Stress khi mang thai có nguy hiểm không? Gây ảnh hưởng gì?
Stress khi mang thai có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào? luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm và thắc mắc. Cũng bởi theo rất nhiều nghiên cứu và số liệu thống kê nhận thấy, phụ nữ đang mang thai sẽ là đối tượng dễ bị căng thẳng, stress hơn so với thông thường.
Mang thai là một thiên chức vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, đó cũng là một hành trình khó khăn và đầy gian nan. Cũng bởi trong giai đoạn này người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều sự biến đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Do sự thay đổi về các hormone trong cơ thể và các yếu tố áp lực tác động từ bên ngoài mà các mẹ bầu thường dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng quá mức.
Cũng bởi vì nguy cơ stress của phụ nữ mang thai cao nên nhiều chị em hay lo lắng không biết rằng “Stress khi mang thai có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào?”. Thực chất tình trạng này sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ và làm cản trở đến sự phát triển tự nhiên của thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Stress khi mang thai có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào?
Stress khi mang thai có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này cơ thể của các mẹ bầu sẽ bị thay đổi đáng kể về ngoại hình và cả nội tiết tố, các hormone bên trong cơ thể. Những áp lực đến từ tài chính, công việc, gia đình, các mối quan hệ hoặc cách chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy con cái sau này cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra stress cho mẹ bầu, đặc biệt là các trường hợp phụ nữ mang thai khi còn quá trẻ hoặc lần đầu có thai.
Stress khi mang thai là tình trạng rất nguy hiểm nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, dù stress xuất phát từ bất kì nguyên nhân nào các mẹ bầu cũng nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp để hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng.
1. Stress khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ bầu
Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến cho các mẹ bầu trở nên cáu gắt, nóng giận, lo lắng quá mức. Nếu tình trạng này không được kiểm soát kịp thời sẽ gây nên một số tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ. Cụ thể như:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Thông thường, stress khi mang thai sẽ kèm theo một số triệu chứng về thể chất như đau đầu, đau tim, đau ngực, nhịp tim tăng nhanh, rối loạn nhịp thở, gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa, giảm thị lực, viêm tuyến cơ, mệt mỏi, uể oải. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể không còn đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại. Người bệnh sẽ thường xuyên ở trong trạng thái chán chường, suy kiệt, thiếu sức sống.
- Ảnh hưởng đến tâm thần kinh: Hầu hết các chị em khi bước vào giai đoạn mang thai sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với mức bình thường. Họ dễ khóc lóc, nóng giận, cáu gắt và không thể chịu được những áp lực quá lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tỉ lệ phụ nữ mang thai bị căng thẳng, stress càng gia tăng đáng kể. Khi tình trạng stress kéo dài sẽ khiến cho chị em liên tục suy nghĩ về những điều tiêu cực, làm cho hệ thần kinh bị suy yếu và không thể thực hiện tốt chức năng. Đồng thời, stress kéo dài còn làm suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, rối loạn giấc ngủ.
- Ảnh hưởng tâm lý, tính cách: Những sự biến đổi trong quá trình mang thai sẽ tác động đến tâm trạng, tính cách của mẹ bầu. Đặc biệt nếu bị stress trong giai đoạn này thì tâm lý càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Chị em sẽ thường lo lắng, bất an, buồn chán, sợ hãi, bi quan, luôn cho rằng bản thân vô dụng. Đồng thời họ sẽ trở nên nhạy cảm, dễ khóc lóc, nóng giận, cáu gắt một cách vô cớ.
- Rối loạn ăn uống: Khi các cảm xúc lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, mất ngủ do stress gây ra sẽ khiến cho các mẹ bầu bị rối loạn ăn uống. Lúc này người mẹ có thể thay đổi khẩu vị và thói quen ăn uống của mình. Đa phần sẽ trở nên chán ăn, ăn không ngon miệng, hay bỏ bữa. Một số trường hợp mẹ bầu thèm ăn quá mức, ăn không kiểm soát nhằm giải tỏa căng thẳng. Nếu tình trạng rối loạn ăn uống cứ liên tục kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến cân nặng, đồng thời gây ra một số vấn đề như viêm đường ruột, đau dạ dày hoặc viêm ruột kích thích.
- Nguy cơ sinh non cao: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần phải được quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, khi rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ sinh non, đặc biệt là stress vào 3 tháng cuối thai kì.
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Ảnh hưởng thường gặp nhất của stress khi mang thai đó chính là sự rạn nứt, mâu thuẫn của các mối quan hệ xung quanh. Cũng bởi khi bị stress các mẹ bầu thường có xu hướng muốn ở một mình, không muốn gặp gỡ hay giao tiếp với bất kì ai. Đồng thời họ cũng trở nên nhạy cảm, dễ tức giận, quát mắng người khác nên các mối quan hệ cũng sẽ bị hạn hẹp hơn. Nhiều trường hợp còn có thể gây ra mâu thuẫn giữa vợ chồng hoặc với gia đình.
- Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tâm thần: Stress khi mang thai nếu liên tục kéo dài và không có biện pháp khắc phục thích hợp có thể khiến mẹ bầu đối diện với nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm, rối loạn lo âu khi mang thai hoặc sau sinh.
2. Stress khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi
Stress khi mang thai không chỉ gây ra hàng loạt các ảnh hưởng đối với mẹ bầu mà còn làm cản trở đến sự phát triển tự nhiên của thai nhi. Cũng bởi, cơ thể của người mẹ có sự kết nối mật thiết với trẻ nhỏ, mọi tác động tiêu cực đối với mẹ đều sẽ làm ảnh hưởng đến con.
Một số hệ lụy nguy hiểm mà stress có thể gây ra cho thai nhi như:
- Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân: Như đã chia sẻ ở trên, stress có thể gây nên tình trạng rối loạn ăn uống ở mẹ bầu, khiến cho họ không thể duy trì tốt chế độ dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai. Ngoài ra, khi cơ thể căng thẳng quá mức, các cơ quan bên trong cũng không hoạt động tốt, thai nhi bị suy giảm khả năng hấp thu dưỡng chất từ người mẹ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân nặng của trẻ khi được sinh ra. Rất nhiều trường hợp trẻ bị nhẹ cân, yếu ớt, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém do mẹ bầu bị stress trong quá trình mang thai.
- Chậm phát triển về trí não: Các chuyên gia cho biết rằng, trong tuần thứ 32 của thai kì thì não bộ của thai nhi cũng sẽ dần hoàn thiện về mặt cấu trúc. Vì thế, nếu trong giai đoạn này mẹ gặp phải bất kì vấn đề gì về tâm lý, đặc biệt là stress sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ, não bộ của thai nhi không được hình thành một cách trọn vẹn.
- Trẻ có nguy cơ bị rối loạn hành vi: Theo nghiên cứu nhận thấy, khi mẹ bầu bị stress trong quá trình mang thai sẽ khiến cho trẻ sau khi sinh ra và lớn lên có nhiều nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, tự kỷ,…Đây cũng được xem là một trong các nguyên nhân làm khởi phát các chứng bệnh tâm thần có liên quan đến yếu tố di truyền.
- Thai nhi bị rối loạn giấc ngủ: Giữa mẹ và thai nhi có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Do đó, nếu tình trạng stress khiến mẹ bị rối loạn giấc ngủ thì đồng hồ sinh học của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Thai nhi không thể nghỉ ngơi, ngủ ngon nếu mẹ bầu liên tục căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Dị tật ở trẻ sơ sinh: Tuy rằng các số lượng trẻ sơ sinh bị dị tật sơ do mẹ stress trong thời gian mang thai không nhiều nhưng trên thực tế vẫn có một số trường hợp xảy ra.
Tìm hiểu thêm: 7 dấu hiệu stress ở nữ giới cần sớm có giải pháp khắc phục
Cách giúp mẹ bầu thoát khỏi stress khi mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị stress, tình trạng này nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với mẹ bầu lẫn thai nhi. Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của stress chị em cần phải nhanh chóng tìm cách khắc phục kịp thời.
Dưới đây là một số biện pháp giúp các mẹ bầu thư giãn, giảm stress an toàn:
- Chia sẻ, tâm sự với mọi người xung quanh: Khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng trước bất kì vấn đề nào đó thì các mẹ bầu cũng nên chủ động chia sẻ và tâm sự với những người bên cạnh. Tuyệt đối không được kiềm nén hoặc cố gắng che giấu cảm xúc tiêu cực của bản thân để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi bạn nói ra được những áp lực mà mình đang phải đối mặt sẽ giúp đầu óc nhẹ nhàng hơn, giảm bớt tình trạng căng thẳng. Đồng thời, chồng hoặc những người thân bên cạnh cũng có thể tìm cách giúp đỡ, đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho bạn.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn: Mang thai là một quá trình vô cùng gian nan và cực khổ. Các mẹ bầu phải đối mặt với nhiều khó khăn và thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, mắc ói, chóng mặt, mệt mỏi,…Đây cũng được xem là một trong các yếu tố có thể dẫn đến stress. Vì thế, cách tốt nhất để phòng tránh và khắc phục tình trạng căng thẳng hiệu quả đó chính là dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức.
- Vận động nhẹ nhàng, tập luyện thể dục hợp lý: Tuy rằng khi mang thai các mẹ bầu không nên làm những việc nặng nhọc hay di chuyển quá nhiều nhưng cũng cần phải cho cơ thể vận động đúng cách. Việc tập luyện các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền định không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất mà còn cải thiện tốt tình trạng stress khi mang thai.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Thực đơn ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bầu. Để hạn chế các ảnh hưởng mà stress có thể gây ra khi mang thai thì mẹ bầu cần phải chú ý xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Tốt nhất nên cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết, xây dựng thực đơn đa dạng và phong phú. Chị em có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để có thể thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
- Xây dựng một số thói quen tích cực: Nếu cảm thấy nhàm chán hoặc căng thẳng về một vấn đề nào đó thì bạn nên thử thư giãn bằng cách chuyển sang một hoạt động khác. Hãy thử đọc sách, vẽ tranh, nấu ăn, chăm sóc cây cảnh, xem phim, tìm hiểu kiến thức về quá trình mang thai và chăm sóc con cái để tâm trạng được thoải mái hơn.
- Áp dụng các mẹo thư giãn an toàn: Nếu cảm thấy quá căng thẳng, các mẹ bầu cũng có thể thử áp dụng các biện pháp thư giãn như massage, ngâm chân với nước ấm, tắm với nước ấm, sử dụng tinh dầu thơm,…để đầu óc thoải mái hơn, tâm trạng cũng trở nên dễ chịu.
- Sự quan tâm, yêu thương từ chồng và gia đình: Tâm lý của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, chỉ cần một sự thờ ơ hay những lời nói nặng nề cũng làm cho họ cảm thấy buồn bã và căng thẳng. Vì thế, trong giai đoạn này chồng và những người thân trong gia đình nên dành nhiều sự yêu thương và quan tâm đến mẹ bầu. Sự chăm sóc, ân cần của những người bên cạnh sẽ giúp cho họ an tâm và vui vẻ hơn rất nhiều.
- Đến gặp chuyên gia tâm lý: Nếu đã áp dụng hầu hết các cách trên nhưng tình trạng stress khi mang thai vẫn không thể cải thiện thì các mẹ bầu nên cân nhắc đến việc tìm gặp chuyên gia tâm lý. Bằng những kỹ thuật chuyên môn mà các chuyên gia sẽ giúp cho mẹ bầu giải tỏa tốt tâm trạng, thay đổi lối suy nghĩ, hành vi theo chiều hướng tích cực hơn mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Những thông tin của bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc trả lời được cho câu hỏi “Stress khi mang thai có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào?”. Các mẹ bầu nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện nghỉ ngơi hợp lý để phòng tránh tốt các vấn đề về sức khỏe trong khi mang thai, nhằm bảo vệ tốt cho bản thân và thai nhi.
Tham khảo thêm:
- Cách Giảm Stress Khi Mang Thai Hiệu Quả Mẹ Bầu Nên Áp Dụng
- 10 Cách Giảm Stress Sau Khi Sinh An Toàn Mẹ Nên Biết
- Quy tắc để tránh stress sau khi sinh mẹ nên ghi nhớ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!