Hội chứng ảo giác khuôn mặt (Pareidolia): Những lý giải cụ thể

Đã bao giờ bạn nhìn vào một vết xước trên tường, một đám mây hay một vật gì đó và tưởng tượng ra hình dáng của một khuôn mặt? Điều này sẽ khiến bạn nghĩ rằng mình có trí tưởng tượng thật phong phú và độc đáo. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của một hội chứng tâm lý được mang tên là ảo giác khuôn mặt (Pareidolia). 

Pareidolia
Pareidolia là hội chứng tâm lý khá lạ gây nên các ảo giác về khuôn mặt

Hội chứng ảo giác khuôn mặt (Pareidolia) là gì?

Pareidolia là một cái tên khá xa lạ nhưng thực chất lại xảy ra phổ biến trong đời sống của mỗi chúng ta. Đây là thuật ngữ để nói về hội chứng ảo giác khuôn mặt – một hiện tượng tâm lý tuy lạ nhưng lại vô cùng phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau.

Đặc trưng của hội chứng này đó chính là sự ảo giác và ám ảnh về các khuôn mặt. Nó khiến cho chúng ta có nhiều xu hướng nhìn thấy mọi vật vô tri xung quanh thành hình dáng của những khuôn mặt với biểu cảm, hình dáng khác nhau.

Những người mắc phải hội chứng ảo giác khuôn mặt sẽ thường nhạy cảm hơn với các khuôn mặt ở nhiều không gian, góc độ khác nhau. Họ có thể tưởng tượng ra hình dáng của các khuôn mặt qua những đám mây trên bầu trời, những vết loang lổ trên tường, những vũng nước đọng lên trên mặt bàn hay qua các đồ vật xuất hiện xung quanh cuộc sống.

Pareidolia
Người mắc hội chứng ảo giác khuôn mặt thường bị ám ảnh, nhạy cảm với các hình dạng khuôn mặt khác nhau.

Nhiều người có thể bị ám ảnh và trở nên nhạy cảm với những khuôn mặt nhưng cũng có người đối diện với nó và xem đó là một trong những “ưu thế” của bản thân, đặc biệt là việc ứng dụng trong nghệ thuật, hội họa, điển hình như trường hợp của họa sĩ nổi tiếng người Nga Anna Chvindt.

Theo nghiên cứu, hội chứng ảo giác khuôn mặt sẽ có nhiều khả năng khởi phát ở trẻ em nhưng vẫn có không ít các trường hợp gặp phải khi đã trưởng thành. Trong thực tế thì đây được xem là một căn bệnh hoạt động dựa trên sự đánh thức của não bộ, tạo ra quá trình phân tích, nhận dạng khuôn mặt thông qua các hình ảnh được thu được nhờ vào thị giác.

Tùy vào cảm nhận của mỗi người mà hình dáng khuôn mặt sẽ trở nên vui nhộn, hóm hỉnh, thú vị hoặc có thể kinh dị, rùng rợn, ám ảnh. Chính do đó, có không ít các trường hợp mắc phải hội chứng này trở nên lo lắng, căng thẳng, sợ hãi tột độ và không dám đối diện với nó.

Lợi ích từ hội chứng ảo giác khuôn mặt

Mặc dù được xem là một chứng ám ảnh tâm lý về khuôn mặt nhưng nếu chúng ta biết cách vận dụng và đối mặt với nó thì Pareidolia cũng có thể mang đến rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật. Trong thực tế đã có không ít người mắc phải hội chứng và dần biến nỗi sợ hãi của bản thân trở thành những kiệt tác nghệ thuật đỉnh cao.

Cụ thể như cô họa sĩ nổi tiếng đến từ Nga, Anna Chvindt lấy hội chứng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của bản thân. Từ những ánh nhìn của mình, cô bắt đầu tưởng tượng, sáng tạo ra hàng loạt các tác phẩm vẽ về khuôn mặt.

Một số loạt hình ảnh được mô tả, tường thuật lại thông qua trí tưởng tự của Anna Chvindt:

Pareidolia

Pareidolia Pareidolia Pareidolia Pareidolia

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường xuyên nhắc đến Keith Larsen (Mỹ) cũng là một chàng trai mắc phải hội chứng tâm lý này và anh quyết định đem điều đặc biệt của bản thân để tạo nên những tác phẩm độc đáo, hấp dẫn. Keith đã sử dụng Pareidolia  như một công cụ để phác họa nên những khuôn mặt mà mình đã nhìn thấy, biến nó thành những bức tranh với nhiều màu sắc, hình thù, cảm xúc khác nhau.

Hội chứng ảo giác khuôn mặt (Pareidolia) có thể gây ảnh hưởng hoặc trở nên hữu ích tùy vào cách nhìn nhận, ứng dụng của mỗi người trong cuộc sống. Đây là một hiện tượng tâm lý khá xa lạ và phần lớn không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với đời sống, sức khỏe của bệnh nhân, một số trường hợp có thể dần thuyên giảm sau khi trưởng thành.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *