Tâm lý học màu sắc: Ý nghĩa và ứng dụng trong cuộc sống

Tâm lý học màu sắc nghiên cứu những ảnh hưởng của màu sắc đến tâm trạng, hành vi và những quyết định của chúng ta trong cuộc sống. Thực tế thì màu sắc ảnh hưởng đến con người nhiều hơn bạn nghĩ, và các nhãn hàng có thể áp dụng điều này để “thao túng tâm lý” khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Tâm lý học màu sắc là gì?

Màu sắc có thể được xem là công cụ truyền tải thông tin phi ngôn ngữ. Nó ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ, hành vi, và quyết định của chúng ta trong nhiều vấn đề của đời sống. Màu sắc còn có thể kích thích những phản ứng sinh lý, khiến huyết áp tăng, tim đập nhanh, kích thích sự hưng phấn, hoặc gây cảm giác sợ hãi, lo âu, mệt mỏi, mỏi mắt, đau đầu,…

tâm lý học màu sắc
Màu sắc có thể ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của con người, vì thế tâm lý h5o6c màu sắc ra đời để nghiên cứu về hiện tượng này.

Chính vì những ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của con người, tâm lý học màu sắc đã dần trở thành một nhánh trong tâm lý học hành vi. Mỗi màu sắc có những ý nghĩa riêng gắn liền với yếu tố cảm xúc, văn hóa, tâm linh, hình tượng, và đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống.

Tâm lý học màu sắc được nghiên cứu trên rất nhiều phương diện, và bao gồm một số nguyên tắc cơ bản dưới đây:

  • Mỗi màu sắc có một ý nghĩa riêng
  • Ý nghĩa của màu sắc có thể xuất phát từ chính bản thân, hoăc ý nghĩa chúng được gán cho.
  • Nhận thức của một người về màu sắc ảnh hưởng đến cảm nhận của họ về màu sắc đó
  • Màu sắc thúc đẩy hành vi đánh giá, và phản ứng tâm sinh lý của con người
  • Ảnh hưởng của màu sắc đến cảm nhận của con người là yếu tố tự động.
  • Ý nghĩa và tác dụng của màu sắc chịu ảnh hưởng của ngữ cảnh, văn hóa, tôn giáo, tâm linh,…

Tâm lý học màu sắc chủ yếu nghiên cứu về việc màu sắc ảnh hưởng ra sao đến phản ứng sinh lý và hành vi của con người. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra rằng mỗi màu sắc sẽ có ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhuau, tùy vào nhận thức và những trải nghiệm trong quá khứ.

Ví dụ nếu bạn từng gặp tai nạn nghiêm trọng khi mặc một chiếc áo màu vàng, hay khi đạp một chiếc xe màu vàng, bạn sẽ cảm thấy chán ghét và sợ hãi màu sắc này. Mặc dù trên thực tế, màu vàng mang đến cảm giác tươi trẻ, thoải mái, vui vẻ và tràn đầy sức sống, nhưng bạn vẫn không tránh được việc khó chịu khi nhìn thấy.

Màu sắc cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo. Khi đi đến những đất nước khác nhau, ý nghĩa màu sắc và bối cảnh sử dụng màu sắc cũng có nhiều điểm khác biệt. Nếu không tìm hiểu kỹ và sử dụng sai, bạn sẽ phải đối mặt với những rắc rối không đáng có.

Màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý con người như thế nào?

Màu sắc có thể tác động mạnh mẽ đến tâm lý và cảm xúc của con người. Mỗi một màu sắc khác nhau có thể gợi lên những phản ứng tâm lý và cảm xúc khác nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào trải nghiệm cá nhân, nền văn hóa và môi trường phát triển của người đó.

Màu sắc có thể mang đến tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý con người
Màu sắc có thể mang đến tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý con người

Một nghiên cứu năm 2020, khi khảo sát mối liên hệ giữa màu sắc và tâm lý của 4.598 người đến từ 30 quốc gia cho thấy, có mối liên hệ mật thiết giữa màu sắc và tâm lý. Rất nhiều người có cùng chung một phản ứng tâm lý đối với những màu sắc nhất định.

Kết quả nghiên cứu như sau:

  • Màu đen: 51% người được hỏi cho rằng màu đen gợi lên cảm giác buồn bã
  • Màu đỏ: 68% liên tưởng đến tình yêu
  • Màu vàng: 52% cảm thấy màu vàng mang đến sự vui vẻ
  • Màu hồng: 50% màu hồng gắn với đến tình yêu
  • Màu trắng: 43% cảm thấy màu trắng mang đến sự nhẹ nhõm
  • Màu cam: 44% cảm thấy màu cam gắn liền với niềm vui
  • Màu xanh lá cây: 39% cảm thấy màu cảm gắn với sự hài lòng
  • Màu xanh lam: 35% cảm thấy màu xanh lam gắn với sự nhẹ nhõm
  • Màu nâu: 36% cảm thấy màu nâu gắn với sự ghê sợ
  • Màu tím: 25% liên kết màu tím với sự vui vẻ
  • Màu xám: 48% liên kết màu xám với nỗi buồn

Màu sắc có thể mang đến những tác động tích cực nhưng đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, tùy vào hoàn cảnh, trải nghiệm cá nhân của người đó. Các ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lý con người như sau:

  • Kích thích đam mê, nhiệt huyết, gợi lên sự hứng khởi, năng động, mang đến tâm lý tích cực, tăng cường sự sáng tạo, thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng.
  • Trấn an tinh thần, mang đến cảm giác bình yên, thư giãn, giúp xoa dịu căng thẳng và ổn định tâm lý
  • Xoa dịu tâm trí, mang đến cảm giác sạch sẽ, nhẹ nhàng, an lành và tinh khiết
  • Gợi lên cảm xúc tiêu cực, mang đến sự buồn bã, chán nản, u ám trong tâm trí
  • Gây kích động tâm lý, gia tăng căng thẳng và cảm giác tức giận, nóng nảy.

Một màu sắc có thể mang đến nhiều tác động khác nhau đến tâm lý phụ thuộc vào văn hóa, ngữ cảnh và trải nghiệm cá nhân. Chẳng hạn, màu trắng trong đám cưới mang đến cảm giác thanh lịch, tinh tế, làm dịu tâm trí, sự tươi sáng và hy vọng. Trong khi đó, màu trắng trong đám tang lại mang đến cảm giác cô đơn, buồn bã.

Ý nghĩa của màu sắc trong tâm lý học

Trong tâm lý học, mỗi màu sắc sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý một người. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của màu sắc đến cảm xúc, hành vi, suy nghĩ và phản ứng của con người còn phụ thuộc vào yếu tố cá nhân và văn hóa.

Sự kết hợp của màu sắc và tâm lý học đã tạo nên một phương pháp trị liệu, gọi là liệu pháp màu sắc. Liệu pháp màu sắc hay liệu pháp sắc ký là phương pháp sử dụng màu sắc và ánh sáng để trị liệu một số vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất. Liệu pháp này từng được đề cập trong văn hóa của người Ai Cập cổ đại.

Khi khám phá khoa học về tâm lý học màu sắc, các nhà khoa học nhận thấy, màu sắc trong vùng đỏ của quang phổ màu, bao gồm đỏ, cam, vàng, được gọi là màu ấm, có thể gợi lên cảm giác ấm áp hoặc kích thích cảm giác tức giận.

Trong khi đó, các màu vùng xanh của quang phổ bao gồm xanh lam, tím, xanh lục được gọi là màu lạnh, có thể mang đến cảm giác bình tĩnh hoặc gợi lên sự buồn bã, chán nản.

Một số ý nghĩa tượng trưng của màu sắc trong tâm lý học có thể kể đến như sau:

  • Màu đỏ: Khơi dậy cảm xúc, kích thích năng lượng và đam mê; tạo ấn tượng mạnh về nhận thức, giúp con người phản ứng nhanh hơn (được ứng dụng trong cảnh báo nguy hiểm). Thế nhưng, màu đỏ có thể làm tăng phản ứng tâm lý tức giận, gây kích động tâm lý.
  • Màu xanh dương: Mang đến sự thư giãn về mặt tâm trí, tạo cảm giác an toàn, yên tĩnh, giảm căng thẳng. Tượng trưng cho hy vọng, lý trí, hòa bình và trí tuệ.
  • Màu vàng: Hy vọng, niềm vui, hạnh phúc mang đến cảm giác năng động, tích cực. Tuy nhiên, có thể gây kích động tâm lý, gia tăng lo lắng, căng thẳng.
  • Màu xanh lá cây: Tươi mới, bình yên, hỗ trợ tái tạo năng lượng, thư giãn tinh thần, chữa lành tâm trí, phục hồi ổn định tâm lý sau căng thẳng.
  • Màu trắng: Tượng trưng cho sự tinh khiết, mới mẻ, đơn giản, có thể thư giãn tâm trí. Đồng thời, màu trắng cũng mang đến cảm giác lạnh lẽo, trống rỗng, buồn bã, cô đơn.
  • Màu đen: Sang trọng, bí ẩn, cao quý nhưng mang đến tâm lý buồn bã, u ám, tối tăm.
  • Màu tím: Quý phái, sang trọng, huyền bí, quyến rũ.
  • Màu hồng: Dịu dàng, lãng mạn, trẻ trung, vui tươi, liên tưởng đến tình yêu và tính nữ.
  • Màu cam: Tạo tâm lý trẻ trung, sôi động, tươi mới, ấm áp, kích thích tinh thần, thúc đẩy sự sáng tạo và cảm giác hứng khởi.

Có những điểm chung về nhận thức cho thấy mối liên hệ giữa tâm lý, cảm xúc và màu sắc. Thực tế, ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lý vẫn đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, cần được nghiên cứu chuyên sâu.

Tâm lý học màu sắc trong tiếp thị và kinh doanh

Màu sắc sẽ giúp nhãn hàng mô tả chính xác tính chất và đặc trưng của thương hiệu. Đây là một chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển đều cần chú trọng. Việc ứng dụng tâm lý học màu sắc trong kinh doanh và tiếp thị giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng tốt hơn, từ đó nâng cao doanh thu.

1. Màu sắc logo và bộ nhận diện thương hiệu

Việc chọn màu sắc, thiết kế logo và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Màu sắc cần phù hợp với đặc trưng doanh nghiệp, và tính chất của sản phẩm thì mới khiến khách hàng chú ý và nhớ lâu. Điều này cung giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật, khác biệt, và tạo dấu ấn trước những đối thủ cạnh tranh.

Màu sắc của thương hiệu hay sản phẩm sẽ quyết định 90% ấn tượng đầu tiên của khách hàng dành cho sản phẩm và thương hiệu. Ví dụ màu xanh là sẽ mang đến cảm giác thiên nhiên, an toàn, lành tính; màu đen là sự sang trọng, quý phái, chất lượng; màu cam thể hiện sự tươi tắn, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống,…

ứng dụng tâm lý học màu sắc
Tâm lý học màu sắc có tính ứng dụng rất cao trong kinh doanh, tiếp thị, thiết kế, và nhiều mặt của đời sống.

Vài công ty thích sử dụng một màu sắc duy nhất trong bộ nhận diện thương hiệu của bản thân, và màu sắc gắn liền với tính chất sản phẩm. Nhưng có những công ty thích kết hợp nhiều màu sắc, với mỗi màu là một ý nghĩa riêng, nhưng vẫn bật lên được tinh thần chung của thương hiệu. Mỗi kiểu sẽ thu hút khách hàng theo một cách khác nhau.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, việc sử dụng những màu sắc an toàn, nhàm chán và gắn chặt với một ý tưởng nhất định có thể khiến khách hàng cảm thấy không hấp dẫn và mới mẻ. Bảng màu truyền thống khiến chúng ta không khác gì những thương hiệu tương tự, không đủ độc đáo và thu hút người dùng trẻ tuổi.

Ví dụ với những thương hiệu tự nhiên, hướng đến môi trường thì bộ nhận diện thương hiệu sẽ nghiêng về xanh lá, đen và trắng. Tuy nhiên, nhiều người lại chọn tông màu đối lập, phá vỡ định kiến về màu sắc, và khiến bản thân trở nên đặc biệt trong mắt khách hàng so với những đối thủ cạnh tranh.

Giám đốc sáng tạo Hillary Weiss được khuyên rằng nên sử dụng màu xanh lá và đen cho bộ nhận diện thương hiệu của bản thân, nhằm nổi bật sự sang trọng và đặc trưng của công việc. Tuy nhiên, Weiss lại phá vỡ định kiến bằng cách sử dụng bộ ba màu đỏ, xanh lam và vàng. Bà trở nên đặc biệt và nổi bật với sự khác lạ này.

2. Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến khách hàng

Màu sắc ảnh hưởng đến cảm nhận của người tiêu dùng, đồng thời, người tiêu dùng cũng gắn cảm xúc cá nhân của mình lên một màu sắc nhất định. Ví dụ, những người không thích màu vàng sẽ hoàn toàn bỏ qua sản phẩm có logo hay bao bì màu vàng. Mỗi người cũng sẽ có màu sắc yêu thích riêng, dẫn đến việc họ thường chỉ chú ý đến những sản phâm có màu tương tự.

Ta có thể thấy, tâm lý học màu sắc có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm, cũng như quyết định người dùng có chọn mua sản phẩm hay không. Theo khảo sát có đến 93% người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm chỉ vì màu sắc trên bao bì, hoặc logo bắt mắt, phù hợp với sở thích.

Mặc dù ý nghĩa màu sắc, sở thích và những trải nghiệm trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến việc con người cảm nhận màu sắc, tuy nhiên xét trên số đông, chúng ta vẫn tìm được một số đặc điểm chung của các đối tượng khách hàng về màu sắc. Dựa trên một cuộc khảo sát về màu sắc tại Mỹ, chúng ta có thể rút ra nhiều thông tin thú vi:

  • 35% phụ nữ tham gia khảo sát cho biết, những màu sắc họ yêu thích và quan tâm nhất lần lượt là xanh dương, màu tím (23%) và màu xanh lá cây (14%). Đáng ngạc nhiên là, những màu mang tính đặc trưng, và biểu tượng cho phái nữ như màu hồng hay màu đỏ lại không xếp hạng cao trong cuộc khảo sát này. Phụ nữ có vẻ ưu ái những màu cơ bản với những độ đậm nhạt khác nhau.
  • 33% phụ nữ nói rằng bản thân không thích màu cam, màu nâu (33%) và màu xám (17%). Tình huống này vô cùng hợp lý vì thực tế chứng minh, khi phụ nữ thường không có cảm xúc tích cực với những màu đất, màu trầm, hoặc những màu săc tạo cảm giác u buồn. Thế nên những nhãn hàng hướng đến phụ nữ thường tránh những màu sắc này.
ứng dụng tâm lý học màu sắc
Hiểu biết về những gam màu phù hợp với nam và nữa giúp việc thiết kế logo, website, bao bì sản phẩm,… thu hút những đối tượng tiềm năng hơn.
  • Nam giới thì lựa chọn màu xanh dương, màu xanh lá cây và màu đen là những màu ưa thích của họ. Những màu sắc này mang theo cảm giác nam tính, mạnh mẽ, tự tin, đáng tin cậy, sang trọng và lịch lãm nên rất được cánh mày râu ưa chuộng. Ngoài ra màu xám hoăc trắng cũng có tỷ lệ chọn cao. Nam giới sẽ có ác cảm với màu tím, màu cam và màu nâu.

Khảo sát này cho thấy màu nâu và màu cam là hai màu sắc không được ưa chuộng nhất đối với cả nam và nữ. Nguyên nhân là vì màu nâu dễ gợi lên cảm xúc tiêu cực, thể hiện sự thiếu sức sống, buồn bã và lụi tàn. Màu cam lại quá mạnh mẽ, chói chang, tạo cảm giác nóng bức và ngột ngạt. Thế nên hai màu sắc này không được ưa chuộng ở mọi độ tuổi và giới tính.

Màu xanh dương gợi lên cảm giác thoải mái, tin tưởng, an tâm và thư giãn, nên dễ dàng trở thành màu sắc được yêu thích nhất ở cả nam và nữ. Các công ty công nghệ, hàng gia dụng, y tế,… cũng thường sử dụng màu xanh trong logo và thiết kế website để mang đến cảm giác tích cực cho khách hàng.

Đương nhiên khảo sát này chỉ thể hiện một tệp khách hàng rất nhỏ. Và kết quả này có thể thay đổi ở những nền văn hóa khác nhau, khi ý nghĩa và cảm nhận về màu sắc có sự khác biệt. Các nhãn hàng cần khảo sát và theo dõi sở thích, thói quen mua sắm dựa trên màu sắc của khách hàng, trước khi đưa sản phẩm và đưa ra thị trường.

Cũng cần ghi nhớ rằng sở thích về màu sắc sẽ thay đổi theo số tuổi. Nhãn hàng cần xác định phân khúc khách hàng để lực chọn màu sắc phù hợp. Trẻ con sẽ thich những màu sắc sỡ như vàng, đỏ, cam nhưng khi trưởng thành, chúng có thể thích những màu nhã nhặn và lạnh hơn. Khi trưởng thành, mọi người thích màu lạnh như xanh dương, xanh lá cây và tím, hơn là màu nóng như đỏ, vàng, cam, hồng,…

Ngoài ra, việc thiết kế và lựa chọn màu sắc cho website của thương hiệu cũng cần được chú trọng. Hiện nay, khách hàng chủ yế tìm hiểu về nhãn hàng và mua sắm thông qua website. Do đó, thiết kế website với mà sắc phù hợp, giao diện đơn giản, thiêt kế tinh tế sẽ là điểm cộng trong mắt khách hàng.

Tâm lý học màu sắc trong cuộc sống

Tâm lý học màu sắc có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc điều khiển cảm xúc của con người. Biết cách ứng dụng và kết hợp màu sắc một cách hợp lý có thể mang đến những tác dụng không ngờ. Hãy cùng điểm qua một số yếu tố dưới đây.

1. Trang trí không gian

Khi thiết kế một không gian, màu sắc là một trong những vấn đề cần được quan tâm đầu tiên. Màu sắc ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng, hành vi và cảm giác của chúng ta về kích thước, nhiệt độ của căn phòng. Việc lựa chọn màu sắc sẽ tùy vào mục đích của người thiết kế, và mục đích sử dụng của không gian.

Ví dụ không gian trị liệu, thư giãn nên có màu chủ đạo là xanh dương, xanh lá và trắng giúp bệnh nhân thoải mái, thả lỏng. Không gian vui chơi cho trẻ con nên có màu vàng, màu đỏ, và những gam màu bắt mắt, sặc sỡ tạo cảm giác năng động, đầy sức sống. Không gian quán cà phê hoài cổ, thư giãn, sang trọng nên có tông vàng đất, nâu, đen.

tâm lý học màu sắc trong cuộc sống
Tâm lý học màu sắc được ứng dụng trong cuộc sống thông qua việc thiết kế không gian phòng, màu sắc đồ gia dụng,… nhằm tạo những cảm xúc nhất định cho người sử dụng.

Ngoài ra, màu trắng và gam màu sáng giúp diện tích phòng có vẻ lớn hơn so với thực tế. Đặc biệt, màu trắng ngoài việc mang đến cảm giác sạch sẽ, thì còn tạo cảm giác yên tĩnh, lạnh lẽo, và có phần đáng sợ. “Căn phòng trắng” là một trong những hình thức tra tấn tinh thần khủng khiếp nhất từng tồn tại.

Màu vàng, màu đỏ hay những màu quá sáng thường kích thích các giác quan, gây cảm giác khó chịu, bức bối và nóng nảy. Đây là màu sắc tượng trưng cho sự cảnh báo, nguy hiểm, nhưng cũng giúp kích thích tinh thần, tăng sự căng thẳng và năng suất làm việc. Do đó những màu sắc này cần được sử dụng một cách hợp lý.

Màu xanh dương và những gam màu tối mang đến cảm giác an toàn, hài hòa và thư giãn, vì thế những màu này thường được dùng để thiết kế không gian chung. Màu xanh dương là một trong những gam màu được yêu thích nhất mọi giới tính và lứa tuổi nên đây là sự lựa chọn an toàn. Đương nhiên, gam màu này sẽ mang đến cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

2. Màu sắc mang đến thông điệp

Màu sắc được sử dụng trong các tác phẩm hội họa hay điện ảnh cũng mang đến những thông điệp riêng. Tông màu của bối cảnh sẽ truyền đạt cảm xúc của nhân vật, cho người xem biết đó là hiện thực hay hồi tưởng, cũng như thể hiện không khí của cả bộ phim. Màu sắc cùng với âm nhạc là hai trong số những yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc người xem trong một cảnh phim.

Ví dụ, nếu nhân vật hạnh phúc và bối cảnh phim thiên về cảm xúc vui vẻ, màu sắc sử dụng chủ yếu là những màu nóng, tươi tắn, rực rỡ. Nhưng nếu bối cảnh phim là giết chóc, chiến tranh, kinh dị hay tang tóc, màu phim sẽ nghiêng về mảng màu lạnh, tối và trầm buồm. Việc áp dụng tâm lý học màu sắc vào nghệ thuật mang đến cảm xúc mạnh mẽ và trực tiếp cho khán giả.

Màu sắc cũng được ứng dụng trong vễ bản đồ để ký hiệu, biểu tượng cho đối tượng địa lý dựa trên ý nghĩa tự nhiên của mình. Vi dụ màu xanh lá cây là thảm thực vật, rừng rậm; màu xanh dương là biển, sông suối, ao hồ hoặc vùng ôn đới có khí hậu lạnh; màu đỏ là những vùng khô hạn, nóng bức, màu vàng chi những nơi khô hạn như sa mạc, màu nâu có thể chỉ núi non,…

Sắc độ màu sắc cũng thể hiện độ nông sâu, cao thấp, mức độ bình thường hay nghiêm trọng của sự vật, hiện tượng. Khi nhìn thấy những vật thể hay biển báo màu vàng hoặc đỏ, chúng ta sẽ có tâm lý tự động né tránh, bởi vì hai màu sắc này tượng trưng cho sự cảnh cáo, nguy hiểm, và gây cảm giác khó chịu.

Trái lại, những vật có màu trắng, xanh dương hay xanh lá lại mang đến cảm giác an toàn, đáng tin cậy. Vì thế những vật dụng không nguy hiểm, có tính an toàn cao, hoặc những thông tin cần thông báo sẽ được dùng màu xanh để ra tín hiệu an toàn và được phép. Nhóm màu này cũng thu hút sự chú ý của mọi người và được nhiều người yêu thích.

3. Tâm lý học màu sắc trong tâm lý trị liệu

Tâm lý học màu sắc được ứng dụng rộng rãi trong trị liệu nghệ thuật. Các chuyên gia tâm lý có thể yêu cầu người bệnh vẽ tranh, hoặc tham gia các hoạt động liên quan đến màu sắc. Thông qua màu sắc mà người bệnh sử dụng, bác sĩ hoặc chuyên gia có thể xác định tình trạng tâm lý của bệnh nhân.

tâm lý học màu sắc trong vật lý trị liệu
Các chuyên gia tâm lý có thể “đọc” được tâm trạng và những bí mật ẩn sâu trong lòng bệnh nhân thông qua cách họ sử dụng màu sắc.

Những màu sắc người bệnh sử dụng sẽ có ý nghĩa nhất định, liên quan đến cảm xúc, suy nghĩ và những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần, đang đấu tranh với tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm thường chọn những màu tối, vẽ nên những khung cảnh cổ quái, kỳ lạ, tăm tối trên giấy.

Họ cũng có thể dùng ít hoặc không dùng màu sắc, thể hiện sự bối rối và bất lực trong việc phơi bày cảm xúc của bản thân. Tất cả những biểu hiện này đều giúp quá trình trị liệu tâm lý diễn ra thuận lợi hơn, giúp những người bệnh bày tỏ cảm xúc, và giúp bác sĩ nắm được tình trạng hiện tại, nhìn thấy sự tiến bộ hay thụt lùi trong quá trình điều trị.

Có lẽ bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *