khăn và trắc trở về mặt sinh lý đối với việc gia tăng mạnh mẽ nội tiết tố sinh dục nữ và nam. Nó thúc đẩy sự tăng trưởng và làm xuất hiện các sự thay đổi về đặc thù của mỗi giới tính. Khi sự phát triển tâm lý chưa tương thích sẽ làm cho trẻ gặp phải nhiều căng thẳng, áp lực.
Dậy thì là độ tuổi rất nhạy cảm, hầu hết các trẻ khi bước vào giai đoạn này đều có sự thay đổi nhanh chóng về thể chất lẫn tinh thần, cơ thể trẻ sẽ bắt đầu phát triển nhiều hơn trước đây. Cụ thể, con gái sẽ phát triển về kích thích của ngực, xuất hiện các kì kinh nguyệt,….còn con trai sẽ bắt đầu mọc ria mép, vỡ giọng,…
Những thay đổi về thể chất này có thể khiến cho trẻ cảm thấy lo lắng, bối rối hoặc bị bạn bè trêu chọc. Đặc biệt là những em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và thông tin về giai đoạn này sẽ trở nên xấu hổ, rụt rè, hoang mang trước những lời trêu chọc của bạn bè, từ đó dễ rơi vào trạng thái bị khủng hoảng.
Khi những áp lực, căng thẳng về mặt tâm lý không được sớm giải tỏa và khắc phục hiệu quả sẽ khiến cho các em mắc phải chứng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển trong tương lai và làm gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn cảm xúc, hành vi hoặc tâm thần nguy hiểm.
Ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Nếu tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì không được sớm phát hiện và xoa dịu kịp thời sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, stress và trầm cảm.
1. Rối loạn hành vi và tâm lý
Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, các em thường có xu hướng sống khép kín hơn, trở nên tự ti, cho rằng bản thân vô dụng, kém cỏi và khó tự kiểm soát tốt tâm lý, hành vi của mình. Khi bản thân không có đủ sự tự tin sẽ khiến cho các em khó có thể giao tiếp, trở nên rụt rè, nhút nhát, tự nghi ngờ chính mình và không thích biểu hiện cảm xúc, suy nghĩ ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì còn khiến cho các em dễ bị suy nhược cơ thể, stress, béo phì, trầm cảm,…Đây cũng được xem là cội nguồn của các chứng hoang tưởng, rối loạn hành vi, trầm cảm nguy hiểm hiện nay.
2. Rối loạn cảm xúc
Những sự biến đổi kéo dài của tâm sinh lý sẽ làm cho cảm xúc của các trẻ dậy thì càng trở nên nhạy cảm hơn. Tình trạng rối loạn cảm xúc sẽ khiến cho trẻ khó có thể tự điều chỉnh được chính mình, buồn vui vô cớ, tinh thần bất ổn, lúc hứng thú, lúc chán nản.
Thông thường những trẻ bị rối loạn cảm xúc sẽ cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ không trọn vẹn, thay đổi khẩu vị ăn uống, ăn không ngon miệng, suy giảm trí nhớ, vận động kém, đi đứng chậm chạp, mất tập trung,….Ngoài ra, các em sẽ trở nên cực kì nhạy cảm đối với những lời chê trách, trêu chọc hoặc xuất hiện các suy nghĩ không lành mạnh, tiêu cực.
3. Stress và trầm cảm
Ở độ tuổi dậy thì trẻ phải thường xuyên đối mặt với nhiều áp lực, căng thẳng đến từ việc học tập, sự thay đổi của bản thân, các mối quan hệ bạn bè và gia đình. Trẻ sẽ trở nên rất nhạy cảm và có những suy nghĩ tiêu cực về trình độ hoặc ngoại hình của chính mình. Thậm chí đôi lúc trẻ còn có những đòi hỏi hoặc mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân khiến trẻ trở nên stress.
Khi các căng thẳng, stress của trẻ liên tục kéo dài dai dẳng sẽ khiến cho trẻ dần trở nên suy kiệt, mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, suy nghĩ lung tung,…Từ đó việc học tập cũng bị giảm sút đáng kể, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần không được ổn định. Ngoài ra, tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì còn có thể làm cho trẻ xuất hiện các biểu hiện của trầm cảm tuổi mới lớn, trẻ sẽ dần tự cô lập và tách biệt bản thân đối với xã hội, hình thành các hành vi tiêu cực.
Nguyên nhân của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ ở tuổi dậy thì rơi vào tình trạng bị khủng hoảng. Các bậc phụ huynh, nhà trường và những người thân thiết nên chú ý quan tâm và tìm hiểu để có thể giúp trẻ phòng tránh những sai lầm không mong muốn.
1. Rối loạn cảm xúc
Tình trạng khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì được xem là do sự phát triển vượt trội và nhanh chóng của những hormone sinh dục, cùng với đó là sự phân biệt rõ rệt về giới tính làm cho những trạng thái cảm xúc nhạy cảm mới bắt đầu xuất hiện. Nếu như những người thân xung quanh, nhất là cha mẹ không thể hiểu rõ được các cảm xúc này và có sự tác động vào những vấn đề đó sẽ làm cho trẻ cảm thấy bản thân không được tôn trọng và có được quyền riêng tư. Từ đó trẻ sẽ có xu hướng hình thành các xung đột, mâu thuẫn đối với cha mẹ, người thân, lâu dần dẫn đến tình trạng rối loạn cảm xúc.
Hiểu một cách đơn giản thì rối loạn cảm xúc là tình trạng rối loạn ở não bộ, tạo các hoạt động bất thường về tinh thần. Ví dụ như trẻ có thể chuyển từ cảm xúc tiêu cực sang tích cực và ngược lại một cách nhanh chóng. Trẻ bị rối loạn cảm xúc thường sẽ có những biểu hiện như mất ngủ, chán ăn, mất tập trung, suy giảm trí nhớ,…Khi nhận thấy các triệu chứng này liên tục xuất hiện, các bậc phụ huynh nên cân nhắc đưa con đến thăm khám và điều trị cùng với các chuyên gia tâm lý.
2. Rối loạn tâm lý
Sự biến đổi nhanh chóng về mặt tâm lý cũng được xem là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Vào giai đoạn nhạy cảm này, trẻ thường phải chịu nhiều áp lực đến từ việc học tập, thi cử. Bên cạnh đó, một số trẻ lại hình thành các thói quen sống không lành mạnh như nghiện chơi game, thức khuya, ăn uống không lành mạnh, lạm dụng các chất kích thích,…khiến cho tâm lý dễ bị rối loạn.
Những triệu chứng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì như mệt mỏi, mất ngủ, dễ cáu gắt, hay lo lắng, bồn chồn, ngại giao tiếp,….Do đó, các chuyên gia tâm lý luôn khuyên cha mẹ và nhà trường nên đặc biệt quan tâm trẻ vào giai đoạn này để có thể hướng dẫn và định hình tốt cho trẻ về các lối sống lành mạnh, giúp sẽ giảm bớt các áp lực, lo lắng,…Điều này không chỉ giúp cho trẻ giảm bớt được các gánh nặng tâm lý và mà còn gia tăng tình cảm giữa con cái và cha mẹ.
3. Rối loạn hành vi
Tuổi dậy thì đôi khi rất khó đoán, cũng bởi vào giai đoạn này trẻ không còn là trẻ con nhưng cũng không hẳn đã trưởng thành. Do đó, sự thiếu hụt về các kiến thức, kinh nghiệm trong giai đoạn này cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra chứng khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì. Vào lứa tuổi này trẻ rất tò mò và muốn khám phá những điều mới mẻ. Đồng thời trẻ cũng sẽ dễ bị tác động mạnh từ môi trường bên ngoài, chẳng hạn như bạn bè, người thân, các trò chơi tiêu khiển, nổi bật,….
Tuy nhiên, trẻ lại không có đủ khả năng để chọn lọc ra những hành vi lành mạnh và tiêu cực. Do đó, nếu các ảnh hưởng này mang tính chất xấu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với các thói quen của trẻ, lâu dần dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi. Tình trạng này cần nhiều thời gian và sự kết hợp chặt chẽ từ chính người bệnh và những người bên cạnh.
4. Biến đổi sinh dục
Giai đoạn dậy thì cũng là lúc trẻ bắt đầu trưởng thành về mặt sinh lý. Các bé gái từ khoảng 9 đến 14 tuổi sẽ bắt đầu xuất hiện các kì kinh nguyệt đầu tiên, còn các bé trai từ 12 đến 15 tuổi sẽ xuất tinh lần đầu tiên. Những sự biến đổi về mặt sinh dục này cũng được xem là nguyên nhân có thể dẫn đến các khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì.
Lúc này trẻ sẽ bắt đầu có những sự tò mò về giới tính, các trạng thái cảm xúc cũng sẽ được hình thành như yêu, thích, nảy sinh các hứng thú, ham muốn tình dục, các hành động theo bản năng và có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Khi con bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên dành thời gian chia sẻ, trao đổi thẳng thắn với con về các vấn đề, kiến thức giới tính để trẻ có được nhận thức và hành vi đúng mực. Cha mẹ cũng cần phân tích cho con hiểu về những giới hạn không thể vượt qua được, đồng thời hướng dẫn cho con cách giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
5. Trầm cảm tuổi dậy thì
Trầm cảm cũng được xem là một trong các nguyên nhân thường gặp của những trẻ tuổi dậy thì bị khủng hoảng tâm lý. Trong giai đoạn này trẻ sẽ rất nhạy cảm, dễ kích động về mặt tâm lý, đặc biệt là dễ bị tác động tiêu cực nếu thường xuyên phải đối diện với các áp lực, căng thẳng kéo dài đến từ việc học tập, bạn bè, gia đình,…
Lúc này trẻ sẽ rơi vào trạng thái không quan tâm và hứng thú đối với bất kì hoạt động nào xảy ra xung quanh, dễ cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, thờ ơ, tự cô lập bản thân, ngại giao tiếp,…
Các dấu hiệu khủng hoảng tuổi dậy thì
Ở độ tuổi mới lớn, các trẻ phải trải qua nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Do đó, cha mẹ nên chú ý quan tâm để sớm nhận biết các triệu chứng bất thường để giúp trẻ có thể mau chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Cụ thể các biểu hiện của trẻ bị khủng hoảng tuổi dậy thì như:
- Trẻ trở nên buồn bã hơn bình thường: Đây là biểu hiện đặc trưng của những trẻ đang bị khủng hoảng tâm lý. Trẻ sẽ thường xuyên buồn chán, ủ rũ, cáu kỉnh cả ngày. Một số trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, dễ nổi nóng và khó chịu với những việc nhỏ nhặt.
- Mất dần hứng thú với mọi thứ: Có thể trẻ sẽ không còn thích thực hiện những hoạt động, trò chơi mà bản thân từng rất yêu thích. Trẻ cũng sẽ dần xa lánh hơn với mọi người, kể cả những người thân thiết, không muốn gặp gỡ hay vui chơi cùng gia đình, bạn bè.
- Mất tập trung, hay cãi vã: Khi tâm lý bị khủng hoảng trẻ thường trở nên cáu gắt, nóng giận, muốn gây hấn với mọi người xung quanh, gặp rắc rối trong các mối quan hệ. Đồng thời trẻ cũng sẽ không thể tập trung vào bất cứ việc gì, suy giảm sự chú ý.
- Thay đổi thói quen ăn ngủ: Các trẻ đang gặp phải vấn đề về tâm lý sẽ ít cảm thấy đói, chế độ ăn uống không được đảm bảo, thường xuyên chán ăn, sụt cân đột ngột. Đồng thời trẻ cũng sẽ cảm thấy khó ngủ, mất ngủ liên tục, ngủ không sâu giấc khiến cho cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Có cảm giác không hài lòng với chính mình: Trẻ luôn cảm thấy bản thân vô dụng, bất tài, không hài lòng về chính mình, luôn có cảm giác tuyệt vọng nhưng không rõ nguyên nhân.
- Xuất hiện các hành vi nguy cơ cao: Trẻ có thể suy nghĩ hoặc thực hiện các hành vi lạm dụng những chất kích thích, chất gây nghiện, quan hệ tình dục không an toàn. Đây được xem là các dấu hiệu cực kì nguy hiểm và nghiêm trọng mà các bậc phụ huynh nhất định không nên bỏ qua.
- Có suy nghĩ muốn làm hại người khác: Đây là một trong các triệu chứng cần phải cảnh báo ngay. Nếu nhận thấy con cái có những hành vi, suy nghĩ muốn làm tổn thương, gây hại cho người khác thì cha mẹ cần đưa con đến thăm khám sức khỏe với chuyên gia tâm lý để có cách can thiệp kịp thời.
Dậy thì là độ tuổi nổi loạn, hầu hết các trẻ sẽ bị thay đổi về tâm tính lẫn thể chất. Do đó, trong thời gian này cha mẹ nên dành nhiều thời gian để tâm sự, chia sẻ và quan tâm con nhiều hơn. Hãy cố gắng cập nhật kiến thức cho trẻ và giúp trẻ định hướng đúng đắn về nhận thức và hành vi.
Trong thực tế, không phải đứa trẻ nào bước vào tuổi dậy thì cũng bị khủng hoảng tâm lý. Với những trẻ đã được phụ huynh định hướng từ trước và nhận được nhiều sự quan tâm, chăm sóc sẽ có xu hướng tự lập tốt và hình thành các thói quen lành mạnh khi con trưởng thành.
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?
Khủng hoảng tâm lý trong tuổi dậy thì thường kéo dài trong suốt giai đoạn dậy thì, tức là khoảng từ 10 đến 19 tuổi, nhưng thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy theo từng cá nhân. Một số trẻ có thể chỉ trải qua những khó khăn tâm lý trong một vài năm, trong khi những trẻ khác có thể đối mặt với những vấn đề này trong suốt giai đoạn dậy thì và thậm chí kéo dài vào đầu giai đoạn trưởng thành.
Nguyên nhân chính của khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì là do những thay đổi nhanh chóng về thể chất, cảm xúc, và xã hội mà trẻ phải đối mặt. Quá trình phát triển não bộ trong giai đoạn này, đặc biệt là ở các vùng liên quan đến cảm xúc và khả năng kiểm soát, làm cho trẻ dễ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn trước các yếu tố bên ngoài.
Điều quan trọng là nhận biết sớm các dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách an toàn và khỏe mạnh.
6 cách giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì hiệu quả
Cha mẹ chính là những người đóng vai trò quan trọng đối với việc giúp con cái có thể nhanh chóng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì. Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn cho con, quan tâm và chia sẻ với con nhiều hơn. Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, nếu bạn không tinh tế trong việc giúp đỡ con thì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và sự phát triển về sau của trẻ.
Một số biện pháp giúp trẻ có thể thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì như:
1. Trấn an trẻ
Sự biến đổi nhanh chóng về mặt thể chất lẫn tinh thần khiến cho nhiều trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng và xấu hổ. Vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường của trẻ, cha mẹ nên nhanh chóng trấn an và giải thích cụ thể cho trẻ biết được những điều đó là hết sức bình thường và đứa trẻ nào cũng sẽ phải trải qua để có thể trưởng thành hơn.
Với các vấn đề về thể chất, sinh lý thì cha mẹ nên hướng dẫn cho con biện pháp giải quyết cụ thể. Tốt nhất là cha nên hướng dẫn cho bé nam và mẹ nên hướng dẫn cho bé gái để trẻ không cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần trang bị trước các kiến thức hữu ích cho trẻ trước khi bước vào tuổi dậy thì để trẻ có thể chấp nhận và đối phó tốt với những sự thay đổi.
2. Dành sự riêng tư cho con
Trong độ tuổi dậy thì, hầu hết các trẻ đều muốn có được sự tự do và không muốn cha mẹ quá khắt khe, giám sát kỹ lưỡng. Do đó, phụ huynh cũng cần dành cho con một không gian riêng tư nhất định để con có thể thoải mái làm những việc yêu thích. Không nên xâm phạm quá nhiều vào đời tư của trẻ, tốt nhất nên tôn trọng sở thích hoặc thói quen của trẻ.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng phải chú ý quan tâm, kiểm soát trẻ một cách tinh tế. Cha mẹ nên có định hướng phù hợp với trẻ, giúp trẻ phân định được những thói quen tốt và xấu. Nếu trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa phù hợp thì cha mẹ cũng nên bình tĩnh và phân tích cho trẻ hiểu, không nên ép buộc trẻ sẽ khiến cho trẻ càng có xu hướng muốn chống đối.
3. Lắng nghe tâm sự của trẻ
Điều quan trọng lúc này không phải là đưa ra lời khuyên mà chính là sự lắng nghe, thấu hiểu. Đây không phải là lúc mà con muốn nghe những lời nhận xét, phân tích hay phán xét từ người lớn. Đừng cố gắng giải quyết vấn đề một cách vội vã mà hãy cho con biết rằng bạn đang mong đợi nghe con tâm sự và bày tỏ những khó khăn của mình. Cha mẹ nên cố gắng duy trì thời gian nói chuyện với con, đặt ra cho con nhiều câu hỏi để con thoải mái chia sẻ về cảm xúc, suy nghĩ, tâm tư của bản thân.
4. Giúp con giải quyết các vấn đề về ngoại hình
Nếu trẻ đang gặp phải một số vấn đề về cân nặng, chiều cao, bị nhiều mụn, da ngăm đen,…thì các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con các cách khắc phục hiệu quả. Hỗ trợ con trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý, sử dụng các loại sữa rửa mặt, dưỡng da phù hợp với lứa tuổi để con dần trở nên tự tin hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải chú ý thay đổi cách ăn mặc để phù hợp với lứa tuổi của con. Đặc biệt là các bé gái cần phải được bảo vệ kỹ lưỡng về thân thể. Đồng thời hướng dẫn con các kỹ năng tự bảo vệ chính mình để phòng tránh các nguy hiểm xung quanh.
5. Cho trẻ tham gia các lớp kỹ năng
Những trẻ bị khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì thường rất ngại giao tiếp, có xu hướng sống khép kín hoặc nổi loạn một cách không kiểm soát. Nếu thấy cần thiết các bậc phụ huynh có thể cho con tham gia vào các lớp học kỹ năng dựa trên sở thích của trẻ như các khóa rèn luyện quân đội, lớp học võ, lớp kỹ năng để trẻ dần thay đổi bản thân và sống có định hướng hơn.
Hiện nay, có rất nhiều các lớp dạy kỹ năng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các trẻ đang ở độ tuổi dậy thì. Các lớp học này sẽ có rất nhiều các bạn bè cùng trang lứa, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời gia tăng được kỹ năng kết nối với mọi người xung quanh.
6. Cho trẻ gặp chuyên gia tư vấn tâm lý
Trong thực tế không phải tất cả các bậc phụ huynh đều có đủ sự tinh tế và kỹ năng để giúp đỡ tốt cho trẻ vượt qua được giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng của trẻ biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng, không thể tự giải quyết được thì các bậc phụ huynh nên đưa con đến gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý.
Thông qua các buổi trò chuyện với chuyên gia, trẻ sẽ dần cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ biết thêm được nhiều kiến thức cần thiết, học được cách giải quyết các vấn đề của bản thân. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp trẻ biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn để quay về với nhịp sống bình thường.
Khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì là một tình trạng thường gặp và gây nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, nếu có thể sớm phát hiện và nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp thì trẻ sẽ dần ổn định về mặt tâm lý và dần thích ứng tốt với nhịp sống bình thường.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Các rối loạn tâm lý tuổi dậy thì thường gặp ở trẻ vị thành niên
- Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu và cách chữa trị
- Sang chấn tâm lý là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị
- Hậu quả của sang chấn tâm lý đối với sự phát triển của trẻ
Cảm ơn tác giả về bài viết rất hay và bổ ích này.
Nhờ tư vấn giúp em
Con học lớp 7
Nhưng hay suy nghĩ tiêu cực và lm theo ý mình
Suy nghĩ cố chấp ah
Em cần tư vấn.
0347994017
nhờ các bạn tư vấn giúp gđ với con mình sinh năm 2010. bạn hay tiêu cực và cố chấp khi không bằng các bạn