11 dấu hiệu bạn bị Stress nặng nghiêm trọng và cách giảm
Suy giảm trí nhớ, rụng tóc, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt đều là các dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng nghiệm trọng. Trạng thái tâm lý này nếu không được sớm phát hiện và khắc phục đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn thần kinh nguy hiểm.
11 Dấu hiệu bạn bị stress nặng (nghiệm trọng)
Căng thẳng (stress) là một trong các phản ứng cơ thể thường gặp khi con người phải đối diện với những áp lực hoặc các sự thay đổi đột ngột nào đó. Cũng giống như một số phản ứng cơ thể khác, stress không hẳn là một tình trạng xấu gây hại cho sức khỏe. Bởi đôi lúc trạng thái căng thẳng sẽ tạo thêm động lực để bạn có thể năng động, tập trung hơn trong công việc và học tập.
Hiện nay, xã hội không ngừng phát triển, các áp lực đến từ gia đình, tài chính, công việc, các mối quan hệ đang càng ngày gia tăng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tỉ lệ người bị căng thẳng, stress càng tăng cao, kể cả người trưởng thành lẫn trẻ em. Tuy rằng, đây có thể là động lực giúp con người phát triển tốt hơn nhưng nếu stress ở mức độ nặng thì có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, chất lượng cuộc sống cũng dần bị suy giảm.
Nếu tình trạng stress trở nặng, nghiêm trọng và không được kiểm soát đúng cách sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đây cũng là yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,…Dựa vào số liệu thống kê vào năm 2014 của Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 thì tỉ lệ mắc phải các chứng rối loạn tâm thần đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Cũng chính vì những hệ lụy nguy hiểm mà stress nặng có thể gây ra nên việc nắm được các dấu hiệu cảnh báo để sớm nhận biết là điều hết sức quan trọng. Sau đây là một số biểu hiện cho thấy bạn đang có nhiều khả năng bị stress nặng:
1. Suy giảm trí nhớ
Những đối tượng bị stress nặng thường có kèm theo triệu chứng suy giảm trí nhớ. Họ hay quên, dễ nhầm lẫn, đãng trí, quên trước quên sau,…Các chuyên gia cho biết rằng, khi căng thẳng thái quá sẽ khiến cho hormone cortisol gia tăng đáng kể. Đây là loại hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận có công dụng điều hòa huyết áp, tăng nhịp tim và tham gia vào một số hoạt động sống của cơ thể.
Khi lượng hormone này gia tăng quá mức có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như tăng đường huyết, hồi hộp, buồn nôn, tim đập nhanh liên tục, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi. Thậm chí nó có thể gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động của bộ não. Cũng chính vì thế mà hầu hết những người bị stress nặng đều có dấu hiệu bị suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là do sự thoái hóa những tế bào thần kinh trung ương thường gặp ở những người già.
2. Gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa
Trong nhiều cuộc nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, các vấn đề tiêu hóa và stress có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ít người biết rằng khi rơi vào trạng thái stress nặng sẽ làm kích thích dây thần kinh phế vị từ đó làm gia tăng tiết dịch vị và gây nên tình trạng co bóp bất ổn định. Do đó, tình trạng trào ngược, buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, nôn mửa, nóng rát thượng vị, chướng bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang rơi vào trạng thái stress nặng.
Bên cạnh đó, đối với những trường hợp người bệnh đã tồn tại sẵn các vấn đề về tiêu hóa thì tình trạng căng thẳng quá mức cũng có thể làm cho các triệu chứng gia tăng nhanh chóng. Trong thực tế đã có rất nhiều các trường hợp bị stress kéo dài với mức độ nặng bị xuất huyết tiêu hóa cả trên và dưới.
3. Đau đầu và nhức mỏi toàn thân
Thực chất, stress là một phản ứng vô cùng bình thường của con người nhằm đối phó lại các tác động tiêu cực bên trong và bên ngoài. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng sinh tồn để chống chọi lại, cụ thể như huyết áp tăng, hơi thở nhanh, nhịp tim thay đổi,…Bên cạnh đó, cơ thể cũng sẽ bị suy giảm tuần hoàn máu đến những cơ quan không ảnh hưởng đến sự sinh tồn.
Cũng chính vì lý do này mà khi căng thẳng kéo dài liên tục sẽ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, suy giảm sức lực. Bên cạnh đó, lúc này não bộ cũng sẽ bị suy giảm lưu lượng máu tuần hoàn khiến bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng, đau nửa đầu,….
4. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng. Không giống như nam giới, nội tiết tố nữ sẽ dễ bị tác động khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng quá mức. Khi bị stress, vùng dưới đồi sẽ bị ảnh hưởng và rối loạn khiến cho các hoạt động sản xuất hormone gặp nhiều bất ổn. Mặt khác, để kinh nguyệt xuất hiện thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tuyến yên, vùng dưới đồi và buồng trứng.
Cũng chính vì thế, mà khi bị stress phụ nữ sẽ dễ xuất hiện các dấu hiệu như mất kinh, đau bụng kinh dữ dội, vòng kinh thưa,….Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài còn làm cho hàm lượng hormone cortisol gia tăng nhanh chóng làm phá vỡ insulin và gia tăng lượng đường huyết. Khi nồng độ đường tăng lên sẽ làm tác động đến chu kì kinh nguyệt và quá trình rụng trứng của phái nữ.
5. Rụng tóc
Stress nặng kéo dài không được khắc phục còn có thể gây nên tình trạng rụng tóc. Theo nhận định của các chuyên gia thì căng thẳng quá mức sẽ làm cho lưu lượng tuần hoàn máu vận chuyển đến nang tóc bị giảm đi đáng kể. Điều này khiến cho tóc dần bị suy yếu, thoái hóa và gia tăng tình trạng tóc gãy rụng.
Đặc biệt hơn khi cơ thể liên tục đối diện với tình trạng căng thẳng thần kinh nghiêm trọng trong một khoảng thời gian kéo dài sẽ làm xuất hiện phản ứng sản sinh chất P nhằm bảo vệ tốt các cơ quan khác. Tuy nhiên đây lại là thành phần có thể làm ảnh hưởng và tổn thương đến mầm tóc. Vì thế, có thể thấy khi căng thẳng sẽ làm cho tốc độ mọc và tái tạo tóc bị giảm đi, đồng thời gia tăng số lượng gãy rụng.
6. Chuột rút cơ bắp, đau nhức
Thường xuyên bị chuột rút hay đau nhức cơ bắp cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nghiêm trọng. Khi cơ thể căng thẳng quá mức sẽ làm thay đổi nhịp tim, quá trình lưu thông máu cũng bị cản trở. Cũng chính vì thế mà cơ bắp sẽ bị đau nhức, co lại và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, không có sức sống.
Để có thể nhanh chóng khắc phục được triệu chứng khó chịu này bạn hãy nên hít thở thật đều và sâu, thả lỏng hoàn toàn cơ thể. Bên cạnh đó hãy chú ý vận động nhẹ nhàng, xoa bóp, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, vai, gáy nếu phải ngồi làm việc, học tập quá lâu.
7. Nổi mụn trứng cá
Nếu để ý bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy mỗi khi bị stress, căng thẳng nghiêm trọng gương mặt sẽ nổi lên khá nhiều các nốt mụn trứng cá. Các chuyên gia giải thích rằng, khi căng thẳng kéo dài sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá. Tình trạng này có thể được khắc phục tốt nếu bạn cân bằng lại cuộc sống, bổ sung nhiều nước để cơ thể hoạt động tốt hơn.
8. Stress nặng có thể gây uể oải, buồn ngủ
Hàm lượng hormone adrenaline thường sẽ gia tăng mạnh mẽ khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress quá mức. Loại hormone này có tác dụng giúp tăng nhịp tim và huyết áp nhằm duy trì và bảo vệ sự sống cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng gia tăng đáng kể sẽ khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn và buồn ngủ.
Đồng thời, khi lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ làm suy giảm hoạt động sản xuất hormone melatonin của tuyến tùng. Đây là loại hormone tạo cảm giác buồn ngủ, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Bên cạnh đó, khi bị stress bạn thường có xu hướng chỉ tập trung vào vấn đề hay các áp lực đang gặp phải và cố gắng tìm cách giải quyết chúng.
Điều này sẽ làm cho cơ thể gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn hay tỉnh giấc trong đêm. Đây cũng chính là lý do khiến cho người bệnh mất tập trung, mệt mỏi và buồn ngủ liên tục vào ngày hôm sau.
9. Nổi mề đay, phát ban
Nổi mề đay, phát ban không chỉ là một tình trạng sức khỏe thường gặp mà nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng (nghiêm trọng). Đây là tình trạng mà các vùng da ở cánh tay lưng, da bụng, khuôn mặt bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Phát ban do căng thẳng quá mức có thể lý giải đó là do hệ thống miễn dịch histamine tiết ra liên tục khiến cho da xuất hiện các mẩn đỏ.
10. Tay chân run rẩy, ra nhiều mồ hôi
Khi tâm lý không được ổn định, cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái stress ở mức độ nặng sẽ khiến cho chân tay bạn trở nên run rẩy, đôi lúc đổ rất nhiều mồ hôi. Cũng bởi khi căng thẳng quá mức sẽ khiến cho lượng máu cung cấp đến các cơ quan của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng này làm cho huyết áp bị tụt giảm khiến chân tay bủn rủn, mồ hôi đổ ra nhiều hơn so với bình thường.
11. Sức đề kháng suy giảm
Những người bị stress nặng thường sẽ có sức đề kháng rất kém. Cũng bởi họ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng khó chịu, đồng thời có xu hướng lười vận động nên cơ thể dần trở nên yếu đi. Điều này khiến cho hệ miễn dịch cũng bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể rất dễ mắc phải các chứng bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, ho sốt tùy mức độ.
Cách khắc phục tình trạng stress nặng
Stress nặng không chỉ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống, gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng. Cũng chính vì thế mà ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo của stress nặng bạn cần chủ động thực hiện ngay các biện pháp kiểm soát phù hợp. Thông thường, stress nặng cần phải được tiến hành thăm khám và điều trị với các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được khắc phục nhanh chóng.
Một số cách giảm stress nặng, cải thiện tình trạng nghiệm trọng hiện tại như:
1. Điều chỉnh lối sống
Cách tốt nhất để bạn làm giảm nhanh chóng trạng thái căng thẳng quá mức đó chính là điều chỉnh và cân bằng tốt lối sống của bản thân. Cũng bởi, tình trạng này thường xuất hiện khi con người gặp phải các áp lực, khó khăn không thể giải quyết trong công việc, gia đình, học tập,….Do đó, để kiểm soát tốt trạng thái tâm lý của bản thân, bạn cần xây dựng lại lối sống tích cực và lành mạnh hơn. Một số lời khuyên hữu ích như:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ưu tiên lựa chọn thực phẩm có lợi cho não bộ. Đồng thời tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, ma túy.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, cải thiện tốt sức khỏe tinh thần. Bạn chỉ cần dành ra khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, tập yoga, ngồi thiền, bơi lội cũng có thể giúp gia tăng năng lượng, giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng.
- Lên kế hoạch cho những công việc hàng ngày và học cách quản lý thời gian hiệu quả. Bạn nên chia đều khối lượng công việc trong một ngày, tránh làm việc quá sức và chú ý dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. Nếu công việc gặp nhiều trở ngại, áp lực hãy để bản thân thả lỏng và nghỉ ngơi trong vài phút.
- Hãy dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng hãy thử gặp gỡ bạn bè, vui chơi hoặc thực hiện các hoạt động mà mình yêu thích.
- Nếu cảm thấy mệt mỏi, stress bạn cũng có thể áp dụng một số cách giảm căng thẳng tức thì như ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, tắm với nước ấm, uống trà thảo mộc để tránh làm cho tâm trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn.
- Chú ý nâng cao chất lượng giấc ngủ của bản thân, đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị căng thẳng, mất tập trung, mệt mỏi. Do đó, tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian để có được giấc ngủ trọn vẹn nhất.
- Chủ động chia sẻ, tâm sự với người thân hoặc bạn bè về những khó khăn, áp lực của mình. Việc có thể nói ra được những muộn phiền trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đồng thời những người xung quanh cũng có thể đưa ra những ý kiến tích cực để giúp bạn giải quyết vấn đề, khắc phục tốt trạng thái lo lắng, căng thẳng quá mức.
- Tham gia vào các hoạt động giải trí, vui chơi, thiện nguyện theo sở thích của bản thân. Nếu cảm thấy căng thẳng hãy thử làm một điều gì đó mới mẻ hoặc đi du lịch, thiện nguyện để cảm thấy thoải mái và yêu đời hơn.
2. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là một trong các biện pháp hữu hiệu và an toàn đang được khuyến khích áp dụng rộng rãi hiện nay đối với các trường hợp bị vấn đề về sức khỏe tâm lý, trong đó có stress nặng (nghiêm trọng). Đây là phương pháp chủ yếu sử dụng ngôn ngữ để tác động vào tâm lý của con người. Đối với các trường hợp stress nặng thì tâm lý trị liệu có thể giúp giải tỏa những căng thẳng, áp lực, tạo nên cảm giác thoải mái, hỗ trợ bệnh nhân thay đổi được tư duy tích cực hơn.
Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh nhìn nhận được những vấn đề mà bản thân đang gặp phải, biết được các suy nghĩ tiêu cực, sai lệch của bản thân. Nhờ đó họ có thể nhận thức tốt hơn để dần thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chính mình theo hướng tích cực, lạc quan. Bên cạnh đó, sau quá trình trị liệu người bệnh còn biết được cách kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Các chuyên gia sẽ giúp người bệnh cải thiện một số kỹ năng sống cần thiết để có thể đối mặt và vượt qua được những khó khăn, cản trở trong công việc, học tập,…
3. Sử dụng thuốc
Thông thường, đối với các trường hợp bị stress nặng (nghiêm trọng) sẽ không được khuyến khích sử dụng thuốc để điều trị. Cũng bởi các loại thuốc tâm thần thường mang nhiều rủi ro, có khả năng gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Đối với các trường hợp stress nặng và đã áp dụng hầu hết các biện pháp điều trị khác nhưng không thể cải thiện mới được bác sĩ cân nhắc áp dụng một số loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc có thể được kê đơn cho người bị căng thẳng nghiêm trọng như:
- Thuốc kháng histamine H1 như Glutethimide, Ethchlorvynol, Methyprylon,…
- Thuốc an thần nhóm benzodiazepin, chẳng hạn như Alprazolam, Lorazepam, Triazolam, Diazepam, Clonazepam,….
- Thuốc chống trầm cảm mang đặc tính chống lo âu, ví dụ như Paroxetine, Fluvoxamine, Citalopram, Sertraline,…
- Nếu tình trạng stress nặng làm gia tăng huyết áp quá cao có thể được cân nhắc sử dụng thuốc chẹn beta, cụ thể như Propranolol, Atenolol,….
Quá trình dùng thuốc cần được sự hướng dẫn và theo dõi kỹ lưỡng của các bác sĩ, chuyên gia. Người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng. Nếu trong thời gian điều trị nhận thấy các dấu hiệu bất thường thì cần thông báo ngay với chuyên gia để được hướng dẫn các xử lý kịp thời.
Bài viết đã tổng hợp một số dấu hiệu bạn bị stress nặng và đưa ra một số phương pháp khắc phục hiệu quả. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của căng thẳng nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp thư giãn phù hợp để hạn chế các ảnh hưởng mà stress có thể gây ra.
Tham khảo thêm:
- Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần có chữa được không?
- Người bị Stress Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?
- Suy Nghĩ Quá Nhiều Có Phải Là Bệnh? Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khỏe?
- 17 Cách giảm stress, căng thẳng nhanh chóng hiệu quả
Bài này rất hay ạ
em cảm thấy mình trong từng hoàn cảnh của thầy đặt ra. em thật sự rất có vấn đề về tâm lý, nguyên nhân từ đứt gãy thế hệ. em không biết mình phải làm thế nào để hài lòng người nhà. em cảm thấy mình ổn hơn khi tiếp xúc với những người ngoài- điều mà gđ không làm được
tâm sự với người lạ cũng dễ hơn mà
vâng thật sự dễ chịu khi mình được xả hết ra
nếu kỳ vọng người khác công nhận bạn sẽ mệt mỏi
chị nói làm em phải ngẫm quá
Mình đã từng rất mệt mỏi vì căn bệnh này và cũng từng sử dụng rất nhiều loại thuốc nhưng chỉ là giải pháp tạm thời và may mắn là mình biết đến trung tâm tâm lý trị liệu NHC và đã gặp được các chuyên gia tâm lý trị liệu vô cùng tuyệt vời và cuối cùng mình đã được điều trị dứt điểm và quay trở lại với cuộc sống bình thường. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh như mình nhaaa <3
chi phí ở đấy là bao nhiêu
em cảm thấy khó chịu và lo lắng nhiều khi phải đối mặt với áp lực công việc và cuộc sống có phải do stress không ạ
chắc thế rồi
mệt lắm
stress là khó tránh khỏi trong cuộc sống bạn ạ
chỉ mong trở về lúc còn bé thơ
hay bị cảm giác có một trọng lượng trên ngực và khó thở khi lo lắng có phải stress hay tôi bị bệnh nào khác
vãi để nặng thế
ơ đã nặng rồi ạ
biểu hiện khó thở tức ngực thường stress nặng rồi mới thế đó
ôi dồi ôi nên kham đi
sao thế ạ
thế kia là bị lâu quá rồi nên mới thế đó, khám sớm cho kịp chữa trị
hình như mình cũng bị stress rồi
cho tôi hỏi trị liệu tam lý thì có cần phải dùng thuốc không, tôi cũng dang tìm trung tâm trị liệu tâm lý cho người nhà (35 tuổi, nữ) ai biết thì chỉ giúp tôi, tôi cũng có tìm hiểu qua về bên NHC thấy khá uy tín và nhiều phản hồi khách hàng, ai đã trị liệu bên đó chưa?
không cần thuốc nhé bạn bạn tìm đến nhc thì nhất rồi, đúng nơi đúng chỗ đấy
nơi tiêu diệt các vấn đề tâm lý tiêu cực đấy
Dạo này mình stress công việc dã man, công nhận là cứ hay nhớ nhớ quên quên suốt. Xong lại còn lúc nào cũng uể oải mệt mỏi, không có năng lượng để làm gì nữa. Đôi khi mình cảm thấy mình không thể tự thoát ra đc khỏi những stress, mong được chuyên gia hỗ trợ ạ
thể dục thư giãn với ăn uống điều độ lại là hết ý mà
vâng em mới vào chế độ rồi cũng thấy nhẹ hơn phần nào
dập khuôn lối sống nguyên tắc hay bị thế nên cố gắng bổ sung thêm thực phẩm và làm chút thể thao cho thay đổi môi trường chút nhé
yes
Tôi ở HCM vừa rồi thấy nhiều nhân viên bị cho nghỉ quá. Mn cứ nói giờ ở đâu ở yên đó. Công ty tôi vừa rồi quyết định cho 12 nhân sự nghỉ. Dù không có tôi nhưng giờ tôi phải làm quá nhiều việc, liên tục ot mà tiền lương vẫn thế. Tôi cảm thấy stress nặng muốn xin nghỉ nhưng lại bị cơm áo gạo tiền cuốn lấy. Muốn nghỉ nhưng lại sợ đi rồi k tìm được công việc như ý. Giờ 2 suy nghĩ đó cứ quay tròn trong đầu mà tôi k biết nên chọn gì khiến đã stress lại càng bất ổn hơn. Tôi làm sao để khắc phục được bây giờ?
suy thoái giờ nghỉ đúng là khó kiếm lắm
em cứ trăn trở mãi
không có tiền là khổ nhất đấy
đúng ạ
hạ nhu cầu xuống cho bớt áp lực
thấp nhất có thể chịu rồi đó
e đang học lớp 10 và cảm thấy bị khủng hoảng trước những kiến thức mới của cấp 3, đặc biệt là môn toán. Kỳ vừa rồi kết quả đi xuống so với trước rất nhiều mà e k biết nên nói với bố mẹ như nào. Bố mẹ tuy đi làm xa nhưng vẫn gọi điện về nhà hỏi thăm. Nhiều khi nghĩ bố mẹ vất vả mà e học như này cảm thấy rất có lỗi với bố mẹ. Nhưng e lại k thể nào hiểu được bài thầy đang giảng. E k biết nên chia sẻ cùng ai, nhiều đêm bật dậy vì mơ thấy môn toán khiến em rất sợ. E nên làm gì giờ ạ?
chia sẻ với gia đình trước đi có khi sẽ tốt hơn đấy
con nhận thức được là rất tốt nhưng nên nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ hỗ trợ
Chồng mình gần đây áp lực công việc, anh ấy bị đau dạ dày, mất ngủ và hay cảm thấy đau đầu. Nhiều khi ngồi bần thần không tương tác với mọi người trong nhà. Mọi người biết phương pháp nào hay đơn vị nào điều trị cho mình xin review với
xem có phải không, đúng thì đến đấy rất đảm bảo chất lượng nhé
ai cũng stress công việc nhỉ
Chồng mình gần đây áp lực công việc, anh ấy bị đau dạ dày, mất ngủ và hay cảm thấy đau đầu. Nhiều khi ngồi bần thần không tương tác với mọi người trong nhà. Mọi người biết phương pháp nào hay đơn vị nào điều trị cho mình xin review với
Dạo này có nhiều việc khiến tôi căng thẳng kèm theo đó là khó tiêu, mặt nổi mụn càng làm tôi căng thăng hơn, và cả rối loạn kinh nguyệt nữa. tôi băn khoăn không biết vấn đề của mình ở mức độ nào ?
khám đi
Dùng thuốc rồi, k hiệu quả, kiểu như phụ thuộc thuốc, hết thuốc là lại như cũ à. k tốt cho nội tạng nữa hichiccc. k biết đi tâm lý ở đâu thì ổn đây
hôm nọ xem đc clip về hết rối loạn lo âu, căng thẳng mà k cần viên thuốc nào. Hay ghê! Đc vậy thì quá lợi lạc , giờ cứ tang cái gì vào trong người cũng lo lắm!