Thực trạng stress học đường: Nguyên nhân và cách giải quyết

Rate this post

Stress học đường là một vấn đề sức khỏe tinh thần đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Nếu không kịp thời phát hiện và giải quyết đúng cách sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, sức khỏe của học sinh sinh viên, thậm chí làm gia tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý tâm thần nguy hiểm hơn. 

Stress Học Đường
Thực trạng stress học đường ở nước ta đang ở mức đáng báo động

Thực trạng stress học đường hiện nay

Stress là một phản ứng tâm lý thường gặp và có thể xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng. Ngày nay do các áp lực đến từ việc học tập, thi cử hoặc những kỳ vọng quá lớn đến từ gia đình khiến cho nhiều học sinh, sinh viên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Về bản chất thì căng thẳng không phải là một trạng thái tâm lý luôn luôn tiêu cực. Nếu mức độ căng thẳng phù hợp có thể giúp thúc đẩy tốt hiệu quả học tập, nâng cao tinh thần thi cử của học sinh.

Tuy nhiên, nếu tình trạng stress kéo dài và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn thì có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, tác động xấu đến sức khỏe và đời sống cá nhân của mỗi học sinh, sinh viên. Hiện nay, qua rất nhiều khảo sát và nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng mức độ căng thẳng, lo lắng của học sinh đang ngày càng tăng cao đáng kể, đặc biệt là đối tượng lớp 12.

Trong một nghiên cứu được tiến hành tại các trường THPT trên địa bàn của thành phố Đà Nẵng. Các em học sinh lớp 12 được thăm khám và đánh giá về mức độ căng thẳng. Kết quả nhận thấy tỉ lệ học sinh căng thẳng mức độ 4 chiếm đến 23,9%, học sinh căng thẳng mức độ 3 chiếm 12,6%. Các đối tượng này có những biểu hiện về cơ thể như đau lưng, đau đầu, kèm theo các hành vi chống đối, phản ứng mạnh và tâm trạng luôn buồn chán, mệt mỏi, trí nhớ suy kém, mất tập trung,…

Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng stress học đường đang cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa của các bậc phụ huynh, cơ sở giáo dục để có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả. Nếu thực trạng này không được sớm giải quyết sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với suy nghĩ, cảm nhận, hành vi và cách ứng xử của các em học sinh, sinh viên. Gia đình và nhà trường nên kết hợp để có thể đưa ra biện pháp hỗ trợ tốt nhất, tạo mọi điều kiện để các em có được tinh thần thoải mái học tập và vui chơi.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân gây stress học đường

Stress học đường có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là do áp lực từ việc học tập, thi cử và những kỳ vọng quá lớn đến từ giáo viên, các bậc phụ huynh khiến cho các em cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Dưới đây là một số lý do phổ biến có thể khiến cho các em học sinh, sinh viên rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức.

  • Chuẩn bị cho bài kiểm tra, thi cử: Nhiều bậc phụ huynh thường có mong muốn con mình phải đạt được những thành tích cao, do đó đặt ra mục tiêu quá lớn cho việc thi cử, kiểm tra. Điều này khiến cho các em chịu nhiều áp lực và luôn cảm thấy lo lắng khi đứng trước một kì thi quan trọng nào đó. Điều này sẽ khiến cho các em dành quá nhiều thời gian để ôn luyện, đôi lúc không có thời gian để nghỉ ngơi khiến cho hệ thần kinh bị căng thẳng quá mức. Bên cạnh đó, quá trình học tập của các em phải liên tục đối diện với rất nhiều bài kiểm tra và các kì thi khác nhau khiến trẻ luôn trong trạng thái lo lắng và kiệt sức vì phải học tập quá nhiều.
  • Được giao quá nhiều bài tập về nhà: Khi khối lượng bài vở quá nhiều cũng khiến cho các em cảm thấy bị choáng ngợp và mệt mỏi. Tình trạng này có thể tạo ra một chu kỳ stress khi đối diện với nhiều bài tập chồng chất cùng lúc khiến cho bạn không có được thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
  • Thiếu sự hỗ trợ: Học sinh, sinh viên là lứa tuổi rất nhạy cảm, đặc biệt là khi bước vào giai đoạn dậy thì. Lúc này nếu các bậc phụ huynh và giáo viên không hiểu và dành nhiều sự quan tâm cũng dễ khiến cho trẻ bị căng thẳng và mệt mỏi. Trong quá trình học tập cũng như trưởng thành trẻ luôn cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía để có thể đủ niềm tin và sự nỗ lực đạt được những mục tiêu của bản thân.
  • Mâu thuẫn với bạn bè: Đây cũng được xem là nguồn cơn của tình trạng stress học đường. Các mâu thuẫn, hiểu lầm xảy ra trong quá trình học tập, các mối quan hệ bạn bè cũng khiến cho nhiều trẻ cảm thấy lo lắng và bị ảnh hưởng nhiều về mặt cảm xúc.
  • Không đảm bảo được giấc ngủ: Hiện nay, học sinh sinh viên thường phải đối diện với những áp lực rất lớn từ việc học tập. Nhiều trường hợp trẻ không có đủ thời gian để vui chơi, nghỉ ngơi. Đặc biệt là vào những kì thi phải thường xuyên thức khuya ôn luyện bài vở. Điều này khiến cho nhiều trẻ không ngủ đủ giấc, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của ngày hôm sau. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, khi bạn không ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày sẽ dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, suy nhược cơ thể.
  • Sự kỳ vọng quá cao từ gia đình, nhà trường: Đôi lúc sự kỳ vọng và đặt niềm tin quá nhiều từ cha mẹ, các thầy cô cũng chính là áp lực khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt khi trẻ không thể đạt được đúng như những gì mà mọi người xung quanh mong đợi sẽ khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng và cho rằng bản thân vô dụng. Lâu dần sẽ khiến cho các em trở nên tự ti, thiếu niềm tin vào bản thân và dễ bị stress học đường.

Dù stress học đường xuất phát từ bất kì nguyên nhân nào cũng cần phải được sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu tình trạng này không được quan tâm và cứ kéo dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập, tác động đến các mối quan hệ hoặc thậm chí có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển thành các bệnh về tâm lý nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.

Stress Học Đường
Áp lực thi cử chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều học sinh bị stress học đường

Dấu hiệu nhận biết stress học đường

Stress học đường sẽ bao gồm rất nhiều các triệu chứng thực thể, kèm theo đó là những cảm giác khó chịu, mệt mỏi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập, sinh hoạt đời sống hàng ngày của các học sinh, sinh viên. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn có thể sớm nhận biết được tình trạng stress học đường.

1. Luôn cảm thấy buồn bực vô cớ

Khi học sinh, sinh viên bị stress sẽ thường cảm thấy lo lắng, bất an về những việc xảy ra xung quanh, thậm chí là những chuyện bình thường cũng khiến cho các em phải suy nghĩ và buồn phiền rất nhiều. Điều này cũng khiến cho các cảm tự tách biệt với xã hội xung quanh, có xu hướng tự thu mình lại.

Không chỉ thế, những vấn đề khó khăn không được giải tỏa khiến cho nhiều trẻ còn trở nên bực bội, cáu gắt, giận dữ một cách vô cớ. Các chuyên gia cho biết rằng, các em học sinh, nhất là những đối tượng cuối cấp thường phải chịu nhiều áp lực từ bài vở, thi cử và những kỳ vọng của cha mẹ. Điều này khiến cho trẻ phải vùi đầu vào việc học tập, cố gắng ôn luyện và trau dồi kiến thức để có được thành tích mà mọi người mong đợi.

Tuy nhiên, đôi lúc các áp lực này lại là yếu tố khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, bế tắc, nổi loạn. Lúc này trẻ không có đủ khả năng để tự kiểm soát cảm xúc của chính mình. Kết quả làm xuất hiện các hành vi quậy phá, cáu gắt, bực tức, la hét thậm chí là đánh nhau, gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.

Stress Học Đường
Các đối tượng học sinh, sinh viên bị stress thường hay bực bội, mất tập trung

2. Mất dần hứng thú với mọi thứ

Đây được xem là một trong các biểu hiện thường gặp nhất đối với các trường hợp bị stress học đường. Các em học sinh sẽ dần không còn hứng thú đối với những hoạt động vui chơi, giải trí xung quanh, thậm chí đó là những điều mà trẻ đã từng rất yêu thích. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ bị ám ảnh quá mức đối với việc học tập liên tục, các áp lực đến từ gia đình, nhà trường khiến trẻ gặp phải vấn đề tâm sinh lý và dần mất đi những sở thích, đam mê của bản thân.

3. Muốn được ở một mình

Khi những áp lực, khó khăn xung quanh càng nhiều thì trẻ càng muốn thu mình lại và chỉ muốn ở một mình. Hầu hết mọi người khi cảm thấy căng thẳng, stress thì luôn muốn có một khoảng không gian riêng tư để tự suy ngẫm về chính mình và cũng giúp cho tâm lý được ổn định tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này cứ thường xuyên lặp đi lặp lại thì sẽ thành một thói quen tiêu cực. Nó là một trong các biểu hiện bất thường về mặt tâm lý khiến cho con người khó có thể hòa nhập tốt với mọi người xung quanh. Nếu con cái đang có biểu hiện này thì các bậc phụ huynh cũng nên chú ý quan tâm để tìm ra hướng điều chỉnh phù hợp.

4. Luôn suy nghĩ tiêu cực

Khi hệ thần kinh bị căng thẳng quá mức sẽ khiến cho con người liên tục cảm thấy tiêu cực và suy nghĩ về những tổn thương, mất mát. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp tự sát xảy ra khi các em rơi vào trạng thái stress học đường. Trong độ tuổi nhạy cảm này, học sinh phải chịu rất nhiều áp lực đến từ nhà trường, bạn bè, thầy cô và gia đình.

Stress Học Đường
Mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực là biểu hiện phổ biến của tình trạng stress học đường

Điều này khiến cho các em cảm thấy bị suy kiệt nghiêm trọng về mặt tinh thần lẫn thể chất. Nó hoàn toàn khiến cho các em hình thành các suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là những ý nghĩ cực đoan khó có thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, stress còn làm cho các em suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mệt mỏi và thiếu năng lượng.

5. Luôn cảm thấy bản thân vô dụng, thất bại

Muốn thể hiện bản thân là một tâm lý điển hình thường gặp ở hầu hết các bạn ở lứa tuổi học đường. Lúc này các em luôn cố gắng để thể hiện các điểm mạnh của bản thân và luôn muốn nhận được nhiều sự tán thưởng, khen ngợi từ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nếu bất chợt các em xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, cho rằng bản thân luôn là người thất bại, vô dụng thì đây có thể là dấu hiệu nhận biết về tình trạng stress học đường.

Các giải quyết tốt tình trạng stress học đường

Để khắc phục và giải quyết tốt tình trạng stress học đường phải cần đến sự nỗ lực của chính bản thân các em cùng với sự tác động, hỗ trợ của phía gia đình và nhà trường.

Stress Học Đường
Phụ huynh có vai trò rất quan trọng đối với việc cải thiện và khắc phục tình trạng stress học đường

Về phía các em học sinh, sinh viên

  • Lên kế hoạch và sắp xếp cụ thể về thời gian biểu: Đối với các học sinh tiểu học thì việc này cần phải có sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh. Khi đã bước sang cấp 2, cấp 3 hoặc đại học thì các em cần phải chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập của bản thân. Trước những kì thi hoặc kì kiểm tra cũng cần phải lên kế hoạch học tập và ôn luyện từ sớm để tránh tình trạng ôm đồm mọi thứ cùng một lúc.
  • Đừng đặt mục tiêu quá cao: Trong thực tế thì ai cũng muốn bản thân đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên càng muốn được cha mẹ công nhận về khả năng của mình. Tuy nhiên, các em cần phải biết được thế mạnh và năng lực của bản thân ở đâu để đưa ra mục tiêu phù hợp nhất. Nếu vẫn đang hoang mang, các bạn học sinh, sinh viên có thể tham khảo chương trình Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực cho năm học mới của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam để có thêm động lực đạt kết quả tốt hơn.

  • Tâm sự, chia sẻ nhiều hơn: Nếu cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp và trò chuyện với cha mẹ thì bạn có thể tìm gặp bạn bè hoặc những thầy cô mà mình tin tưởng để tâm sự, bày tỏ về những khúc mắc đang gặp phải. Đừng cố gắng che giấu và tự chịu đựng một mình.
  • Chú ý đến giấc ngủ: Đối với lứa tuổi học đường thì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng. Giai đoạn này các em đang phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, cần phải ngủ đủ giấc, chú ý nâng cao giấc ngủ để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh tốt tình trạng stress học đường.

Về phía các bậc phụ huynh

  • Không nên tạo sức ép, đặt kỳ vọng quá lớn cho con: Ai cũng mong muốn con mình đạt được những thành tích tốt. Tuy nhiên, nếu cha mẹ đặt cho con quá nhiều sự kỳ vọng và gây sức ép lớn đối với việc học tập của con cái hoặc thường xuyên so sánh con với bạn bè cùng trang lứa sẽ khiến cho trẻ cảm thấy căng thẳng, dễ rơi vào trạng thái stress học đường.
  • Tạo môi trường học tập tốt cho con: Môi trường học tập đóng vai trò rất quan trọng đối với tinh thần và kết quả học tập của trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ nên lựa chọn môi trường phù hợp với tính cách và khả năng của con, giúp trẻ tránh được các áp lực tinh thần.
  • Luôn động viên, san sẻ với con: Thay vì dành những lời trách mắng, chê bai khi con đạt được kết quả học tập không tốt thì các bậc phụ huynh nên khuyến khích và động viên trẻ cố gắng hơn trong lần sau. Những lời khen ngợi, an ủi và san sẻ của cha mẹ chính là niềm động lực lớn nhất đối với mọi đứa trẻ. Vì thế hãy dành cho con thật nhiều lời yêu thương và động viên khi cần thiết.
  • Quan tâm đến sức khỏe, chế độ ăn uống của con: Học tập là quá trình rất dài và nhiều thử thách. Đặc biệt là vào những giai đoạn quan trọng như chuyển cấp, thi đại học khiến các em phải chịu nhiều áp lực và mất nhiều thời gian cho việc ôn luyện. Vì thế, cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của con, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tinh thần.

Về phía nhà trường

  • Sắp xếp lịch trình học phù hợp: Nhà trường nên chú ý lên lịch học cho các em thật phù hợp, tránh tình trạng lịch học quá dày đặc sẽ gây nên những áp lực, căng thẳng không đáng có.
  • Chú trọng vấn đề tư vấn học đường: Hiện nay các vấn đề tâm lý, đặc biệt là stress học đường đang ngày càng gia tăng đáng kể. Vì thế nhà trường, thầy cô cũng cần đặc biệt quan tâm về sức khỏe tâm lý cho các em, tiến hành tư vấn về những kỹ năng cần thiết để giúp các em trang bị được kiến thức vững vàng nhất.
  • Tăng cường tổ chức học nhóm: Biện pháp này không chỉ giúp các em có thể nâng cao kỹ năng làm việc nhóm mà còn giúp giải quyết tốt các vấn đề khó khăn, mâu thuẫn đang gặp phải.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Thực trạng stress học đường của nước ta hiện nay đang ngày càng gia tăng đáng kể. Các bậc phụ huynh, nhà trường cần phải chú ý quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn cho các em về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Hi vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề sức khỏe tinh thần của học sinh, sinh viên để có cách hỗ trợ các em tốt hơn.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *