10 Cách Giảm Stress Sau Khi Sinh An Toàn Mẹ Nên Biết

5/5 - (1 bình chọn)

Trên thực tế, có rất nhiều cách giúp làm giảm stress sau khi sinh an toàn cho các mẹ bỉm. Việc áp dụng đúng cách sẽ giúp mẹ giải tỏa được căng thẳng, mệt mỏi và hạn chế các vấn đề rủi ro cho sức khỏe. Bài viết sẽ giới thiệu 11 giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

giảm stress sau sinh
Tìm hiểu các cách giúp làm giảm stress an toàn cho phụ nữ sau khi sinh

10 Cách giảm stress sau khi sinh an toàn và hiệu quả nhất

Sinh con và nuôi con bú là giai đoạn đầy thử thách đối với mỗi phụ nữ. Thực tế sau khi sinh nở, mẹ bỉm phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Hơn nữa còn phải tập thích nghi và làm quen với việc chăm sóc con nhỏ.

Stress sau khi sinh là tình trạng rất khó tránh khỏi, gặp phải ở hầu hết các mẹ bỉm. Đặc biệt là ở lần sinh nở đầu tiên, cả các mẹ sinh thường và sinh mổ đều có thể gặp phải tình trạng này.

Ở những người bình thường, khi bị stress cơ thể sẽ có cơ chế tự điều chỉnh sau vài ngày cho tới vài tuần. Tuy nhiên với các mẹ bỉm thì tình trạng stress thường có xu hướng kéo dài do sức khỏe suy giảm và tinh thần không ổn định.

Mẹ bỉm cần chú ý tìm kiếm các cách giải tỏa stress để hạn chế phát sinh rủi ro. Bởi stress sau sinh kéo dài có thể gây mất sữa, rụng tóc, suy nhược cơ thể thiếu máu. Thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm hay rối loạn lo âu.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Dưới đây là 10 cách giúp làm giảm stress sau khi sinh an toàn cho các mẹ bỉm:

1. Nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể

Phụ nữ sau sinh thường luôn tất bật với việc chăm sóc con cái. Đặc biệt là những chị em mới lần đầu sinh con chưa có nhiều kinh nghiệm. Họ thường không biết cách sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Bởi giờ giấc sinh hoạt của mẹ phụ thuộc dường như hoàn toàn vào bé yêu.

cách giảm stress sau sinh
Mẹ bỉm nên tranh thủ chợp mắt khi bé ngủ để giúp tinh thần thoải mái hơn

Việc không thể cân bằng giữa nghỉ ngơi và chăm sóc con cái khiến cho phụ nữ bị thiếu ngủ kéo dài. Lâu dần có thể gây suy kiệt sức lực, mệt mỏi và khiến cho tình trạng căng thẳng càng thêm tồi tệ.

Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bỉm cần tranh thủ chợp mắt nghỉ ngơi khi con ngủ. Đừng dành thời gian này để dọn dẹp nhà cửa hay làm việc vặt. Ngoài ra, có thể nhờ thêm sự giúp đỡ từ người thân hay thuê một người chăm sóc bé để được nghỉ ngơi đầy đủ hơn.

2. Lập thời gian biểu để chăm sóc con

Sau khi sinh nở, thời gian biểu của các mẹ bỉm thường bị xáo trộn. Tình trạng này liên quan trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của bé yêu. Trẻ sơ sinh thường dành nhiều thời gian để ngủ với các giấc ngủ ngắn. Trong đó, nhiều bé còn hay thức giấc vào ban đêm. Do đó mẹ bỉm cần lập thời gian biểu để bản thân chủ động hơn với việc chăm sóc con.

Khi bé ngủ, các mẹ nên kéo rèm để não bộ của bé có thể nhận biết được đã tới thời gian ngủ. Cách này sẽ giúp cho bé sinh hoạt đúng giờ. Từ đó giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc xây dựng lối sống lành mạnh.

Mẹ bầu cần lập thời gian biểu phù hợp để đảm bảo việc ăn ngủ điều độ. Đồng thời dành thời gian hoạt động thể chất mỗi ngày để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe tổng thể.

3. Chia sẻ áp lực chăm con với người thân

Chăm sóc trẻ nhỏ là vấn đề rất gian truân. Nhất là với các chị em phụ nữ mới sinh nở lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc chia sẻ áp lực và nhận hỗ trợ từ người thân được cho là liều thuốc hiệu quả nhất với tình trạng stress sau sinh.

giải tỏa căng thẳng sau khi sinh
Nên chia sẻ việc chăm sóc con cái với người thân để giảm bớt áp lực

Thay vì giữ những suy nghĩ tiêu cực cho bản thân thì mẹ bỉm nên chia sẻ với chồng và người thân để nhận được sự đồng cảm. Người thân sẽ đưa ra lời khuyên để bạn có thể an tâm hơn trong việc chăm sóc bản thân và con cái.

Ngoài ra, chị em cũng nên chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái với người thân. Điều này sẽ giảm tải được áp lực và có thêm thời gian nghỉ ngơi. Khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ thì cảm xúc tiêu cực sẽ từ từ thuyên giảm.

4. Suy nghĩ tích cực giúp giảm stress sau khi sinh

Việc chăm sóc con ở giai đoạn đầu sau sinh thường gặp nhiều khó khăn. Do lúc này đa phần các mẹ bỉm đều chưa làm quen được với giờ giấc ăn ngủ của bé yêu. Hơn nữa nhiều bé còn có thói quen ngủ ngày thức đêm và quấy khóc. Điều này khiến cho áp lực ngày càng gia tăng và gây căng thẳng thần kinh.

Thay vì chìm trong cảm giác mệt mỏi và buồn chán thì các mẹ hãy suy nghĩ tích cực. Lấy bé yêu làm động lực để hoàn thiện mình hơn mỗi ngày. Luôn nghĩ rằng rồi giai đoạn khó khăn sẽ qua đi, cuộc sống sẽ dần cân bằng trở lại. Việc suy nghĩ tích cực giúp mẹ có tinh thần lạc quan và vui vẻ. Ngoài giúp làm giảm stress sau sinh thì còn hỗ trợ quá trình nuôi con bú được dễ dàng hơn.

5. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và có đủ sữa cho bé bú. Hơn nữa việc tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh còn là một cách làm giảm stress sau sinh.

cách chữa căng thẳng sau sinh
Ăn uống lành mạnh là liều thuốc cần thiết cho sức khỏe tinh thần mẹ bỉm

Các vấn đề cần chú ý bao gồm:

  • Ăn thường xuyên để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Mẹ bỉm nên bổ sung các nguồn carbohydrate giải phóng chậm. Điển hình như mì ống, bánh mì nguyên cám hay gạo lứt.
  • Thay vì tiêu thụ chất béo bão hòa hãy chọn các loại không bão hòa. Điển hình như bơ thực vật hay dầu ô liu.
  • Ăn cá, thịt nạc, thịt gà, trứng và đậu lăng để bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể. Tốt nhất nên ăn đủ 2 phần cá/ tuần, bao gồm 1 phần cá có chứa nhiều dầu.
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi để giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Hơn nữa còn làm giảm stress và ngăn ngừa táo bón sau khi sinh.
  • Hướng đến các món ăn bổ dưỡng và dễ chế biến. Trường hợp muốn ăn bữa phụ, nên chọn trái cây, sữa chua, các loại hạt thay vì dùng socola hay bánh kẹo.
  • Cố gắng uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Việc bổ sung đủ chất lỏng sẽ giúp hỗ trợ hệ thần kinh tốt hơn.
  • Tuyệt đối không tiêu thụ các loại thức uống có chứa caffeine. Ban đầu chúng có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng sau đó lại gây rối loạn giấc ngủ, lo lắng và chán nản.

6. Giảm stress sau khi sinh bằng cách tập thể dục

Tập thể dục là liều thuốc hữu hiệu cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Đặc biệt là có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Nó kích hoạt việc giải phóng endorphin – hóa chất tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.

Riêng phụ nữ sau khi sinh, việc tập luyện là rất tốt nhưng cần chú ý cẩn trọng. Có thể bắt đầu một số bài tập nhẹ nhàng cho cơ bụng và sàn chậu. Hoặc đi bộ quãng ngắn khi cơ thể đã hồi phục.

Tốt nhất nên tham khảo các chuỗi bài tập ngắn khoảng 5 phút. Chúng rất phù hợp để đưa vào lịch trình chăm sóc trẻ nhỏ bận rộn của các mẹ bỉm. Trường hợp muốn tăng cường độ tập luyện, bạn cần kiểm tra sức khỏe sau sinh và tham vấn ý kiến bác sĩ.

Hãy tìm hiểu xem có các khóa tập luyện thể dục sau sinh hay các lớp học yoga gần chỗ bạn sống hay không. Tuy nhiên hãy nhớ nói với người hướng dẫn rằng bạn vừa sinh con.

7. Áp dụng các biện pháp thư giãn

Khi sinh nở, các hormone gây căng thẳng sẽ được giải phóng ở mức độ cao. Do đó các mẹ bỉm rất dễ bị stress, căng cơ, suy nghĩ và lo âu quá mức trong khoảng vài tháng sau sinh.

Các chuyên gia khuyên rằng, sau khi sinh phụ nữ nên áp dụng các biện pháp thư giãn. Đây là giải pháp hữu hiệu cho sức khỏe tinh thần và cảm xúc, giúp giải tỏa căng thẳng rất tốt.

cách vượt qua stress sau sinh
Ngồi thiền là giải pháp dưỡng âm, an thần rất phù hợp với phụ nữ sau khi sinh

Các biện pháp thư giãn có thể bao gồm:

– Ngồi thiền:

Ngồi thiền là liệu pháp dưỡng tâm mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt phù hợp với các mẹ mới sinh xong do không tác động nhiều tới hệ thống xương khớp. Ngồi thiền đúng cách giúp thư giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu và ổn định nội tiết tố. Hơn nữa còn giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực và cải thiện tình trạng căng thẳng.

– Liệu pháp mùi hương:

Đây cũng là một trong những biện pháp thư giãn hiệu quả, an toàn cho phụ nữ sau sinh. Liệu pháp này sử dụng mùi hương từ các loại tinh dầu để tạo cảm giác thư giãn. Từ đó giúp giải tỏa stress và mang đến tinh thần thoải mái.

Tùy theo sở thích mà các mẹ bỉm có thể áp dụng liệu pháp mùi hương dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví như như thêm tinh dầu vào nước tắm, ngửi trực tiếp tinh dầu, dùng máy khuếch tán… Tốt nhất nên lựa chọn các loại tinh dầu có tính ấm như gừng, quế, khuynh diệp, vỏ cam…

– Ngâm nước ấm:

Ngâm nước ấm là mẹo đơn giản giúp làm giảm đau nhức cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu. Từ đó giúp cải thiện chứng đau nhức đầu, đau xương khớp và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Mẹ bỉm có thể ngâm mình với nước ấm cùng các loại thảo dược như ngải cứu, trầu không, chè xanh… để làm giảm căng thẳng.

8. Trà thảo mộc giảm stress sau khi sinh

Uống trà thảo mộc là giải pháp đơn giản có thể đáp ứng với các tình trạng mệt mỏi, căng thẳng hay rối loạn lo âu. Giải pháp này đặc biệt phù hợp với chị em phụ nữ sau khi sinh.

Tuy nhiên, cho con bú là giai đoạn tương đối nhạy cảm. Bởi bất cứ loại đồ ăn thức uống nào mà mẹ tiêu thụ đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ bỉm cần lựa chọn các loại trà thảo mộc chứa ít hay không chứa caffeine.

Có thể tham khảo và lựa chọn các loại trà thảo mộc dưới đây:

– Trà hoa cúc:

Trong hoa cúc chứa một lượng khá lớn chất chống oxy hóa – apigenin. Thành phần này đã được chứng minh là có tác dụng an thần, giải tỏa lo âu và stress. Hơn nữa còn giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Ngoài ra, chất chống oxy hóa flavonoid trong hoa cúc còn có tác dụng kiểm soát các triệu chứng thể chất do stress gây ra.

cách chữa stress sau sinh
Uống trà hoa cúc giúp an thần và chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ của phụ nữ sau sinh

– Trà bạc hà:

Hoạt chất menthol trong bạc hà rất dồi dào giúp làm giảm căng thẳng, đau nhức và an thần. Mẹ bỉm uống trà bạc hà có thể đẩy lùi cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, cơ thể sẽ được thư giãn và thoải mái hơn. Ngoài ra, trà bạc hà còn có tác dụng chống viêm, giãn mạch, điều hòa huyết áp và tăng sự tỉnh táo.

– Trà gừng:

Gừng là thực phẩm an toàn khi dùng cho phụ nữ sau khi sinh. Thảo dược này có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu và giảm stress rất tốt. Ngoài ra việc uống trà gừng ấm còn hỗ trợ giấc ngủ và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

9. Đừng so sánh bản thân với người khác

Việc so sánh bản thân với người khác thường mang đến những suy nghĩ tiêu cực. Do đó các mẹ bỉm cần tuyệt đối tránh vấn đề này. Đây cũng được cho là cách làm giảm stress sau sinh rất hữu hiệu.

Bạn không nên bi quan khi thấy các mẹ bỉm sinh cùng thời điểm với mình đã phục hồi vóc dáng trong khi bản thân vẫn còn quá mũm mĩm. Đồng thời cũng đừng quá lo lắng khi các bé yêu khác tăng cân nhanh hơn.

Cần nhớ rằng, thể trạng mỗi người là khác nhau và các con cũng vậy. Trường hợp những nguồn thông tin trên mạng xã hội khiến cho bạn cảm thấy bất an thì nên tránh xa các trang mạng này.

10. Tư vấn – Trị liệu tâm lý

Stress sau khi sinh liên quan đến rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài áp lực làm việc nhà và chăm con thì còn do sức khỏe, mâu thuẫn trong gia đình, vấn đề tài chính… Đây là các yếu tố rất khó để khắc phục tốt.

giải tỏa stress sau sinh
Mẹ bầu có thể tìm đến bác sĩ để được tư vấn/ trị liệu tâm lý khi cần thiết

Nếu thấy cần thiết, mẹ bỉm nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời. Tư vấn/ trị liệu tâm lý được thực hiện bằng hình thức giao tiếp để giúp cho mẹ bỉm nhận ra các vấn đề bản thân đang gặp phải. Đồng thời đánh giá một cách khách quan mức độ nghiêm trọng của các vấn đề này.

Đối với tư vấn tâm lý, chuyên gia sẽ đưa ra các lời khuyên hữu ích giúp mẹ bỉm biết cách điều chỉnh tâm trạng. Đồng thời tìm hướng giải quyết thỏa đáng cho nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống.

Còn trị liệu tâm lý thường được thực hiện trong trường hợp stress sau sinh liên quan tới các sang chấn tâm lý. Ví dụ như chồng mất việc, người thân mất đột ngột, trải qua các biến chứng thai kỳ, từng bị mất con… Trị liệu tâm lý giúp cho mẹ bỉm có thể vượt qua nỗi đau tinh thần và vững vàng để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Trên đây là 10 cách giảm stress sau khi sinh an toàn cho các mẹ bỉm. Trong trường hợp có dấu hiệu stress nặng, mẹ bỉm cần chủ động tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Việc chủ quan có thể khiến cho hệ lụy và các tình huống đáng tiếc xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

ArrayArray
5/5 - (1 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *